Tạp chí khoa họC  SỐ 25/2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI



tải về 327.59 Kb.
Chế độ xem pdf
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu16.04.2024
Kích327.59 Kb.
#57220
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12
tailieunhanh 4 6131
Nghiên cứu xây dựng mô hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 1495082
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Cũng với chủ đề đó, VHĐP Ninh Bình có thể triển khai trên hệ thống tác phẩm như: 
Con Rái Thần, Mả táng hàm rồng; tục ngữ, ca dao: “Đại Hữu sinh Vương, Điềm Dương 
(Giang) sinh Thánh” (Đại Hữu (Gia Phương - huyện Gia Viễn, Ninh Bình) là quê hương 
vua Đinh Tiên Hoàng; Điềm Dương (Gia Thắng - Gia Viễn) quê hương Nguyễn Minh 
Không, Quốc sư thời Lý)… [13]. 
Chủ đề VHĐP còn là nguồn tư liệu để gắn kết, tích hợp, xây dựng các chủ đề chung 
trong nội dung giáo dục địa phương. Theo định hướng nội dung giáo dục của từng môn 
học, hoạt động giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, nội dung giáo dục của địa 
phương là “những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, 
môi trường, hướng nghiệp... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung 
thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi 
dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để 
góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương” [2, tr.30]. Như vậy, tính mở trong nội 
dung giáo địa phương đã tạo điều kiện cho việc vận dụng linh hoạt nội dung giảng dạy với 
thực tiễn của địa phương, nhà trường. Chúng ta có thể nối kết các bài học khác nhau trong 
nội dung giáo dục địa phương (có sự tương đồng nhất định) thành những chủ đề chung. Từ 
đó, quá trình dạy học vừa tiết kiệm được thời gian, vừa phát huy được những năng lực cần 
thiết cho học sinh. Giáo viên có thể xây dựng chủ đề chung cho nội dung giáo dục địa 
phương từ các vấn đề như văn hóa địa phương, lịch sử địa phương, địa lí địa phương, xã 
hội, môi trường… trên hệ thống các chủ đề của VHĐP (chủ đề quê hương - bản quán, chủ 
đề xã hội). Ngoài ra, giáo viên cũng thể linh hoạt trong việc lựa chọn các tác phẩm VHĐP 
theo chủ đề để bổ sung, làm rõ nội dung chương trình chính khóa.
3. KẾT LUẬN 
Qua hệ thống chủ đề VHĐP, chúng ta thấy được những cái riêng trong VHĐP các tỉnh 
duyên hải phía Bắc - “màu sắc và hình thức biểu hiện của cái cơ bản trong văn học dân 
tộc” [3], tuy không mang những nét nổi trội nhưng cũng có những màu sắc riêng làm 
phong phú nền văn học dân tộc. Trên cơ sở chủ đề VHĐP, chúng ta có cơ sở để lựa chọn 
các tác phẩm VHĐP xây dựng các chủ đề dạy học trong nội dung giáo dục địa phương 
cũng như bổ sung, làm rõ nội dung chương trình chính khóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới của 
chương trình giáo dục hiện nay. 

tải về 327.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương