TIỂu thuyết thứ NĂM


Mặt sau của tấm bằng khoán



tải về 1.05 Mb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.05 Mb.
#17777
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14

Mặt sau của tấm bằng khoán

BIẾN ĐỔI CHỦ SỞ HỮU

Chỉ dẫn

Việc mua bán

Theo dõi

Họ và Tên

Ngày tháng chuyển nhượng

Cách thức

Giá cả

Bùi Quang Huy dit Lacoste và vợ Vũ Thị Thiêu

Ngày lập phiếu: 28 - 3 – 44


































Thông tin về thuế

Các thông tin khác

Ô. Huy (giáo sư trường Bưởi)

17, phố số 226


2.2. Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến

Là ô phố được lựa chọn để nghiên cứu. Đây là những con phố được hình thành sớm, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, thuộc phạm vi bảo tồn cấp I, và hơn nữa nằm ở trung tâm của Hà Nội, có đầy đủ các bằng khoán về từng số nhà.

Ô phố không chỉ mang tính đặc trưng về dân cư, văn hóa và kinh tế với một quy mô không quá lớn và cũng không quá nhỏ cả về diện tích lẫn số dân, mà còn có điều kiện thuận lợi về nhiều mặt. Qua nghiên cứu, giúp ta tìm ra những nét đặc trưng, điểm chung cũng như điểm khác biệt giữa 4 phố với khu phố cổ.

Theo thống kê, ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến có 324 bằng khoán. Trong đó, phố Hàng Bạc có 172 tấm, phố Mã Mây 103 tấm, phố Tạ Hiện 13 tấm và phố Lương Ngọc Quyến là 36 tấm. Trong 324 bằng khoán có những tấm là của 2 hoặc 3 số nhà, thậm chí là 4 số nhà (thường là những nhà ở góc phố, giao của hai con phố với nhau hay tuy ghi hai số nhà nhưng lại cùng chung một khu đất, hoặc là một mảnh đất đã bị chuyển nhượng quyền sở hữu thành đất công…). Các tấm bằng khoán chủ yếu được lập vào năm 1944, chỉ có 12 bằng khoán được lập vào năm 1943 và duy nhất một bằng khoán được lập vào năm 1946.

Tổng diện tích nhà đất các loại thống kê từ 324 bằng khoán là 46585m2, trung bình mỗi bằng khoán tương đương với một ô đất có diện tích gần 144m2 (143,78m2). Đây là mức diện tích sàn tương đối lớn nếu đem so sánh với diện tích trung bình của các ngôi nhà trong phố cổ hiện nay.

2.3. Sở hữu nhà đất

Sở hữu nhà đất là một trong những vấn đề quan trọng được thể hiện khá rõ qua mỗi tấm bằng khoán điền thổ, nó góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo của một đô thị. Mặc dù không trực tiếp tham gia vào không gian tổng thể kiến trúc nhưng vấn đề sở hữu nhà đất có ảnh hưởng rất lớn tới không gian kiến trúc phố cổ. Dân số (chủ sở hữu) là một nhân tố xã hội quan trọng trong việc tạo nên không khí tấp nập kẻ mua người bán- một cái hồn không thể thiếu trong đặc trưng khu phố cổ.

Những thông tin về sở hữu được ghi chép đầy đủ ở mặt sau của tấm bằng khoán, gồm các vấn đề về đối tượng sở hữu, biến đổi chủ sở hữu. Đối tượng sở hữu có thể là người Việt, người nước ngoài hay các công ty, cơ quan, xí nghiệp… Chủ sở hữu của một miếng đất có khi cố định là một người, có khi chuyển đổi nhiều lần giữa các cá nhân trong một gia đình hoặc giữa nhiều đối tượng khác nhau… được liệt kê đầy đủ ở cột thông tin họ, tên, kèm theo các thông tin liên quan đến nghề nghiệp của đối tượng sở hữu.

Với 324 bằng khoán của 4 phố: Hàng Bạc, Mã Mây, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến, chúng ta có được bảng thống kê tóm tắt về đối tượng sở hữu của ô phố này:



Bảng 1: Loại hình và diện tích sở hữu trong ô phố


TT


Đường/phố

Loại hình sở hữu

Sở hữu công

Sở hữu tư

Bằng khoán

(%)

Diện tích sở hữu: m2 (%)

Bằng khoán

(%)

Diện tích sở hữu: m2 (%)

1

Hàng Bạc

23 (13,4)

2110 (10,2)

149 (86,6)

18572 (89,8)

2

Mã Mây

8 (7,8)

253 (1,9)

95 (92,2)

13359 (98,1)

3

Tạ Hiện

4 (30,8)

8 (0,5)

9 (69,2)

1479 (99,5)

4

Lương Ngọc Quyến

9 (25)

319 (3,6)

27 (75)

8437 (96,4)

Tổng số

44 (13,6)

2690 (6)

280 (86,4)

41847 (94)

(Nguồn: Kết quả xử lý 324 bằng khoán địa chính tại Sở TN-MT và NĐ HN)

- Sở hữu công

Trên tổng số 324 bằng khoán được lập chủ yếu vào hai năm 1943-1944, sở hữu công là 44 bằng khoán, chiếm 13,6%, với diện tích 2690m2 (6% diện tích toàn ô phố). Đây là những thửa đất thuộc quyền quản lý của thành phố Hà Nội. Mặc dù trong các tấm bằng khoán không ghi rõ mục đích sử dụng nhưng trong hoạt động quy hoạch của thực dân Pháp, những mảnh đất này có thể dùng để đền bù cho các ngôi nhà sát lề đường bị phá bỏ. Báo cáo về việc mở rộng phố Hàng Đậu của bà Mourlan là một ví dụ: “…Việc mở rộng con phố Hàng Đậu này tầm 20m: 10m mặt đường và 5m cho mỗi bên vỉa hè…Việc mở rộng được thực hiện chỉ ở hướng Bắc của khu phố, điều này sẽ làm biến mất tất cả những ngôi nhà sát lề đường hiện đang tồn tại ở đó. Đất ở đằng sau những tòa nhà này là đất công, sẽ dễ dàng đối với việc đưa cho mỗi chủ sở hữu một mảnh đất đền bù để xây dựng lại đúng y theo điều luật về vệ sinh, đồng thời thành phố sẽ tiết kiệm được một khoản đền bù [4-150].

Những mảnh đất công cũng có thể được bán hay chuyển nhượng lại cho các cá nhân có nhu cầu. Ví dụ về việc bán đất của thành phố Hà Nội cho ông Phạm Đình Bảo tiến hành vào ngày 2/8/1941 là một minh chứng cụ thể:

Hợp đồng bán đất như sau:

- Hợp đồng được thực hiện giữa ngài Camille Chapoulart, Đốc lí thành phố Hà Nội, đại diện chính quyền toàn thành phố và ông Phạm Đình Bảo. Bản hợp đồng liên quan đến Nha Địa chính thành phố bán mảnh đất nằm tại phố Hàng Bạc, phía sau tòa nhà số 28 đã được đăng ký trong sổ địa bạ số 299/1 phần B. Mảnh đất có diện tích 34m2 và được giới hạn như sau:

. Phía Bắc được giới hạn bởi các mảnh đất khu vực B-296/1, 340, 339 và 338

. Phía Nam được giới hạn bởi mảnh đất 299 khu vực B

. Phía Đông giới hạn bởi các mảnh đất 338 và 302 khu vực B

. Phía Tây được giới hạn bởi mảnh đất 296/1 của khu vực B

- Thành phố Hà Nội là chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất B-299/1 căn cứ vào Giấy chứng nhận đất đai số 362 của Hà Nội trong quyển 2 trang 162.

- Số tiền mua bán mảnh đất này là Ba trăm bốn mươi đồng bạc (340đ) sẽ được nộp bởi ông Phạm Đình Bảo tại Kho bạc thành phố Hà Nội trong thời hạn duy nhất một tháng sau khi hợp đồng này được kí chấp thuận của người đứng đầu chính quyền Bắc Kỳ [5].

Tuy nhiên, những mảnh đất dạng này có thể bị thu hồi lại bất kỳ lúc nào nếu nó nằm trong diện quy hoạch của thành phố: “Chính quyền thành phố không có bất kì cam kết nào liên quan đến đất đai (như việc phân loại, mở lối, việc điều chỉnh, kéo dài, mở rộng, tôn nền, hạ bậc xếp loại) hay các kế hoạch, dự án về quy hoạch, mở rộng các con đường đô thị của thành phố mà với vai trò là bên chuyển nhượng đất, chính quyền sẽ thu hồi lại đất để phục vụ các công trình giao thông” [5].

Từ các số liệu địa chính cho thấy, những thửa đất thuộc sở hữu công được chia thành hai loại: thửa đất có xây dựng và thửa đất để trống.

Những thửa đất công có xây dựng chủ yếu là các công trình tôn giáo, tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu…



Bảng 2: Các công trình xây dựng thuộc sở hữu công

Đường/Phố

Công trình xây dựng

Diện tích (m2)

Mã Mây

Đình và đền Hương Tượng

201

Hàng Bạc


Đình Dung Hà

22

Đình Phương Thượng

135

Đình Dũng Thọ

79

Đình Đinh Thị (hay Kim Ngân)

574

Đình Trường Thi

868

Tổng

1879

(Nguồn: Kết quả xử lý 324 bằng khoán địa chính tại Sở TN-MT và NĐ HN)

Diện tích của mỗi bằng khoán di tích này tương đối lớn, trừ đình Dung Hà và Dũng Thọ (phố Hàng Bạc) dưới 100m2, còn lại đều hơn 150m2. Nằm trong mặt bằng kết cấu chung của không gian đô thị khu phố cổ Hà Nội, những di tích này thường tận dụng tối đa khoảng không gian cho phép. Chúng hầu như không tách biệt với khu vực dân cư như vẫn thường thấy ở làng quê Việt truyền thống, mà trái lại đan xen và liền kề với nhà ở của dân.

Trái với phần đất công có xây dựng, phần đất công không xây dựng lại có diện tích rất nhỏ, chỉ một vài m2 (Hàng Bạc: 16 bằng khoán, Mã Mây: 6 bằng khoán, Tạ Hiện: 4 bằng khoán, Lương Ngọc Quyến: 7 bằng khoán). Đây là những phần đất thuộc sở hữu tư nhân nhưng trong quá trình chỉnh trang, uốn nắn lại các con phố cũ theo qui hoạch của thực dân Pháp đã bị cắt để sung công, chủ yếu sử dụng làm vỉa hè, mở rộng lòng đường… nên được lập riêng thành một bằng khoán. Có thể kể đến trường hợp cắt đất sung công mở rộng phố Mã Mây được thể hiện trong Hợp đồng trao đổi đất giữa Chính quyền Bảo hộ và Ông Fellononneau:

“…..Chính quyền Bảo hộ sẽ dành một phần đất của ngôi nhà là: một mét, tám mươi lăm centimét (1,85m) sung công để mở rộng phố Mã Mây phù hợp với sơ đồ quy hoạch quy định về giới hạn đường phố đã được duyệt ngày 19/4/1890 và theo ngôi nhà đã được nhượng quyền cho ông Fellononneau đính kèm theo phụ lục” [6].

Ngoài những mảnh đất công không xây dựng có diện tích nhỏ, có 3 mảnh có diện tích tương đối lớn (18m2, 85m2, 94m2). Những phần đất công này có thể do san lấp hồ ao mà thành.

- Sở hữu tư

Trong khi sở hữu công của ô phố khảo sát chỉ có 44 bằng khoán, thì sở hữu tư nhân là 280 bằng khoán với diện tích tương ứng 41847m2. Nếu so sánh với sở hữu công, số lượng bằng khoán này gấp tới 6,4 lần. Những “con số biết nói” đã vẽ lên một bức tranh về khu phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến nói riêng và khu phố cổ nói chung, trong đó nổi rõ gam màu đậm, nhạt của hai loại hình sở hữu công và tư.

Sở hữu tư nhân thuộc phạm vi 4 phố trên thuộc về hai đối tượng chính là người Việt và người Hoa, ngoài ra không còn đối tượng là người nước ngoài nào khác. Với không gian kiến trúc, hoạt động kinh tế và những sinh hoạt văn hóa riêng biệt, người Hoa cùng với người Việt đã tạo nên sắc thái đa dạng cho diện mạo của khu vực 36 phố phường.

Qua kết quả xử lý số liệu địa chính, hai đối tượng người Việt và người Hoa có sự khác biệt rõ rệt về quy mô diện tích sở hữu:



Bảng 3: Số lượng và quy mô diện tích của mỗi đối tượng sở hữu

Đối tượng sở hữu

Sở hữu tư

Sở hữu công

Tổng ô phố

Người Việt

Người Hoa

Tổng số thửa

256

24

44

324

Tổng diện tích (m2)

34840

7007

2690

44537

Diện tích trung bình mỗi thửa đất (m2)

136

291

61

137

(Nguồn: Kết quả xử lý 324 bằng khoán địa chính tại Sở TN-MT và NĐ HN)

Trong tổng 324 thửa, người Việt sở hữu 256 thửa trong khi người Hoa chỉ sở hữu 24 thửa. Như vậy, số lượng thửa do người Việt đứng tên sở hữu nhiều gấp 10,7 lần so với người Hoa. Tuy nhiên, tổng diện tích đất do người Việt đứng tên sở hữu chỉ cao gấp 5 lần so với tổng diện tích đất do người Hoa đứng tên sở hữu (34840m2/7007m2). Trung bình mỗi thửa đất do người Hoa Kiều đứng tên là 291m2, lớn gấp 2,1 lần so với diện tích trung bình mỗi thửa đất thuộc sở hữu người Việt. Nói như Paulette Girard và Michel Cassagnes “những căn nhà chạy sâu nhất và rộng nhất đều thuộc về những thương nhân giàu có nhất” là tương đối phù hợp với trường hợp của người Hoa ở khu phố cổ. Người Hoa là một bộ phận dân cư giữ vai trò kinh tế đặc biệt quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Thăng Long - Hà Nội từ nhiều thế kỷ. Trong cơ cấu dân cư họ được coi là tầng lớp “đại phú thương thành thị”, nắm trong tay những số vốn lớn và có độc quyền buôn bán, kinh doanh nhiều mặt hàng. Họ có điều kiện để mua những lô đất có diện tích lớn kết hợp vừa kinh doanh buôn bán vừa sinh hoạt gia đình.

Trong phạm vi 4 phố, Mã Mây là phố có số lượng bằng khoán thuộc sở hữu của người Hoa nhiều nhất, tới 15 bằng khoán (2432m2), tiếp sau là phố Hàng Bạc và Lương Ngọc Quyến với 4 bằng khoán và phố Tạ Hiện chỉ có một bằng khoán có diện tích 3m2(1).

3. KẾT LUẬN

Từ những con số được ghi chép tương đối đầy đủ trong mỗi bằng khoán về diện tích của từng loại hình, đối tượng sở hữu, diện tích m2 bị cắt làm đường (nếu có)…cho phép ta có hình dung cơ bản về vấn đề sở hữu nhà đất của ô phố Hàng Bạc – Mã Mây – Tạ Hiện – Lương Ngọc Quyến giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, từ đó có cái nhìn xuyên suốt trong phạm vi toàn khu phố cổ. Qua việc tìm hiểu từ các bằng khoán cho thấy đất đai trong ô phố chỉ thuộc về hai đối tượng là sở hữu công (thuộc sự quản lý của thành phố Hà Nội) và sở hữu tư. Các đối tượng thuộc sở hữu tư chỉ có người Việt và người Hoa, ngoài ra không có đối tượng là người nước ngoài khác như trong một số phố thuộc khu vực phố cổ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thừa Hỷ (1993), Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVII-XVIII-XIX, Hội Sử học Việt Nam, Hà Nội, 1993.

[2] Nguyễn Văn Uẩn, Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, NXB Hà Nội, Hà Nội, 2000.

[3] Trần Hùng, Nguyễn Quốc Thông, Thăng Long – Hà Nội mười thế kỷ đô thị hóa, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2004.

[4] Bulletin municipale de la ville de Ha Noi 1917.

[5] Contrat de vente de terrain par la Ville de Hanoi à Monsieur Pham Dinh Bao.

[6] Contrat de vente de terrain entre M.Pham Dinh Can et Mme Nguyen Co Ba.
RESEARCHING THE LAND OWNERSHIP OF HANOI’S OLD QUARTER IN THE FIRST HALF OF THE 20th CENTURY BY REVIEWING THE LAND REGISTRY DOCUMENTATION

Dao Thanh Thuy
ABSTRACT

History of Hanoi’s Old Quarter has associated with the formation and development of Thang Long – Ha Noi. From the end of the 19th century, followed with deep and great changes of national history Hanoi’s Old Quarter has changed dramatically. However, by reviewing the land registered documentation of four ancient towns: Hang Bac- Ma May – Ta Hien – Luong Ngoc Quyen it can be useful for re-constructing a HanoiOld Quarter appearance in the first half of the 20th century.

Key words: Land ownership, Hanois old Quarter.
(Người phản biện: PGS.TS. Phan Phương Thảo; Ngày nhận bài: 25/4/2012; Ngày thông qua phản biện: 2/5/2012; Ngày duyệt đăng: 2/8/2012).

NHỮNG CỐ GẮNG THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ NGOẠI GIAO – THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM CỦA CÔNG TY ĐÔNG ẤN ANH TRƯỚC NĂM 1858
Lê Thanh Thủy1, Ngô Thị Thu Hiền2
TÓM TẮT

Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa - chính trị rất quan trọng ở khu vực châu Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng. Chính vì vậy, trong các thời kì trước, nhiều nước lớn muốn thôn tính Việt Nam. Đầu thời cận đại, cả Anh và Pháp đều cố gắng xâm nhập Việt Nam. Nhưng cuối cùng chỉ một mình Pháp chiếm được Việt Nam bằng cuộc chiến tranh xâm lược (1858-1884), còn Anh phải rút khỏi Việt Nam. Hơn 2 thế kỉ (1613-1858), Anh luôn cố gắng để tiếp cận Việt Nam nhưng không thành công do phương thức xâm nhập truyền thống của Anh lúc đó không phù hợp đối với việc tiếp cận Việt Nam. Do đó, Pháp với phương thức xâm nhập khác (sử dụng vũ lực là chính) đã chiếm được Việt Nam.

Bài viết này sẽ nhìn nhận lại quá trình xâm nhập Việt Nam của Anh từ đầu thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX.

Từ khóa: Mối quan hệ ngoại giao - thương mại; công ty Đông Ấn Anh.

1.MỞ ĐẦU


Thế kỉ XVII, cuộc cách mạng thương mại ở châu Á bùng nổ với sự tham dự tích cực của các công ty thương mại của các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Hà Lan. Việt Nam là một trong những địa điểm được nhiều công ty thương mại Tây Âu chú ý, bởi vì quốc gia này nằm trên khu vực biển Đông nơi có tuyến hải thương truyền thống nối các nước Đông Nam Á với Trung Hoa. Ngay từ khi mới đặt chân đến Đông Nam Á, công ty Đông Ấn của Anh (EIC) đã rất tích cực tiếp cận Việt Nam nhằm tìm kiếm hậu thuẫn của nước sở tại để xác lập ảnh hưởng, phục vụ cho các hoạt động thương mại, chính trị của người Anh. Trước khi Pháp nổ súng chính thức xâm lược Việt Nam, người Anh đã có nhiều cố gắng để thiết lập mối quan hệ với Việt Nam nhưng sau 1858, Pháp chiếm được Việt Nam bằng cuộc tấn công xâm lược đã làm cho Anh phải chấm dứt tất cả mọi nỗ lực kéo dài trong nhiều năm. Nhìn nhận lại quá trình xâm nhập của Anh vào Việt Nam trước năm 1858, cho thấy không chỉ có Pháp mà Anh cũng rất muốn chiếm Việt Nam, nhưng Anh đã không thành công do phương thức xâm nhập mà EIC thực hiện không phù hợp đối với trường hợp Việt Nam lúc đó.

2.NỘI DUNG


2.1. Những lần đầu tiếp cận thị trường Việt Nam của thương nhân Anh

Khi đề cập đến lịch sử ngoại thương và những hoạt động của người Anh ở nước ngoài trong các thế kỉ XVII, XVIII, XIX, không thể không nói về công ty Đông Ấn Anh (English East India Copany, EIC). Đây là một tổ chức thương mại có vai trò rất to lớn trong quá trình xác lập ảnh hưởng và xây dựng thuộc địa của đế chế Anh ở phương Đông. Năm 1600, công ty Đông Ấn Anh được thành lập. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của EIC là một phát minh mới nhất về hình thức tổ chức kinh doanh (1). EIC được thành lập trên cơ sở vốn góp của nhiều thương nhân và những người có tài sản ở London. EIC được thành lập xuất phát từ nhu cầu buôn bán với các nước phương Đông của thương nhân London. Do đó, chỉ ít tháng sau khi được thành lập, tháng 3 năm 1601 EIC đã thực hiện chuyến viễn du đầu tiên đến châu Á. Trong thời gian đầu, EIC cố gắng tiếp cận thị trường phương Đông bằng cách đi theo thương nhân Hà Lan tham dự vào các hoạt động tìm kiếm hương liệu ở Đông Nam Á. Cùng với các hoạt động tìm kiếm hương liệu, EIC cũng đã xây dựng được một số cơ sở thương mại của họ ở Đông Nam Á, Ấn Độ và Nhật Bản. Năm 1613, Richard Cocks – người đứng đầu thương điếm của EIC tại Hirado - Nhật Bản đã cử hai cộng sự của ông là Tempest Peacock và Walter Cawarden đến cảng Hội An (Fai-fo) trên một chiếc thương thuyền Nhật Bản (thuyền mành). Đó là những người Anh đầu tiên đến Việt Nam. Trong chuyến đi này, họ đã bán một số ít hàng hóa mang từ thương điếm Hirado cho nhà vua và quan lại cao cấp của Việt Nam(2).

Những hoạt động đầu tiên của người Anh khi đến Việt Nam năm 1613 được Richard Cocks ghi lại là một chuyến đi đầy khó khăn, gặp nhiều trắc trở và không có kết quả. Năm 1617, Richard Cocks tiếp tục cử hai thương nhân có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thương mại ở khu vực Đông Dương (Indochinese) là Emond Sayer và Will Adam đến Hội An. Trước hết nhiệm vụ của Sayer và Adam là điều tra về sự thất bại của Peacock và Cawarden ở Hội An và tiếp xúc được với chính quyền. Tuy nhiên, chuyến đi thứ hai này của đại diện thương điếm EIC tại Hirado đến Hội An cũng không thành công. Họ đã không tiếp cận được với chính quyền của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Tháng 3 năm 1618, Sayer và Adam đã trở về Nhật Bản mà không thiết lập được bất cứ mối quan hệ nào với Việt Nam. Năm 1621, trước khi EIC quyết định chấm dứt hoạt động của thương điếm Hirado, Richard Cocks vẫn tiếp tục cố gắng tiếp xúc với Hội An thông qua việc phái các tàu của EIC tham dự các hoạt động thương mại ở khu vực bờ biển Trung Hoa, nơi mà người Anh sẽ có điều kiện gần gũi hơn để tiếp xúc với các hoạt động thương mại ở Việt Nam.

2.2. Hoạt động thương mại của người Anh ở Đàng Ngoài

Những cố gắng của người Anh trong việc thiết lập mối quan hệ với Việt Nam cuối cùng cũng có kết quả, năm 1672 EIC đã xây dựng được thương điếm ở Đàng Ngoài. Nhưng ngay từ khi đặt chân đến Đàng Ngoài, người Anh đã gặp phải những khó khăn, phiền toái trong các hoạt động kinh doanh. Họ bị quan đại diện buôn bán của địa phương hành hạ, nhũng nhiễu và bị ép đưa tàu lên Phố Hiến(3). Người Anh muốn sử dụng Đàng Ngoài để bán hàng hóa mang từ Anh sang và mua tơ lụa ở thị trường này xuất khẩu sang Nhật Bản, đồng thời dùng Đàng Ngoài làm bàn đạp để xâm nhập thị trường Trung Hoa. Tuy nhiên, tham vọng của thương nhân Anh luôn gặp những trắc trở. Họ bị phân biệt đối xử. Chúa Trịnh Tạc chỉ cho phép người Hoa và người Hà Lan được mở thương điếm ở Kẻ Chợ (4). Nỗ lực xâm nhập vào thị trường Trung Hoa thất bại do chính quyền Đàng Ngoài cấm các hoạt động buôn bán ở biên giới phía Bắc trong thời kì nội chiến Trịnh - Mạc. Một yếu tố bất lợi khác nữa đối với hoạt động thương mại của người Anh ở Đàng Ngoài là vấp phải sự cạnh tranh, sự thù địch của thương nhân Hà Lan – đối thủ đã đến trước họ hơn 3 thập kỉ (1637). Nhìn chung, những bước đi đầu tiên của người Anh nhằm thiết lập mối quan hệ thương mại với thị trường Việt Nam thông qua hoạt động của thương điếm ở Đàng Ngoài luôn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động buôn bán ở thị trường này không tránh được tình trạng thua lỗ. Do đó năm 1697, EIC quyết định chấm dứt hoạt động của thương điếm ở Kẻ Chợ.

Trước tình hình buôn bán ở Đàng Ngoài gặp khó khăn và phải ngừng hoạt động, Đông Ấn Anh đã chuyển hướng hoạt động vào phía nam của Việt Nam. Năm 1695, đã cử đại diện đến Huế nhằm thiết lập quan hệ thương mại - ngoại giao chính thức với chính quyền Đàng Trong. Ngày 18/8/1695 tàu của EIC đã đến cửa biển Đà Nẵng, sau đó ngày 27/12 phái viên của EIC là Boweyear đã trình chúa Nguyễn Phúc Chu về những đề nghị của người Anh muốn xây dựng một thương điếm ở Đà Nẵng và cam kết của chính quyền Đàng Trong cho phép EIC được đến buôn bán. Tháng 3 năm 1696, đề nghị của Boweyear đã được chúa Nguyễn Phúc Chu chấp thuận về mặt nguyên tắc cho phép EIC xây dựng một thương điếm ở Đàng Trong (5). Tuy nhiên, sau đó, do gặp thất bại trong việc thiết lập quan hệ buôn bán với Nhật Bản (6) nên lãnh đạo EIC ở Madras đã quyết định chấm dứt hoạt động của thương điếm ở Đàng Ngoài và cũng không đoái hoài gì đến kết quả đi sứ đến Đàng Trong của Boweyear nữa. Năm 1699, EIC tiếp tục tham vọng ở Trung Hoa và sau khi thiết lập được một thương điếm ở bờ biển nước này, người Anh cũng xây dựng một cơ sở khác ở Côn Đảo Việt Nam (Pulo Condore) năm 1702. Mặc dù theo nhận xét của đại diện EIC thì Côn Đảo có nhiều thuận lợi nhưng thực tế người Anh đã thiếu khả năng để phát triển hiệu quả hòn đảo này nên năm 1705 họ buộc phải rút đi.



tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương