TIỂu thuyết thứ NĂM


Hình: Tỷ lệ người biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên theo giới tính



tải về 1.05 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.05 Mb.
#17777
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Hình: Tỷ lệ người biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên theo giới tính

của Thanh Hóa giai đoạn 1999-2009

Sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ của thành thị và nông thôn ở Thanh Hóa cũng đang dần thu hẹp lại. Năm 2009, tỷ lệ biết chữ của thành thị đạt 98%, nông thôn là 94,4% (so với cả nước: thành thị 97,3% và nông thôn là 92,5%) [1 và 2]

Tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên đi học liên tục tăng. Tính chung cả tỉnh, năm 2009, dân số 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học là 3,5%, thấp hơn 4,1% so với năm 1999. Kể cả khu vực thành thị và nông thôn, số người chưa đi học đều giảm hơn 2 lần so với năm 1999.

Tuy nhiên, cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa của Thanh Hóa cũng cho thấy có sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo sau phổ thông hiện nay. Trong số những người từ 15 tuổi trở lên đang theo học tại các trường chuyên nghiệp, có tới 41,4% hiện đang theo học ở các trường đại học. Nếu gộp nhóm người đang học cao đẳng với nhóm người đang học ở trình độ đại học và trên đại học thì số lượng sẽ chiếm hơn 67%. Sự mất cân đối này xảy ra chung với cả 2 giới nam và nữ, và cả ở hai khu vực thành thị và nông thôn, áp lực “vào đại học“ luôn là tâm lý đè nặng trong xã hội hiện nay.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, số liệu điều tra tại Thanh Hóa cho thấy, dân số từ 15 tuổi trở lên có đến 88,2% không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (cả nước 86,7%). Số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp đến trên đại học chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp (11,8%), trong đó số người có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm một phần rất nhỏ (2,8%). Đây thực sự là một con số đáng báo động đối với lực lượng lao động của tỉnh ta, lượng cung lao động rất dồi dào, nhưng lao động có tay nghề cao lại quá thiếu.

Một điều đáng quan tâm là số người đi học nghề (sơ cấp, trung cấp) có xu hướng giảm, còn số người đi học cao đẳng, đại học có xu hướng tăng lên, sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo nghề thực sự là vấn đề và cần có các chính sách điều chỉnh phù hợp để tránh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.



2.2.3 Cơ cấu dân tộc

Thanh Hóa là địa phương có sự định cư của con người từ rất sớm. Mặt khác do vị trí địa lý và hoàn cảnh tự nhiên thuận lợi nên trong quá khứ đã có nhiều tộc người từ các vùng khác nhau của nước ta di cư đến để cùng với người bản địa hình thành một cộng đồng các dân tộc: Kinh, Mường, Thái, Hmông, Dao, Khơ mú, Thổ…



Bảng 4: Dân số chia theo các dân tộc tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999-2009 [2]


Dân tộc

1/4/1999

1/4/2009

Dân số

(nghìn người))

Tỷ trọng (%)

Dân số

(nghìn người)

Tỷ trọng (%)

Tổng số

3467,3

100,0

3400,6

100,0

1. Kinh

2898,3

83,6

2801,3

82,4

2. Mường

328,8

9,5

3413,4

10,0

3. Thái

210,9

6,1

225,3

6,6

4. Hmông

13,8

0,4

14,8

0,4

5.Các dân tộc khác

15,5

0,4

17,8

0,6

­­

4 nhóm dân tộc chủ yếu sống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân cư cả tỉnh. Các dân tộc khác (Dao, Khơ mú, Thổ, Cơ Ho, Lô Lô...) chỉ chiếm 0,6% trong cơ cấu dân số. Mỗi tộc người đều có những nét văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán khác nhau tạo nên sự phong phú và đa dạng của nền văn hóa tỉnh Thanh. Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc.



2.3. Phân bố dân cư

2.3.1. Mật độ dân số

Mật độ dân số tỉnh Thanh Hóa có sự biến động, do dân số di cư ra ngoài tỉnh lớn nên năm 2009 mật độ dân số Thanh Hóa là 305 người/km2, giảm 6 người/km2 so với năm 1999. Mặc dù mật độ giảm, nhưng Thanh Hóa vẫn là tỉnh có mật độ dân số cao: cao hơn 46 người/km2 so với bình quân cả nước, cao hơn 109 người/km2 so với vùng Bắc Trung Bộ.

Mật độ dân số có sự chênh lệch, cao nhất là thành phố Thanh Hóa (3585 người/km2), tiếp theo là thị xã Bỉm Sơn (2993 người/km2 ). Một số huyện đồng bằng có mật độ cao trên 1000 người/km2 như Quảng Xương (1146 người/km2), Thiệu Hóa (1007 người/km2), Hoằng Hóa (1097 người/km2), Hậu Lộc (1154 người/km2). Mật độ thấp nhất ở 2 huyện miền núi cao Quan Sơn (38 người/km2 ) và Mường Lát (41 người/km2).

2.3.2. Sự chênh lệch trong phân bố dân cư

Theo kết quả điều tra, so với năm 1999, dân số của các huyện đồng bằng nói chung năm 2009 giảm đi do thực hiện khá tốt kế hoạch hóa gia đình và do di cư đến các vùng khác trong cả nước. Ngược lại, dân số của các huyện miền núi đều tăng lên. Sự phân bố dân cư giữa đồng bằng, ven biển và trung du, miền núi có sự đối lập rõ nét.



Năm 2009, miền núi và trung du Thanh Hóa có diện tích là 7994,3 km2 (chiếm 71,8% diện tích toàn tỉnh), nhưng dân số chỉ có 854350 người (chiếm 25,1% dân số toàn tỉnh). Trong khi đó, các huyện/thị/thành phố ở đồng bằng chỉ có 3137,64 km2 diện tích (chiếm 29,2% tổng diện tích toàn tỉnh), nhưng có dân số lên tới 2552455 người (chiếm 74,9% tổng dân số toàn tỉnh). Với số dân lớn và tỷ suất gia tăng dân số hàng năm ở mức – 0,20% (thời kỳ 1999-2009), và sẽ tiếp tục giảm cho tới năm 2020, tình hình phân bố dân cư chênh lệch giữa đồng bằng, ven biển và miền núi trung du tỉnh Thanh Hóa vẫn sẽ trở nên trầm trọng.

Bảng 5: Phân bố dân số và tỷ lệ tăng dân số chia theo các vùng tỉnh Thanh Hóa

năm 1999 và 2009. [2]

Vùng

Dân số (nghìn người)

Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm thời kỳ 1999-2009 (%)




1999

2009




Miền núi

835,9

852,0

0,19

Trong đó: núi cao

382,7

401,6

0,49

Miền xuôi

2631,7

2548,6

- 0,32

Trong đó: ven biển

1100,5

1073,3

- 0,25

Trong nội bộ từng vùng, sự phân bố dân cư cũng có chênh lệch: Ở khu vực 11 huyện miền núi, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm thời kỳ 1999 - 2009 chênh lệch giữa miền núi chung là 0,19% và vùng núi cao: 0,49%. Mức chênh lệch về dân số ở huyện cao nhất (Ngọc Lặc) và huyện thấp nhất (Quan Sơn) chênh nhau tới 6,92 lần. Ở khu vực đồng bằng và ven biển, (không kể các thành phố/thị xã), huyện có mật độ dân số cao nhất là Hậu Lộc (1150 người/km2) và mật độ dân số thấp nhất là Tĩnh Gia (469 người/km2), chênh nhau là 2,45 lần.

Bảng 6: Cơ cấu dân số theo thành thị/nông thôn tỉnh Thanh Hóa

giai đoạn 1999-2009 [2]

Năm

Dân số (nghìn người)

Tốc độ tăng (%)

Cơ cấu (%)

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

1999

314,7

3152,5

----

----

9,08

90,92

2009

355,2

3049,0

101,26

99,71

10,44

89,56

Dân cư Thanh Hóa có sự phân bố chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, với sự vượt trội về số dân nông thôn so với thành thị. Là một tỉnh nông nghiệp được hình thành từ lâu đời, hoạt động kinh tế chính là thuần nông, quá trình phát triển kinh tế-xã hội, quá trình đô thị hóa chưa mạnh mẽ, nên dân số đô thị ở Thanh Hóa chưa cao và tăng chậm. Năm 2009 chỉ đạt 10,44%, thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước: 29,8 %. Tốc độ tăng dân số thành thị trung bình thời kỳ 1999 - 2009 là 1,14% và nông thôn là – 0,34%.

3. KẾT LUẬN

Thanh Hóa đang ở giai đoạn cuối của thời kỳ quá độ dân số, mức sinh giảm và đã đạt tới “cơ cấu dân số vàng”- đây là cơ hội vàng trong việc sử dụng nguồn nhân lực trẻ, dồi dào cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo. Tuy nhiên, tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh trong điều kiện vấn đề an sinh xã hội chưa đảm bảo sẽ là một thách thức không nhỏ đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một thách thức lớn khác là sự gia tăng nhanh chóng bất thường của tỷ số giới tính khi sinh, điều này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc dân số Thanh Hóa trong tương lai và sẽ kéo theo nhiều hậu quả xã hội khác.

Thanh Hóa có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên chất lượng lao động còn thấp, lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm ngư nghiệp, cơ cấu đào tạo nghề còn nhiều bất cập, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, đặc biệt là thợ lành nghề còn phổ biến. Thanh Hóa còn thiếu các chiến lược để phát huy lợi thế của con người xứ Thanh nên dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám”, người dân đặc biệt là những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phải ly hương, đến các địa phương khác để sinh sống.

Giai đoạn 1999-2009 sự phân bố dân cư ở Thanh Hóa thay đổi không đáng kể, nhìn chung vẫn là ở các vùng đồng bằng và ven biển, dân số đông và mật độ dân cư lớn; còn ở các huyện miền núi, trung du dân cư thưa thớt hơn và mật độ dân số thấp. Thanh Hóa còn có sự phân bố dân cư chênh lệch ngay trong từng vùng; giữa thành thị và nông thôn, với sự vượt trội về số dân nông thôn so với thành thị. Các đặc điểm phân bố dân cư này tác động không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đây là một khó khăn lớn trong việc thực hiện các chiến lược, chính sách phát triển của tỉnh nhằm tạo sự phân bố hợp lý dân cư và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên.

Để sự chuyển dịch cơ cấu dân số và phân bố dân cư ở hợp lý hơn, Thanh Hóa cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Thực hiện tốt chính sách DS/KHHGĐ để giảm gia tăng tự nhiên; các giải pháp phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; các giải pháp nâng cao chất lượng y tế, giáo dục - đào tạo và nâng cao chất lượng người lao động; các giải pháp nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường…


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (tháng 7/năm 2010), Báo cáo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1/4/2009, Hà Nội.

[2] Cục thống kê Thanh Hóa, Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 Thanh Hóa; Niên giám thống kê Thanh Hóa các năm từ 1999 đến 2009. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

[3] Lê Văn Trưởng (1995), Sự thay đổi dân số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Thanh Hóa, Luận án Phó Tiến sỹ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[4] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2006), Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[5] Nguyễn Thị Dung, Đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999-2009, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Địa lý - Đại học Sư phạm Hà Nội.

[6] Nguyễn Đình Cử (2007), Những xu hướng biến đổi dân số ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.


TO STUDY THANH HOAS POPULATION STRUCTURE AND DISTRIBUTION IN THE PERIOD 1999-2009
Nguyen Thi Dung
ABSTRACT
The article analyzes the change in population structure and population distribution between 1999 and 2009 in Thanh Hoa according to five indicators. The results showed that: 1/ Thanh Hoa is in the final stages of population transition period, moving from young population to old – aged population; 2/ the Proportion of dependents in the population decline and population has reached “gold population structure”. 3/ The labour structure by sector and economic elements have a positive shift; however, worker’s skills and technical experts are low. 4/ Thanh Hoa province has different ethnic groups living together with diverse cultures, but the disparity in social-economic development is very large. 5/ The population distribution of Thanh Hoa is also demonstrates differences in territory; thus, affecting economic development as well as social and rational exploitation of natural resources.

Key words: Population structure, population distribution.
(Người phản biện: GS.TS. Nguyễn Minh Tuệ; Ngày nhận bài: 22/4/2011; Ngày thông qua phản biện: 7/6/2012; Ngày duyệt đăng: 2/8/2012).

Ô NHIỄM NƯỚC TẠI KÊNH NHÀ LÊ Ở THANH HOÁ

GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

Nguyễn Thị Thanh Hằng1

TÓM TẮT

Dựa trên các nguồn tài liệu thu thập được, bài báo cho thấy nước kênh Nhà Lê ở Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2010 bị ô nhiễm ở mức cao, các thông số ô nhiễm đo được đều vượt QCVN. Nguyên nhân của việc ô nhiễm nước kênh chủ yếu là do việc xả chất thải vào nguồn nước kênh cũng như các hoạt động gây ô nhiễm tại lòng kênh. Đồng thời bài báo cũng đưa ra một số giải pháp để quản lý hiệu quả chất lượng nước kênh Nhà Lê.

Từ khoá: kênh Nhà Lê, ô nhiễm nước.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước ngọt là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi Quốc gia. Tuy nhiên, Thế giới cũng như Việt Nam đang phải đối mặt với sự ô nhiễm nước. Theo nhịp độ phát triển kinh tế, sự ô nhiễm nước ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trong những năm gần đây, tỉnh Thanh Hoá đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường nước, trong đó có ô nhiễm nước ở các sông nội thị. Các con sông nội thị đều bị ô nhiễm ở các cấp độ khác nhau, trong đó đặc biệt là kênh Nhà Lê.

Ô nhiễm tại kênh Nhà Lê ở Thanh Hoá là đề tài đã được nhiều người nghiên cứu. Có nhiều công trình, bài báo viết về sự ô nhiễm nước kênh Nhà Lê như: Vũ Điệp (http://vietbao ngày 05/11/2007); Hà Đồng (http://tuoitre.vn ngày 08/03/2009), Quốc Tuấn (http://vietbao ngày 29/12/2005)… Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá luôn đo đạc, quan trắc chất lượng nước kênh hàng năm; song vấn đề này chưa được nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống. Bài báo này của chúng tôi nhằm mục đích phân tích hiện trạng và nguyên nhân ô nhiễm nước kênh Nhà Lê giai đoạn 2006 - 2010. Đây là vấn đề mang tính thực tiễn, là cơ sở cho định hướng quy hoạch quản lý bền vững nguồn nước kênh Nhà Lê.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp: nhằm làm rõ lịch sử hình thành và vị trí địa lý của kênh Nhà Lê, thu thập số liệu các thông số liên quan đến chất lượng nước kênh Nhà Lê ở Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2010.

- Phương pháp khảo sát thực tế: khảo sát dọc kênh Nhà Lê, đặc biệt là những điểm nóng có vấn đề về ô nhiễm để quan sát thực tế việc ô nhiễm nước kênh.

- Phương pháp phỏng vấn: một số cơ sở sản xuất bột đá và người dân sống hai bên bờ kênh.

- Phương pháp dùng quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt: Khi đánh giá mức độ ô nhiễm nước của kênh Nhà Lê thì quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT được sử dụng để so sánh, đối chiếu.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu về sông Nhà Lê ở Thanh Hoá

Kênh Nhà Lê bắt đầu từ Sông Mã, từ núi Đồng Cổ - Yên Định, chảy qua huyện Thiệu Hóa, xuống huyện Đông Sơn, qua thành phố Thanh Hóa, qua huyện Quảng Xương rồi chảy vào sông Yên. Kênh Nhà Lê đoạn qua Thanh Hoá dài khoảng 17 km.

Kênh Nhà Lê là nguồn tiếp nhận nước thải chính của thành phố Thanh Hoá và các khu dân cư ven hai bờ kênh của huyện Đông Sơn như xã Đông Anh, Đông Hưng, thị trấn Nhồi…

3.2. Ô nhiễm nước tại kênh Nhà Lê ở Thanh Hoá giai đoạn 2006 - 2010

Là một kênh nội thị, kênh Nhà Lê không tránh khỏi tình trạng ô nhiễm chung của các con sông nội thị ở Việt Nam. Sau đây là hiện trạng ô nhiễm nước tại kênh Nhà Lê bởi một số thông số chính:



- Hàm lượng Fe:



Biểu đồ 1: Diễn biến hàm lượng Fe trong nước hệ thống kênh Nhà Lê

Nguồn: TTQT & BVMT, Sở TNMT Thanh Hoá [3].

Trên biểu đồ 1 cho thấy: hàm lượng sắt tại 3/4 vị trí quan trắc vượt QCVN từ 1,3 - 2,2 lần.



- Hàm lượng NO2-:



Biểu đồ 2: Diễn biến hàm lượng NO2- trong nước hệ thống kênh Nhà Lê

Nguồn: TTQT & BVMT, Sở TNMT Thanh Hoá [3].

Biểu đồ 2 cho thấy: hàm lượng NO2- tại 4/4 vị trí quan trắc vượt QCVN từ 1,5 - 3,0 lần



- Hàm lượng chất rắn lơ lửng:



Biểu đồ 3: Diễn biến hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước hệ thống kênh Nhà Lê

Nguồn: TTQT & BVMT, Sở TNMT Thanh Hoá [3].

Trên biểu đồ 3 cho thấy: Hàm lượng SS tại 4/4 vị trí quan trắc vượt QCVN từ 1,6 - 3,7 lần.



- Hàm lượng dầu mỡ:



Biểu đồ 4: Diễn biến hàm lượng dầu, mỡ trong nước hệ thống kênh Nhà Lê

Nguồn: TTQT & BVMT, Sở TNMT Thanh Hoá [3].

Biểu đồ 4 cho thấy: Hàm lượng tổng dầu, mỡ tại 4/4 vị trí vượt QCVN từ 12,5 - 31 lần.

Qua các biểu đồ 5,6,7,8 cho thấy kênh Nhà Lê đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các thông số ô nhiễm đo được đều vượt QCVN nhiều lần:

Hàm lượng sắt tại 3/4 vị trí quan trắc vượt QCVN từ 1,317 - 2,23 lần (hàm lượng trung bình đo được là 1,317 – 2,23 mg/l, QCVN loại A2 đối với thông số sắt trong nước là 1 mg/l).

Hàm lượng NO2- (tính theo N) tại 4/4 vị trí quan trắc vượt QCVN từ 1,5 - 3,05 lần (hàm lượng trung bình đo được là 0,03 - 0,061 mg/l, QCVN loại A2 đối với thông số NO2- trong nước là 0,02 mg/l).

Hàm lượng chất rắn lơ lửng tại 4/4 vị trí quan trắc vượt QCCP từ 1,6 - 3,27 lần (hàm lượng trung bình đo được là 48 - 66,9 mg/l, QCVN loại A2 đối với thông số sắt trong nước là 30 mg/l).

Hàm lượng tổng dầu, mỡ tại 4/4 vị trí vượt QCVN từ 12,5 - 31 lần (hàm lượng trung bình đo được là 0,25 – 0,62 mg/l, QCVN loại A2 đối với thông số sắt trong nước là 0,02 mg/l).

Như vậy, có thể kết luận rằng nước kênh Nhà Lê ở Thanh Hoá đang ô nhiễm ở mức cao.



3.3. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước kênh Nhà Lê ở Thanh Hoá.

3.3.1. Nguyên nhân trực tiếp

- Nước kênh Nhà Lê bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt

Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư đô thị ngày càng tăng nhanh do tăng dân số và sự phát triển các dịch vụ đô thị. Thành phố Thanh Hoá có tổng số dân khoảng 180.000 người và một ngày tạo ra khoảng 18.000 m3 nước thải sinh hoạt [4]. Tuy nhiên thành phố Thanh Hoá lại chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân chỉ được xử lý sơ bộ ở bể tự hoại, qua đường ống rồi đổ thẳng ra kênh. Kênh Nhà Lê là nguồn chính tiếp nhận nước thải sinh hoạt của thành phố Thanh Hoá, của các khu dân cư dọc hai bên bờ thuộc huyện Đông Sơn. Nước thải sinh hoạt chưa xử lý chứa rất nhiều chất hữu cơ là nguyên nhân chính gây ô nhiễm chất hữu cơ kênh Nhà Lê (hàm lượng NO2- vượt QCCP từ 1,5 - 3,05 lần).

Ngoài ra tình trạng xả rác thải của người dân xuống lòng kênh sẽ càng làm cản trở dòng chảy, sự phân huỷ rác thải trong nước sẽ làm tăng thêm sự ô nhiễm chất hữu cơ của nước kênh.

- Hoạt động công nghiệp, thủ công nghiệp và làng nghề.

Nước thải của các khu công nghiệp cũ (KCN Lễ Môn, KCN Đình Hương) với công nghệ xử lý nước thải lạc hậu, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp không đầu tư xử lý nước thải là thủ phạm làm cho nước kênh bị ô nhiễm các hoá chất độc hại. Nước kênh Nhà Lê bị ô nhiễm nặng bởi hàm lượng dầu mỡ (tổng dầu, mỡ trong nước hệ thống kênh Nhà Lê vượt QCVN từ 12,5 – 31 lần) do nguồn nước thải từ các KCN Lễ Môn, Đình Hương, các cơ sở sản xuất, dịch vụ sửa chữa cơ khí trong thành phố Thanh Hoá.

Nước kênh Nhà Lê còn bị ô nhiễm bởi hoạt động sản xuất của các làng nghề. Kênh Nhà Lê chảy qua rất nhiều làng nghề như: Sản xuất đá ốp lát, giết mổ gia súc, chế biến hải sản, làng nghề làm bún... Riêng xã Quảng Thắng có 30 cơ sở sản xuất đá ốp lát thì 13 cơ sở gián tiếp và 17 cơ sở trực tiếp xả nước thải, bột đá xuống kênh Nhà Lê. Xã Đông Hưng huyện Đông Sơn có khoảng 300 xưởng sản xuất đá ốp lát lớn nhỏ, trong khi đó mỗi ngày 1 xưởng tạo khoảng 8 - 10 m3 nước thải và khoảng 2,5kg bột đá thải.

Hoạt động đóng âu (ngăn cửa kênh không cho nước ra vào thường xuyên) ở cửa kênh Cầu Cốc (đoạn chảy qua các phường: Lam Sơn, Đông Sơn và xã Đông Hưng) để phục vụ hoạt động ngầm tre, luồng và trao đổi buôn bán ngay trong lòng kênh. Hoạt động này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước kênh, làm cho nước kênh không lưu thông, giảm lượng ô xy hoà tan trong nước, gia tăng chất thải, gia tăng ô nhiễm.

- Chất thải từ hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi

Kênh Nhà Lê hiện có nhiệm vụ tiêu úng cho gần 3.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, hàng năm lượng hoá chất bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp khoảng 0,5 - 3,5 kg/ha/vụ, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật và phân khoáng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp gây ra phú nhưỡng hoặc nhiễm độc nước.



3.3.2. Nguyên nhân gián tiếp

Thứ nhất, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức.

Thứ hai, mặc dù quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường đã được quy định rõ ràng nhưng khi hoạt động lại thiếu kiên quyết nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thứ ba, các cơ sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường.

Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến nhận thức của người dân về vấn đề môi trường không cao, chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường



tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương