TIỂu thuyết thứ NĂM



tải về 1.05 Mb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.05 Mb.
#17777
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Chú thích:

  1. Dân chủ, khoa học, quốc tế là ba đặc tính nổi bật của văn học hiện đại Việt Nam đã được Trần Thanh Đạm xác định trong bài “Sự khởi đầu của văn chương hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ XX” in trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Quyển 1 - Tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 2000.

  2. Tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở nước ta là Gia Định báo, ra số đầu tiên ngày 15-4-1865.

  3. Xin xem thêm: Lê Tú Anh, “Truyện thầy Lazarô Phiền và dòng tiểu thuyết “Tự thuật” giai đoạn đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Khoa học, Số 5/2007, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 46-51.

  4. Tác phẩm được đăng liên tục trên Tiểu thuyết thứ năm từ số 11 đến số 18. Cũng như Ngoại tình của Vũ Trọng Can (từ số 2 đến số 21), Quý phái của Vũ Trọng Phụng (từ số 10 đến số 13 giai đoạn đầu), Tình trong giây lát tuy được gọi là “truyện dài” nhưng số trang còn nhiều hơn tiểu thuyết Điên. Đó là chưa kể về mặt cốt truyện và nhân vật, các tác phẩm này cũng mang hình hài và sức vóc của tiểu thuyết. Cách gọi tên thể loại thiếu nhất quán này cũng là tình hình chung của sáng tác và phê bình đầu thế kỷ XX và kéo dài tới tận những năm sáu mươi của thế kỷ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Anh Chi (1998), Tiểu thuyết thứ năm - Những văn phẩm mới tìm lại được, NXB Văn học, Hà Nội.

[2] Anh Chi (sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu) (2002), Tiểu thuyết thứ năm - Tác giả và tác phẩm, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội.

[3] Anh Chi (sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu) (2002), Tiểu thuyết thứ năm -Tác giả và tác phẩm, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội.

[4] Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004): Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội.

THE WEEKLY “TIỂU THUYẾT THỨ NĂM” IN THE PROCESS OF THE NATIONAL LITERATURE INNOVATION

Le Tu Anh, Pham Thi Han

ABSTRACT

In the process of Vietnam literature modernization in the early twentieth century, the press plays a very important role. Tieu thuyet thu nam - one of three literature journals in Hanoi in 1930-1945 period, published many valuable works of all genres of modern literature. By studying some of the typical literary phenomenon is sued on the Tieu thuyet thu nam, the paper to confirms its dramatical contributions to the formation and development of the system of modern literary genre as well as creating the brilliant achievements in the period of perfecting Vietnam literature modernization process.

Key words: Tieu thuyet thu nam, modernize.

(Người phản biện: TS.Nguyễn Văn Thế; Ngày nhận bài: 22/7/2012; Ngày thông qua phản biện: 30/7/2012; Ngày duyệt đăng: 2/8/2012).



TƯ TƯỞNG THÂN DÂN

TRONG THƠ NÔM LÊ THÁNH TÔNG
Trần Quang Dũng1, Ngô Minh Thống2
TÓM TẮT

Tư tưởng “thân dân” trong văn học thế kỷ XV nói chung và thơ Nôm Lê Thánh Tông tuy có nguồn gốc từ hệ tư tưởng Nho giáo nhưng đã có độ “khúc xạ” theo truyền thống dân tộc và tinh thần thời đại, mở ra một trường mĩ cảm mới về những con người bình dân với những công việc, sinh hoạt trong cuộc sống đời thường. Đây cũng là một trong những thành tựu nghệ thuật đặc sắc của dòng thơ tiếng Việt trung đại trong tương quan với Đường luật Hán.

Từ khóa: Tư tưởng Thân dân, thơ Nôm Lê Thánh Tông

1. MỞ ĐẦU

Trong lịch sử các triều đại phong kiến tự chủ Việt Nam, Lê Thánh Tông được các học giả thời nay đánh giá là “Nhà chính trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn” (1) của dân tộc. Xét riêng trên lĩnh vực văn học, Lê Thánh Tông là người chủ xướng thành lập Hội Tao đàn - Hội thơ ca cung đình tiên trong lịch sử văn học - để khích lệ sáng tác và bình phẩm văn chương, nhất là văn chương bằng chữ Nôm, trong đó có Hồng Đức quốc âm thi tập (HĐQÂTT) - tập thơ Nôm thứ hai của dòng thơ tiếng Việt thời trung đại, sau Quốc âm thi tập (QÂTT) của Nguyễn Trãi.

Nghiên cứu HĐQÂTT, xét trên phương diện nội dung phản ánh, chúng ta thấy: khuynh hướng cảm xúc của Lê Thánh Tông và các thi nhân thời Hồng Đức được xuất phát từ những yêu cầu của thời đại, của truyền thống dân tộc và cả những yếu tố tích cực tiếp thu từ hệ tư tưởng Nho giáo, trong đó có tư tưởng “thân dân”. Đây là những thành tựu và đóng góp quan trọng của văn học nửa sau thế kỷ XV nói chung, của Lê Thánh Tông nói riêng trong tiến trình nền văn học dân tộc.

2. NỘI DUNG

2.1. Khái luận về tư tưởng “thân dân”

“Thân dân” là một khái niệm có nguồn gốc từ Nho giáo: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân”. Theo nghĩa gốc của từ, “thân dân” có nghĩa là gần dân. Ta có thể hiểu “thân dân” là quan tâm đời sống của dân, hiểu dân cần gì, muốn gì. Cụ thể hơn, quan điểm “dĩ dân vi bản” (lấy dân làm gốc) là dòng tư tưởng tiến bộ của Nho gia thời Xuân Thu - Chiến Quốc (722 - 221 trước CN) của nước Trung Hoa cổ đại. Những đại biểu lỗi lạc của dòng tư tưởng này là: Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử. Khổng Tử dạy: “Dân vi bang bản, bản cố bang minh” (Dân là gốc nước, gốc có vững thì nước mới yên). Vậy nên ông nhận thấy dù là chính thể nào, có là nhà cầm quyền nào đi chăng nữa thì cũng luôn phải tuân theo và thực hiện tốt ba chính sách là: “dưỡng dân”, “giáo dân”, “chính hình”. Rõ ràng đây là quan niệm vừa có tính định hướng vừa có tính xác định những nghĩa vụ, trách nhiệm của giai cấp thống trị với dân. Mạnh Tử - người học trò xuất sắc của Khổng Tử tiếp tục kế thừa, phát triển quan điểm của thầy mình về dân. Mạnh Tử đã nêu quan điểm hết sức mới mẻ, tiến bộ, sâu sắc về dân: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh". Cũng có nghĩa: “dân” là quan trọng nhất trong các yếu tố “dân”, “nước”, “vua”, vì dân là gốc nước, có dân mới có nước, có nước thì mới lập nên vua. Đến Tuân Tử thì tư tưởng về dân lại được diễn tả cụ thể và sâu sắc hơn nữa: “Quân chu dân thủy” (Vua là thuyền, dân là nước); nước chở thuyền, nước cũng lật thuyền. Về mặt tư tưởng chính trị của Tuân Tử, một mặt là thừa kế chủ thuyết của Khổng - Mạnh, mặt khác là thuộc về sáng kiến riêng của ông. Sách "Tuân Tử" có rất nhiều chỗ nói về "quý dân" tựu trung có ba điểm chính: Một là, thương dân nước sẽ mạnh, như câu: "Ái dân giả cường, bất ái dân giả nhược" (Kẻ thương dân thì mạnh, kẻ không thương dân là yếu); hai là, thương dân thì chúa sẽ an vị: "Quân giả chu giã, thứ nhân giả thủy giã, thủy tắc tải chu, thủy tắc phúc chu, thử chi vị giã. Cố quân nhân giả, dục an, tắc mạc nhược bình chính ái dân dĩ" (Vua ví như thuyền; dân ví như nước; nước chở được thuyền thì cũng lật được thuyền. Cho nên kẻ nắm quyền cai trị nếu muốn được an vị, thì chẳng còn cách nào hay bằng, thực hiện chính trị hòa bình và biết thương dân); ba là, lập luận dân quý vua khinh: "Thiên chi sinh dân, phi vi quân giã; thiên chi lập quân, dĩ vi dân giã" (Trời sinh ra dân, chẳng phải vì vua; trời lập ra vua ấy là vì dân). Điểm này hoàn toàn phù hợp với lời “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” của Mạnh Tử. Đây là những hình ảnh sinh động về mối quan hệ quân - dân. Do vậy, nhà cầm quyền phải biết coi trọng dân, lấy nhân nghĩa mà trị thiên hạ thì yên, lấy tàn bạo mà trị thiên hạ thì nguy.

Có thể nói, trong quan niệm Nho giáo, tư tưởng về dân và chính sách “thân dân” là một nguyên tắc quan trọng của đạo “an dân, trị quốc, bình thiên hạ”. Các nhà tư tưởng Nho giáo coi việc quan tâm đến đời sống, nguyện vọng của dân chúng là cơ sở để ổn định xã hội và xây dựng quốc gia thái bình thịnh trị.

- Tư tưởng triết học Việt Nam mang xu hướng tiếp biến các tư tưởng triết học du nhập bên ngoài kết hợp cùng xu hướng tự thân nội tại như điều kiện địa lý - xã hội, lối tư duy truyền thống nên dù tiếp nhận nền văn hóa phương đông và phương tây nhưng cũng có chọn lọc và sáng tạo. Tư duy dân tộc vẫn là cái khung với vai trò chủ thể tiếp nhận. Tư tưởng “thân dân” vốn xuất phát từ quan điểm của Nho giáo được dân tộc ta tiếp nhận trong quá trình tiếp thu, chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. “Thân dân” là một tư tưởng chính trị - xã hội được du nhập vào nước ta khá sớm, song nó đã có độ “khúc xạ”, mang nội dung rất khác, đậm chất “Đại Việt”. Đặc biệt, ở nửa sau thế kỷ XV thời Lê Thánh Tông, vai trò, vị trí “người dân” được luật hoá trong Bộ luật Hồng Đức. Căn cứ vào thực tiễn lịch sử, nhà sử học Ngô Sĩ Liên tổng luận, triều đại Hồng Đức đã lấy “nghĩa” mà duy trì, lấy “dân” để cố kết, lấy “trí” để trông coi, lấy “tín” để ngăn phòng. Có đặt dân lên chốn chiếu êm mới làm cho thế nước vững như núi Thái Sơn, bàn thạch; có chăm lo cho nước trở nên văn minh, dân đến chỗ giàu thịnh mới là mưu hay trị dân, giữ nước. Đây cũng là một trong những cơ sở tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng “thân dân” trong văn học thế kỉ XV, đặc biệt là trong văn chương của Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông.



2.2. Tư tưởng “thân dân” trong thơ Nôm Lê Thánh Tông

- Có thể khẳng định: “thân dân” là một trong những nguồn cảm xúc lớn trong văn chương Lê Thánh Tông, đặc biệt là trong thơ Nôm. Người đọc bắt gặp ở đó sự hòa điệu tuyệt vời giữa một bậc minh quân luôn quan tâm đến dân đến nước và một thi nhân giàu xúc cảm trước đời sống của muôn dân. Xưa nay rất hiếm có ông vua nào viết được những câu thơ đằm thắm và xúc động lạ thường như thế này về dân trong những ngày đông rét buốt:

Thấy dân rét mướt nghĩ mà thương,

Vậy phải lên ngôi gỡ mối giường.

(Dệt cửi)

những ngày hè oi ả:

Người nằm trướng vóc bồ hôi mướt,

Kẻ hái rau tần nước bọt se.

Nào khúc Nam huân sao biếng gảy

Chẳng thương bồ liễu phận le te

(Vịnh nắng ngày hè)

Trong thơ chữ Hán, ông cũng đã viết:

Phất phất lương phong nghi ngọ mộng,

Hạ huề lao khổ vị tằng tri.

(Đề phiến)

(Gió hiu hiu mát người êm giấc

Lao khổ nông dân dễ có hay)

Lo cho dân, thương cảm với bao nỗi nhọc nhằn, vất vả, thiếu thốn của dân, cũng vì thế, Lê Thánh Tông càng ý thức được rõ hơn trách nhiệm “thay trời hành đạo” của mình:

Lòng vì thiên hạ những sơ âu

Thay việc trời, dám trễ đâu

(Tự thuật)

Đó là hình ảnh của một vị vua: Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ, hình ảnh của một minh quân mà suốt đời Nguyễn Trãi hằng mơ ước: “Ước một tôi hiền chúa thánh minh”. Không chỉ “thân dân”, “an dân” như một yêu cầu chính sự của nhà nước phong kiến, với tư cách là một thi nhân, xúc cảm của Lê Thánh Tông như đã hoà đồng vào mọi niềm vui, nỗi buồn của người bình dân. Đây lại là tâm trạng thật dạt dào, hào sảng của Lê Thánh Tông trước một cảnh làng quê yên bình, êm ả, một cuộc sống no đủ của muôn dân:

Đầu nhà khói tỏa lồng sương bạc,

Sườn núi chim gù ẩn lá xanh.

Tuần điếm kìa ai khua mõ cá,

Dâng hương kẻ nọ nện chày kình.

Nhà nam nhà bắc đều no mặt,

Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình.

(Nhất canh)

“Trùm lên toàn bộ bài thơ là giọng ca vui về cuộc sống thanh bình, qua cách cảm nhận cụ thể và tinh tế về khung cảnh một làng quê lúc chập tối: có âm thanh (tiếng trống thu canh, tiếng chim gù trong lá, tiếng mõ ngoài điếm canh, tiếng chuông chùa niệm Phật); có màu sắc (lá xanh, sương bạc); có sự chuyển đổi của cảnh vật (trời mọc đẩu tinh, đầu nhà khói tỏa, sườn núi chim gù...) và có cả hoạt động của người bình dân (tuần điếm khua mõ, kẻ nọ dâng hương…).Vì thế, qua bức tranh canh một (Nhất canh), người đọc hình dung được phần nào không khí đời sống xã hội ở thôn quê nửa sau thế kỷ XV” (2).

Khi nói về thơ Nôm của Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn, chúng ta không thể không thừa nhận đây là một trường thơ cung đình với những quy tắc gò bó, những chuẩn mực định sẵn, một trường thơ thiên về ngâm vịnh những đề tài công thức, ước lệ, dựa trên hình thức “vua xướng tôi họa” rất mực khuôn sáo và đơn điệu. Nhưng, từ trong khuôn khổ chật hẹp như thế, người làm thơ đã không phải không có những cố gắng vượt bực để một đôi lúc bứt phá được lên, vượt khỏi mọi sự trói buộc, rót sự sống và cảm xúc thực vào thơ, làm cho nó bỗng mất hẳn vẻ cao sang đài các thường thấy, và trở nên bình dị, suồng sã, thậm chí khó hình dung người viết lại là vị minh quân ở ngay giữa triều đình. Đơn cử chùm thơ “Tứ thú” (ngư tiều canh mục) trong HĐQÂTT.

Chẳng hạn, là hình ảnh người kiếm cá:

Manh áo quàng, mang lụp xụp,

Quai chèo xách, đứng lom khom.



Người hái củi:

Đầu non đã tạnh khói còn om,

Mấy gã tiều phu đã sớm nom.

Người đi cày:

Tấc đất, tấc vàng yêu bấy tá,

Mồ hôi dồn dõi thuở đầu mom.

Người chăn trâu:

Mũi nghé lui chân đứng nhảy,

U trâu vịn cật ngồi khom.

Thật ra, lựa chọn đề tài Tứ thú cho các cuộc vịnh đề, xướng họa của trường thơ cung đình Hồng Đức, với Lê Thánh Tông cũng là xuất phát từ thế giới quan Nho giáo về người bình dân. Vì thế, hình tượng những con người "bình dân", trong nhiều trường hợp được phác thảo theo những khuôn mẫu nghệ thuật ước lệ, có sẵn của văn chương nhà nho. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận hoàn toàn xu hướng dân tộc hóa thể loại ở đề tài này theo tư tưởng “thân dân” truyền thống. Vì thế, bên cạnh những “con người công thức”, trong một số trường hợp, hình ảnh người bình dân hiện lên khá ấn tượng, giàu chất hiện thực. Nói cách khác, nếu không quan tâm và chăm lo đến cuộc sống muôn dân, Lê Thánh Tông khó có thể có được những câu thơ hay, tả thực đến từng chi tiết về “Tứ thú” với công việc trong cuộc sống thường nhật của người bình dân đến như vậy? Và đây nữa là cuộc hội ngộ của "Tứ thú" trong những ngày nông nhàn:

Con trâu tớ béo cơm ngươi trắng,

Đon củi ngươi nhiều cá tớ tươi…

Cắp cầm, con Tuyết tình cờ đến,

Bỏ nón, lùi chân khặc khặc cười.



(Tứ thú tương thoại)

Bài thơ xuất hiện hàng loạt các hình tượng về thành quả lao động của người bình dân: " trâu béo" - "cơm trắng", "củi nhiều", "cá tươi"... Cũng thật khó phân định về “sản phẩm” của "ngươi" và "tớ"... Và thật bất ngờ "con Tuyết đến", dường như mọi thứ được giải toả, khi mọi tập trung hướng về "con Tuyết": con Tuyết cắp "cầm", "bỏ nón"; con Tuyết "lùi chân" và "khặc khặc cười"… Rõ ràng, những chi tiết tả về người bình dân, trong cảm hứng của Lê Thánh Tông, đều được bắt nguồn trực tiếp từ đối tượng miêu tả, chứng tỏ một sự hiểu biết khá sâu sắc và cả sự “nhập thân” của nhà vua nữa vào những niềm vui hân hoan, chân thành mà giản dị của người lao động ở thôn quê, chứ đâu chỉ là sản phẩm của những điển cố, từ chương?

- Nói đến tư tưởng “thân dân” trong thơ Nôm Lê Thánh Tông không thể không nói đến một cái nhìn cảm thông, chia sẻ và trân trọng của một bậc minh quân trước những bi kịch của người phụ nữ bình dân xấu số. Từ đó khơi mở một nguồn cảm hứng trữ tình đậm chất nhân văn truyền thống cho dòng thơ tiếng Việt. Có thể kể đến các thi phẩm tiêu biểu cho đề tài này là: Hoàng Giang điếu Vũ Nương và cặp bài thơ xướng họa Phu xuất trong HĐQÂTT.

Thơ về Vũ Nương có 2 bài (Hoàng Giang điếu Vũ Nương, Lại bài viếng Vũ Thị):

- Cách trở bấy lâu hằng giữ phận,

Hiềm nghi một phút bỗng vô tình…

Dầu nhẫn ai ai qua đến đấy,

Thương nàng hóa lại trách Trương Sinh.

(Hoàng Giang điếu Vũ Nương)

- Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ,

Cung nước chi cho lụy tới nàng.

Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,

Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng.

(Lại bài viếng Vũ Thị)

Đồng cảm với bi kịch của Vũ Nương và “trách Trương Sinh”, với Lê Thánh Tông và các tác gia Hồng Đức cũng có nghĩa trở về với đạo lý truyền thống dân tộc được kết tinh trong văn học dân gian để có được những vần thơ nhạy cảm với nỗi đau con người, cảm thông với thân phận người phụ nữ bình dân, bé nhỏ. Và chính nội dung hiện thực “đời thường” ấy đã tạo ra một nét mới trong bút pháp trữ tình của các tác gia Hồng Đức (tả sự, gợi chuyện) chứ không chỉ đơn thuần là tán thán, biểu dương để ngụ ý răn giới cho lòng trung quân tiết nghĩa theo phạm trù mỹ đức nho gia. Vì thế, có thể đồng tình với đánh giá: “... trong toà vàng điện ngọc của từ chương bác học cao quý, quan phương vẫn có chỗ đứng cho người bình dân xấu số. Đây là bài thơ Nôm đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc viết về bi kịch của người thiếu phụ, nạn nhân của đạo tòng phu nghiệt ngã. Thơ không chỉ trách cứ chàng Trương, mà chủ yếu ca ngợi vẻ đẹp của lòng vị tha, của đức hy sinh, thể hiện mơ ước muôn thuở của con người: cái thiện phải thắng cái ác” (3).

Tương tự thế, khuynh hướng khơi mở dòng cảm hứng trữ tình theo nguồn mạch nhân văn truyền thống khi viết về người phụ nữ bình dân gắn với bi kịch trong đời sống tình cảm trong thơ Nôm Lê Thánh Tông còn được thể hiện khá ấn tượng qua cặp bài Phu xuất (Chồng bỏ) - một đề tài chưa có trong văn chương nhà Nho trước đó.

Bài xướng:

Nguyệt lão xưa kia khéo vụng cân,

Làm cho lẽo đẽo nhọc tinh thần.

Tam tòng trước nàng đã lỗi,

Thất xuất giờ anh mới phân.

Quản Sở mặc ai thưởng nguyệt,

Cung Tần chằng cấm chơi xuân.

Từ nay nam bắc chia đôi ngả,

Một bức ly thư phóng ngoại nhân.

Bài họa:


Chàng hỡi, hai ta nghĩa đã cân,

Thốt thề chẳng hổ với linh thần.

Trước cùng làm bạn ngờ lâu họp,

Rày bỗng nghe ai nỡ kíp phân.

Mây nước dạ chàng dầu bạc nghĩa,

Cỏ hoa lòng thiếp hãy còn xuân.

Biết đâu đã dễ hơn đâu nữa,

Mà trọng tân nhân phụ cựu nhân.

Dễ thấy, tuy đảm bảo nguyên tắc họa vận nhưng nội dung, cảm xúc của hai bài thơ là đối lập nhau. Ở bài xướng, người viết (trong vai người chồng) đã đưa ra những lý do để viết bức “ly thư”. Những “tam tòng”, “thất xuất”, những “Quán Sở”, “Cung Tần”... là quan niệm của Nho giáo về phẩm hạnh người phụ nữ, giờ đã thành cơ sở tạo ki bịch cho hạnh phúc lứa đôi. Âu cũng là cái duyên, cái phận, là sự “vụng cân” của “Lão nguyệt”? Để rồi, từ đây “Nam Bắc chia hai ngả” và những kẻ “chung tình” bỗng chốc thành “ngoại nhân”.

Ngược lại với ý của bài xướng, bài họa là lời thanh minh, níu kéo. Biết bao xót xa, nức nở ở người thiếp khi lòng chàng đã quyết, khi tình chàng đã tắt. Sự ly tan này với thiếp là điều quá bất ngờ, bởi “lòng thiếp hãy còn xuân”, vẫn chung tình với lời “thề thốt”, vẫn nặng tình như “nghĩa đã cân”. Vì “nghe ai” mà “dạ chàng bạc nghĩa”… Những tưởng sẽ cùng nhau “lâu họp”, nhưng thoắt cái đã “nỡ kíp phân”, thật “hổ với linh thần”. Tuy nhiên, có đau nhưng không lụy, người phụ nữ vẫn bảo vệ cho phẩm hạnh của mình, thậm chí còn lên tiếng cảnh báo: “Biết đâu đã dễ đâu hơn nữa - Mà trọng tân nhân phụ cựu nhân”, v.v…

Đã từng có ý kiến cho rằng: “Đề tài, chủ đề người phụ nữ trong Hồng Đức quốc âm thi tập về căn bản không có gì khác so với trước. Người phụ nữ vẫn được nhìn nhận từ quan điểm phong kiến: họ khổ đấy, đáng thương đấy nhưng họ là những tấm gương sáng về lòng trung quân, tiết liệt; họ là bài học cho giới mình nói riêng và cho tất cả mọi người” (4). Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, tuy bảo vệ cho đạo đức phong kiến, nhưng không thể không thấy đã xuất hiện ở các bài thơ về đề tài người phụ nữ trong thơ Nôm Lê Thánh Tông và các nhân văn Hồng Đức một tình cảm sẻ chia, một thái độ trân trọng và tiếng nói bênh vực cho phận quần hồng ở người cầm bút theo một quan niệm nhân sinh mới mẻ. Có thể xem đó là một trong những biểu hiện của tư tưởng “thân dân” trong sáng tác của Lê Thánh Tông. Đúng như nhận xét: “Lê Thánh Tông hầu làm bật rễ quan niệm thẩm mỹ của văn chương nhà Nho, để cấy vào đó quan niệm thẩm mỹ dân tộc” (5).

Đối chiếu khuynh hướng này với một số khuynh hướng diễn tả người đẹp, ca ngợi tình yêu hay hướng vào những bi kịch trong đời sống tình cảm của người phụ nữ trong các truyện khác của Lê Thánh Tông di thảo, và với những chi tiết trong Bộ luật Hồng Đức thì vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ trong tư tưởng, trong quan niệm của Lê Thánh Tông khá nhất quán. Trong Bộ luật Hồng Đức đã có một bước tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ so với quy định pháp luật của các triều vua trước. Người phụ nữ có được một số quyền chính đáng (trong hôn nhân, trong việc phân chia tài sản…) và ít nhiều được nhà nước và pháp luật bảo vệ (xem các điều 308, và các điều từ 374 đến 376). Đây là một trong những quy định hết sức Việt Nam, là biểu hiện của tư tưởng “thân dân” theo quan niệm truyền thống.. Vì thế, “dưới triều đại Lê Thánh Tông, mặc dù thời phong kiến tập quyền được xác lập, Nho giáo được sùng thượng, quan điểm đối với người phụ nữ vẫn có phần rộng rãi, vị tha, nói rõ hơn là có ý nghĩa nhân đạo! Ở lĩnh vực này lĩnh vực khác thì đó chỉ mới là những nhận thức lẻ tẻ, nhưng với tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập thì tinh thần ấy được biểu hiện tập trung và khá sáng rõ” (6).

3. KẾT LUẬN

Tuy có nguồn gốc từ hệ tư tưởng Nho giáo, nhưng tư tưởng “thân dân” trong thơ Nôm Lê Thánh Tông đã có độ “khúc xạ” theo truyền thống dân tộc và tinh thần của thời đại. Cái nhìn, cách cảm về “dân” của Lê Thánh Tông qua thơ Nôm, vì thế không hoàn toàn là cái nhìn, cách cảm của một người bề trên ở vị trí tối cao mà phần nhiều đã có sự hiểu biết, đồng cảm và sẻ chia khá sâu sắc. Tư tưởng trị bình “lấy dân làm gốc” của vị vua anh minh hoàn toàn thống nhất với những xúc cảm chân thành mà bình dị, lắng sâu của một thi nhân trước đời sống của muôn dân. Đây cũng là một trong những cơ sở để làm nên một thời đại thái bình, thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam dưới thời Lê Thánh Tông: “Nhà Nam nhà Bắc đều no mặt - Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình” (Nhất canh - Vịnh ngũ canh thi).



TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1],[6] Nhiều tác giả (1998), Hoàng đế Lê Thánh Tông - nhà chính trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

[2] Trần Quang Dũng (2005), Hồng Đức quốc âm thi tập trong tiến trình thơ Nôm Đường luật Việt Nam, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[3] Nhiều tác giả (1998), Lê Thánh Tông: con người và sự nghiệp. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[4] Lã Nhâm Thìn (1998), Thơ Nôm Đường luật, NXB Giáo dục, Hà Nội,

[5] Nhiều tác giả (1998), Lê Thánh Tông: con người và sự nghiệp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.


THÂN DÂN” THINKING IN NOM POETRY OF LE THANH TONG

Tran Quang Dung, Ngo Minh Thong

ABSTRACT

Thân dân” thinking in the literature in the 15th-century in general and Nom Poetry of Le Thanh Tong in particular is derived from Confucian ideology but it had the “refraction” in the national tradition and spirit of the time, it opened a new emotion about people with ordinary jobs and activities in their daily lives. This is one of the artistic achievement of Vietnamese Medieval Poetry in comparing to Tang Poetry



Key words: “Thân dân” thinking, Nom poetry of Le Thanh Tong
(Người phản biện: TS.Nguyễn Văn Thế; Ngày nhận bài: 15/7/2012; Ngày thông qua phản biện: 30/7/2012; Ngày duyệt đăng: 2/8/2012).

ĐA THANH - MỘT ĐẶC ĐIỂM GIỌNG ĐIỆU CỦA TIỂU THUYẾT NGẮN VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Hoàng Thị Huệ1

TÓM TẮT

Trong nghiên cứu tiểu thuyết, nếu xem giọng điệu không chỉ là một phương diện nghệ thuật mà còn là một lĩnh vực thể hiện một cách độc đáo tư duy tiểu thuyết hiện đại thì việc tìm hiểu giọng điệu sẽ giúp có cái nhìn đa chiều về thể loại. Nằm trong dòng chảy tiểu thuyết đương đại, tiểu thuyết ngắn đã có những nỗ lực cách tân, đổi mới, trong đó có đổi mới giọng điệu. Do tự giới hạn ở một số trang nhất định nên tính đối thoại, đa thanh, với tiểu thuyết ngắn, sẽ vừa như là hệ quả, vừa là kết quả. Phá bỏ tính đơn âm, sáng tạo một hình thức giọng điệu với sự kết hợp, hòa trộn, dung chứa và thậm chí ngốn nuốt lẫn nhau của nhiều âm thanh, nhiều tiếng nói…, tiểu thuyết ngắn đã góp phần đa dạng hóa giọng điệu của tiểu thuyết đương đại, cũng là nỗ lực đưa văn học đương đại Việt Nam nói chung, tiểu thuyết nói riêng, hội nhập với văn học hiện đại thế giới.


tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương