TIỂu thuyết thứ NĂM


Một số giải pháp để quản lý nguồn nước sông Nhà Lê ở Thanh Hoá



tải về 1.05 Mb.
trang10/14
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.05 Mb.
#17777
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

3.4. Một số giải pháp để quản lý nguồn nước sông Nhà Lê ở Thanh Hoá

3.4.1. Hạn chế các nguồn xả nước thải chưa đạt tiêu chuẩn vào sông:

- Đối với nước thải đô thị, khu dân cư: Cần xây dựng các phương án xử lý nước thải sinh hoạt quy mô cụm dân cư để xử lý triệt để nguồn nước thải sinh hoạt trước khi đổ ra kênh.

- Đối với nước thải sản xuất: Các cơ sở sản xuất phải hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào môi trường nước kênh. Nếu cơ sở nào không đủ khả năng xử lý nguồn nước như quy định sẽ buộc di dời đến các cụm công nghiệp, làng nghề tập trung.

- Đối với nước thải nông nghiệp: Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm giảm thiểu sử dụng phân bón hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật. Phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật.

- Đối với giao thông đường thủy: Cần xây dựng quy chế, các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường đối với các phương tiện tham gia giao thông đường thủy. Thu hồi giấy phép lưu thông đối với các chủ phương tiện không tuân thủ quy chế, các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

3.4.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý môi trường

Cần điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của phòng môi trường, phòng tài nguyên nước, phòng cảnh sát môi trường trong công tác quản lý tài nguyên nước đảm bảo hợp lý, thống nhất đầu mối quản lý tài nguyên nước của tỉnh, tránh phân tán, chồng chéo và bỏ sót.



3.4.3. Nâng cao hiệu quả áp dụng các công cụ trong quản lý môi trường nước

- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất.

- Tăng cường các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, thanh tra, kiểm tra các hoạt động bảo vệ môi trường nước.

- Tăng cường thẩm quyền cưỡng chế cho cơ quan quản lý tài nguyên nước đối với các hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến môi trường nước.



3.4.4. Xã hội hoá bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường nước

- Nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý về tác động, ảnh hưởng và thiệt hại do ô nhiễm nước kênh Nhà Lê gây ra.

- Mở rộng và tăng cường các hình thức tuyên truyền, cung cấp thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng, công khai các thông tin, số liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm môi trường nước kênh Nhà Lê trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng nhận thức đúng về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường nước kênh.

- Xây dựng chính sách huy động cộng đồng tham gia công tác quản lý kênh Nhà Lê, giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường nước như: Khuyến khích việc phát hiện ô nhiễm nước sông, đối tượng làm ô nhiễm nguồn nước kênh...



3.4.5. Thực hiện nạo vét kênh Nhà Lê

Trong tương lai, thành phố Thanh Hoá cần thực hiện nạo vét và kè bờ kênh một số đoạn kênh Nhà Lê trong nội thị thành phố Thanh Hóa như: Kênh cầu Bố, kênh cầu Cốc.. để bảo vệ môi trường nước kênh và tạo cảnh quan trong thành phố.

4. KẾT LUẬN

Nước kênh Nhà Lê ở Thanh Hoá đang bị ô nhiễm ở mức cao, các thông số ô nhiễm đo được đều vượt QCVN, có thông số vượt QCVN 12,5 - 31 lần. Nguyên nhân của việc ô nhiễm nước kênh chủ yếu là do việc xả nước thải chưa qua xử lý hoặc nước thải xử lý không đạt tiêu chuẩn vào nguồn nước kênh cũng như các hoạt động gây ô nhiễm tại lòng kênh. Để khắc phục hiện trạng ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước của kênh Nhà Lê cần sự quyết tâm của các cấp chính quyền và ý thức trách nhiệm của người dân toàn tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là người dân ở khu vực dòng kênh chảy qua.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), QCVN 08 : 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

[2] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo môi trường Quốc gia 2010, tổng quan môi trường Việt Nam.

[3] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường 05 năm 2006 - 2010.

[4] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá (2007), Báo cáo hiện trạng khai thác nước và xả thải nước trên địa bàn tỉnh năm 2007

[5] Trần Đắc Hiến, Báo cáo ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay - thực trạng và một số giải pháp khắc phục, 2010

[6] Vũ Hoan, Phạm Văn Khánh, báo cáo chất lượng môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường của thành phố Hà Nội, 2010, hội thảo Nghìn năm Môi trường Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội.
WATER POLLUTION IN THE LE CHANNEL OF THANH HOA PERIOD 2006 - 2010.
Nguyen Thi Thanh Hang
ABSTRACT
Based on collected documents, the article illustrates polluted water in Le Channel in high level in period 2006 – 2010, parameters are over QCVN. Causes of polluted water are discharging wastes as well as activities which make pollution in channel water. The article also suggests solutions in order to effectively manage the water quality of Le channel.
Key words: The Le Channel, water pollution.

(Người phản biện: PGS.TS.Nguyễn Đình Hoè; Ngày nhận bài: 25/4/2012; Ngày thông qua phản biện: 12/6/2012; Ngày duyệt đăng: 2/8/2012).



XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP (LẤY VÍ DỤ Ở MỘT SỐ TỈNH CỦA VÙNG BẮC TRUNG BỘ)

Lê Thị Lệ 1
TÓM TẮT

Trên quan điểm đánh giá KCN và tham khảo các bộ tiêu chí khảo sát mức độ phát triển của các doanh nghiệp trong KCN, bài viết này đề xuất áp dụng hai tiêu chí: Thứ nhất gồm các tiêu chí đánh giá KCN như: nhóm tiêu chí về diện tích và tỉ lệ lấp đầy KCN, dự án và vốn đầu tư, các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của KCN, nhóm các tiêu chí đánh giá cơ sở hạ tầng KCN, nhóm tiêu chí trình độ công nghệ, trình độ chuyên môn hoá và hợp tác hoá. Thứ hai là các tiêu chí đánh giá tác động KCN tới lãnh thổ xung quanh như: tác động về mặt kinh tế, về mặt xã hội và môi trường. Mục tiêu là đánh giá hiệu quả hoạt động của KCN và những tác động của KCN tới các lãnh thổ xung quanh.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tính đến hết tháng 9/2011, cả nước đã có 260 Khu công nghiệp (KCN) được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 72.000 ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 46.000 ha. Trong số đó, 174 KCN đã đi vào hoạt động và 86 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Mặc dù phát triển các KCN được coi là giải pháp có tính đột phá để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và địa phương nói riêng, song điều kiện hình thành, quá trình vận hành và hiệu quả hoạt động của mỗi KCN lại có những sự khác biệt nhau và cần được so sánh, đánh giá theo những tiêu chí thống nhất. Hiện nay đã có một số nghiên cứu liên quan đến đánh giá KCN như: tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững KCN của tác giả Lê Thế Giới, Nguyễn Ngọc Dũng [3],[5], bộ chỉ tiêu đánh giá bền vững doanh nghiệp của Dow Jones[8]. Tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu này ở dạng khái quát chung và chưa mang tính thống nhất hoặc áp dụng cho các doanh nghiệp kinh tế chung. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm xây dựng tiêu chí để đánh giá sự phát triển các KCN (theo nghĩa các KCN tập trung).

2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

2.1. Cơ sở xác định tiêu chí

Tiêu chí KCN là các tiêu chuẩn về xây dựng hạ tầng và hoạt động của KCN, dựa vào đó hình thành hệ thống điểm để xem xét, đánh giá hoặc xếp hạng KCN (điều 2) [7].

Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ- CP của Chính phủ ngày 14/03/2008 về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế, “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”.

KCN là một lãnh thổ luôn gắn liền phát triển công nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng và hình thành mạng lưới đô thị, phân bố dân cư hợp lý. Ở nước ta nhiều KCN đã trở thành hạt nhân để hình thành các đô thị, giữa các KCN còn xây dựng được mối liên hệ sản xuất, kỹ thuật, sử dụng phế thải để nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

Trên sở tham khảo các bộ tiêu chí đang được áp dụng phổ biến trên thế giới như Bộ tiêu chí Phát triển bền vững Dow Jones, bộ tiêu chí của Tổ chức Sáng kiến toàn cầu GRI[8], sự tổng hợp các tiêu chí thống kê về KCN của Bộ công nghiệp, quyết định số: 81/2008/QĐ-UBND tỉnh Đồng Nai về xếp hạng các KCN Đồng Nai [7], dựa trên đặc điểm của KCN [1], nguồn số liệu thống kê thu thập được; từ đó xây dựng các tiêu chí đánh giá KCN, các tiêu chí này giới hạn trong phạm vi đánh giá của bản thân KCN và đánh giá tác động của KCN.

Các tiêu chí có thể đo lường trực tiếp bằng các phương pháp định lượng hoặc đánh giá định tính thích hợp.



2.2. Các tiêu chí đánh giá khu công nghiệp

2.2.1. Diện tích và tỉ lệ lấp đầy KCN

- Diện tích KCN (SK): Phản ánh qui mô lãnh thổ sản xuất của KCN.

- Tỉ lệ lấp đầy KCN; Tỉ lệ lấp đầy KCN được thể hiện bằng công thức:

. Trong đó: TL: Tỉ lệ lấp đầy;: Tổng diện tích của các nhà máy được xây dựng trong KCN; : Tổng diện tích của KCN được phép cho thuê.

Tỉ lệ lấp đầy trong KCN phản ánh khả năng thu hút đầu tư vào KCN cũng như hiệu quả hoạt động của KCN đó. Chỉ số này được đề cập và tính toán riêng cho KCN.

Thí dụ, năm 2010, tổng diện tích các KCN Nghệ An (trừ KCN Đông Hồi) theo qui hoạch là 679,99ha. Tỉ lệ lấp đầy các KCN của tỉnh chỉ đạt 34,4%. Điều này phản ánh mức độ thu hút đầu tư của các KCN Nghệ An còn rất thấp. Các KCN Thừa Thiên Huế ở có diện tích 2.818,7 ha với tỉ lệ lấp đầy là hơn 45% (riêng KCN Phú Bài là 80%).Thanh Hóa có 7 KCN với diện tích là 2.800 ha với tỉ lệ lấp đầy là 38,2%.

2.2.2. Dự án và vốn đầu tư

- Số dự án đầu tư: Nhằm xác định mức độ thu hút đầu tư vào từng KCN. Đồng thời đây cũng là một tiêu chí so sánh hiệu quả khai thác giữa các KCN với nhau. Chẳng hạn, số dự án đang hoạt động sản xuất trong các KCN Nghệ An năm 2010 là 33 dự án; Thanh Hóa 70 dự án; Quảng Trị: 23 dự án.

-Tổng vốn đầu tư: Nhằm xác định tổng lượng vốn mà các nhà đầu tư cho từng KCN. Đồng thời nó là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu hút vốn của từng KCN với nhau. Thí dụ số vốn đầu tư của các dự án đang hoạt động tỉnh Nghệ An năm 2010 là 2313 tỉ đồng. Thanh Hóa 6.500 tỉ đồng

- Tỉ lệ thu hút vốn đầu tư cho các KCN: Chỉ tiêu về tỉ lệ thu hút vốn đầu tư cho các KCN là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thu hút của lãnh thổ.

Công thức: (%)Trong đó: TK : Tỉ lệ vốn đầu tư vào KCN;



: Tổng vốn đầu tư vào KCN;: Tổng vốn đầu tư vào CN của địa phương.

2.2.3. Nhóm các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của KCN
- Giá trị sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất của KCN (GTSK) là tổng giá trị sản xuất của các cơ sở sản xuất trong KCN. Tiêu chí này phản ánh qui mô sản xuất của KCN. Công thức tính: (i: 1…n) Trong đó:: Giá trị sản xuất của KCN

: Giá trị sản xuất của một nhà máy trong KCN

Thí dụ, tổng giá trị sản xuất các KCN của tỉnh Nghệ An năm 2010 là 2.032,8 tỉ đồng; Thanh Hóa: 2.500 tỉ đồng

- Năng suất lao động bình quân. Năng suất lao động tính trên đầu người của các KCN, phản ánh trình độ trang thiết bị, công nghệ sản xuất, chất lượng nguồn lao động và hiệu quả sản xuất.

- Các tiêu chí về doanh thu



+ Tổng doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn KCN khi so sánh giữa các KCN với nhau. Chẳng hạn, năm 2010 doanh thu chung của các KCN Nghệ An là 2.382,3 tỉ đồng. Thanh Hóa: hơn 8.500,0 tỉ đồng

+ Doanh thu trên số dự án

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị doanh thu bình quân của một dự án đầu tư và dùng để đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư vào KCN.

Công thức tính: (triệu đồng/dự án hoặc triệu USD/dự án)

Trong đó: : Doanh thu bình quân trên một dự án;: Tổng doanh thu (triệu đồng hoặc triệu USD);: Tổng số dự án đang hoạt động.

Thí dụ, năm 2010 ở Nghệ An tỉ lệ doanh thu trên dự án tăng mạnh nhất với 72.192,75 triệu đồng/dự án. Thanh Hóa là: 14.300 triệu đồng/ dự án.

+ Doanh thu trên vốn đầu tư

Tiêu chí này phản ánh hiệu quả của một đồng vốn đầu tư tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiều đồng vốn doanh thu (hiệu suất sử dụng vốn đầu tư).

Công thức tính: ; Trong đó: : Doanh thu bình quân trên một đồng vốn (triệu đồng hoặc triệu USD);: Tổng doanh thu (triệu đồng hoặc triệu USD);

: Tổng vốn đầu tư đang sử dụng vào KCN (triệu đồng hoặc triệu USD).

+ Doanh thu trên diện tích đất cho thuê

- Các tiêu chí về lợi nhuận

+ Tổng lợi nhuận của KCN: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tạo ra lợi nhuận của toàn bộ KCN khi so sánh các KCN với nhau.

+ Chỉ tiêu lợi nhuận trên số dự án: Chỉ tiêu này phản ánh giá trị lợi nhuận bình quân của một dự án đầu tư tạo ra và dùng để đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư vào KCN.

Công thức tính: (triệu đồng/dự án hoặc triệu USD/dự án)

Trong đó: : Lợi nhuận bình quân trên một dự án;: Tổng lợi nhuận KCN (triệu đồng hoặc triệu USD);: Tổng số dự án đang hoạt động.

 + Lợi nhuận trên vốn đầu tư

 Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lãi của một đồng vốn đầu tư tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận.

Công thức tính: ;Trong đó: : Lợi nhuận bình quân trên một đồng vốn (triệu đồng hoặc triệu USD);: Tổng lợi nhuận KCN (triệu đồng hoặc triệu USD);



: Tổng vốn đầu tư đang sử dụng vào KCN (triệu đồng hoặc triệu USD).

 + Lợi nhuận trên số lao động : Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sinh lời của một người lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của từng KCN.

Công thức tính: ; Trong đó: : Lợi nhuận bình quân trên một lao động (triệu đồng hoặc triệu USD/lao động);: Tổng lợi nhuận KCN (triệu đồng hoặc triệu USD);: Tổng lao động của các doanh nghiệp có lợi nhuận của KCN.

+ Lợi nhuận trên doanh thu : Công thức tính:

Trong đó: : Lợi nhuận bình quân trên một đơn vị doanh thu (1 triệu đồng hoặc 1 triệu USD);: Tổng lợi nhuận KCN (triệu đồng hoặc triệu USD);: Tổng doanh thu của các doanh nghiệp có lợi nhuận của KCN (triệu đồng hoặc triệu USD).

Công thức tính: (%)Trong đó: : Tỉ lệ % đóng góp GDP cho địa phương;: Giá trị sản xuất của KCN; : GDP địa phương

+ Lợi nhuận trên số dự án. Lợi nhuận trên diện tích thuê



- Các tiêu chí về xuất khẩu

+ Tổng giá trị xuất khẩu: Tổng giá trị xuất khẩu của các KCN phản ánh khả năng mở rộng thị trường ngoại tỉnh cũng như năng lực sản xuất hàng hóa của KCN. Chỉ tiêu này bằng tổng giá trị xuất khẩu của các nhà máy có mặt hàng xuất khẩu trong KCN.

+ Tỉ lệ giá trị xuất khẩu: Thể hiện độ mở của các KCN và tính chất sản xuất hàng hóa, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm. Tỉ lệ này càng lớn chứng tỏ khả năng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường càng cao và thị trường sản phẩm càng rộng. Do đó có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng sản xuất sản phẩm trong tương lai, tăng lượng vốn tái đầu tư sản xuất và kích thích sản xuất.

Trong đó: : Tỉ lệ xuất khẩu (%);là tổng giá trị xuất khẩu của KCN; là tổng giá trị xuất khẩu công nghiệp của toàn tỉnh.

+ Xuất khẩu trên số dự án

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh ngoại tệ do một dự án đầu tư tạo ra và dùng để đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư vào KCN. Công thức tính: (triệu đồng/dự án hoặc triệu USD/dự án); trong đó: : Tỉ lệ xuất khẩu trên một dự án. Tổng doanh thu xuất khẩu KCN (triệu đồng hoặc triệu USD);: Tổng số dự án đang hoạt động

 + Xuất khẩu trên vốn đầu tư: Tiêu chí này phản ánh hiệu quả của một đồng vốn đầu tư tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu ngoại tệ từ xuất khẩu. 

Công thức tính: Trong đó: : Tỉ lệ xuất khẩu trên một đồng vốn (triệu đồng hoặc triệu USD);: Tổng doanh thu xuất khẩu KCN (triệu đồng hoặc triệu USD);



: Tổng vốn đầu tư đang sử dụng vào KCN (triệu đồng hoặc triệu USD).

+ Xuất khẩu trên số lao động

Tiêu chí này phản ánh số lượng ngoại tệ của một người lao động làm việc trong KCN tạo ra (bao gồm cả lao động trong nước và lao động ngoài nước)

Công thức tính: ;Trong đó: : Tỉ lệ xuất khẩu trên một lao động (triệu đồng hoặc triệu USD/lao động);: Tổng doanh thu xuất khẩu KCN (triệu đồng hoặc triệu USD);: Tổng lao động của các doanh nghiệp có lợi nhuận của KCN.

- Nộp ngân sách nhà nước; Nộp ngân sách nhà nước và tỉ lệ nộp ngân sách nhà nước của KCN phản ánh những đóng góp của KCN vào phát triển kinh tế của địa phương cũng như hiệu quả phát triển sản xuất của KCN. Chẳng hạn, năm 2010 KCN Thanh Hóa nộp ngân sách Nhà nước là 312, 2 tỉ đồng, Nghệ An: 219,7 tỉ đồng.

2.2.4. Nhóm các tiêu chí đánh giá cơ sở hạ tầng KCN.

- Vị trí địa lý của khu công nghiệp

Lợi thế về vị trí địa lý của KCN là tiền đề giúp cho các doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế cao. Các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, gần các trục đường giao thông, bến cảng, nhà ga, sân bay, sự hấp dẫn về thị trường các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, nguồn nhân lực) và thị trường tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng quan trọng đến sự lựa chọn đầu tư của các doanh nghiệp.

Cho đến nay, các KCN đã hình thành ở vùng Bắc Trung Bộ về cơ bản được phân bố ở những vị trí thuận lợi từ mức trung bình đến khá. Nhờ vậy mà các KCN này đã khai thác được các thế mạnh về nguồn lực tự nhiên cũng như các nguồn lực kinh tế xã hội của vùng, đã thu hút được nhiều đầu tư từ bên ngoài

- Mặt bằng sẵn có: Tỉ lệ hoàn thành việc bồi thường và san lấp mặt bằng đạt so với diện tích KCN (%).

- Giao thông: Tỉ lệ hoàn thành đường giao thông (đầy đủ biển báo, gờ giảm tốc, vạch sơn đường, đèn chiếu sáng) so với các tuyến đường giao thông theo quy hoạch (%)

- Hệ thống cấp điện: Tỉ lệ hoàn thành hệ thống đường cấp điện (đường điện, lắp đặt biến áp, nguồn điện cung cấp) so với quy hoạch (%)

- Hệ thống cấp và thoát nước: Tỉ lệ hoàn thành hệ thống cấp nước (nguồn nước máy cấp ổn định, đảm bảo áp lực, đảm bảo nhu cầu, có bể nước dự phòng phù hợp với diện tích của KCN, đảm bảo không bị ngập cục bộ trong KCN cũng như tại nguồn tiếp nhận trong mùa mưa) so với quy hoạch (%)

- Hệ thống thoát nước thải và nhà máy xử lý nước thải

- Hệ thống thông tin liên lạc: Đã có hệ thống thông tin liên lạc tại KCN; các dịch vụ thông tin liên lạc (điện thoại, Fax, ADSL, Leased line,…) đảm bảo cung cấp sớm theo nhu cầu với chất lượng đảm bảo và khối lượng không hạn chế; Sóng điện thoại của Vinaphone, Mobiphone, S-phone, Viettel đều đảm bảo.

- Diện tích cây xanh: Tỉ lệ diện tích cây xanh trồng được (cây xanh tập trung, cây xanh ở công viên, ven đường) so với quy hoạch (%); tỷ lệ diện tích cây xanh thực tế so với tổng diện tích của KCN (%).

- Dịch vụ - quản lý: Có Văn phòng công ty hạ tầng tại KCN, có Bưu điện tại KCN, có Ngân hàng, hải quan, nhà hàng tại KCN.

2.2.5. Các tiêu chí trình độ công nghệ, trình độ chuyên môn hoá và hợp tác hoá

- Trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ trong các doanh nghiệp của KCN

Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước trong KCN. Trình độ công nghệ của từng ngành, nhóm ngành mà các doanh nghiệp FDI trong KCN tham gia hoạt động (lạc hậu, trung bình, tiên tiến). Kỹ năng, năng lực sử dụng công nghệ của các doanh nghiệp trong KCN, thông tin về công nghệ (tài liệu hướng dẫn sử dụng, các bí quyết công nghệ), năng lực quản lý điều hành, tổ chức trong hoạt động công nghệ, xuất xứ của công nghệ (năm và nước sản xuất). Qui mô và tỉ lệ chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong doanh thu theo ngành của các các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước.



- Phạm vi, qui mô hoạt động, trình độ chuyên môn hoá và hợp tác hoá

Nhóm này bao gồm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế theo phạm vi (economies of scope)hay chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế theo qui mô (economies of scale) trong hoạt động của KCN, tổng doanh thu của KCN và doanh thu một số ngành công nghiệp chủ yếu trong KCN, tỉ lệ doanh thu của các ngành công nghiệp chủ yếu có liên quan, mặt hàng chuyên môn hóa trong tổng doanh thu của KCN.

Trình độ hợp tác hoá của KCN thể hiện tỉ lệ số doanh nghiệp có liên kết kinh tế với nhau trong KCN và tỉ lệ số doanh nghiệp có liên kết với bên ngoài trong tổng số doanh nghiệp KCN.



tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương