Tên đề tài Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội



tải về 1.06 Mb.
trang5/18
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.06 Mb.
#23494
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

Bảng 2.2: Nội dung bảng hỏi 2


STT

Đối tượng phỏng vấn

Số lượng câu hỏi

1

Lãnh đạo doanh nghiệp

6

2

Trưởng ca

3

3

Nhân viên hành chính

3

4

Tổ trưởng

3




Tổng

15

Dựa vào thông tin sơ cấp từ các bảng phỏng vấn và dữ liệu thứ cấp, nhóm tiến hành phân tích dữ liệu để tìm ra thực trang về áp dụng 5S tại các SMEs tại Hà Nội.



2.2.2. Tình hình áp dụng 5S trong các SMEs tại Hà Nội

Tại Việt Nam, 5S đã du nhập khá lâu, số lượng doanh nghiệp áp dụng cũng ngày càng tăng. Cùng với sự hỗ trợ của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), Trung tâm Năng suất Việt Nam (VPC), Trung tâm Năng suất Malaysia, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và các tổ chức, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, việc thực hiện 5S được phát triển trong nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các MSMEs.

Tuy nhiên, khác với công việc làm vệ sinh truyền thống tại các doanh nghiệp sản xuất, 5S không chỉ tập trung vào xây dựng phân xưởng, văn phòng sạch đẹp mà còn nhằm tạo ra môi trường làm việc an toàn và thuận tiện, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, 5S không những là duy trì sạch sẽ mà còn yêu cầu sự sàng lọc, loại bỏ các vật dụng không cần thiết theo quy tắc, sắp xếp các vật dụng theo trật tự. Phương pháp quản lý này sẽ giúp các doanh nghiệp loại bỏ các loại lãng phí thông thường trong sản xuất (xem phụ lục III), từ đó tạo nền tảng cho xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn và các hệ thống quản lý tiên tiến hơn như TQM, TPS... Do vậy, để thực hiện tốt và duy trì 5S trong doanh nghiệp cần có sự thay đổi về chính sách, quyết tâm cao cũng như nhận được sự tư vấn, giúp đỡ từ các chuyên gia 5S.

Năm 2003, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ các DN trên địa bàn tỉnh thực hiện áp dụng công cụ 5S1. Năm 2008, trung tâm Năng suất Việt Nam tổ chức dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), Cơ quan Năng suất Malaysia (MPC) và các chuyên gia Nhật Bản từ Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức chương trình “thực hành tốt 5S” với mục đích:



  • Tôn vinh các tổ chức, DN đã sử dụng thành công 5S

  • Thúc đẩy duy trì cải tiến và thực hành 5S tại các DN

  • Khuyến khích các DN tích cực triển khai 5S

Các doanh nghiệp trong chương trình hỗ trợ đã tiến hành các hoạt động 5S khá bài bản và một số đã đạt được Chứng chỉ 5S như Công ty Thủy điện Sơn La, Công ty Cổ phần Vật tư - Xăng dầu (COMECO), Công ty TNHH Nhật Linh...

Năm 2010, Trung tâm Hỗ trợ SMEs phía Bắc, thuộc Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (SME-TAC Hà Nội) kết hợp với sự tham gia của các tình nguyện viên Nhật Bản do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã thực hiên “Chương trình tăng cường năng lực ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam”. Với mục tiêu sau 3 năm thực hiện, chương trình sẽ hỗ trợ được 110 DN, và trung bình trong 1 tháng, trung tâm khảo sát được khoảng 5 DN. (Nguồn: Trung tâm hỗ trợ SMEs phía Bắc SME-TAC Hà Nội).

Bên cạnh các dữ liệu thứ cấp, để tìm hiểu về tình hình, mức độ áp dụng 5S tại các DN, nhóm nghiên cứu trực tiếp khảo sát các DN đã thực hiện phương pháp này. Thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn với câu trả lời có không và các câu hỏi mở để đánh giá về tình hình áp dụng và mức độ hiệu quả của 5S trong sản xuất kinh doanh. Các DN được khảo sát đều là nhóm DN nhận được tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia 5S và các tình nguyện viên JICA trong khuôn khổ các chương trình hỗ trợ SMEs và “tăng cường nguồn lực ngành công nghiệp phụ trợ”. Do đó, các DN được khảo sát đều đã có hiểu biết về và áp dụng 5S tương đối có hệ thống thông qua việc tổ chức đào tạo cho nhân viên về 5S, thành lập ban 5S, hiển thị trực quan hóa công việc…

Tại DN, dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia 5S và các tình nguyện viên Nhật Bản, quá trình bắt đầu áp dụng 5S được bắt đầu bằng khâu đào tạo, bản thân các nhà quản lý cũng phải thực hiện 5S, sau đó triển khai 5S trên phạm vi toàn công ty, cuối cùng là thành lập ban kiểm tra để duy trì việc thực hiện 5S.

Trong số các DN đã triển khai 5S, bên cạnh những DN nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ các tổ chức hỗ trợ DN, một số DN đã tự mình tìm hiểu và tự triển khai 5S. Trong số 10 doanh nghiệp trả lời phỏng vấn sâu, có 2 DN đã tự học tập tự áp dụng.

Cụ thể, kết quả khảo sát về tình hình triển khai tại 10 DN trên địa bàn Hà Nội được thể hiện trong bảng 2.3 bên dưới.


Bảng 2.3: Kết quả khảo sát thực hiện 5S tại các doanh nghiệp



STT

Các hoạt động 5S đang được thực hiện tại DN

Tỷ lệ

1

Đào tạo nhận thức về 5S cho nhân viên

90%

2

Thành lập Ban 5S của công ty

100%

3

Thành lập và phát triển các quy trình 5S

90%

4

Duy trì 5S hàng ngày tại văn phòng và showroom

80%

5

Duy trì 5S hàng ngày tại các nhà máy/xưởng

90%

6

Duy trì 5S hàng ngày tại các nhà kho

70%

7

Thúc đẩy 5S trong mạng lưới cung ứng

30%

Theo kết quả khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đã thực hiện tốt việc đào tạo và thành lập Ban chỉ đạo 5S và các tiêu chuẩn 5S. Duy trì hoạt động 5S tại các khu vực trong công ty như văn phòng, showroom, nhà kho được thực hiện khá tốt, đặc biệt là với các Seiri, Seiton, Seiso.




tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương