TIỂu thuyết thứ NĂM



tải về 1.05 Mb.
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.05 Mb.
#17777
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Key words: Ho Chi Minh thought; National liberation revolution.

(Người phản biện: TS.Chu Đình Lộc; Ngày nhận bài: 25/10/2011; Ngày thông qua phản biện: 25/11/2011; Ngày duyệt đăng: 2/8/2012).



CHỮ C TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA SANG TIẾNG PHÁP THÔNG QUA BẢN DỊCH “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN KHẮC VIỆN

Trịnh Thị Cẩm Xuân1

TÓM TẮT

Chữ “nước” trong tiếng Việt có một phạm vi ngữ nghĩa rộng lớn và có khả năng kết hợp với nhiều lớp từ khác nhau, tạo nên tầng nghĩa phong phú và sắc thái ngữ nghĩa sâu sắc. Đặc biệt, trong tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, tiếng Việt càng tìm được giá trị ngôn từ của nó. So sánh đối chiếu cách dùng phong phú của chữ “nước” trong tiếng Việt thông qua bản dịch “Truyện Kiều” bằng tiếng Pháp của Nguyễn Khắc Viện sẽ cho ta cái nhìn hoàn chỉnh hơn về hai ngôn ngữ này.

Từ khoá: Chữ “nước”trong Tiếng Việt, Truyện Kiều.

1.ĐẶT VẤN ĐỀ 

Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới, trong đó bản dịch sang tiếng Pháp của Nguyễn Khắc Viện năm 1994 của nhà xuất bản Thế Giới xuất bản thực sự là bản dịch thành công. Thông qua bản dịch này, tác giả đã thể hiện sự phong phú và tinh tế của tiếng Việt cũng như những biến đổi của nó trong khi chuyển nghĩa sang tiếng Pháp cùng với việc truyền tải hàm ý sâu sắc của từng câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du đến độc giả Pháp. Đặc biệt, chữ “nước” trong tiếng Việt có một phạm vi ngữ nghĩa rộng lớn và có khả năng kết hợp với nhiều lớp từ. Tìm hiểu chữ nước trong tiếng Việt và các phương thức chuyển nghĩa sang tiếng Pháp thông qua bản dịch “Truyện Kiều” của Nguyễn Khắc Viện sẽ giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về hai ngôn ngữ này.

2. NỘI DUNG



2.1. Khái niệm dịch thuật, các yêu cầu và nguyên tắc dịch thuật

2.1.1.Khái niệm dịch

Giống như các phạm trù khác, dịch cũng có rất nhiều khái niệm: Người ta vẫn thường phân loại dịch thuật thành hai lĩnh vực chủ yếu: Dịch thuật văn học và dịch thuật khoa học. Dịch thuật khoa học là hoạt động được tiến hành đối với các văn bản khoa học nói chung, kể cả khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn. Còn lại, tất cả các hoạt động dịch thuật đối với các văn bản sáng tác văn hóa đều được gọi là dịch thuật văn học.



2.1.2. Yêu cầu dịch thuật

Yêu cầu duy nhất của công việc dịch thuật là phải đảm bảo tính chính xác toàn diện của văn bản trong việc truyền đạt cả về mặt ngữ nghĩa lẫn ý đồ tu từ và tư tưởng của nguyên tác. Trong giới dịch thuật, người ta thường dùng chữ “tín” để chỉ sự chính xác. Nhưng trong giới dịch thuật nước ta, nhiều người hay nói đến yêu cầu về ba chữ tín, đạt, nhã đối với dịch thuật, với nghĩa là một bản dịch phải đạt được độ chính xác, đảm bảo chất lượng và hay.



2.1.3. Các nguyên tắc của dịch thuật

- Nguyên tắc đầu tiên là nguyên tắc về vốn kiến thức văn hóa.

- Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc tư duy và chuyển nghĩa tương đương giữa hai ngôn ngữ, hay là nguyên tắc tư duy hai ngôn ngữ.

2.2. Chữ “nước” trong tiếng Việt

Chữ “nước” trong tiếng Việt có rất nhiều tầng nghĩa.

-1 d. 1 Chất lỏng không màu, không mùi và trong suốt khi là nguyên chất, tồn tại trong tự nhiên ở sông hồ, ở biển. Nước mưa. Nước lũ. Nước thuỷ triều. Nước lên (nước thuỷ triều lên). Ăn nước giếng.

-2 Chất lỏng, nói chung. Nước mắt. Nước chè. Chanh nhiều nước. Nước thép đầu tiên. Thuốc nước.

3 Lần, lượt sử dụng nước, thường là đun sôi, cho một tác dụng nhất định nào đó. Pha chè nước thứ hai. Thang thuốc đông y sắc ba nước. Rau rửa mấy nước mới sạch.

4 Lớp quét, phủ bên ngoài cho bền, đẹp. Quét hai nước vôi. Nước mạ rất bền. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (tng.).

5 (kết hợp hạn chế). Vẻ ánh, bóng tự nhiên của một số vật, tựa như có một lớp mỏng chất phản chiếu ánh sáng nào đó phủ bên ngoài. Nước ngọc. Gỗ lên nước bóng loáng.

-2 d. Vùng đất trong đó những người thuộc một hay nhiều dân tộc cùng sống chung dưới một chế độ chính trị - xã hội và cùng thuộc về một nhà nước nhất định. Nước Việt Nam. Các nước láng giềng.

-3 d. 1 (kết hợp hạn chế). Bước đi, về mặt nhanh chậm (của ngựa). Ngựa chạy đang được nước. Phi nước đại.

2 Bước đi của quân cờ, về mặt ảnh hưởng đến thế cờ. Nước cờ cao. Mách nước. Chơi cờ sáng nước.

3 Cách hành động, hoạt động để tác động đến tình hình, thoát khỏi thế bí hoặc tạo ra thế thuận lợi. Bị bao vây, chỉ còn nước ra đầu thú. (Tính) hết nước.

4 (kng.). Thế hơn kém. Chịu nước lép. Đến nước cùng rồi. Được nước, càng làm già. Nó thì nước gì!

5 (kng.). Mức độ khó có thể chịu đựng hơn. Độc ác đến nước ấy là cùng. (Trả đến nghìn đồng là) hết nước. Đã đến nước này thì không còn có thể từ chối được.

Ngoài ra, chữ “nước” còn xuất hiện trong rất nhiều thành ngữ.



Ví dụ: Nước chảy đá mòn; nước mất nhà tan; lập lờ nước đôi……

Vậy, dịch chữ “nước” sang tiếng Pháp cần phải xét nghĩa của từ trong từng ngữ cảnh nhất định để đảm bảo tính chính xác của bản gốc, ngoài ra để làm bản dịch hay hơn.



2. 3. Nghiên cứu bản dịch “Truyện Kiều” của Nguyễn Khắc Viện:

Một vài trường hợp của chữ “nước” trong bản dịch truyện Kiều sang tiếng Pháp của Nguyễn Khắc Viện:

- Nước mang nghĩa chất lỏng không màu, không mùi và trong suốt khi là nguyên chất, tồn tại trong tự nhiên ở sông hồ, ở biển:

Truyện Kiều

Bản dịch tiếng Pháp

của Nguyễn Khắc Viện

Dưới cầu nước chảy trong veo

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”

L’eau limpide chantait sous la passarelle

Les saules se balançaient sous la caresse des vents du soir »

- Nước mang nghĩa vùng đất trong đó những người thuộc một hay nhiều dân tộc cùng sống chung dưới một chế độ chính trị - xã hội và cùng thuộc về một nhà nước nhất định.

Truyện Kiều

Bản dịch tiếng Pháp của

Nguyễn Khắc Viện

“ Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai” 

“Belle elle était, comme dans la légende

A traverser citadelles et cités”.



- Nước mang nghĩa ánh, bóng tự nhiên của vật, tựa như có một lớp mỏng chất phản chiếu ánh sáng nào đó phủ bên ngoài.

Truyện Kiều

Bản dịch tiếng Pháp của

Nguyễn Khắc Viện

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Van digne, épanouie telle la lune dans ses plus beaux jours

Avait le sourire de fleurs, une voix de cristal

Les nuages n’avaient la spendeur de ses cheveux

La neige la pureté de son teint”

- Nước trong thành ngữ :

Truyện Kiều

Bản dịch tiếng Pháp của Nguyễn Khắc Viện

Than ôi sắc nước hương trời

Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây”


Comment, s’écria-t-il, cette beauté unique, ce parfum des dieux

A-t-elle pu s’égarer, se fourvoyer en ces lieux ?” 

Chúng tôi nhận thấy, với chữ nước mang nghĩa chất lỏng không màu, không mùi và trong suốt khi là nguyên chất, tồn tại trong tự nhiên ở sông hồ, ở biển, dịch giả có nhiều cách dịch khác nhau, ví dụ :

Truyện Kiều

Bản dịch tiếng Pháp của Nguyễn Khắc Viện

“ Một vùng cỏ mọc xanh rì,

Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu”.

L’herbe toujours verdoyait à perte de vue

L’eau toujours limpide n’avait gardé aucune image”.

Nước trôi hoa rụng đã yên

Hay đâu địa ngục ở miền nhân gian”.

Le flot avait arraché la fleur, tout semblait se calmer

Qui eut pensé que l’enfer se trouvât dans ce monde”

Vì sao với cùng một chữ nước” cùng mang nghĩa chất lỏng không màu không mùi, tác giả lại sử dụng hai cách dịch khác nhau ? Phải chăng là vì ở ví dụ đầu tiên, Nguyễn Du đang miêu tả cảnh vật trên đường lúc Kiều tìm sang nhà Kim Trọng, là lúc Thuý Kiều còn đang hạnh phúc trong men say của mối tình đầu nên dường như mọi thứ đều rất yên bình và êm ả, chữ “eau tạo cảm giác trung lập (neutre) đối với người đọc. Trong khi đó, ở ví dụ thứ hai, tác giả đang nói về lúc Kiều bị hai tên Ưng, Khuyển lập mưu hãm hại nên dịch giả sử dụng từ  le flot là một từ để chỉ về sóng gió nhắm nhấn mạnh hoàn cảnh đen tối của Kiều ?

Còn với chữ “nước” mang nghĩa quốc gia hay vùng đất, ta hãy thứ so sánh ví dụ :



Truyện Kiều

Bản dịch tiếng Pháp của Nguyễn Khắc Viện

“ Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”

Belle elle était, comme dans la légende

A traverser citadelles et cités

“ Được lời như mở tấc son

Vó câu thẳng ruổi nước non quê người”


Sur cette parole qui ôta un poids de son coeur

Il enfourcha son cheval, enflèche traversa les contrées étrangères

Thông thường thì, với chữ Nước-Non chúng ta thường dịch là  pays, nhưng trong ví dụ đầu tiên, để đồng nhất trong việc dịch chữ nước và chữ thành, dịch giả đã chọn cách dịch “citadelles"cités» để chỉ chung cho Nước-Non. Còn ở ví dụ thứ 2, dịch giả đã sử dụng “contrées étrangères” để nói “nước non quê người”.

Rồi lại có trường hợp chữ Nước xuất hiện:



Truyện Kiều

Bản dịch tiếng Pháp của Nguyễn Khắc Viện

Nước non cách mấy buồng thêu

Những là trộm dấu, thầm yêu chốc nòng.”

Les rideaux brodés les cachaient plus que fleuves et monts

Kim ne pouvait que brûler d’amour, soupirer en silence.”

Ở đây, Nguyễn Khắc Viện đã lấy “fleuves et monts” để dịch cho nước non . Và ta cũng bắt gặp sự xuất hiện rất nhiều của “fleuves et monts” mang ý “nước non” trong những đoạn miêu tả:

Truyện Kiều

Bản dịch tiếng Pháp của Nguyễn Khắc Viện

Chung quanh những nước non người,

Đau lòng lưu lạc nên vài bốn câu.”

Ces fleuves, ces monts, tout lui était étranger

Elle récita quelques vers, disait sa douleur d’exilée.”

4. KẾT LUẬN



Truyện Kiều không chỉ đòi hỏi người dịch đơn giản là dịch thơ mà còn là chuyển đổi bằng thơ. Người dịch phải hòa mình vào với ngôn ngữ trong thơ, lối sử dụng các biện pháp tu từ, nhạc điệu trong thơ, để gợi lên được cảm xúc, sự tưởng tượng nơi người đọc. Người dịch đương nhiên phải trung thành với bản gốc, tức là phải bám sát nghĩa, tuy nhiên vẫn phải đưa cảm xúc vốn có của câu thơ vào trong bản dịch; và trong trường hợp này, sự đa dạng của từ vựng đã phát huy được thế mạnh. Chữ « nước » mang nhiều tầng nghĩa được thể hiện dưới những ngôn từ khác nhau ở bản dịch tiếng Pháp đã phần nào thể hiện được dụng ý của tác giả. Đây là một thành công của dịch giả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Khắc Viện (1994), Bản dịch truyện Kiều, NXB Thế Giới.

[2] Nguyễn Văn Chiến (2004), Tiến tới xác lập vốn từ văn hoá Việt, NXB Khoa Học Xã Hội, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam.

[3] Nguyễn Lai (2000), Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa - Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá , Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.

[4] TS. Nguyễn Văn Dân - http://thaoluan.phatviet.net/

[5] Hồng Lê Thọ, Tìm hiểu chữ Nước trong Tiếng Việt http://khoahocvietnam.com/

[6] PGS.TS Nguyễn Lân Trung (2006), Một số vấn đề về ngôn ngữ học đối chiếu Việt - Pháp, NXB Đại học Quốc gia.
"NƯỚC" IN VIETNAMESE AND THE WAYS TO RERDER ITS MEANGINGS IN TO FRENCH VIA THE TRANSLATION OF "TRUYỆN KIỀU" BY NGUYEN KHAC VIEN

Trinh Thi Cam Xuan

ABSTRACT

The word « nước » in Vietnamese has awide semantic range and the ability to combine many different grades to make up stories that rich and deep semantic nuances. In particular, in «Truyen Kieu » by the great poet Nguyen Du, Vietnamese is found more and moer its value of language. By comparing the abundant use of the word « water » in Vietnamese used in the French translation of Truyen Kieu (The Table of Kieu), Nguyen Khac Vien gives us a more complete view of these two languages.

Key words : « Nước » in Vietnamese, « Truyện Kiều » .
(Người phản biện: TS. Nguyễn Hữu Hải; Ngày nhận bài: 25/5/2012; Ngày thông qua phản biện: 19/6/2012; Ngày duyệt đăng: 2/8/2012)

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN

VỚI ĐỜI SỐNG NHÂN SINH VÀ ĐỜI SỐNG TÂM LINH

CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ

Lê Thiện Lâm1

TÓM TẮT


Nghệ thuật trang trí trống đồng Đông Sơn là sự kết tinh của đầu óc sáng tạo và bàn tay tài hoa của người Việt cổ, cụ thể là của người Đông Sơn – Thanh Hóa thời Hùng Vương. Nghệ thuật trang trí trên trống đồng Đông Sơn mang tính biểu tượng kết hợp giữa loại hình nghệ thuật hội họa, đồ hoạ và điêu khắc. Từ tạo hình khối, trang trí tổng thể của chiếc trống, mặt trống, thân trống đến các họa tiết cụ thể như hình mặt trời, người, chim, thú.... đều ẩn chứa đời sống nhân sinh phong phú, sinh động và một đời sống tâm linh sâu sắc của người Việt cổ. Nghệ thuật trống đồng Đông Sơn nói riêng và nghệ thuật trang trí trống đồng nói chung đem đến cho con người những cảm nhận về giá trị thẩm mỹ nhiều chiều và giá trị nhân văn sâu sắc.

Từ khóa: Trống đồng Đông Sơn, nghệ thuật và đời sống người Việt - Thanh Hóa xưa.

1. MỞ ĐẦU

Năm 1924, một người nông dân làng cổ Đông Sơn trong khi đi câu cá, tình cờ ông phát hiện chiếc trống đồng đầu tiên còn nguyên vẹn, nằm không sâu trong lòng đất. Một công chức người Pháp tên là Pagiô, lúc bây giờ là thương chính ở Thanh Hóa mua về. Pagiô đem bán chiếc trống đồng đó cho viện Viễn Đông Bắc Cổ ở Hà Nội. Kể từ sự kiện đó, làng cổ Đông Sơn và trống đồng Đông Sơn trở thành trung tâm nghiên cứu của viện Viễn Đông Bắc Cổ và giao cho Pagiô tiến hành khai quật (1924 -1928). Viện này lại giao tiếp cho Giăng xê người Thụy Sỹ tiếp tục khai quật, nghiên cứu (1934 -1935). Kết quả của các cuộc khai quật, họ đã thu gom được trên 200 di vật. Và họ đi đến kết luận theo quan điểm thực dân và tư sản: Không có nền văn hóa Đông Sơn và không có trống đồng Đông Sơn của người bản địa. Có nghĩa từ quan điểm thực dân tư sản hẹp hòi, người Pháp bấy giờ phủ nhận nền văn hóa Đông Sơn và cho rằng nền văn hóa đó có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc một nước nào khác đem đến?!

Từ năm 1960 đến nay, với sự nỗ lực của các nhà khoa học Việt Nam và được sự giúp đỡ của các nhà khoa học Liên Xô (cũ), các nhà khoa học của các nước tiên tiến trên thế giới, nền văn hóa Đông Sơn, tựu trung và kết tinh rực rỡ nhất là trống đồng Đông Sơn đã trả nguyên giá trị cho người và vùng quê vốn phát hiện được ra nó và lưu giữ trong lòng đất hơn 3000 năm nay tương ứng với nền văn minh thuở các Vua Hùng. Từ làng cổ Đông Sơn, trống đồng Đông Sơn mở rộng không gian văn hóa trên các lưu vực sông Mã, sông Chu, hai con sông lớn của xứ Thanh và các chứng tích (di chỉ), văn hóa tìm thấy ở Thanh Hóa, chúng ta hoàn toàn có cơ sở khách quan, thực tế để thừa nhận: Thanh Hóa là quê hương của người Việt Cổ và nền văn hóa Đông Sơn, văn minh sông Mã tồn tại hơn 3.000 năm nay có tầm vóc ngang bằng với các nền văn minh lớn trên thế giới như nền văn minh Hoàng Hà của Trung Quốc, nền văn minh sông Hằng ở Ấn Độ....

Bài viết này tập trung tìm hiểu hai nội dung: Nghệ thuật trang trí trên trống đồng Đông Sơn gắn liền với đời sống nhân sinh, thực tế, với đời sống tâm linh giàu giá trị nghệ thuật và nhân đạo của người Việt Cổ, cũng như của người xứ Thanh xưa. Người viết với khả năng của mình, mong muốn được góp phần nhỏ bé vào việc phát huy, bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và sắc thái văn hóa xứ Thanh nói riêng.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Nghệ thuật trang trí trống đồng Đông Sơn

Nghệ thuật trang trí trống Đông Sơn rất phong phú là sự kết hợp tài tình giữa đồ hoạ, hội hoạ và điêu khắc, mỗi chiếc trống là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Thông qua việc nghiên cứu về các mô típ và cách trang trí trên trống đồng ta càng rõ hơn nét đẹp toàn diện của nghệ thuật trang trí và từng bước giải mã về đời sống sinh hoạt, văn hoá tâm linh của người Việt cổ.




Mặt trống đồng Đông Sơn


Họa tiết trang trí trên trống đồng là những họa tiết kết nối phong phú, đa dạng – cấu trúc trang trí trên thân trống và 9 vành họa tiết ở mặt trống đã tạo chất nghệ thuật và chất biểu tượng độc đáo. Với tư duy lưỡng hợp, người Đông Sơn cổ đã sáng tạo các tác phẩm có giá trị rất cao về nghệ thuật – mà có lẽ đặc sắc nhất là cách sắp xếp họa tiết (hình mặt trời, hình người, hình con vật, hình học) theo thế tròn đồng tâm trên mặt trống. Ngày nay khi xem cách trang trí các vòng tròn đồng tâm khiến chúng ta đặt câu hỏi: Phải chăng người Việt xưa, người Đông Sơn bấy giờ đã tạo được các họa tiết theo kỹ thuật bàn xoay bằng phép tịnh tiến mà tất cả các họa tiết từ dích dắc đến hình học được nối nhịp rất hài hòa, cân đối như thế?

Trong tổng thể trang trí trống đồng Đông Sơn, hình mặt trời là họa tiết tiêu biểu nhất mang đầy chất thơ, chất triết lý mà có lẽ chỉ người xưa mới có cách nghĩ ấy. Họa tiết hình mặt trời là mảng lớn được đặt chính giữa mặt trống theo hướng đi của người, động vật là bố cục điển hình đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu.

Trên mặt trống hình mặt trời có 12,14,16 tia - đấy chính là thể hiện niên đại của trống (bằng cách dùng tia phóng xạ người ta đã tìm ra loại trống: trống loại I, II, III). Mặt trời có 12, 14 cánh đều nhau phổ biến trên trống đồng Đông Sơn. Trên trống thể hiện cả vũ trụ mà ở đó hình mặt trời là trung tâm của vũ trụ. Người xưa quan niệm đánh trống đem lại niềm vui vào dịp hội hè, tế lễ, cầu mưa nắng, cầu mùa, cầu năm mới. Hình ảnh tiêu biểu độc đáo nhất là họ chỉ mô phỏng bằng nét răng cưa khúc triết, đều nhau đã tạo cho người xem liên tưởng tới tia chiếu hào quang phát ra từ mặt trời. Mặt khác, đấy còn là nét tượng trưng cho sự khuyếch đại âm thanh và sự lan tỏa tưởng chừng không giới hạn.



- Hình người trên trống đồng Ngọc Lũ

- Hình thuyền trên trống đồng Ngọc Lũ

- Hình chim Lạc trên trống đồng Ngọc Lũ
Cùng với họa tiết hình mặt trời thì họa tiết hình người là họa tiết được thể hiện phong phú, độc đáo nhất. Họa tiết hình người khoác áo lông chim, cắm mũ lông chim được mô tả rất hiện thực trên thân trống, mặt trống. Phải chăng họa tiết này mô tả chính chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn “con Hồng, cháu Lạc”. Người Việt cổ tỏ ra rất tài hoa trong những nét khắc họa, hình tượng con người được diễn tả sống động hơn những hình tượng khác. Những nét khái quát hóa người Việt xưa đã miêu tả hình dáng, động tác của con người một cách nghệ thuật với những nét uốn lượn lặp đi, lặp lại trong trang phục của người mặc áo lông chim, là chiến binh, là người giã gạo. Có khi còn diễn tả cả trong lễ hội có già trẻ, trai gái đang nhảy múa theo hình vòng tròn đồng tâm quanh trống. Bằng những đường nét rất hoạt và đơn giản, tạo nhịp điệu chung sống động thể hiện nghệ thuật từ hiện thực cuộc sống con người.

Ngoài họa tiết chủ đạo hình mặt trời, sự phong phú, sống động của hình người thì các họa tiết khác như hình thuyền, hình chim, thú và các họa tiết dạng hình học cùng được thể hiện khá độc đáo đã làm phong phú, sinh động thêm và tạo nên nét đẹp hoàn hảo cho nghệ thuật trống đồng Đông Sơn.

Không phải ngẫu nhiên mô típ thuyền được thể hiện nổi bật trên các trống đồng Đông Sơn, mà đây chính là tư duy tổng thể trong cuộc sống con người “giữa cõi âm và cõi dương”. Thuyền trở thành biểu tượng của thiên nhiên mưa, nắng. Thuyền còn gắn liền với lịch sử “Con rồng cháu tiên”.

Nhìn về góc độ nghệ thuật họa tiết hình thuyền gần như chiếm vị trí duy nhất trên bộ phận tang trống. Thuyền được tạo dáng hình vòng cung, đầu và đuôi thuyền cong vút, thuyền đều được đi theo hướng từ trái sang phải người xem. Giữa thuyền có cái lầu ở phía trên có người đang điều khiển. Ở hai mạn thuyền có mái chèo, ngoài ra có những chiếc thuyền được sắp xếp hình dáng người ngồi, người đứng cao thấp với những chiếc lông chim được sắp xếp thay đổi nhịp điệu, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa lớp trên và lớp dưới. Mô típ hình thuyền được kết hợp với các mô típ khác tạo nên sự sinh động, đường nét trang trí rất tinh tế.

Nghệ thuật trang trí trên trống đồng Đông Sơn họa tiết hình chim lạc cũng trở thành biểu tượng cho sự sống sự sinh sản và đồng thời biểu tượng cho thần chiến tranh, thần bảo hộ của mình. Những chiếc mũ cắm lông chim là biểu tượng của những người đàn ông dũng cảm.. Hình ảnh chim lạc đã đi vào huyền thoại mẹ Âu cơ đẻ ra bọc trăm trứng, nở trăm con, con trưởng là Vua Hùng. Họa tiết chim mỏ dài, thân dài đang bay ngược chiều kim đồng hồ trên mặt trống đồng bằng những đường nét mạnh bạo, dứt khoát đã tạo nên hình ảnh con chim sống động, khỏe nhất, mạnh nhất, được coi là giống chim Lạc Việt. Biểu tượng cho thế giới tự nhiên tràn đầy sức sống và mơ ước bay lên vũ trụ làm chủ bầu trời, mặt đất, sông biển của người Lạc Việt.

Đứng về góc độ nghệ thuật thì họa tiết hình chim có tính cách điệu cao và được thể hiện đẹp nhất, với đường nét phóng khoáng mà rất có “thần”. Họa tiết hình chim có tần số khá dày trên trống đồng. Hình chim được sắp xếp xen kẽ với hình hươu, hình chim xen kẽ với hình thuyền...

Chính vì vậy họa tiết hình chim trên trống đồng nói chung và trên trống đồng Đông Sơn – Thanh Hóa nói riêng là biểu tượng độc đáo, là nghệ thuật trang trí tiêu biểu in đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Nhìn chung nghệ thuật trang trí trống đồng Đông Sơn được người Việt cổ sử dụng thủ pháp nghệ thuật độc đáo. Các mô típ trang trí hầu như đều thể hiện theo chiều nghiêng từ hình người, chim, hươu, bò... Sự tài tình khéo léo ấy đã tạo cho người xem đọng lại những hình “siêu thực” một cách sinh động, khái quát mà đặc tả cao.

Hơn thế nữa người xưa dùng đường nét (mà chủ đạo là đường cong và đoạn thẳng) với nhiều thủ pháp, phổ biến là những nét âm dương (đúc chìm hay nổi) mà thực ra là cách khắc họa trên mảng đúc hoặc trên khuôn mẫu.

Việc sử dụng đường nét để mô tả con người, động vật, vật dụng đã đạt đến trình độ cao. Nét đơn giản, nhiều khi mang tính sơ đồ hóa. Tả đôi mắt mà chỉ tả nét cong tròn, thân hoặc cánh chỉ là những nét vạch ngắn... đường nét gọn gàng khúc chiết mang tính biểu cảm cao. Thậm chí nét cũng tạo nên sắc độ của họa tiết, để tránh cho các đường viền của hình không đơn điệu, hình nọ phân biệt với hình kia, bằng sắc độ họ đã sử dụng thủ pháp tạo hình độc đáo (VD: Cho họa tiết chính được nổi khối họ dùng những chấm tròn dày đặc để làm nền...).

Có thể nói nghệ thuật trang trí trống đồng Đông Sơn đã tạo nên nét đẹp hoàn mỹ, nét đẹp riêng của người Việt cổ hồi bấy giờ.



tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương