Tên đề tài Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội



tải về 1.06 Mb.
trang4/18
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.06 Mb.
#23494
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

1.5. Kết luận


5S là một phương pháp mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp với chi phí thấp lại đơn giản. Hiểu rõ đươc định nghĩa về 5S cũng như xác định được các loại lãng phí là cơ sở lý luận quan trọng cho các doanh nghiệp bước đầu triển khai áp dụng 5S. Hiện nay 5S phổ biến tại rất nhiều quốc gia trên thế giới và được học giả rất nhiều nước quan tâm. Các nước có nền công nghiệp phát triển như Nhật, Mỹ, Úc và nhiều nước khác đã và đang áp dụng phương pháp hiệu quả này nhằm loại bỏ lãng phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trên thế giới, 5S không còn là một đề tài mới, tuy nhiên ở Việt Nam, số lượng tài liệu, nghiên cứu bằng tiếng Việt về cả lý thuyết cũng như xem xép được thực trạng trong nước là chưa nhiều. Tại Việt Nam, 5S mới chỉ dừng ở mức giới thiệu và được áp dụng tại một số ít các doanh nghiệp, do đó bài nghiên cứu này của nhóm cố gắng trình bày khái quát nhất tổng quan lý thuyết về 5S, tạo tiền đề cho các chương tiếp theo về xem xét thực trạng áp dụng 5S, tìm kiếm nguyên nhân cho vấn đề “tại sao nó chưa phát triển ở Việt Nam” và đưa ra giải pháp.



CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG 5S TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NHỎ VÀ VỪA TẠI HÀ NỘI


Chương một đã trình bày tổng quan về phương pháp quản lý 5S cũng như các hiệu quả mà nó đem đến cho các doanh nghiệp áp dụng. Thực hành tốt 5S không những giúp doanh nghiệp duy trì môi trường sản xuất sạch đẹp, quy củ, trật tự, nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn tạo ra nền tảng để doanh nghiệp tiếp tục áp dụng các phương pháp nâng cao chất lượng sản phẩm như QCC, hệ thống cải tiến liên tục kaizen, sản xuất tinh gọn, six sigma…Chương hai sẽ thực hiện tiếp khâu phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thông qua nghiên cứu thực tế, phỏng vấn doanh nghiệp để tìm ra thực trạng về tình hình áp dụng 5S tại các MSMEs ở Hà nội, mức độ hiệu quả khi áp dụng 5S. Phần cuối chương sẽ chỉ ra đâu là vấn đề còn tồn tại khi các DN áp dụng 5S.

2.1. Các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại Hà nội


Nằm chung trong dòng chảy khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ khủng hoảng kinh tế, nhóm các MSMEs tại Hà Nội đang gặp không ít khó khăn và thách thức trong thời gian qua.

Với đặc điểm nhỏ về số vốn cũng như quy mô sản xuất (số lao động dưới 300 người và vốn dưới 100 tỷ đồng) và phân bố cả ở khu vực nông thôn, miền núi nên khả năng tiếp cận vốn và công nghệ còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều MSMEs còn gặp khó khăn do trình độ lao động thấp, khả năng quản lý thiếu chuyên nghiệp khiến cho sức cạnh tranh của các DN này chưa cao. Năm 2012, theo khảo sát của tổng cục thống kê, nguyên nhân chủ yếu khiến doanh nghiệp phá sản, giải thể là do sản xuất kinh doanh thua lỗ, thiếu vốn và không tiêu thụ được sản phẩm (biểu đồ 2.1).

Qua khảo sát của tổng cục thống kê năm 2012, son số 70% DN đang sản xuất không hiệu quả và gần 30% DN gặp khó khăn trong huy động vốn đã và đang cho thấy sự thiếu hiệu quả trong các phương pháp quản lý sản xuất của nhiều DN. Do đó, để tồn tại được và phát triển, các DN này trước tiên cần đổi mới các chính sách và phương pháp quản lý trong kinh doanh sản xuất

Biểu đồ 2.1: Các nguyên nhân khiến DN phá sản và giải thể


Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn, không ít DN đã mạnh dạn làm mới mình bằng cách sử dụng nhiều phương pháp sản xuất và quản lý mới nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định và củng cố vị trí của bản thân trên thương trường. Với quy mô nhỏ và linh hoạt, nhiều SMEs đã tương đối thành công trong việc thay đổi hay áp dụng những phương pháp quản lý mới, giúp DN không những tiếp tục hoạt động mà còn mở rộng sản xuất trong giai đoạn kinh tế đang khủng hoảng này. Theo chân các nhà sản xuất Nhật Bản vào Việt Nam đã lâu, nhưng trong khoảng 10 năm trở lại đây, 5S đã được nhiều DN, đặc biệt là các SMEs Việt Nam đón nhận và học tập như một phương pháp quản lý hiệu quả, một công cụ đắc lực giúp giảm lãng phí, tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Để nghiên cứu cụ thể tình hình áp dụng 5S tại các DNSXNNVV, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn phạm vi các MSMEstại Hà Nội để tiến hành phân tích sâu về tác dụng, cách thức và hiệu quả triển khai cũng như các vấn đề mà SMEs đang gặp phải khi áp dụng 5S.


2.2. Tình hình áp dụng 5S tại doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại Hà Nội.

2.2.1. Thiết kế bảng hỏi và thu thập dữ liệu


Để thu thập được thông tin đánh giá sơ cấp về tình hình áp dụng 5S tại các MSMEs tại Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã xây dựng bảng câu hỏi, kết hợp với phỏng vấn cá nhân trực tiếp tại một số DN trong pham vi các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố: cụm công nghiệp nhỏ và vừa Từ Liêm, khu công nghiệp Sài Đồng. Bảng câu hỏi được thiết kế bao gồm:

  • Bảng câu hỏi đóng

Đây là bảng câu hỏi được xây dựng dưới dạng trắc nghiệm và thời gian phỏng vấn ngắn. Trong đó, nhóm nghiên cứu có sử dụng “Câu hỏi mức độ” để đánh giá mức độ áp dụng 5S tại DN theo thang điểm 5 được sử dụng cho nhóm câu hỏi về mức độ từ 1 - “Hoàn toàn không đồng ý” đến 5 – “Hoàn toàn đồng ý”. Nội dung cụ thể của bảng hỏi được tóm tắt trong bảng 2.1.

Bảng 2.1: Nội dung bảng hỏi 1


STT

Vấn đề được hỏi

Số lượng

1

Thông tin Doanh nghiệp

4

2

Doanh nghiệp đã biết đến 5S qua kênh nào

1

3

Tình hình áp dụng 5S tại DN

24

4

Đánh giá của DN về hiệu quả khi áp dụng 5S

11

5

Các vấn đề mà DN gặp phải khi áp dụng 5S

11




Tổng

51




  • Bảng câu hỏi mở

Đây là bảng câu hỏi được thiết kế linh hoạt để khai thác thêm thông tin thông qua phỏng vấn sâu cá nhân trả lời bảng hỏi. Tùy thuộc vào vị trí của người hỏi, các câu hỏi được thiết kế cho 2 đối tượng: cấp công, nhân viên và cấp quản lý (bảng 2.2.)


tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương