TIỂu thuyết thứ NĂM


Những cố gắng xây dựng cơ sở thương mại ở Đàng Trong của thương nhân Anh



tải về 1.05 Mb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.05 Mb.
#17777
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14

2.3. Những cố gắng xây dựng cơ sở thương mại ở Đàng Trong của thương nhân Anh

Giữa thế kỉ XVIII, sau khi đã chiếm phần lớn lãnh thổ Ấn Độ, Đông Ấn Anh bắt đầu trở lại buôn bán ở khu vực Đông Á. Trong các năm 1764 và 1777 hai tàu buôn của là Peacock và Rumbold đã đến buôn bán ở Hội An và Đà Nẵng (7). Năm 1778, EIC lại cử đại diện là Chapman đến Huế. Thời điểm này, phong trào Tây Sơn đang phát triển mạnh, lực lượng của Chúa Nguyễn thất bại nặng nề phải chạy vào phía Nam. Chapman đến Đàng Trong tháng 11/1778 và trở về Calcutta tháng 3/1779. Trong báo cáo về chuyến đi ông viết: không có quốc gia nào ở phương Đông giàu có và đa dạng sản phẩm có lợi cho buôn bán như ở đây. Có nhiều loại sản phẩm có giá trị như: gia vị, quế, lụa, bông, ngà voi…vàng được tìm thấy ở những ngọn núi gần biển...(8). Chapman cho rằng, việc người Anh ở Ấn Độ muốn thiết lập cơ sở ở Đàng Trong là không quá khó trong lúc tình hình chiến sự ở đây đang xảy ra. Ông ta nói rằng chỉ cần 50 sĩ quan châu Âu cùng với 200 lính Ấn Độ và một ít pháo binh là có thể chiếm được một cơ sở ở đây (9). Đề xuất của Chapman về Việt Nam không được chính quyền Anh ở Ấn Độ thực hiện, vì trong thời gian này Anh và Pháp đã kí thỏa thuận hòa bình ở phía đông sau khi giữa hai nước này đã xảy ra những cuộc đụng độ quân sự ngắn ở các thuộc địa châu Phi và châu Mĩ (10). Trong cuốn Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước, tác giả cho rằng mặc dù nhận thấy Việt Nam là một đất nước giàu có về sản vật, thuận lợi để buôn bán như trong báo cáo của Chapman nhưng Anh cũng không tha thiết lắm vì đã có thị trường Ấn Độ rộng lớn (11). Nhận định như vậy là chưa thuyết phục vì tham vọng của EIC là xâm nhập vào thị trường Trung Hoa rộng lớn nên người Anh muốn tìm một địa điểm thích hợp làm trung gian trên tuyến đường thương mại từ Ấn Độ đến Trung Hoa mà Việt Nam là một điểm như vậy. Nhưng lúc đó EIC không có hành động gì đối với Việt Nam sau chuyến đi khảo sát của Chapman là do vấp phải âm mưu của Pháp muốn thôn tính Việt Nam và giữa Anh và Pháp đã có thỏa thuận về khu vực Đông Dương.

Sau một thời gian tạm thời không có quan hệ với Việt Nam, năm 1793, trên đường đến Trung Hoa, đại diện của Anh là Lord Macartney đã ghé vào Đã Nẵng. Trong thời gian này, ở nước Pháp đang diễn ra cuộc cách mạng tư sản, ngày 21/1/1793 vua Louis XVI đã bị chính quyền cách mạng chém đầu. Trước tình hình đó, ngày 1/3/1793, nước Anh đã gia nhập liên minh chống Pháp gồm Đức, Áo, Tây Ban Nha, phá vỡ quan hệ hòa bình giữa hai nước. Ở các thuộc địa, Anh giám sát chặt chẽ các hoạt động của Pháp, đặc biệt là ở Đông Dương. Người Anh lo sợ rằng nếu Pháp thành công ở Đông Dương thì sau này các hoạt động của Anh sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy năm 1793 trên đường đến Trung Hoa, đại diện của Anh đã trở lại Việt Nam. Trong thời điểm này, ở Việt Nam đang xảy ra cuộc chiến tranh giữa nhà Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Sau khi Nguyễn Huệ đột ngột qua đời năm 1792 tình hình chiến sự đã thay đổi, ưu thế nghiêng về Nguyễn Ánh – người đã có thỏa thuận cậy nhờ Pháp nhằm khôi phục chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong vốn đã bị quân Tây Sơn xóa bỏ năm 1777. Cục diện chiến sự đã nghiêng về thế lực Nguyễn Ánh đồng nghĩa với việc thiết lập ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam càng lộ rõ cơ hội hơn. Hiệp ước Versailles 1787 được kí kết giữa triều đình Pháp với đại diện của Nguyễn Ánh là Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) được coi là cơ sở pháp lí chính thức công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam trước Anh và các đối thủ châu Âu khác đang muốn nhòm ngó khu vực Đông Dương. Mặc dù hiệp ước 1787 không được thực hiện do cách mạng tư sản Pháp nổ ra 2 năm sau đó, nhưng nó vẫn có ý nghĩa đối với Pháp, là cái cớ để Pháp can thiệp sâu vào tình hình chính trị Việt Nam, một mặt để thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam, mặt khác muốn ngăn chặn tham vọng chiếm Đông Dương của các nước khác, đặc biệt là Anh. Trong tình hình phe Nguyễn Ánh đang chiếm ưu thế, ảnh hưởng của Pháp ở Việt Nam càng trở nên rõ ràng hơn. Do đó, khi đến Việt Nam trong thời điểm này, đại diện của Anh sẽ gặp những khó khăn nhất định. Trên thực tế, ngay khi đến Đà Nẵng, Macartney đã thất bại trong ý đồ đàm phán với chính quyền địa phương về việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao thương mại giữa 2 nước. Theo nhận định của George Staunton, thư kí của Macartney: nếu người Anh tỏ rõ thái độ giúp chính quyền Tây Sơn chống lại liên minh Nguyễn Ánh – Pháp thì người Anh sẽ được chào đón đặc biệt ở Việt Nam (12). Tuy nhiên, Macartney lại tỏ ý không muốn quan hệ với chính quyền Tây Sơn. Ông cho rằng sẽ không có thuận lợi nào cho người Anh nếu họ dính líu đến chính quyền Tây Sơn. Có lẽ vì ông ta đã nhìn thấy cục diện chiến sự đang có lợi cho Nguyễn Ánh đương nhiên sẽ mang đến nhiều thuận lợi cho người Pháp ở Việt Nam. Do đó, người Anh khó có cơ hội để chen chân vào. Chính vì vậy, chuyến khảo sát của Macartney đến Việt Nam lần này cuối cùng cũng không mang lại kết quả gì.

Từ khi nhà Nguyễn thành lập năm 1802, việc thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng càng làm cho các hoạt động tiếp xúc với Việt Nam của người Anh trở nên khó khăn hơn nhiều. Năm 1804, đại sứ của nước Anh là Roberts đến Huế đưa thư và quà tặng của chính phủ Anh đề nghị được mở thương điếm ở Đà Nẵng nhưng đã bị vua Gia Long khước từ. Đến năm 1822, thời vua Minh Mạng, chính phủ Anh lại cử Crawfurd đến Huế đề nghị thiết lập quan hệ giao thương nhưng cũng bị chính quyền không chấp nhận. Các năm 1847 và 1855, đại diện của chính phủ Anh là Davis và Wade lại được cử đến Việt Nam để thiết lập quan hệ nhưng dốt cuộc cũng không thành công vì vua Thiệu Trị và Tự Đức tiếp tục thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, từ chối các mối quan hệ với phương Tây.

3.KẾT LUẬN

Đến Việt Nam từ rất sớm, trong những hoạt động phát triển thương mại ở các vùng Đông Á, người Anh dần dần nhận ra Việt Nam là một mắt xích rất cơ bản và rất quan trọng trong mạng lưới hải thương ở châu Á. Vì lẽ đó, người Anh, trước tiên là Đông Ấn Anh vì mục đích chiến lược thương mại, luôn nỗ lực để xây dựng mối quan hệ với Việt Nam. Tuy nhiên, mọi cố gắng của người Anh đều không thành công, họ không xây dựng được cơ sở thương mại ở Việt Nam như họ đã làm được ở bán đảo Malay, Burma (Myanmar) hay ở Siam (Thái Lan), thậm chí quan hệ giao thương chính thức giữa 2 nước cũng chưa bao giờ được thiết lập. Có lẽ do cách thức xâm nhập của người Anh ở Việt Nam không phù hợp với bối cảnh chính trị Việt Nam lúc bấy giờ là một trong những lí do khiến người Anh không thành công. Bên cạnh đó, tham vọng của Pháp đối với Việt Nam cũng là một phần quan trọng ngăn chặn ý chí của người Anh về vấn đề Việt Nam.


Chú thích:

(1) Đông Ấn Anh được thành lập trên cở sở nguồn vốn góp của các thương gia, thương nhân, quan chức và những người có tài sản ở London. Hoạt động dưới sự chỉ đạo của 2 cơ quan là Hội đồng chủ sở hữu – có quyền quyết định tối cao và Ban Giám đốc – trực tiếp điều hành; phần lãi của từ hoạt động kinh doanh sẽ được chia cho các chủ sở hữu (cổ đông) theo tỉ lệ vốn góp của họ. Với cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động kinh doanh như vậy, EIC là kiểu mẫu hoàn toàn mới với những đặc điểm cơ bản giống như các cổ phần ngày nay. Vì vậy có thể nói EIC là tiền thân của hình thức cổ phần.

(2) Alamstair Lamb, The Mandarin road to old Hue’, Chatto&Windus, London, 1970, p. 13

(3) Hoàng Anh Tuấn, Kế hoạch Đông Á và thất bại của Đông Ấn Anh ở Đàng Ngoài thập niên 70 của thế kỉ XVII, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 9, 2005, tr. 29

(4) Năm 1783, sau nhiều năm cố gắng cuối cùng thương điếm Anh cũng đã chuyển được lên Kinh thành Thăng Long (Kẻ Chợ) nhưng từ thời điểm này hoạt động buôn bán của người Anh ở Đông Á gặp nhiều khó khăn do thương điếm của Đông Ấn Anh ở Bantam buộc phải đóng cửa năm 1682. Do đó việc lập được thương điếm ở Đàng Ngoài thời điểm này không còn nhiều ý nghĩa với người Anh nữa vì họ đang phải đối mặt với một thời kì suy thoái thương mại ở Đông Á.

(5) Alamstair Lamb, The Mandarin road to old Hue’, Chatto&Windus, London, 1970, p. 36

(6) Trong thời kì này chính quyền Mạc Phủ Tokugawa ở Nhật Bản đang thực hiện chính sách cấm buôn bán đường biển với các nước trong khu vực nên EIC đã thất bại trong tham vọng xuất tơ lụa Đàng Ngoài sang Nhật Bản.

(7) Nguyễn Lương Bích, Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1996, tr192.

(8) Alamstair Lamb, The Mandarin road to old Hue’, Chatto&Windus, London, 1970, p. 80

(9) Alamstair Lamb, The Mandarin road to old Hue’, Chatto&Windus, London, 1970, p. 81.

(10) Năm 1778, trong cuộc chiến tranh giành độc lập, 13 thuộc địa Bắc Mĩ đã liên minh với Pháp để chống lại Anh. Sau đó lần lượt là Tây Ban Nha năm 1779 và Hà Lan 1780 cũng tham gia cuộc chiến này nhằm giành giật thuộc địa của Anh. Nước Anh đã mất một số thuộc địa ở bờ biển châu Phi, căn cứ Minorca ở Địa Trung Hải, phần lớn Florida, hai hòn đảo ở vịnh Caribbean. Trước tình hình khó khăn đó, năm 1783 Anh đã buộc phải kí với Pháp và Tây Ban Nha hiệp ước Versailles. Theo các điều khoản của hiệp ước này Anh phải công nhận các hòn đảo St. Pierre, Miquelon, Tobago, St. Lucia, một số thương điếm ở bờ biển Ấn Độ và Senegal thuộc Pháp; công nhận Florida thuộc về Tây Ban Nha, còn Anh được trả lại căn cứ Minorca và Bahamas.

(11) Nguyễn Lương Bích, Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1996, tr193.

(12) Alamstair Lamb, The Mandarin road to old Hue’, Chatto&Windus, London, 1970, p. 151.
ENDEAVORS TO ESTABLISH THE COMMERCILL -DIPLOMATIC RELATIONSHIP WITH VIETNAM BY THE EAST INDIAN BRITISH COMPANY BEFORE 1858
Le Thanh Thuy, Ngo Thi Thu Hien
ABSTRACT
Vietnam ia a nation with its geographical political imporant position in Asia in general, South East Asia in particular. There fore, in the past, many big coustries attempted to take over Vietnam. Both the UK and France wanted to do so, but finallu, France did it by its invasion war (1858 – 1884) and the UK had to withdraw from Vietnam. Over two centuries (1613-1858) the UK always tried to engulf Vietnam but it failed because its traditional way of entering VietNam is out of date. There fore, French people was succsessful with their own way to conquer Vietnam (by military force).
Key words: The commercrill - diplomatic relationship.

(Người phản biện: GS.TS.Đỗ Thanh Bình; Ngày nhận bài: 20/5/2011; Ngày thông qua phản biện: 20/6/2011; Ngày duyệt đăng: 2/8/2012)



NGHIÊN CỨU CƠ CẤU DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ

TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 1999 - 2009

Nguyễn Thị Dung1

TÓM TẮT


Bài báo đã phân tích cơ cấu dân số và phân bố dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999-2009 theo 5 chỉ tiêu. Kết quả cho thấy: 1. Thanh Hóa đang ở giai đoạn cuối của thời kỳ quá độ dân số, chuyển từ dân số trẻ sang dân số già. 2.Tỷ lệ người phụ thuộc trong cơ cấu dân số giảm, và Thanh Hóa đã đạt tới “Cơ cấu dân số vàng”. 3. Cơ cấu lao động theo ngành và thành phần kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, tuy nhiên trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp. 4. Là địa bàn có nhiều dân tộc cùng sinh sống với nền văn hóa đa dạng, song sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội còn rất lớn. 5. Sự phân bố dân cư của Thanh Hóa còn thể hiện rõ sự khác biệt theo lãnh thổ và vì vậy có ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội cũng như khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

Từ khóa: Cơ cấu dân số; phân bố dân cư, Thanh Hóa.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cơ cấu dân số và phân bố dân cư có ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương. Thanh Hóa là tỉnh có diện tích thứ 5 và dân số thứ 3 cả nước, hoạt động công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh, chất lượng cuộc sống còn thấp. Do vậy nghiên cứu cơ cấu dân số, phân bố dân cư và sự thay đổi của chúng sẽ góp phần khai thác các lợi thế so sánh và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Trong bài báo tác giả đã sử dụng 5 tiêu chí: cơ cấu sinh học (bao gồm cơ cấu giới tính và cơ cấu dân số theo độ tuổi); cơ cấu xã hội (bao gồm cơ cấu theo lao động và theo trình độ văn hóa); cơ cấu dân số theo dân tộc; mật dộ dân số (người/km2); phân bố dân cư theo vùng, theo thành thị - nông thôn để phân tích cơ cấu dân số và phân bố dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999-2009.

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU



2.1. Cơ cấu dân số

2.1.1 Cơ cấu sinh học

2.1.1.1 Cơ cấu giới tính

Cơ cấu giới tính của Thanh Hóa có nhiều biến động sâu sắc. Nếu như trước đây ở Thanh Hóa nữ nhiều hơn nam, do hậu quả của chiến tranh và sự di cư, thì đến nay tỷ số giới tính ở Thanh Hóa đã tiến tới sự cân bằng (95,6 năm 1999 và 97,6 năm 2009). Tuy nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây, Thanh Hóa có xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh từ 103/100 năm 2000 tăng lên 110,7/100 năm 2009. Con số này gần tương đương với cả nước (102/100 và 110,6/100); cao hơn một chút so với con số thông thường (tỷ số giới tính khi sinh được coi là bình thường nếu thấp hơn mức 108/100). Vì vậy tỉnh cần có những biện pháp ngăn chặn hiện tượng lựa chọn giới tính dẫn đến mất cân bằng như một số nước Châu Á hiện nay đang phải đối mặt (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Pakistan...)

Tỷ số giới tính có sự khác biệt giữa các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Khu vực thành thị thường có tỷ số giới tính cao hơn khu vực nông thôn. Tỷ số giới tính cao ở những vùng phát triển nhanh với các ngành nghề thu hút những người di cư là nam giới từ nơi khác tới; tỷ số thấp ở những vùng chủ yếu phát triển các ngành nghề thu hút lao động nữ.

Bảng 1: Dân số chia theo nam/nữ, tỷ số giới tính của Thanh Hóa, vùng

Bắc Trung Bộ giai đoạn 1999-2009 và năm 2010. [1]




Dân số ( nghìn người)

% trong tổng dân số

Tỷ số giới tính

Tổng số

Nam

Nữ

1/4/1999

3467,3

1694,2

1773,1

51,1

95,5

1/4/2009

3400,6

1688,1

1720,5

50,6

97,6

Năm 2010










Thanh Hóa

3406,8

1683,5

1723,3

50,58

97,7

Bắc Trung Bộ

1092,9

5000,5

5092,4

50,54

98,3

Cả nước

86927,7

42990,7

43937,0

50,54

97,8

Hiện nay và trong những năm tiếp theo, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Thanh Hóa cũng như cả nước sẽ tiếp tục tăng dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng như: mất cân bằng giới tính trong tương lai; mất cân bằng giới tính trong cơ cấu lao động của từng vùng và các vấn đề xã hội lâu dài khác...

2.1.1.2 Cơ cấu dân số theo độ tuổi

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của tỉnh Thanh Hóa đang có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 35,5% năm 1999 xuống còn 23,4% năm 2009 (cả nước tương ứng là 33,4% và 25,01%). Ngược lại, tỷ trọng dân số nhóm tuổi 15-59 (là nhóm tuổi chủ lực của lực lượng lao động) tăng từ 57,7% năm 1999 lên 68,3% năm 2009 (cả nước tương ứng là 59,5% lên 66,06%) và nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng từ 6,8% năm 1999 lên 8,3% năm 2009 (cả nước tương ứng là 8,1% lên 8,93%).

Do mức sinh đã giảm đi đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng đã làm cho dân số tỉnh Thanh Hóa có xu hướng già hóa với tỷ trọng dân số trẻ giảm và tỷ trọng người già ngày càng tăng. Sự thu hẹp của 3 thanh ở đáy tháp đối với cả nam và nữ chứng tỏ rằng mức sinh đã liên tục giảm nhanh. Phần đỉnh tháp tiếp tục rộng ra so với tháp dân số 1999, phản ánh số lượng người già tăng lên do mức chết của dân số giảm đi. Đặc biệt, dân số cả nam và nữ ở nhóm tuổi trên 80 đã tăng đáng kể so với năm 1999.

Tháp tuổi dân số Thanh Hóa 1999 và 2009 [2]

Tháp dân số năm 2009 cũng cho thấy, các thanh từ 20-24 và 50-54 tuổi đối với cả nam và nữ đã “nở ra” khá đều. Điều này chứng tỏ: tỷ trọng phụ nữ bước vào các độ tuổi có khả năng sinh đẻ ngày càng tăng, đặc biệt là nhóm phụ nữ 20-24 (nhóm tuổi có tỷ suất sinh đẻ cao nhất); số người bước vào độ tuổi lao động cũng tăng nhanh, đây là một lợi thế nhưng cũng là một sức ép đối với công tác giải quyết việc làm ở tỉnh Thanh Hóa. Nhìn vào tháp dân số chúng ta có thể thấy số phụ nữ trong độ tuổi kết hôn và sinh đẻ sẽ đạt cực đại vào khoảng từ năm 2015 đến 2025. Do vậy nguy cơ tăng mức sinh trở lại vẫn còn rất lớn.

Nhóm tuổi trên 60 của Thanh Hóa cũng tăng nhanh, biểu hiện xu hướng già hóa trong dân số. Theo kết quả điều tra năm 2009, tỷ lệ người trên 60 tuổi của Thanh Hóa chiếm 8,3% tổng dân số. Như vậy, Thanh Hóa đã bước vào giai đoạn già hóa với tốc độ ngày càng nhanh.

Ở Thanh Hóa, số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng tăng và đạt đỉnh cao nhất từ trước đến nay, tăng từ 54,1% năm 1999 lên tới 63,2% năm 2009. Với năm 2009, cứ 100 người từ 15-60 tuổi chỉ còn đảm nhiệm 45,5 người ở nhóm tuổi trẻ em và người già.



Bảng 2: Tỷ lệ dân số phụ thuộc tỉnh Thanh Hóa và cả nước giai đoạn 1999-2009 và dự báo đến năm 2019 (ĐVT: %) [1 và 2]

Năm/Tỷ lệ

1999

2009

Dự báo 2019 *




Thanh Hóa

Cả nước

Thanh Hóa

Cả

nước


Thanh Hóa

Cả

nước


Tỷ lệ phụ thuộc trẻ

61,5

64,7

33,9

33,6

29,6

33,0

Tỷ lệ phụ thuộc già

11,9

9,5

11,5

9,7

12,1

9,9

Tỷ lệ phụ thuộc chung

73,4

55,2

45,5

46,3

41,7

42,9

Như vậy, dân số Thanh Hóa đã thay đổi từ cơ cấu trẻ, với mức sinh giảm và tỷ lệ người già tăng sang cơ cấu dân số già và đang đạt cơ cấu “Dân số vàng”, thời kỳ này có thể kéo dài 30-40 năm. Ở Việt Nam, giai đoạn này cũng đã bắt đầu từ 2009 và dự báo có thể kéo dài đến 2041. [6] “Cơ cấu dân số vàng” cũng đồng nghĩa với có cơ hội “vàng” trong việc sử dụng nguồn nhân lực trẻ, dồi dào cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của nền kinh tế, đặc biệt là giai đoạn bản lề 2011-2020 thực hiện chiến lược đưa Thanh Hóa trở thành một tỉnh công nghiệp và có mức bình quân thu nhập theo đầu người cao…



2.2. Cơ cấu xã hội

2.2.1 Cơ cấu lao động

Năm 2009, toàn tỉnh Thanh Hóa có 2069 nghìn lao động từ 15 tuổi trở lên, chiếm 60,8% tổng số dân (cả nước là 76,5%), trong đó 2025 nghìn người có việc làm và 43,4 nghìn người thất nghiệp. Có sự khác nhau trong tỷ lệ lao động chia theo thành thị/nông thôn, vùng và theo giới tính của Thanh Hóa.



Bảng 3: Lực lượng lao động chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và

các vùng năm 2009 (Đơn vị tính: nghìn người) [2]

Các vùng

Tổng số

Nam

Nữ

Tỷ lệ lao động so với dân số

Tỷ lệ nữ (%)

Toàn tỉnh

2068,6

1032,5

1036,0

100,0

50,08

Thành thị

184,2

94,4

897,9

8,67

48,76

Nông thôn

1884,4

938,2

946,2

91,33

50,21

Miền núi

542,0

273,2

268,8

25,94

49,59

Trong đó: núi cao

254,2

128,9

125,4

12,10

49,31

Miền xuôi

1526,6

759,3

767,3

74,06

50,26

Trong đó: ven biển

637,3

336,8

300,6

29,01

47,16

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2009 ở tỉnh Thanh Hóa là 61% cao hơn cả nước 8,8% và có sự chênh lệch không đáng kể giữa nam và nữ (61,5% so với 60,2%).

Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở Thanh Hóa còn thấp và thấp hơn mức bình quân của cả nước. Trong tổng số 2069 nghìn người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động toàn tỉnh, chỉ có 253 nghìn người đã được đào tạo, chiếm 12,2% tổng lực lượng lao động. Như vậy, nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp (so với cả nước năm 2009 có 14,6% lao động có trình độ chuyên môn, và vùng Bắc Trung Bộ là 12,7%)

Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đang có sự chuyển tích cực theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa: giảm lao động trong ngành nông lâm - ngư nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Năm 1999 tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp là: 84%, công nghiêp - xây dựng là 9,1% và dịch vụ là 6,9% thì năm 2010 tăng lên tương ứng là 72,4%; 12,5% và 15,1%. [2]

Lao động có việc làm phân theo nghề nghiệp của Thanh Hóa cũng có sự phân hóa khá rõ rệt: phần lớn lao động trong các “ nghề giản đơn” và “nghề nông - lâm - thủy sản”, tiếp đến là các nghề thợ thủ công, dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng, công nhân kỹ thuật bậc trung... Còn công nhân kỹ thuật bậc cao, nhà lãnh đạo... chiếm tỷ lệ rất thấp.

Lao động có việc làm phân theo loại hình kinh tế của Thanh Hóa đang có sự chuyển dịch đáng chú ý. Trong tổng số trên 2025 ngàn người có việc làm năm 2009 ở Thanh Hóa, loại hình kinh tế “Cá nhân/hộ sản xuất kinh doanh cá thể” chiếm tới 89,9%, thể hiện tình trạng phát triển thấp của thị trường lao động tỉnh Thanh Hóa.

Loại hình kinh tế tập thể là một trong những loại hình kinh tế chủ đạo trong những năm 70 đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì nay còn một tỷ trọng rất nhỏ (0,27%). Loại hình kinh tế “Vốn đầu tư nước ngoài” những năm gần đây có xu hướng tăng do đây là loại hình kinh tế có thu nhập và điều kiện làm việc tốt, mặc dù vậy, năm 2009 loại hình này cũng mới chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn 0,32%.

Tỷ lệ thất nghiệp của Thanh Hóa năm 2009 là 1,59% (con số này thấp hơn mức trung bình của cả nước, cả nước năm 2009 là 4,6%) trong đó khu vực thành thị là 3,36% và khu vực nông thôn là 1,38%, tỷ lệ thất nghiệp của nam là 3,6%, cao hơn của nữ 3,11%.



2.2.2. Cơ cấu theo trình độ văn hóa

Tỷ lệ người biết chữ của Thanh Hóa giai đoạn 1999 - 2009 tăng 2,22% (từ 92,78% lên 95%) và cao hơn so với mức trung bình cả nước (cả nước năm 2009 là 94%). Trong cả 3 kỳ tổng điều tra, tỷ lệ biết chữ của nam giới điều cao hơn nữ giới, nhưng sự cách biệt ngày càng thu hẹp dần; điều đó thể hiện sự bất bình đẳng giới ngày càng được xóa bỏ dần.




tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương