TIỂu thuyết thứ NĂM


Tinh thần chủ đạo trong màu sắc của tác phẩm



tải về 1.05 Mb.
trang14/14
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.05 Mb.
#17777
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

2.5. Tinh thần chủ đạo trong màu sắc của tác phẩm

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về màu sắc cho rằng, bản thân mọi vật đều có màu sắc, nó tồn tại khách quan và chỉ cần ánh sáng tác động vào thì lộ rõ bản chất về màu sắc. Mỗi vật chất hấp thụ ánh sáng khác nhau, tuỳ theo tính chất của vật chất ấy mà chúng hấp thụ ánh sáng nhiều hay ít. Khi hấp thụ ánh sáng chúng chỉ nhận những màu mà chúng có và trả lại các màu chúng không có, đối với màu đen thì hấp thụ hoàn toàn và màu trắng thì trả lại hoàn toàn.

Màu sắc ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý lứa tuổi: Trẻ em thích màu tươi sặc sỡ, thanh niên thích màu tươi sáng, trung niên thích màu trang nhã, người già thích màu trầm. Con người dễ bị phản ứng đối với màu sắc và chính màu sắc có thể tác động các trạng thái tình cảm như buồn, vui, mệt mỏi hay phấn chấn. Với những ưu thế tác động lên hệ thần kinh tạo ra các phản ứng sinh học, màu sắc thường được sử dụng một cách rộng rãi trong kiến trúc, ngoại thất, nội thất, theo thị hiếu của mỗi vùng, miền, dân tộc, cá nhân. Đôi khi vấn đề màu sắc còn được các nhà y học sử dụng như một liệu pháp chữa bệnh về thị lực và thần kinh.

Màu sắc là yếu tố quan trọng để hoạ sĩ sử dụng, khi nói đến hội họa là nói đến màu sắc. Tuy nhiên nhiều hoạ sĩ đã tối giản việc sử dụng màu trong tranh như tranh đồ hoạ, tranh thuỷ mặc Trung Quốc, các họa sĩ này chủ yếu chỉ sử dụng các tương quan đậm nhạt hay dùng hiệu quả của đường nét để tạo nên hiệu quả tác phẩm. Các hoạ sĩ vẽ tranh thuỷ mặc cho việc loại trừ yếu tố màu sắc ra khỏi hội hoạ lại hàm chứa một hệ tư tưởng cao siêu về triết học của người Trung Quốc. Đối với họ màu chỉ được sinh ra từ vô sắc. Hai yếu tố đen và trắng là khởi thủy chứa đựng tất cả các màu.

Màu sắc trong tranh có sức chi phối thẩm mỹ mãnh liệt. Khi khoa học khác phát triển, ví như máy ảnh, máy quay phim ra đời, xu hướng thẩm mỹ không còn hướng đến duy nhất về sự kỳ diệu của hình, đặc biệt các hoạ sĩ chủ nghĩa Ấn tượng, chủ nghĩa Biểu hiện sau này kỳ vọng nhiều hơn các giá trị của hòa sắc mang lại trong họa phẩm. Nếu chúng ta thử chụp một tác phẩm hội hoạ bằng ảnh đen trắng thì cảm nhận của chúng ta chủ yếu còn lại về sự kỳ diệu trong các tương tác của giai điệu do đậm nhạt, do mảng khối, hình nét, cấu trúc các tổ hợp kỹ thuật của cách vẽ, tạo ra khoái cảm thẩm mỹ của chúng ta. Nhưng sẽ tăng gấp bội lần giá trị khoái cảm thẩm mỹ nếu chúng ta xem một bảng màu đầy đủ các giá trị trực tiếp in rõ nét vẽ, hình nét và đặc biệt các giá trị của màu sắc mang lại những ấn tượng cho chúng ta.

2.6. Tinh thần chủ đạo thể hiện trong hình thức biểu cảm

Hình thức biểu cảm, hay “chất cảm” trong tranh là hiệu ứng rung cảm thẩm mỹ mang lại cho người xem, thông qua hình thức nào đấy của ngôn ngữ hội hoạ mang lại. Ví như sự rung động của chúng ta khi xem tranh Chu Phỏng thời nhà Đường, ông thường vẽ đề tài về các tầng lớp quí tộc, đề tài về phụ nữ. Tranh Thuỷ mặc của Tề Bạch Thạch thời nhà Thanh, cách vẽ của họ thật hoạt chắc, uyển chuyển, tinh tế, tạo nên kết quả thơ mộng, thanh tao mà điêu luyện khiến cho không gian trên bề mặt tranh thật lung linh huyền ảo theo vết thuốc màu loang trên giấy dó, như triết học của Trung Hoa “vừa thực vừa hư”.

Ngược lại khi xem tranh khắc của Hôkusai người Nhật Bản với những mảng màu đen, xanh lam trầm, đỏ đậm, trắng được bố cục trong tổ hợp nét khắc khoẻ khoắn, nhịp điệu làm cho ta liên tưởng đến tư tưởng của “giới võ sĩ đạo” kiên cường. Mặt khác khi xem tranh của Raphael, Titien thời Phục Hưng, Rambrand thời Cổ điển với kỹ thuật sơn dầu và kỹ thuật hướng đến tả chân, cho thấy một sự chắt lọc hiện thực đến mức lý tưởng, một lý tưởng thẩm mỹ và khát vọng của thời đại này muốn vươn đến sự hoàn mỹ.

Tranh của các hoạ sĩ ấn tượng như Cézanne, Manet, Monet.vv... đến sau Ấn tượng, việc sử dụng màu đạt tới sự tinh diệu. Điều đó cho ta thấy chất cảm trong tranh được chuyển tải cơ bản thông qua yếu tố chủ đạo là màu sắc và các yếu tố ánh sáng, đường nét tạo nên một tổng thể hài hoà trong tác phẩm, nhưng sự nổi trội của các hoạ sĩ Ấn tượng vẫn là màu sắc.

Chất cảm trong tranh của họa phái biểu hiện thế kỷ XX cho thấy chủ yếu từ những rung động trước các hoà hợp màu sắc như một tổ hợp về sáng tối, nóng lạnh, tương phản về màu được biểu diễn như một bản giao hưởng màu sắc vang lên trong trạng thái hưng phấn cao độ của hoạ sĩ đang trải nghiệm. Đồng thời cũng cho thấy những khát vọng vươn đến một trật tự mới, trước một hiện thực đầy mâu thuẫn và đầy cạm bẫy lo âu của xã hội đương đại.

3. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu “yếu tố chủ đạo trong tranh” tôi rút ra kết luận: Mỗi tác phẩm đều có một yếu tố chủ đạo cụ thể. Yếu tố chủ đạo trong tranh chính là linh hồn của tác phẩm, nó có sức hút người xem và chuyển tải nội dung tư tưởng, làm cho người xem rung cảm, thích thú.

Mỗi một tác giả thường biểu hiện một sở trường trong sáng tác. Sở trường đó chính là biểu hiện năng lực nghề nghiệp và cá tính trong sáng tạo, mà biểu hiện là cách bố cục, cách khám phá thế giới khách quan và cách biểu đạt thông qua yếu tố chủ đạo trong mỗi tác phẩm của họ.

Nghiên cứu “yếu tố chủ đạo trong tranh” còn rút ra bài học cho bản thân trong sáng tác là: Cần suy ngẫm tìm ra những hình thức trong các yếu tố tạo hình phù hợp với mỗi chủ đề tác phẩm: Đường nét, hình mảng, màu sắc, chất cảm, không gian.

Cần rèn luyện nâng cao năng lực kỹ thuật về hình, màu, không gian một cách cơ bản, trước khi lựa chọn cho mình một phong cách phù hợp. Phong cách đó chính là sự nhuần nhuyễn giữa các yếu tố tạo hình, được hoạ sĩ lựa chọn yếu tố chủ đạo sở trường của mình thể hiện trong một tác phẩm cụ thể.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Phi Hoanh (1993), Mỹ thuật & nghệ sĩ, NXB Thành phố Hồ Chí Minh

[2] Sister Wendy Beckett (2005), Câu chuyện nghệ thuật hội hoạ (từ tiền sử tới hiện đại), Người dịch Khai K Pham, NXB Mỹ thuật .

[3] Ocvirk-Stinson-Wigg-Bone-Cayton (2006), Những nền tảng của Mỹ thuật (Người dịch: Lê Thành), NXB Mỹ thuật .

[4] Từ điển hội hoạ thế giới (2004), NXB Mỹ Thuật

[5] Các sách, Danh hoạ thế giới, NXB Kim Đồng.



SPECFIC CHARACTERISTICS ON LEADING FACTORS IN PAINTINGS

Le Van Tuyen

ABSTRACT

Eachart wasterpiecc has its own leading factor. Each author has his forte and exceptional advantafe in his process of composing. The research on “the leading facter in paitings aims at orientating the painters towards his composing process, at the same time, helping art rudiments approach easily. “The leading factor in paintings” is also a presentation os “core sprit” of art value, a presentation of each individual, of historic and social features of each works it self.

Key words: Leading factors in paintings
(Người phản biện: TS. Lê Văn Sửu; Ngày nhận bài: 25/4/2012; Ngày thông qua phản biện: 18/5/2012; Ngày duyệt đăng: 2/8/2012).

1 TS. Khoa Khoa học Xã hội,Trường Đại học Hồng Đức

2 Học viên lớp Cao học Văn học Việt Nam khóa 1, Trường Đại học Hồng Đức

1 TS. Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức

2 Học viên lớp Cao học Văn học Việt Nam khóa 1, Trường Đại học Hồng Đức

1 ThS. Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức

1 TS. Phòng QLKH&CN, Trường Đại học Hồng Đức

2 ThS. Khoa khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức

1 ThS. Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức

1 TS. 2 ThS. Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức

2


1 ThS. Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức

1 Nguyễn Văn Uẩn trên cơ sở điều tra thực địa khu phố Tạ Hiện cho biết khu vực này có khá nhiều Hoa kiều nghèo sinh sống. Tuy nhiên, số liệu sở hữu nhà đất từ bằng khoán địa chính cho biết Hoa kiều chỉ sở hữu một thửa đất rất nhỏ với 3m2. Điều này chỉ có thể giải thích là chỉ có duy nhất một chủ sở hữu Hoa kiều có đất tại đây, còn những người Hoa kiều khác, hoặc là thuê nhà hoặc là sinh sống trái phép. Chúng tôi không có tư liệu để làm rõ vấn đề này. Xem Nguyễn Văn Uẩn, Hà Nội đầu thế kỷ XX, sđd, tr.531-532

1 TS. Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức

2 CN. Trung tâm NCKHXH&NV, Trường Đại học Hồng Đức

1 ThS. Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức

1 ThS. Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức

1 ThS. Khoa Tại chức, Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

1 ThS. Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Hồng Đức

1 ThS. Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức

1 CN. Khoa Sư phạm Mầm non, Trường Đại học Hồng Đức

1 ThS. Khoa Sư phạm Mầm non, Trường Đại học Hồng Đức





tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương