TIỂu thuyết thứ NĂM


Đời sống nhân sinh và đời sống tâm linh biểu hiện trên nghệ thuật trang trí trống đồng



tải về 1.05 Mb.
trang13/14
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.05 Mb.
#17777
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

2.2. Đời sống nhân sinh và đời sống tâm linh biểu hiện trên nghệ thuật trang trí trống đồng

2.2.1. Đời sống nhân sinh

Quan sát một cách tổng thể bao trùm lên mặt trống, thân trống ta nhận thấy toàn bộ đời sống sinh hoạt của người Việt Cổ ở Thanh Hóa xưa. Nói như vậy có nghĩa, mỗi một họa tiết, phù điêu, hình học các nét chấm phá được trang trí trên trống đồng là sự mô phỏng, phản ánh đời sống muôn màu muôn vẻ của con người. Điều này hoàn toàn phù hợp với mổi quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Người xưa có những quan niệm nghệ thuật không giống như người hiện đại. Người Việt xưa bằng tư duy trực giác và bằng sự sàng lọc của mình, họ đã mô tả, thể hiện trên trống đồng đúng như họ từng thấy, từng sống, sinh hoạt, ứng xử và quan niệm như vậy ta gọi đó là đời sống nhân sinh của người xưa. Đời sống ấy được thể hiện một cách bình thường xảy ra hàng ngày trong mối quan hệ giữa người với vũ trụ: Trời, đất, trăng sao, sông biển...; quan hệ xã hội của con người: Lao động sản xuất, ứng xử với nhau, quan hệ sinh tồn và đời sống tâm linh, tình cảm...

Quan sát trên toàn bộ mặt trống và thân trống, ta thấy có những trang trí độc lập nhưng chủ yếu là sự trang trí mang tính đan xen trong một bố cục chặt chẽ, gói gọn trên mặt phẳng, hình tròn khép kín là mặt trống và trên hình trụ lõm có chiều sâu là thân trống.

Người xưa quan niệm, mặt trời là khởi nguồn của cuộc sống. Ánh sáng mặt trời giúp con người nhìn thấy nhau và nhận ra vạn vật để làm ăn, sinh hoạt. Mặt trời là “mẫu đề” của sự sống sinh tồn. Do đó trang trí mang tính chủ đạo và mang tính độc lập (tương đối) trên mặt trống là hình mặt trời. Con người nhìn thấy mặt trời tròn lúc bình minh hé mở và khi hoàng hôn gần tắt. Mặt trời có chức năng phát ra ánh sáng cho con người sinh sống, sinh hoạt, trang trí mặt trời không chỉ là hình tròn mà còn có các tia sáng. Mỗi trống đồng Đông Sơn đều có các tia chẵn từ 12-14 đến 16 tia phụ thuộc vào kích cỡ trống.

Việt Nam nói riêng, các nước ở khu vực Đông Nam Á nói chung sinh ra từ nền văn hóa lúa nước, hay nói ngược lại người Việt cổ và người cổ vùng Đông Nam Á sản sinh ra nền văn minh lúa nước. Nền văn minh lúa nước thời cổ xưa là nền văn minh làm ăn nhờ trời. Mặt trời là trung tâm của vũ trụ, mặt trời không chỉ phát ra ánh sáng mà còn sinh ra mưa nắng. Mưa nắng thuận hòa thì làm ăn được mùa, ấm no, hạnh phúc, sự sống phát triển.

Từ nghệ thuật trang trí mang tính chủ đạo và độc lập tương đối là mặt trời, tâm và đỉnh của trống phong tỏa ra các trang trí mang tính đan xen tổng hợp là cuộc sống của cư dân nông nghiệp cổ.

Đó là các trang trí về hình người: Con người là trung tâm của cuộc sống, con người phải lao động để tồn tại và phát triển sự sống nên nghệ thuật trang trí trống lại giành những nét đặc tả về con người cấy lúa, giã gạo... con người gắn bó với các công cụ lao động, phương tiện lao động và đi lại. Nghệ thuật trang trí mang tính đan xen và tổng hợp trên mặt trống là sự thể hiện cuộc sống sinh hoạt đa dạng và phong phú của con người: con người cầm vũ khí như những chiến binh chiến thắng cái ác để bảo toàn sự sống. Con người trên những chiếc thuyền đang thể hiện sức vươn lên chinh phục miền sống mới là sông suối và biển cả. Con người sống và sinh hoạt trong cộng đồng làng bản có người già, gái trai và trẻ nhỏ đang tưng bừng ca hát nhảy múa như một lễ hội được mùa của cư dân nông nghiệp.

Con người “bước ra” từ đời sống tự nhiên và tiếp tục sống hòa hợp, ứng xử hợp quy luật với tự nhiên. Cùng với nghệ thuật trang trí về đời sống của tự nhiên và xã hội chim muông và thú rừng quanh mặt trống là đàn chim Lạc mỏ dài, chân dài đang sải cánh bay, mang theo những ước vọng của con người, những chú hươu duyên dáng mềm mại như đang phô diễn những nét đẹp về hình thể về cặp sừng kiêu sa của mình. Thịt hươu, nhung hươu là thực phẩm bổ dưỡng không chỉ của người Việt xưa mà còn của người Việt hiện đại.

Phân tích một số trang trí gồm các họa tiết hình khối, kiến trúc.... trên trống đồng Đông Sơn là để tiếp tục khẳng định cuộc sống của người Việt Cổ ở Thanh Hóa xưa được thể hiện một cách sinh động, giàu chất liệu hiện thực và những giá trị nhân văn sâu sắc

2.2.2. Đời sống tâm linh

Nếu đời sống nhân sinh là đời sống diễn ra hàng ngày một cách bình thường thì đời sống tâm linh là chiều sâu của tư tưởng tình cảm là sự nâng lên thành tín ngưỡng, được tôn thờ như một tôn giáo lành mạnh và tích cực.

Ở Việt Nam không xuất hiện nhiều tín ngưỡng tôn giáo (thờ vật tổ) nhưng ở thời Hùng Vương đã xuất hiện tín ngưỡng thờ tổ tiên (tức là thờ ông bà, cha mẹ sinh thành ra mình). Người Việt cổ và người Việt ngày nay, phổ biến gọi là bố tức là bố Long Quân (tổ phụ) gọi mẹ là mẹ tức là mẹ Âu Cơ (tổ mẫu). 54 dân tộc trên lãnh thổ Việt đều lấy ngày 10-3 Âm lịch làm ngày giỗ tổ và ngày này đã trở thành ngày Quốc giỗ.

Vậy trang trí trên trống đồng Đông Sơn ta thấy gì về đời sống tâm linh và tôn giáo của người Việt cổ?

Theo quan niệm của tôi: Mặt trời trên trống đồng nói chung và trống đồng Đông Sơn nói riêng là biểu tượng của đức Long Quân – Tổ phụ. Mặt trời thì mọc hướng đông. Bằng trực giác ta thấy mặt trời mọc từ biển lên và biển chính là nơi Long Quân ngự tró.

Trên trống đồng có nhiều chim Lạc nối đuôi nhau bay ngược chiều kim đồng hồ, tức là xuất phát bay là hướng tây. Hướng Tây là hướng của núi rừng cũng là nơi trú ngụ của đức Âu Cơ.

Việc chia 50 người con xuống biển và 50 người con theo Âu Cơ lên rừng (theo thần thoại) để có 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt ngày nay là kết quả của cuộc hôn nhân thần thánh. Việc chim lạc bay từ Tây sang Đông là mối liên hệ bền vững giữa mẹ Âu Cơ và bố Long Quân là sự đoàn kết chung sống của 54 dân tộc Việt Nam.

Các trang trí hình người: Già có trẻ có, đàn ông có, đàn bà có, nam nữ có là hiện thân của con cháu Long Quân và Âu Cơ.

Đó là đời sống tâm linh chủ đạo sâu sắc của người Việt cổ: Con cháu của Tổ Phụ, Tổ Mẫu vẫn vui vẻ làm việc, sinh sống để xây dựng bản làng, quê hương đất nước.

Nghệ thuật trang trí trên trống đồng Đông Sơn có đời sống hiện tại (hình người trên trống) nhưng liệu có đời sống tương lai? Để trả lời câu hỏi này, người ta tìm về tín ngưỡng phồn thực: Âm dương, đực cái.

Hình người giã gạo trên trống đồng có cả đàn ông và đàn bà. Đàn ông: Dương – đực. Đàn bà: Âm – cái, có đàn ông và có đàn bà thì sẽ sinh con cháu đó là thế hệ tương lai.

Điều thú vị ở đây là cái chày dài dựng đứng, cái cối to nằm dưới. Bình thường ta quan niệm là công việc giã gạo. Song trong đời sống tâm linh chứa đựng chiều sâu của tư tưởng và tình cảm: cái chày, cái cối lại tượng trưng cho âm – dương, đực – cái; tượng trưng cho các bộ phận sinh dục của đàn ông, đàn bà. Các bộ phận này làm việc là để sinh ra con cháu những thế hệ nối tiếp.

Như vậy trên trang trí trống đồng có mặt trời, sóng nước, chim lạc, có đàn ông, đàn bà có cái chày, cái cối... là sự biểu hiện sinh động mà sâu sa đời sống tâm linh tín ngưỡng và tôn giáo của người Việt cổ. Đó là tôn giáo thờ tổ tiên của người Việt; là tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ ở Thanh Hóa xưa.

3. KẾT LUẬN

Trang trí trên trống đồng Đông Sơn là tác phẩm nghệ thuật tổng hợp tuyệt mỹ. Nghệ thuật trang trí ấy vừa biểu hiện đời sống nhân sinh muôn sắc màu vừa biểu hiện đời sống tâm linh sâu sắc của người Việt.

Trống đồng Đông Sơn và trang trí trên trống giàu chất liệu của cuộc sống con người và xã hội đa sắc màu thẩm mỹ và những giá trị nhân văn, nhân đạo đến nay chúng ta vẫn chưa khám phá hết.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tạ Đức, Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc - Biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn. Hội Dân tộc học Việt Nam.

[2] Nguyễn Quân - Phan Cẩm Thượng (1998), Mĩ thuật của người Việt, NXB Mỹ thuật

[3] Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc, NXB Văn hóa.

[4] Trần Lâm Biền (2001), Trang trí trong mĩ thuật truyền thống của người Việt, NXB Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội, .

[5] Chu Quang Chứ (1986), Qua mỹ thuật, thử tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, Văn hóa dân gian.

[6] Đinh Gia Khánh (1984), Vị trí nghệ thuật tạo hình dân gian trong văn hóa dân tộc Văn hóa dân gian.

[7] Nguyễn Du Chi (2001), Trên con đường tìm về cái đẹp của cha ông, Viện Mỹ thuật, NXB Mỹ thuật, Hà Nội.


THE DECORATIVE ARTS ON DONG SON BRONZE DRUM IN THE HUMAN AND SPIRITUAL LIFE OF THE ANCIENT VIETNAMESE.

Le Thien Lam

ABSTRACT

The decorative arts on Dong Son bronze drum is the crytallization of the creative minds and talented hands of the Ancient Vietnamese, particularly, the people in Dong Son - Thanh Hoa in the times of Hung Kings. The decorative art of Dong Son bronze drum is the symbolic art of the painting and sculpture art. From the general decoration on the face and body of the drum to the specific motifs like the sun, the birds and animals .... all of them implies a vibrant human life and a deeper spiritual life of ancient Vietnamese. The art of Dong Son bronze drum in particular and the drum decorative arts in general gives people the sense of multidimensional aesthetic value and profound humane values

Key words: Dong Son drum, the art and the life of ancient Vietnamese - Thanh Hoa.

(Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Bào; Ngày nhận bài: 25/7/2011; Ngày thông qua phản biện: 12/8/2011; Ngày duyệt đăng: 2/8/2012).



NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ YẾU TỐ CHỦ ĐẠO TRONG TRANH

Lê Văn Tuyện1

TÓm tẮt



Mỗi tác phẩm nghệ thuật hội họa đều có một yếu tố chủ đạo riêng. Mỗi tác giả có một sở trường, ưu thế trội trong quá trình sáng tác. Nghiên cứu về “Yếu tố chủ đạo trong tranh” nhằm định hướng cho người họa sĩ trong quá trình sáng tác đồng thời giúp cho việc thưởng thức mỹ thuật tiếp cận dễ dàng hơn.“Yếu tố chủ đạo trong tranh”còn là sự biểu hiện “tinh thần cốt lõi” của giá trị nghệ thuật trong mỗi tác phẩm, biểu hiện tính cá nhân chủ quan, tính lịch sử và tính xã hội của tác phẩm nghệ thuật.

Từ khóa: Yếu tố chủ đạo trong tranh.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cảm xúc của chúng ta khi xem tranh dân gian Việt Nam, bao giờ cũng là sự liên tưởng tới những ấn tượng của đời sống đương thời được chắt lọc, đôi lúc cô đọng và “biểu tượng” hoá như: Tranh “Đám cưới chuột”, tranh “Đại Cát”, tranh “Hứng dừa”.

Khi chúng ta xem tranh của các tác giả như VanGogh, Cézanne, Gauguin, nghệ thuật ấn tượng cho ta một cảm xúc tràn ngập về nắng, gió và không khí với cách biểu đạt màu sắc nhiều lúc tả màu xốp như bông, hoặc tách bạch ra như những giọt nắng, tựa như những ánh sắc màu ban mai chiếu xuống mặt sóng lăn tăn.

Ngược lại, khi xem tranh của thời Phục Hưng lại cho ta một thế giới hiện thực được thi vị hoá nhờ tài nghệ của hoạ sĩ. Tính chủ đạo trong tranh còn là một phạm trù nghệ thuật học khi chúng ta nghiên cứu tác giả, tác phẩm trên bình diện cấu trúc. Ví như sự cấu trúc của tổ hợp nét, hình trong tranh khắc gỗ Hàng Trống, Đông Hồ Việt Nam, tranh khắc Nhật Bản, hay tổ hợp về hòa sắc trong tranh trừu tượng của Pollock, như một giai điệu âm nhạc; tất cả các yếu tố tạo hình đó mang sắc thái, mức độ khác nhau, đã tạo nên những ấn tượng về phong cách riêng, đó chính là sự khác nhau khi hoạ sĩ nhấn đậm yếu tố chủ đạo trong mỗi tác phẩm.

Tác phẩm hội hoạ cũng như bất kỳ loại hình nghệ thuật khác, đều được hình thành trên cơ sở tích hợp nhiều thành tố mang tính nền tảng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật. Cảm hứng từ tự nhiên, liên tưởng từ chủ quan, ngôn ngữ, kỹ thuật… và cao hơn nữa là phong cách biểu đạt. Tuy nhiên, sắc thái của mỗi tác phẩm rất khác nhau bởi cái “tính cách nghệ thuật” của mỗi tác giả, thậm chí mỗi tác phẩm của cùng một tác giả không bao giờ giống nhau. Cái “thần thái” của tác phẩm đó biểu hiện tính thống nhất, xuyên suốt ở mọi khía cạnh đó là gì, đó là vấn đề lý luận về thẩm mỹ sáng tạo mỹ thuật mà chúng tôi cần nghiên cứu.

2. NỘI DUNG

2.1. Khái niệm về yếu tố chủ đạo trong tranh

Đối với hội họa đó là việc họa sĩ lựa chọn một tinh thần chủ đạo trong một tác phẩm. Tinh thần đó là gì? Tinh thần đó chính là “kiểu thức, mức độ” của sự hòa hợp các thành tố về bố cục, hình, nét, sắc màu đã đạt mức viên mãn theo ý hướng của tác giả. Điều này cắt nghĩa phong cách của mỗi tác giả là rất khác nhau. Thậm chí ở những họa sĩ lớn như Leona de Vinci, Picasso thì họa phẩm của họ mỗi thời kỳ mang phong cách khác nhau. Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng xã hội, lịch sử… đến tinh thần sáng tạo của cá nhân nghệ sĩ là một quy luật tất yếu. Đồng thời cho thấy tài năng của họa sĩ chỉ thực sự phát huy nếu họ thể hiện đúng thế mạnh, sở trường sáng tạo vốn có một cách đầy đủ.

Sự khác nhau trong phong cách nghệ thuật của các họa sĩ, sự khác nhau ở mỗi tác phẩm của một họa sĩ, chính là cá tính cách sáng tạo - Cái cảm xúc sáng tạo vào “thời điểm thiêng” có tính chất lịch sử, mang không gian, thời gian, thậm chí tâm sinh lý rất khác nhau của tác giả. Vậy “tính cách nghệ thuật” hay “cái hồn của tác phẩm” nó phản ánh cái gì? Mối quan hệ của nó đối với tác giả như thế nào? Nghiên cứu đặc điểm về cá tính sáng tạo, đặc trưng nghệ thuật trong mỗi tác phẩm được xác định như thế nào?

Chúng tôi đặt vấn đề mang tính quy nạp để thuận tiện cho nghiên cứu vấn đề trên là: nghiên cứu “yếu tố chủ đạo” trong mỗi tác phẩm và tác giả, nhằm cung cấp lý luận nghệ thuật học và mỹ học cho việc tiếp cận tác phẩm mỹ thuật. Một trong những vấn đề cốt lõi phản ánh “yếu tố chủ đạo” trong tác phẩm mỹ thuật là tính thống nhất xuyên suốt của tác phẩm trên mọi bình diện ngôn ngữ nghệ thuật.



2.2. Tính thống nhất trong tác phẩm hội họa

Vấn đề thống nhất ngôn ngữ phản ánh: Cũng như văn học, nghệ thuật sân khấu và các loại hình nghệ thuật khác, tranh vẽ là một sản phẩm sáng tạo của con người thông qua ngôn ngữ và các yếu tố tạo hình đặc thù: Không gian, ánh sáng, đường nét, hình khối, màu sắc, đậm nhạt vv... nhằm diễn tả một ý tưởng của tác giả theo quy luật của cái đẹp.

Mỗi tác phẩm hội họa đều có “cái hồn” riêng, thể hiện tính mức độ trong mối quan hệ giữa hình, khối, nét, sắc, độ theo “cá tính nghệ thuật của tác giả và tác phẩm”.

Việc chọn lựa “yếu tố chủ đạo” đương nhiên phải phụ thuộc vào trình độ, tài năng, sở trường và cảm hứng riêng của người sáng tác. Rembrand nổi tiếng về tả cảnh tranh tối tranh sáng. Georges de la Tour lại có biệt tài về tả ánh sáng nến trong phòng. Velázquez giỏi tả chất. Levitan giỏi tả về gam màu vàng của mùa thu. Ta không thể nói tác giả nào hoặc thời kỳ nào người ta thường chọn yếu tố nào làm chủ đạo, như có người đặt câu hỏi: Tranh lập thể và tranh trừu tượng thì yếu tố nào là chủ đạo?

Dù bất kỳ xu hướng hội hoạ nào cũng không thể phá bỏ những qui luật cơ bản về hài hoà, cân đối ... chỉ khác là cách thức biểu hiện như thế nào mà thôi.

Nghiên cứu “Yếu tố chủ đạo”, tôi muốn gợi mở thêm về việc tìm hiểu sâu hơn trong sáng tác của các hoạ sĩ cũng như sinh viên học môn mỹ thuật, tìm hiểu đặc điểm của tác phẩm nghệ thuật, qua đó, xác định chỗ yếu cần khắc phục và chỗ mạnh cần phát huy của bản thân trong sáng tác.

Vấn đề thống nhất trong tính cách sáng tạo của tác giả:

Khi nói đến yếu tố chủ đạo trong một bức tranh nào đó, ta không thể bỏ qua mối liên hệ máu thịt giữa tác phẩm và tác giả. Người ta nói “Văn tức là người”, tác phẩm hội hoạ cũng mang theo tinh thần của con người hoạ sĩ. Tinh thần đó là gì? Đó là giá trị đặc trưng, tạo dấu ấn riêng của một bức tranh. Giá trị đặc trưng, hay dấu ấn riêng đó chính là yếu tố tạo hình mà hoạ sĩ lựa chọn chính trong diễn đạt và biểu cảm.

Yếu tố chủ đạo có liên quan đến đặc trưng, sở trường, cá tính trong sáng tác của mỗi tác giả. Đó là sự nhấn mạnh, sự nổi trội trong việc lựa chọn yếu tố tạo hình nào làm chủ đạo, mà tác giả có sở trường, nhưng phải đảm bảo tính tổng thể trong tác phẩm, sự cân đối, hài hoà giữa các yếu tố tạo hình đó. Hiệu quả của một tác phẩm là sự kết hợp tổng hoà các yếu tố như: Đường nét, hình mảng, màu sắc, không gian, ánh sáng, chất cảm, nội dung, ý tưởng, phong cách trong sáng tác. Nhưng yếu tố nào tác giả chọn làm chủ đạo trong quá trình sáng tác tác phẩm, thì cần nhấn mạnh. Ví dụ như khi nghiên cứu nghệ thuật hội hoạ, chúng ta thường thấy sự khác nhau của các tác phẩm ở các bình diện:

Khi xem tranh, người xem thường bị cuốn hút đầu tiên bởi những biểu hiện có tính hình thức thuần tuý của tác phẩm như: hoà sắc, bố cục. Sau đó là sự hấp dẫn có tính chiều sâu bởi ý tưởng, nội dung với các yếu tố tạo hình như: hình, nét, mảng khối, không gian ánh sáng, chất cảm.

Những yếu tố tạo hình trên lại linh hoạt uyển chuyển ở từng tác phẩm, từng tác giả, rất khác nhau như: khối mạnh, khối mềm, khối căng tròn, khối sắc mạnh; nét mau, nét thưa, nét mập, nét thô, nét thẳng, nét cong, nét ngang, nét đứng; màu thiên nóng, màu thiên lạnh; màu tươi, màu trầm; ánh sáng thiên nhiên, ánh sáng trong phòng; không gian tự nhiên, không gian hư ảo, không gian nông, không gian sâu; không gian siêu thực; tương quan hài hoà, tương quan đối lập; bố cục tả thực, bố cục thiên sang trang trí, cách bố cục trừu tượng...

Xét cho cùng yếu tố chủ đạo trong tranh chính là biểu hiện cái thần thái, cái chủ quan thẩm mỹ khác nhau, liên quan đến khả năng, sở trường nghệ thuật của mỗi tác giả.

Từ quan niệm về cái đẹp mang tính chủ quan của mỗi hoạ sĩ, mà họ lựa chọn yếu tố chủ đạo thiên về hình khối hay màu sắc, thiên tả thực hay trang trí, biểu hiện. Đó là sự khác nhau của hoạ sĩ này với hoạ sĩ kia; hoạ sĩ thời này với thời khác; thậm chí là sự khác nhau giữa các hoạ sĩ cùng một thời đại.






Phong c¶nh - cña VanGogh


Ấn tượng mặt trời mọc - của Cézanne


Tranh Đại cát

Khái niệm chủ đạo trong tranh còn liên quan đến tính chất tâm sinh lý học nghệ thuật, từ tính chất truyền thống của đời sống con người, ví như thói quen về một thị hiếu, như sự thăng bằng, sự đối lập, sự vững chãi, sự chông chênh. Các yếu tố có tính sở trường của một hoạ sĩ là sự kết hợp giữa năng lực chuyên môn sở trường với “thị hiếu” của mỗi người. Xem tranh của các tác giả có “tên tuổi”, chúng ta dễ dàng nhận ra yếu tố chủ đạo trong sáng tác của họ là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn các yếu tố tạo hình, trong đó nổi bật lên yếu tố chủ đạo chính.

Mỹ thuật hiện đại với các trường phái biểu hiện, không phải đã phủ nhận hoàn toàn quan niệm truyền thống, Sự khác nhau chính là cách quan sát thế giới khách quan của họ đã khác, nhận thức thẩm mỹ của họ đã khác, khi họ biểu đạt thế giới khách quan không chỉ “bằng cái nhìn thấy” mà thường là cái mà họ “dự cảm thấy”, hoặc “tiên đoán thấy”. Như vậy sự nhìn chỉ thay thế từ phép trực quan biện chứng sang phép tư duy trừu tượng mô phỏng chủ quan, trên thực tế chủ nghĩa trừu tượng vẫn không thể thoát ly hiện thực, vì chính “sự sống trải nghiệm” của họ đang tồn tại đã là nguồn gốc quyết định ra hình thức “biểu hiện tân kỳ” của họ.

Thói quen về thị giác thẩm mỹ thường ưa sự cân bằng. Một trong những yếu tố của tính quy luật thăng bằng, là có sự tập trung các yếu tố đăng đối, hay sự hài hoà. Đôi khi sự đăng đối chỉ mang tính xu hướng, nghĩa là một sự hài hòa đang trong trạng thái động.

2.3. Tinh thần chủ đạo trong không gian và ánh sáng của tác phẩm mỹ thuật

Không gian trong một bức tranh bao giờ cũng là môi trường tồn tại của chính nó. Không gian trong tranh là yếu tố kết thành từ các giá trị của mảng khối, đường nét, màu sắc. Từ thời tiền sử, trên các hình khắc ở hang An-ta-mi-ra (Tây Ban Nha), hang Lat-sco (Miền đông nước Pháp), thì không gian chỉ là sự giản cách của các con vật được khắc nét cạnh nhau. Đến thời trung cổ thì không gian được tạo ra ở tranh vẽ trên các cửa kính nhà thờ Gôtích là những mảng màu được ánh sáng chiếu vào cường điệu lên như quang cảnh của Thiên đường. Thời Phục Hưng các hoạ sĩ tạo ra không gian chủ yếu bằng sự mô phỏng chủ quan hiện thực. Chỉ đến chủ nghĩa Ấn tượng thì không gian mới được các hoạ sĩ sáng tạo chân thực cả chiều sâu và sự linh diệu của nắng gió, ánh sáng thực tiễn. Các trường phái của nghệ thuật biểu hiện sau này miêu tả không gian bằng trí tưởng tượng chủ quan. Họ cố gắng phá vỡ các quan hệ về cấu trúc ngôn ngữ hội hoạ truyền thống, hy vọng bày tỏ quan điểm, cảm xúc, ý chí cá nhân đối với xã hội đương thời đầy mâu thuẫn và hỗn độn. Tuy nhiên, không gian trong tranh của Chagall vẫn còn gần gũi với thực tế, nhưng được bóp méo, chông chênh như trong ảo giác hay mơ mộng “tranh ngày sinh nhật”. Hầu hết tranh của các tác giả trừu tượng lại khác hẳn về cách thức trình diễn không gian truyền thống. Quan niệm về không gian của họ đã đi theo một chiều hướng mới. Họ thường sáng tác trong một tinh thần “hưng phấn không kiểm soát”. Những trạng thái thăng hoa nhất thời của họ đã cho họ nhập “thiền” với những sự tinh khiết của hoà hợp màu sắc, như hoạ phẩm của Kangdinsky, Paul-Klee hay Pollok, không gian không còn được bận tâm nữa mà là một vũ trụ hỗn mang.





Ánh sáng và không gian là nghệ thuật biểu hiện trên mặt phẳng. Các tác phẩm hội hoạ dù vẽ theo trường phái nào thì cũng biểu hiện không gian dưới các góc độ khác nhau. Theo quan niệm truyền thống của hội hoạ Phương Đông, khi có hình vẽ trên mặt phẳng là đã thể hiện sự tồn tại của vật thể trong không gian. Thời kỳ khoa học kỹ thuật phát triển đã đưa hội hoạ tiến xa. Nghệ thuật xử lý không gian và ánh sáng được các hoạ sĩ thời Phục Hưng khai thác và sử dụng một cách hiệu quả. Quan niệm không gian thấu thị đã đưa hội hoạ tái hiện tự nhiên và đây cũng là thước đo đánh giá tác phẩm hội hoạ.

Các thế kỷ sau Phục Hưng không còn coi không gian và ánh sáng là cách nhìn “một chiều” không gian của họ là cách biểu đạt thế giới không gian trong mơ, trong siêu thực.

2.4. Tinh thần chủ đạo thể hiện trong hình, khối, đường nét

Hình, khối, đường nét vốn được xem như một bộ khung tạo ra kết cấu của một tác phẩm hội hoạ kinh điển. Xuất phát từ đặc điểm khởi nguồn của nghệ thuật hội hoạ từ một khát vọng thấm đậm các giá trị hiện thực.

Mặt khác do hạn chế về màu sắc (khoa học hoá chất chưa phát triển), hàng ngàn năm từ thời tiền sử đến thời trung cổ, hội hoạ gần như chỉ giới hạn trong các màu của đất, đá, cây cỏ, nên hình nét rất được quan tâm. Nhưng do khoa học về giải phẫu người, hay khoa học về sự nhìn còn giới hạn, nên người ta khi vẽ cái họ nhìn thấy hay vẽ cái họ nhận thức được, đa số đều pha đậm tính chủ quan có tính tôn giáo hay triết lý dân gian đương thời (kể cả tranh dân gian Việt nam).

Thời Phục Hưng, khi khoa học về giải phẫu và luật xa gần ra đời, do những phát kiến của khoa học tự nhiên phát triển, thì hình nét được các hoạ sĩ khai thác triệt để với ý thức và hoài bão lãng mạn miêu tả sinh động cái điển hình của đối tượng thẩm mỹ.

Đỉnh cao của thời kỳ lãng mạn về hình nét đã đạt đến sự hoàn mỹ, cô đọng như tranh “Cái chết của Ma-ra” của David; tranh “Nguồn suối” của Ingres. Hoạ sĩ thời kỳ Ấn tượng không chú trọng nhiều đến hình nét mà chú trọng đến tả màu sắc linh diệu thay đổi theo thời gian trước ánh sáng tự nhiên.

Xa hơn nữa, chủ nghĩa Trừu tượng không còn câu nệ về hình khối trong sáng tác của họ, tâm hồn được giải phóng khỏi sự lệ thuộc của hình vẽ; họ phóng túng vẽ theo một cảm xúc đặc biệt, mong biểu hiện một tinh thần nào đó, ví như một hoà sắc diệu kỳ, ra đời trong một thời khắc hưng phấn đặc biệt, như một bản hoà âm do Chúa giáng thế ban tặng.

Trong các tranh hiện đại như “Cô gái trên quả cầu tròn” của Picasso, hay tranh trừu tượng của PaulKlee, Kandinsky, Mondrian vv... các quan niệm trên được biến điệu sang lối trình diễn mới, khác với tranh thời Phục hưng và Lãng mạn là các hoạ sĩ tự do trong sử dụng ngôn ngữ và kỹ xảo cuả hội họa. Vấn đề chủ đề trong tác phẩm mỹ thuật ít được tô đậm, ít được quan tâm như các đối tượng nghiên cứu của hiện thực xã hội, thường lấy minh hoạ con người xã hội làm hạt nhân. Các hoạ sĩ hiện đại thường dùng màu sắc, phối màu theo rung cảm, đôi khi là những rung động thần kinh dữ dội, thả tự do trong tâm linh, trong cảm hứng tột đỉnh. Hiệu quả sáng tác của họ như những giá trị trong các hoà âm, trong các giai điệu của âm nhạc, ít thấy bóng dáng của hiện thực, nhưng lại đậm nét các rung động của tinh thần.







Yếu tố tư tưởng được thể hiện qua hình, khối, nét như một phương tiện biểu đạt tối ưu trong các tác phẩm hiện đại.Tranh của PaulKlee, Kandinsky, Mondrian, yếu tố chủ đạo trong tác phẩm là yếu tố của các giai điệu, yếu tố của chuyển động xung quanh một trục thăng bằng nào đó, phải chăng yếu tố trọng tâm của loại tranh này không còn tĩnh như yếu tố trọng tâm trong tranh Phục hưng, tranh Dân gian.

Nhiều hoạ sĩ sử dụng đường nét làm yếu tố chủ đạo trong tranh. Đường nét là yếu tố tạo hình biểu hiện rất đa năng của hội hoạ. Đường nét không chỉ biểu hiện vật thể hữu hình mà còn thể hiện ý tưởng vô hình, vì vậy nó trở thành một trong những yếu tố cơ bản của hội hoạ. Công năng cơ bản nhất của đường nét là bao ngoài và xác định giới hạn của hình. Trong nhiều thể loại và chất liệu tranh các hoạ sĩ đã sử dụng đường nét một cách qui ước nhằm biểu đạt hiện tượng vật lý mà cảm quan thị giác không nhận biết được như: mùi vị, nóng lạnh, âm thanh.vv...

Nét không chỉ biểu hiện được hình mà còn diễn tả không gian: Các nét thẳng nằm ngang hoặc các nét thẳng đứng ngắn dần về phía trên của mặt tranh hoặc nhạt dần sẽ cho ta chiều sâu của không gian trên mặt phẳng. Các hình vẽ nhỏ dần về phía trên của mặt tranh cũng cho ta cảm giác về chiều sâu của không gian. Đối với hình vẽ nét chỗ thanh chỗ đậm cho ta cảm giác sống động của hình, có ánh sáng trên hình vẽ. Mật độ dày, thưa của nét cho cảm nhận thị giác khác nhau: Trên nền sáng nét dày cho cảm giác đậm, nét thưa cho cảm giác sáng và trên nền đậm thì ngược lại, mật độ của nét tạo nên điểm nhấn cho mắt nhìn và là điểm tập trung trong bức tranh. Những nét thẳng như hình vuông, chữ nhật, tam giác cho ta sự tĩnh tại, vững chắc. Những nét cong như hình tròn, nét cong lượn hay những nét cong, thẳng thay đổi hướng khác nhau sẽ cho ta cảm giác động. Nét ngang cho sự bình lặng, nét chéo cho sự vận động, hai đường cắt chéo biểu hiện sự ngăn cấm, đường cong lên biểu hiện sự phát triển, đường cong xuống biểu hiện sự suy sụp. Đường đứng mang lý tính, đường ngang mang nhiều cảm tính, khi biểu hiện sự trầm tư, tĩnh mặc, lạnh lẽo thì đường nét thẳng đứng có sức biểu cảm hơn đường nằm ngang. Đường xiên giàu cảm giác đa dạng, có tính chất linh động. Nét còn biểu hiện thành công trong tả chất như nét thanh cho ta cảm giác mềm mại nhẹ nhàng, nét mập biểu hiện sự chắc khoẻ, thô rắn.

Các hoạ sĩ Phương Đông cũng rất coi trọng việc biểu cảm bằng nét trong tranh, Hoạ sĩ Trung Quốc đề cao sức tuyền cảm của nét: Tranh lụa, tranh thuỷ mặc, là những thể loại và chất liệu thế mạnh của hoạ sĩ Trung Quốc và thế mạnh này được biểu hiện thông qua nghệ thuật dùng nét rất hiệu quả.

Tranh khắc gỗ Nhật Bản thể hiện khả năng sử dụng hình và nét tài tình, sự cường điệu của hình thông qua nét tạo nên sự độc đáo, thể hiện tính cách nhân vật rõ ràng.

Đường nét là sản phẩm của tư duy kết hợp với tư duy hình tượng, đường nét là một yếu tố biểu đạt trong tranh mà người hoạ sĩ tái hiện nhận thức, lý giải tình cảm của mình, phú cho sự vật mà nó biểu hiện sự sống trong nghệ thuật.



tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương