TIỂu thuyết thứ NĂM



tải về 1.05 Mb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.05 Mb.
#17777
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hoá, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[2] Huỳnh Ngọc Chiến (2001), Lí Hạ - quỷ tài quỷ thi, NXB Trẻ.

[3] Jean Chevalier (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, NXB Đà Nẵng.

[4] Nguyễn Tôn Nhan (1999), Từ điển văn học cổ điển Trung Quốc, NXB Văn nghệ TPHCM.

[5] Nguyễn Thị Tuyết (2005), Đặc sắc nghệ thuật thơ Lí Hạ, Luận văn thạc sỹ khoa học ngữ văn, ĐHSPHN.




THE IMAGE OF DEATH IN LI HA’S POETRY

Nguyen Thi Tuyet
ABSTRACT
Reciting amorously about not beautiful images was the most prominent feature of the untradition, unuasualness of Li Ha’s poetic image - a famous poetess in the age of Duong mid – Dynasty. Death and its variants such as charnel darkness, the devil appears much in Li Ha’s poetry made people fearly. It was the result of the implementation of the principle “bad move pretty”, passionate pursuit of beauty. The conditions of society and the characteristics of his private life as a sense of royal lineage, nervously diseasea was the cause of Li Ha wrote about the death of his poetry so much.

Key words: death, Li Ha s poetry.

(Người phản biện: TS.Trịnh Đình Hà; Ngày nhận bài: 22/6/2012; Ngày thông qua phản biện: 10/7/2012; Ngày duyệt đăng: 2/8/2012)




HÀNH VI NGÔN NGỮ CHÀO HỎI

TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO
Mai Thị Hảo Yến1, Lê Thị Bình2
TÓM TẮT
Xuất phát từ lý thuyết hành vi (hành vi ngôn ngữ), chúng tôi xem xét và lý giải hành vi ngôn ngữ chào hỏi trên cứ liệu là các truyện ngắn của Nam Cao – một tác gia có những đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà. Đến hôm nay, những trang viết của ông vẫn luôn gần gũi và hấp dẫn với người đọc, bởi “tính hiện đại là phẩm chất của tác phẩm Nam Cao” [9, tr12]. Bài viết sẽ góp phần làm rõ hơn tính hiện đại trong các tác phẩm của ông từ góc nhìn ngôn ngữ - trên phương diện lý thuyết Ngữ dụng học.

Từ khóa: Hành vi ngôn ngữ, hành vi ngôn ngữ chào hỏi.
1. MỞ ĐẦU

Chào hỏi là một hành vi ngôn ngữ (HVNN) quan trọng trong giao tiếp của con người. Có thể nói, không có một cuộc giao tiếp nào mà người ta lại không chào nhau. Chào là một nghi thức bắt buộc đối với những người dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Hành vi ngôn ngữ chào hỏi đã được đề cập nhiều (cả góc độ lý thuyết và thực tiễn). Nhưng hầu như những nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xác định chào hỏi là gì và những biểu hiện cụ thể của nó trong giao tiếp (với những người nói khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau). Và khi bàn đến chào hỏi đều chưa xuất phát từ lý thuyết hành vi (nếu có chỉ là đặt vấn đề). Chúng tôi sẽ xuất phát từ lý thuyết hành vi (hành vi ngôn ngữ) – tức là xuất phát từ lý thuyết dụng học để xem xét và lý giải vấn đề này, trên cơ sở truyện ngắn của Nam Cao – một tác gia văn học, mà cho đến hôm nay những trang viết của ông vẫn luôn gần gũi với người đọc, bởi “tính hiện đại là phẩm chất” [9, tr12] trong các tác phẩm của ông. Bài viết sẽ góp phần làm rõ hơn tính hiện đại đó từ góc nhìn ngôn ngữ - trên phương diện lý thuyết Dụng học.

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU



2.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ chào hỏi

Rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng “lời chào của người Việt thường có dạng một câu hỏi” [dẫn theo 5, tr10]. Do vậy, người Việt dùng cụm từ chào hỏi để nói về việc chào. Bài viết này sẽ sử dụng cụm từ chào hỏi để diễn tả HVNN chào hỏi. Nghĩa là chào có thể là chào (Chào mợ phán! – Đón khách) và chào cũng có thể là hỏi (Anh Chí đi đâu đấy? – Chí Phèo; Bẩm bà đi chợ về? – Một bữa no)… Tuy đôi lúc, chúng tôi chỉ dùng HVNN chào để phù hợp với những luận giải ngay sau đó.

Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Chào là nói hoặc ra hiệu bằng các cử chỉ, tỏ lòng kính trọng, thái độ thân thiết”, còn “Chào hỏi là chào bằng lời nói, hỏi han chung chung”. Như vậy, chào hỏi thực chất cũng là chào. Từ đó, chúng tôi sử dụng định nghĩa của từ điển và bổ sung như sau: Chào hỏi là một hành vi ngôn ngữ nói năng khi SP1 chào bằng lời nói, hoặc hỏi han chung chung, hoặc ra hiệu bằng cử chỉ, tỏ lòng kính trọng, thái độ thân thiết với SP2 khi vừa gặp mặt hoặc lúc chia tay.
2.2. Tiêu chí xác định hành vi ngôn ngữ chào hỏi
Để xác định các HVNN chào hỏi, chúng tôi căn cứ vào các tiêu chí sau:

2.2.1. Dựa vào các biểu thức ngữ vi nguyên cấp

Lý thuyết dụng học cho rằng, mỗi HVNN đều có một biểu thức ngữ vi nguyên cấp của mình. Để nhận biết các HVNN của một biểu thức ngữ vi nguyên cấp nhất định, ngoài nội dung mệnh đề, cần phải dựa vào các IFIDS (các dấu hiệu chỉ dẫn hiệu lực ở lời). Chính qua các IFIDS mà chúng ta biết được biểu thức ngữ vi nguyên cấp đó là của HVNN nào. Chẳng hạn:



- A bà!

(Từ ngày mẹ chết - 165)

Hoặc:

- À, anh Hiền!

(Truyện người hàng xóm - 512)

Hay:

- Ủa! Anh Hài!

(Quên điều độ - 369)

Nhờ có các biểu thức reo vui, mừng rỡ: “A; À, Ủa”… mà chúng ta nhận ra biểu thức ngữ vi này là do HVNN chào hỏi tạo ra.

2.2.2. Căn cứ vào động từ nói năng được dùng trong lời dẫn

Đây là căn cứ quan trọng nhất để xác định HVNN tạo ra lời được dẫn. Ví dụ:



Đến một cái cổng gạch lớn có dây leo, anh Hoàng giật dây chuông. Một thằng bé chạy ra lễ phép chào:

- Lạy ông!

(Đôi mắt - 830)

Động từ nói năng “chào” trong lời dẫn giúp chúng ta biết được HVNN được dẫn là hành vi chào.

2.2.3. Căn cứ vào lời hồi đáp

Đó là các tham thoại hồi đáp được dẫn trong một cặp thoại

Ví dụ:

… Mới trông thấy hắn vào sân, Bá Kiến đã biết hắn đến sinh sự rồi. Cái mắt thì ngầu lên, hai chân thì lảo đảo, cái môi bầm lại mà run bần bật. Cũng may, hắn không cầm vỏ chai, Bá Kiến cũng dõng dạc hỏi:

- Anh Chí đi đâu đấy?

Hắn chào to:

- Lạy cụ ạ. Bẩm cụ… Con đến cửa cụ để kêu một việc ạ.

(Chí Phèo - 43)

Ở trường hợp trên, có thể căn cứ vào lời hồi đáp “Lạy cụ ạ…” của SP2 mà xác định HVNN được dẫn trong tham thoại dẫn nhập “Anh Chí đi đâu đấy?” là HVNN chào. Vả lại, trước khi “hắn” chào, Nam Cao cũng đã nói rất rõ trong lời dẫn: “Hắn chào to”. Cũng phải nói ngay rằng HVNN chào này được thực hiện bằng HVNN hỏi. Như đã nói, “lời chào của người Việt thường có dạng một câu hỏi”[5]. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này ở mục 2.5.

2.2.4. Căn cứ vào ngữ cảnh

Trong nghiên cứu của chúng tôi, để xác định các hành vi ngôn ngữ được dẫn trong truyện ngắn Nam Cao, về cơ bản, chúng tôi chỉ căn cứ theo các tiêu chí nhận diện các HVNN nói chung. Tiêu chí ngữ cảnh là một tiêu chí hết sức cơ bản đối với một hành vi mang tính phổ quát và lệ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh như hành vi chào hỏi. Ngữ cảnh trong phạm vi này chính là hoàn cảnh xuất hiện lời chào. Đó là khi người ta gặp nhau. Tức các nhân vật giao tiếp gặp nhau (trước khi câu chuyện của họ bắt đầu). Hoặc khi chia tay, tạm biệt.

Ví dụ:

Nhưng một buổi tối, Hài đã gặp lại một người bạn cũ. Lúc ấy đèn phố vừa mới bật. Người tấp nập, các màu áo rộn ràng. Hài thật là một vật tối giữa cái đám đông tươi vui ấy. Hắn đi lủi thủi. Đầu hắn cúi. Đôi vai cụp xuống…



Bỗng hắn bị một người nắm lấy vai. Hắn giật mình. Một thứ tiếng trọ trẹ Sài Gòn đã kêu lên:

- Ủa! Anh Hài!

Hài ấp úng.

- Trời đất ơi! Trời đất ơi!

Thư vừa nói vừa đập vào vai Hài bồm bộp. Tính anh như vậy. Trong lúc mừng rỡ quá mặt anh đỏ bừng lên. Mắt anh loang loáng…

(Quên điều độ - 369)

Trường hợp này, không có động từ chào trong lời dẫn. Căn cứ vào biểu thức ngữ vi và lời hồi đáp thì có lẽ đúng là chào hỏi rồi. Nhưng thật chính xác có lẽ cần phải viện đến tiêu chí nữa – đó là ngữ cảnh. Vì ở ngữ cảnh, tác giả đã nói rất rõ. “Nhưng một buổi tối, Hài đã gặp lại một người bạn cũ. Lúc ấy đèn phố vừa mới bật. Người tấp nập, các màu áo rộn ràng…. Từ đó, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định “Ủa! Anh Hài!” là một HVNN chào.

Vả lại đây là một cuộc gặp thật tình cờ và thật bất ngờ. Nên chỉ có thể thốt lên (Ủa! Anh Hài!) một cách mừng rỡ như vậy. Và lời thốt lên đó là lời chào. Và còn hơn cả lời chào đối với những người bạn tâm giao lâu ngày không gặp.



2.3. Biểu thức ngữ vi của hành vi chào hỏi

2.3.1. Biểu thức ngữ vi chào hỏi tường minh

Biểu thức ngữ vi chào hỏi tường minh là công thức nói năng của hành vi chào hỏi, trong đó động từ nói năng biểu thị hành vi chào được dùng theo hiệu lực ngữ vi. Biểu thức ngữ vi chào hỏi tường minh có những dạng sau:

- Biểu thức ngữ vi chào hỏi tường minh dạng đầy đủ có công thức sau:

SP1 + Động từ ngữ vi (chào) + SP2

Ví dụ: - Con chào mẹ!



- Em chào thầy!

Trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi không thấy xuất hiện biểu thức ngữ vi chào hỏi dạng đầy đủ như thế này.

- Biểu thức ngữ vi chào hỏi tường minh dạng rút gọn có công thức sau:

Dạng 1: Động từ ngữ vi (chào) + SP2

Ví dụ:


- Chào ông giáo!

(Sống mòn - 471)

Hoặc:

Đôi mát xếch thao láo nhìn tôi. Một tiếng to tát và vồn vã:



- Chào đồng chí!

- Chào đồng chí!

Tôi đáp lại…

(Ở rừng - 789)



Dạng 2: Động từ ngữ vi (chào)

Ví dụ: A: - Chào!

B: - Chào!

Ở truyện ngắn Nam Cao, biểu thức ngữ vi chào hỏi dạng rút gọn này không xuất hiện.



2.3.2. Biểu thức ngữ vi chào hỏi nguyên cấp

Biểu thức ngữ vi chào hỏi nguyên cấp chính là công thức nói năng có hiệu lực chào hỏi mà không có động từ ngữ vi. Biểu thức ngữ vi chào hỏi nguyên cấp là sự rút gọn của biểu thức ngữ vi tường minh. Công thức chung của biểu thức ngữ vi chào hỏi nguyên cấp có thể được biểu thị như sau:



Dạng 1: IFISD + SP2

Ví dụ: - A bà!

(Từ ngày mẹ chết - 165)

Hoặc: - Ủa! Anh Hài!

(Quên điều độ - 369)

Dạng 2: SP2!

Ví dụ:


- Mợ!

- Con!

(Truyện người hàng xóm - 486)

Tùy vào từng hoàn cảnh giao tiếp và vai giao tiếp cụ thể mà công thức này có thể biến đổi cho phù hợp với lời chào. Mức độ biểu thị thái độ của SP1 với SP2 hoặc ngược lại trong hành vi chào còn được biểu thị bằng các phụ từ ạ, dạ…

2.4. Phát ngôn ngữ vi chào hỏi

Ở phát ngôn chào hỏi, kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi chào chính là biểu thức ngữ vi chào. Phát ngôn ngữ vi chào tối thiểu là phát ngôn chỉ có biểu thức ngữ vi chào. Phát ngôn ngữ vi chào hỏi mở rộng có biểu thức ngữ vi và các thành phần mở rộng.

Ví dụ:

Anh ta cười bảo: “Thôi thế chào ông. Cháu vô phép ông đi trước. Cháu vội lắm. Cháu phải vác ngay bó tre này lên Thượng để làm công tác phá hoại, cản trở cơ giới hóa tối tân của địch…”



(Đôi mắt - 827)

Qua khảo sát, tỉ lệ các phát ngôn ngữ chào hỏi mở rộng trong truyện ngắn Nam Cao là rất thấp (5,6%) so với các biểu thức ngữ vi chào hỏi (94,4%). Đây là một đặc điểm rất riêng của HVNN chào hỏi so với các HVNN khác. Sở dĩ, trong hội thoại của các nhân vật, các biểu thức ngữ vi chào xuất hiện là chủ yếu là bởi vì đầy là hành vi có tính chất mở thoại, hoặc kết thoại. Vậy nên, so với các HVNN khác được dẫn trong truyện ngắn Nam Cao, HVNN chào hỏi chủ yếu là các biểu thức ngữ vi, mà không phải là các phát ngôn ngữ vi là như vậy.



2.5. Các biểu thức chào hỏi gián tiếp

Trong truyện ngắn Nam Cao, ngoài việc sử dụng các biểu thức ngữ vi chào để thực hiện hành vi chào thì SP1 có thể sử dụng các biểu thức ngữ vi của một số hành vi khác để “chào” một cách gián tiếp. Từ thực tiễn khảo sát, chúng tôi thấy hành vi chào gián tiếp có thể được thực hiện dưới dạng các hành vi ở lời sau:

* Biểu thức ngữ vi chào được thực hiện bằng hành vi chủ hướng hỏi.

Ví dụ:


- Bẩm bà đi chợ về?

(Một bữa no - 230)

Hoặc:

- Lộ đấy à, mày?

(Tư cách mõ - 215)

* Biểu thức ngữ vi chào được thực hiện bằng hành vi chủ hướng cảm thán.

Ví dụ:


- Ối giời ơi! Anh! Quí hóa quá!

(Đôi mắt - 821)

* Biểu thức ngữ vi chào được thực hiện bằng hành vi chủ hướng thông báo.

Ví dụ:


- Bác Độ! Ba ơi! Bác Độ!

(Đôi mắt - 821)

Mặc dù, hiệu lực ngôn trung chào được biểu đạt bằng nhiều HVNN khác nhau: hỏi, cảm thán, thông báo… nhưng khi sử dụng các HVNN gián tiếp này ta luôn phải đặt chúng trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể (mối quan hệ giữa SP1 và SP2, ngữ huống, hiểu biết chung về tiền giả định…).
2.6. HVNN chào hỏi và phép lịch sự
Trong khuôn khổ của một bài báo, chúng tôi chỉ xin đề cập một chút về vấn đề này.

Thứ nhất, HVNN chào hỏi luôn gắn với phép lịch sự - tức luôn gắn với các IFIDS biểu thị tính lịch sự.

Thứ hai, bản chất của lịch sự nằm ngay trong hành vi chào. Bởi vì chào chính là sự tôn trọng, cho dù có những HVNN chào gián tiếp là hành vi chửi (Ví dụ: Ê con chó!...).

Tóm lại, hành vi chào hỏi trong truyện ngắn Nam Cao cũng như trong các tác phẩm văn học nói chung và có lẽ cả trong thực tế giao tiếp, về cơ bản đều không có sự phân biệt chào gặp mặt và chào chia tay. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể người ta vẫn có thể dùng một số phụ từ để nhấn mạnh việc chào khi mới gặp (A!...- Từ ngày mẹ chết), hoặc khi chia tay (Thôi thế chào ông!... – Đôi mắt).

Trong truyện ngắn Nam Cao, để chào những người có vị thế xã hội cao, hoặc trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính nghi thức, thì lời chào hỏi của SP1 là các biểu thức ngữ vi chào hỏi tường minh dạng 2. Ngược lại, mối quan hệ của SP1 và SP2 càng thân thiết thì lời chào càng đơn giản – tức là các biểu thức ngữ vi chào hỏi nguyên cấp (dạng 1 và dạng 2), hoặc là dùng các HVNN gián tiếp.

Trong thực tế giao tiếp, cách chào bằng hỏi có thể rất phổ biến. Tuy nhiên, trong sáng tác của Nam Cao, HVNN chào về cơ bản là chào. Tức các HVNN chào chủ yếu vẫn được thực hiện bằng các biểu thức ngữ vi chào (74,8%). Trong tổng số 28 HVNN chào hỏi được dẫn, thì HVNN chào thực hiện bằng HVNN gián tiếp hỏi xuất hiện không nhiều 4 lần (chiếm 11,2%) và các HVNN gián tiếp khác cũng chiếm tỉ lệ rất ít (HVNN cảm thán 3 lần – 8,4%; HVNN thông báo 2 lần – 5,6%).

3. KẾT LUẬN

Nhiều người vẫn cho rằng, văn Nam Cao thật gần gũi, chân thực. Một trong những điều làm nên sự gần gũi và chân thực ấy được thể hiện khá rõ trong lời chào. Nam Cao đã dẫn lời chào của các nhân vật trong lời kể của mình “như thật” – tức như là những cuộc gặp giữa cuộc đời. Cái “như thật” ấy chính là những cách chào khác nhau, những kiểu chào khác nhau của các nhân vật khác nhau, với những hoàn cảnh khác nhau trong sự xác định và phân loại của chúng tôi từ góc nhìn dụng học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ashe R.E. (1994), Encyclopedia of Language and linguistics, Pergamon Press,

(Tài liệu dịch của GS. Đỗ Hữu Châu).

[2] Nam Cao (2010), Tuyển tập Nam Cao, NXB Thời đại. (Tư liệu nghiên cứu)

[3] Đỗ Hữu Châu (2005), Đỗ Hữu Châu tuyển tập, Tập 2, NXB Giáo dục.

[4] Đỗ Việt Hùng, (2011), Ngữ dụng học, NXB Giáo dục Việt Nam.

[5] Phạm Văn Tình, (2000), Giá trị mở thoại của các phát ngôn chào hỏi, Tạp chi Ngôn ngữ & đời sống, số 2.

[6] Mai Thị Hảo Yến, (2001), Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn.

[7] Mai Thị Hảo Yến, (2011), Cách dẫn ý nghĩ nội tâm của nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 11.

[8] Như Ý (chủ biên), 1995, Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục.

[9] Viện văn học (1992), Nghĩ tiếp về Nam Cao, NXB Hội Nhà văn.
LANGUAGE BEHAVIOR OF GREETINGS

IN NAM CAOS SHORT STORIES
Mai Thi Hao Yen, Nguyen Thi Binh
ABSTRACT
Starting from the behavioral theory (language behavior), the authors review and explain the greeting language behavior on the evidence of the stories of Nam Cao - an author with a large contribution to the literature of our country. At present time, his writings are always intimate and attractive to the reader cause "modernity is the quality of the Nam Cao works " [2, tr12]. The paper will clarify the modernity in his works from the language perspective - on the theory of pragmatics.

Key words: Language behavior, greetings language behavior.

(Người phản biện: PGS.TS. Đỗ Việt Hùng; Ngày nhận bài: 2/10/2011; Ngày thông qua phản biện: 28/11/2011; Ngày duyệt đăng: 2/8/2012)




SỞ HỮU NHÀ ĐẤT KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

QUA TƯ LIỆU ĐỊA CHÍNH

Đào Thanh Thủy1



TÓM TẮT
Phố cổ Hà Nội có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội. Từ cuối thế kỷ XIX, trước những biến động lớn lao của lịch sử, phố cổ Hà Nội đã biến đổi nhiều. Tuy nhiên, trên cơ sở khai khác nguồn tư liệu địa chính của ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến về vấn đề sở hữu nhà đất, chúng ta có thể dựng lại một phần diện mạo của khu phố cổ Hà Nội giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.

Từ khóa: Sở hữu nhà đất, phố cổ Hà Nội, nửa đầu thế kỷ XIX, tư liệu địa chính.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nằm trong vùng trung tâm của Thăng Long - Hà Nội, phố cổ là một không gian lịch sử có bề dày thời gian tính bằng thiên niên kỷ. Phố cổ là nơi bảo lưu ký ức, một yếu tố nhân lõi tạo nên diện mạo phản chiếu tinh thần của người Hà Nội. Có khu phố cổ, hệ thống di sản văn hóa của Hà Nội trở nên độc đáo hơn, phong phú hơn, vị thế của Hà Nội càng đặc biệt hơn so với các thành phố trong khu vực và trên thế giới.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, lịch sử Thăng Long - Hà Nội chuyển sang một trang mới. Không còn giữ vai trò là kinh đô của cả nước, Hà Nội trở thành thành phố nhượng địa và bắt đầu quá trình chuyển đổi từ mô hình đô thị truyền thống phương Đông sang mô hình đô thị hiện đại phương Tây. Trước những biến động lớn lao đó, Hà Nội nói chung, phố cổ nói riêng đã biến đổi nhiều. Tuy nhiên, diện mạo và cấu trúc của Hà Nội, của phố cổ vẫn có thể dựng lại nhờ vào nhiều nguồn thông tin, trong đó rất có giá trị là tài liệu địa chính - nguồn tài liệu quan trọng cung cấp thông tin về vấn đề sở hữu nhà đất, quy mô và cơ cấu đất đai, quy hoạch và bố trí không gian. Trên cơ sở khai thác nguồn tư liệu này, giúp ta tìm hiểu và dựng lại một phần diện mạo của khu phố cổ Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX.

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Vài nét về nguồn tư liệu địa chính

Nguồn tư liệu địa chính hiện đang được lưu giữ tại Phòng Lưu trữ, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội. Tại đây, hiện lưu trữ các hồ sơ tài liệu về tài nguyên đất đai, nhà cửa, bản đồ… có niên đại chủ yếu từ những năm 1940 đến những năm 1950. Khối tài liệu này gồm hơn 30.000 tấm bằng khoán điền thổ và hàng trăm bản đồ thửa đất của Hà Nội.

Các tấm bằng khoán điền thổ do Sở Địa chính Hà Nội thời Pháp lập. Về mặt hình thức, chúng có hình chữ nhật, dài 25cm, rộng 20cm, được làm từ chất liệu giấy đen bồi dày. Tiêu đề của các cột trong tấm bằng khoán được đánh máy bằng tiếng Pháp, những thông tin khác là loại chữ Quốc ngữ được viết bằng tay.

Các tấm bằng khoán điền thổ có hai mặt, mặt trước có 11 cột thông tin, mặt sau có 5 cột thông tin. Hình ảnh của một tấm bằng khoán điền thổ được lưu trữ tại Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội như sau:

Tấm bằng khoán điền thổ số 331 sau khi được dịch

Mặt trước của tấm bằng khoán


Khu vực

Tờ

Miếng

Phố: Phố 226 Số nhà: 17

Số bằng khoán: 331

K

9

170

Phường: ………………...……

Vùng: Sinh Từ

HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỔI CỦA THỬA ĐẤT

Bản kê khai

Thành phần của thửa đất

Chỉ số, loại thuế, diện tích từng bộ phận



Tổng diện tích

Theo dõi

Thời gian

Loại chứng từ

A

G ác

Kg

T

Sân

F

G




Ngày lập phiếu:

28 - 3 - 44



1g

66

30




131







239 mq










2g

12






















































Những tài liệu này nếu được công bố đầy đủ sẽ là nguồn thông tin quan trọng và có tính toàn diện về hiện trạng sử dụng không gian sống cũng như chủ sở hữu của chúng trong những năm năm mươi đầu thế kỷ XX. Mặt khác, nếu thông tin được xử lý tốt, kết hợp với các nguồn thông tin lịch sử, chúng ta hoàn toàn có khả năng xây dựng một hình ảnh 3D về từng ngôi nhà, từng khu phố của Hà Nội trong thời kỳ này.




tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương