TÊn nghề: kiểm nghiệm chất lưỢng lưƠng thực thực phẩM


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC



tải về 5.05 Mb.
trang35/62
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích5.05 Mb.
#1549
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   62

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Vô trùng điều kiện thử nghiệm vi sinh

Mã số công việc: M1
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Vô trùng các điều kiện thử nghiệm khi phân tích vi sinh vật. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Vô trùng dụng cụ thử nghiệm; vô trùng môi trường phòng thử nghiệm; vô trùng môi trường thao tác thử nghiệm; vô trùng môi trường nuôi cấy; vô trùng người tiến hành thao tác



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Dụng cụ thử nghiệm được vô trùng bằng phương pháp phù hợp (phương pháp khử trùng khô, ẩm, nhiệt gián đoạn..) theo qui định, đảm bảo hoàn toàn vô trùng;

  • Môi trường phòng thử nghiệm được vô trùng bằng phương pháp phù hợp (bằng hóa chất, tia cực tím…) theo qui định, đảm bảo hoàn toàn vô trùng;

  • Môi trường thao tác thử nghiệm được vô trùng (bằng tia cực tím, đèn cồn…) đúng qui định, đảm bảo hoàn toàn vô trùng;

  • Môi trường nuôi cấy được vô trùng ở chế độ phù hợp tùy thuộc vào từng loại môi trường, đảm bảo hoàn toàn vô trùng;

  • Người tiến hành thao tác được vô trùng đúng qui định, đảm bảo hoàn toàn vô trùng;

  • Mẫu đối chứng âm kiểm tra mức độ vô trùng của dụng cụ, phòng thử nghiệm, môi trường thao tác thử nghiệm, môi trường dinh dưỡng, người thao tác đảm bảo âm tính.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Lựa chọn đúng, đầy đủ số lượng, chủng loại dụng cụ, thiết bị, hóa chất đúng theo yêu cầu của phương pháp khử trùng;

  • Thực hiện khử trùng phù hợp, đúng theo qui định đối với từng đối tượng khử trùng;

  • Theo dõi và vận hành thành thạo các thiết bị khử trùng: tủ sấy, nồi thanh trùng áp lực, đèn cực tím, đối với từng đối tượng khử trùng;

  • Lựa chọn và sử dụng đúng phương pháp các dung dịch khử khuẩn;

  • Thực hiện đúng các biện pháp bảo hộ, an toàn lao động khi làm việc với hóa chất, thiết bị.

2. Kiến thức

  • Lựa chọn được phương pháp, chế độ khử trùng phù hợp với từng đối tượng khử trùng;

  • Trình bày được trình tự các bước tiến hành khử trùng dụng cụ, phòng thử nghiệm, môi trường thao tác, môi trường dinh dưỡng, người thao tác;

  • Mô tả được qui trình vận hành và cách sử dụng các thiết bị khử trùng: tủ sấy, nồi thanh trùng áp lực, đèn cực tím;

  • Trình bày các đặc điểm và phương pháp sử dụng các dung dịch khử khuẩn;

  • Giải thích được các hiện tượng bất thường có thể xảy ra và đề xuất được các biện pháp xử lý phù hợp trong quá trình khử trùng.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Dao, kéo, kẹp, pank, bình đựng mẫu;

  • Ống nghiệm, cốc thủy tinh, bình tam giác, pipet, ống đong, đĩa petri, que cấy vòng, ống Durham;

  • Tủ sấy, nồi thanh trùng áp lực;

  • Phòng cấy (box cấy);

  • Các dung dịch vô khuẩn môi trường: cồn, chlorine, formalin…;

  • Đèn cực tím khử trùng;

  • Phiếu theo dõi chế độ khử trùng và sổ theo dõi.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Phương pháp, chế độ khử trùng phù hợp với từng đối tượng khử trùng.

Đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Thiết bị, dụng cụ, hóa chất được chuẩn bị đủ và đúng theo yêu cầu của phương pháp khử trùng ngay từ đầu.

So sánh, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.


  • Dụng cụ thử nghiệm được vô trùng bằng phương pháp phù hợp (phương pháp khử trùng khô, ẩm, nhiệt gián đoạn..) theo qui định, đảm bảo hoàn toàn vô trùng.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Môi trường phòng thử nghiệm được vô trùng bằng phương pháp phù hợp (bằng hóa chất, tia cực tím…) theo qui định, đảm bảo hoàn toàn vô trùng.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Môi trường thao tác thử nghiệm được vô trùng (bằng tia cực tím, đèn cồn…) đúng qui định, đảm bảo hoàn toàn vô trùng.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Môi trường nuôi cấy được vô trùng ở chế độ phù hợp tùy thuộc vào từng loại môi trường, đảm bảo hoàn toàn vô trùng.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

Đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.



  • Người tiến hành thao tác được vô trùng đúng qui định, đảm bảo hoàn toàn vô trùng.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu đối chứng âm kiểm tra mức độ vô trùng của dụng cụ, phòng thử nghiệm, môi trường thao tác thử nghiệm, môi trường dinh dưỡng, người thao tác đảm bảo âm tính.

Kiểm tra mẫu đối chứng âm.

  • Thao tác vận hành và sử dụng tủ sấy, nồi hấp áp lực, đèn cực tím thành thạo, đảm bảo an toàn.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.



TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Pha chế môi trường nuôi cấy vi sinh

Mã số công việc: M2
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Pha chế các môi trường nuôi cấy vi sinh phục vụ cho phân tích vi sinh vật. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, hóa chất, nguyên vật liệu; cân; hòa tan; lọc; điều chỉnh pH; phân phối; khử trùng, bảo quản môi trường.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Các hóa chất, nguyên vật liệu trong thành phần môi trường được cân đúng, đủ và phù hợp theo từng loại môi trường;

  • Sai số khối lượng khi cân hóa chất, nguyên vật liệu không vượt quá mức cho phép;

  • Môi trường phải đồng nhất, độ pH phù hợp với từng loại môi trường;

  • Môi trường phải được phân phối vào dụng cụ chứa phù hợp theo yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Môi trường được khử trùng ở chế độ phù hợp và đảm bảo vô trùng;

  • Môi trường sau khi khử trùng được ổn định ở điều kiện phù hợp để kiểm tra mức độ vô trùng;

  • Các môi trường đạt yêu cầu về độ vô trùng được bảo quản ở điều kiện phù hợp;

  • Sổ theo dõi pha chế môi trường được ghi đầy đủ, chính xác.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Lựa chọn đúng, đầy đủ số lượng, chủng loại dụng cụ, thiết bị, hóa chất đúng theo yêu cầu của môi trường nuôi cấy;

  • Vệ sinh thiết bị, dụng cụ theo đúng phương pháp và yêu cầu;

  • Theo dõi và vận hành thành thạo cân phân tích, nồi thanh trùng áp lực, máy đo pH;

  • Sử dụng thành thạo bếp điện, tủ lưu giữ môi trường;

  • Thực hiện chế độ khử trùng phù hợp, đúng theo qui định đối với từng môi trường nuôi cấy;

  • Tính toán thành phần môi trường phù hợp theo yêu cầu;

  • Thực hiện đúng các biện pháp bảo hộ lao động khi làm việc với hóa chất, thiết bị.

2. Kiến thức

  • Lựa chọn được phương pháp, chế độ khử trùng phù hợp với từng môi trường nuôi cấy;

  • Trình bày được trình tự các bước tiến hành pha chế môi trường nuôi cấy;

  • Mô tả được qui trình vận hành và cách sử dụng các thiết bị: cân phân tích, máy đo pH, nồi thanh trùng áp lực;

  • Giải thích được các hiện tượng bất thường có thể xảy ra khi pha chế môi trường và đề xuất được các biện pháp xử lý phù hợp.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Cốc thủy tinh, nồi đun môi trường, đũa thủy tinh, ống nghiệm, bình tam giác, phễu thủy tinh, ống đong, đĩa petri, ống Durham;

  • Nồi thanh trùng áp lực;

  • Bếp điện, cân phân tích, máy đo pH, tủ lưu giữ môi trường;

  • Bảng thành phần môi trường nuôi cấy;

  • Phiếu theo dõi lịch pha chế môi trường và sổ lưu.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Phương pháp, chế độ khử trùng phù hợp với từng môi trường nuôi cấy.

Đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Thiết bị, dụng cụ, hóa chất, nguyên vật liệu được chuẩn bị đủ và đúng theo yêu cầu pha chế môi trường nuôi cấy ngay từ đầu.

So sánh, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.


  • Các hóa chất, nguyên vật liệu trong thành phần môi trường được cân đúng, đủ và phù hợp theo từng loại môi trường.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.

  • Sai số khối lượng khi cân hóa chất, nguyên vật liệu không vượt quá mức cho phép.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Môi trường phải đồng nhất, độ pH phù hợp với từng loại môi trường.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Môi trường phải được phân phối vào dụng cụ chứa phù hợp theo yêu cầu của phương pháp phân tích.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Môi trường được khử trùng ở chế độ phù hợp và đảm bảo vô trùng.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Môi trường sau khi khử trùng được ổn định ở điều kiện phù hợp để kiểm tra mức độ vô trùng.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra môi trường.

  • Các môi trường đạt yêu cầu về độ vô trùng được bảo quản ở điều kiện phù hợp.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra nơi bảo quản môi trường.

  • Thao tác vận hành và sử dụng cân, nồi hấp áp lực, máy đo pH, tủ lưu giữ môi trường, bếp điện thành thạo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Thao tác hòa tan, lọc, kiểm tra pH, phân phối môi trường vào dụng cụ chứa thành thạo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Sổ theo dõi pha chế môi trường được ghi đầy đủ, chính xác.

Kiểm tra sổ theo dõi.



TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Duy trì chuẩn chính vi sinh

Mã số công việc: M3
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Duy trì chuẩn chính của các chủng vi sinh vật phục vụ cho phân tích vi sinh. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Đề nghị cung cấp chủng chuẩn; kiểm tra chủng chuẩn; duy trì chủng chuẩn; lập hồ sơ, cập nhật, theo dõi chủng chuẩn.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Chủng chuẩn mua về phải được kiểm tra đảm bảo hoạt động tốt và còn trong hạn sử dụng;

  • Khuẩn lạc nhận diện của chủng chuẩn phải có những đặc điểm đặc trưng của từng chủng;

  • Chủng chuẩn phải được duy trì trong môi trường ống nghiệm thạch nghiêng và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ 2- 80C;

  • Chủng chuẩn được lưu giữ độc lập với các mẫu thử nghiệm để tránh tình trạng bị lây nhiễm;

  • Chủng chuẩn được cấy chuyền định kỳ theo yêu cầu của chủng;

  • Chủng chuẩn phải được kiểm tra sinh hóa sau mỗi lần cấy chuyền;

  • Chủng chuẩn không đạt yêu cầu hoặc hết hạn sử dụng phải được thanh lý và có kế hoạch bổ sung chủng chuẩn mới;

  • Kết quả kiểm tra sinh hóa, các lần cấy chuyền được ghi đủ, chính xác vào sổ theo dõi.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Lập danh mục chủng chuẩn cần mua theo yêu cầu về đặc tính kỹ thuật đặc trưng, tiến độ, thời gian giao hàng phù hợp;

  • Thao tác cấy chủng chuẩn, cấy chuyền phải chuẩn xác, đảm bảo vô trùng;

  • Nhận diện được các tính chất, đặc điểm đặc trưng, đặc điểm sinh hóa của chủng chuẩn trên môi trường nuôi cấy;

  • Viết đầy đủ thông tin kỹ thuật của chủng chuẩn trên hồ sơ lưu trữ.

2. Kiến thức

  • Trình bày được các tính chất, cấu trúc, đặc tính kỹ thuật đặc trưng của chủng chuẩn được mua;

  • Mô tả được các tính chất đặc trưng, kỹ thuật thực hiện các phản ứng sinh hóa của từng chủng chuẩn;

  • Mô tả được các đặc điểm đặc trưng của chủng chuẩn trên môi trường nuôi cấy;

  • Trình bày được nguyên tắc, phương pháp cấy chuyền và điều kiện bảo quản chủng chuẩn;

  • Nhận biết được thời gian và số lần cấy chuyền, thời gian lưu giữ các chủng chuẩn;

  • Trình bày được cách lập hồ sơ chủng chuẩn đầy đủ thông tin cần thiết.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Giấy đề nghị mua chủng chuẩn;

  • Hóa chất, nguyên vật liệu pha chế môi trường nuôi cấy, môi trường thử nghiệm sinh hóa và các thuốc thử;

  • Cốc thủy tinh, nồi đun môi trường, đũa thủy tinh, ống nghiệm, bình tam giác, phễu thủy tinh, ống đong, đĩa petri, que cấy vòng;

  • Nồi hấp áp lực;

  • Bếp điện, cân phân tích, máy đo pH, tủ lưu giữ môi trường;

  • Bảng thành phần môi trường nuôi cấy, môi trường thử nghiệm sinh hóa;

  • Tủ lạnh lưu giữ chủng chuẩn, tủ ấm;

  • Sổ theo dõi chủng chuẩn.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Thiết bị, dụng cụ, hóa chất, nguyên vật liệu được chuẩn bị đủ và đúng theo yêu cầu của việc duy trì chuẩn chính vi sinh.

So sánh, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.


  • Việc duy trì chuẩn chính vi sinh được thực hiện theo đúng qui trình.

Kiểm tra sổ theo dõi.

  • Chủng chuẩn mua về phải được kiểm tra đảm bảo hoạt động tốt và còn trong hạn sử dụng.

Kiểm tra chủng chuẩn sau khi mua về.

  • Khuẩn lạc nhận diện của chủng chuẩn phải có những đặc điểm đặc trưng của từng chủng.

Kiểm tra khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy.

  • Chủng chuẩn phải được duy trì trong môi trường ống nghiệm thạch nghiêng và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ 2- 80C.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Chủng chuẩn được lưu giữ độc lập với các mẫu thử nghiệm để tránh tình trạng bị lây nhiễm.

Quan sát trực tiếp người thực hiện,

kiểm tra nơi lưu giữ chủng chuẩn.



  • Chủng chuẩn được cấy chuyền định kỳ theo yêu cầu của chủng.

Kiểm tra sổ theo dõi.

  • Chủng chuẩn phải được kiểm tra sinh hóa sau mỗi lần cấy chuyền.

Quan sát trực tiếp người thực hiện,

kiểm tra sổ theo dõi.



  • Chủng chuẩn không đạt yêu cầu hoặc hết hạn sử dụng phải được thanh lý và có kế hoạch bổ sung chủng chuẩn mới.

Kiểm tra sổ theo dõi và kế hoạch bổ sung chủng chuẩn.

  • Kết quả kiểm tra sinh hóa, các lần cấy chuyền được ghi đủ, chính xác vào sổ theo dõi.

Kiểm tra sổ theo dõi.

  • Thao tác cấy chuyền, thử nghiệm sinh hóa chuẩn xác.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.



TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí

Mã số công việc: M4
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí trong LTTP bằng phương pháp đếm khuẩn lạc. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ; pha chế môi trường; pha loãng mẫu; cấy mẫu lên môi trường; nuôi ủ; tính và ghi kết quả.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Môi trường nuôi cấy và dịch pha loãng đảm bảo vô trùng;

  • Mẫu được pha loãng và chọn các nồng độ phù hợp với đặc điểm vi sinh của từng loại mẫu theo yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Mỗi nồng độ mẫu pha loãng đã chọn được cấy lên môi trường đã chuẩn bị;

  • Chế độ ủ được cài đặt theo yêu cầu của chỉ tiêu phân tích (300C, 48- 72h)*;

  • Mẫu kiểm tra mức độ vô trùng của quá trình thực hiện đảm bảo âm tính;

  • Mẫu không được nhiễm chéo vi sinh vật;

  • Các đĩa được chọn tính kết quả đảm bảo yêu cầu về số khuẩn lạc;

  • Tổng số vi khuẩn hiếu khí được xác định chính xác; kết quả giữa 2 lần phân tích không được lệch quá 10%;

  • Kết quả phân tích được ghi chính xác vào phiếu ghi kết quả và sổ lưu.


tải về 5.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương