TIỂu thuyết thứ NĂM


Các tiêu chí đánh giá tác động của KCN tới lãnh thổ xung quanh



tải về 1.05 Mb.
trang11/14
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.05 Mb.
#17777
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

2.3. Các tiêu chí đánh giá tác động của KCN tới lãnh thổ xung quanh

2.3.1. Tác động kinh tế

Tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đóng góp vào ngân sách địa phương; Thu nhập bình quân đầu người tính cho toàn khu vực hoặc địa phương, so với mức chung của cả nước; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KCN: tỉ trọng về doanh thu, giá trị gia tăng, vốn sản xuất, lao động tính theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế. Đóng góp của KCN cho ngân sách địa phương: qui mô và tỷ lệ thu ngân sách địa phương từ KCN; số lượng và chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của địa phương có KCN.



2.3.2. Tác động công nghệ

Mức độ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong KCN.

Mức độ đổi mới công nghệ của từng ngành, nhóm ngành sản xuất.

Khả năng tiếp thu và ứng dụng bí quyết công nghệ được chuyển giao của doanh nghiệp.

Năng lực quản lý điều hành, tổ chức trong hoạt động công nghệ.

Thông qua liên kết kinh tế với các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp KCN thực hiện việc đổi mới và tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến.



2.3.3. Tác động xã hội

Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm giữa các KCN về số lượng lao động đang làm việc tại các KCN.



Tổng số lao động: Qua chỉ tiêu này có thể thấy được lợi ích của việc xây dựng các KCN trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và lao động dôi dư ở các địa phương. Thí dụ năm 2010. Nghệ An có 5.178 lao động. Thanh Hóa: 17.596 lao động; Quảng Bình: 1.100 lao động; Quảng Trị: 1.300 lao động; Thừa Thiên Huế 4.500 lao động.

Thu nhập bình quân của người lao động: Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng đảm bảo cuộc sống cho người lao động đang hoạt động trong KCN. Thí dụ năm 2009, thu nhập bình quân của người lao động trong KCN ở các tỉnh; Nghệ An: 1,972 triệu đồng/ tháng/ lao động, Thanh Hóa: 1,800 triệu đồng, cả nước 2,250 triệu đồng.

2.3.4 Tác động môi trường

Mức độ khai thác hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên;

Mức độ giải quyết vấn đề ô nhiễm KCN (hệ thống xử lý chất thải tập trung) đặc biệt các KCN gần khu dân cư. Có nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất xử lý đáp ứng lượng nước thải của KCN, chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và ổn định.

Có bộ phận chuyên môn đủ năng lực (kỹ sư quản lý môi trường, kỹ sư vận hành hệ thống xử lý, cán bộ quản lý phòng thí nghiệm) thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường KCN hoặc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo hệ thống Quốc tế ISO 14001.

Mức độ ứng dụng công nghệ sạch và công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường.

Có Báo cáo môi trường của các doanh nghiệp trong KCN. Có phương án phòng ngừa, xử lý sự cố môi trường đối với khu vực xung quanh.

3. KẾT LUẬN

Trong sự hình thành và phát triển các KCN, mục tiêu chủ yếu là tăng trưởng kinh tế ổn định , giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường, cũng như sử dụng hợp lí nguồn lực tài nguyên và kinh tế xã hội. Các tiêu chí xây dựng gồm các tiêu chí đánh giá KCN (có 5 nhóm tiêu chí: tiêu chí quy mô diện tích và tỉ lệ lấp đầy KCN, dự án và vốn đầu tư, nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của KCN, tiêu chí đánh giá cơ sở hạ tầng KCN và tiêu chí trình độ công nghệ, trình độ chuyên môn hoá, hợp tác hoá) và các tiêu chí đánh giá tác động KCN (có 4 tiêu chí: Tiêu chí tác động kinh tế, công nghệ, tác động xã hội và môi trường của KCN tới lãnh thổ xung quanh), nghiên cứu các tiêu chí này sẽ đáp ứng được các mục tiêu trên, vừa đánh giá sự phát triển KCN, đồng thời khắc phục những khó khăn, tồn tại của các KCN.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ (2001), Địa lí kinh tế- xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục .

[2] Lê Văn Trưởng (2005), Địa lí kinh tế xã hội Đại cương, NXB Chính trị Quốc gia.

[3] Lê Thế Giới (2008), Hệ thống đánh giá bền vững các khu công nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng.

[4] Lương Thị Thành Vinh (2011), Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An, Luận án Tiến sỹ Địa lí, Hà Nội .

[5] Nguyễn Ngọc Dũng, Phát triển các Khu công nghiệp đồng bộ, bền vững. Trang tin điện tử. Khu cong nghiep.com

[6] Ngô Thắng Lợi (03/2007), Vấn đề phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam.

[7] Quyết định 81/2008/QĐ-UBND. Về việc ban hành quy định xếp hạng các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai - UBND tỉnh Đồng Nai

[8] Dow Jones Sustainability Indexes, and The G3 of the GRI’s Sustainability Reporting Guidelines

[9] Le The Gioi. Clustering, total competitiveness and japanese ODA: how industrial parks, supporting industries and government in Vietnam need for supports from Japanese intellectual cooperation. Annual Buletin of The Institute for Industrial Research of Obirin University (Tokyo, Japan), N.23, March 2005, p.125-153

[10] www.khu cong nghiep.com.vn
SETTING CRITERIA FOR EVALUATING INDUSTRIAL ZONES

Le Thi Le
ABSTRACT
From the assessment points of industrial zones and criteria refering to the survey of the development level in industrial enterprises, this paper proposes 2 criteria for use: Firstly, the one for assessing industrial zones (there are 5 groups of criteria) secondly, the criteria for evaluating the impact of industrial zones (there are 4 criteria) with the of assessing aims the performance of industrial zones and industrial impacts on surrounding areas.

Key words: Criteria; industrial zones.

(Người phản biện: GS.TS. Lê Thông; Ngày nhận bài: 25/3/2012; Ngày thông qua phản biện: 20/4/2012; Ngày duyệt đăng: 2/8/2012).



HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN VỀ VẤN ĐỀ

DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Nguyễn Thị Hường1
TÓM TẮT

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc là bước phát triển học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng thuộc địa ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh cho độc lập, tự do. Nghiên cứu một số luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc nhằm hiểu được giá trị khoa học lớn lao trong tư tưởng của Người. Đồng thời, góp phần vận dụng tốt hơn những tư tưởng đó trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc, Cách mạng giải phóng dân tộc.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tư tưởng Hồ Chí Minh là học thuyết về con đường cách mạng Việt Nam, nhằm đi tới mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống bao gồm nhiều lĩnh vực thuộc về nhiều bộ môn khoa học khác nhau. Vấn đề hạt nhân cốt lõi, xuyên suốt toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc vừa là sự kết hợp tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại, vừa thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Người trong việc vận dụng những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

2. NỘI DUNG



2.1. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp và cách mạng giải phóng dân tộc

C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu ra những quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Mối quan hệ dân tộc và giai cấp là vấn đề lớn trong thời đại cách mạng vô sản, một vấn đề lý luận gây ra sự tranh cãi ngay trong thời đại của C. Mác. Năm 1848 khi viết “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng phải đấu tranh chống lại luận điệu thù địch cho rằng những người cộng sản chủ trương xóa bỏ dân tộc. C.Mác khẳng định cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại sự thống trị của giai cấp tư sản lúc đầu mang tính chất dân tộc vì “Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số và mưu cầu cho lợi ích cho khối đại đa số” [tr.611,1]. Vì vậy, “ Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc” [tr.611,1]. Từ đó, C.Mác kêu gọi: “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc” [tr.611,1]. Điều này chứng tỏ C.Mác không phủ định vấn đề dân tộc như những luận điệu thù địch của giai cấp tư sản. C.Mác và Ph.Ăngghen nhất quán cho rằng độc lập, thống nhất của mỗi dân tộc là điều kiện, là cơ sở cho đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản; những tư tưởng dân tộc chân chính bao giờ cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính. Như vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã thấy được mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen cơ bản là học thuyết đấu tranh giai cấp và cách mạng vô sản. Học thuyết này được hình thành trong lòng xã hội Tây Âu, ở đây sự phân hóa giai cấp đã được thực hiện triệt để. Tại các nước này, mâu thuẫn cơ bản của xã hội là mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Mặt khác, học thuyết của Mác - Ăngghen ra đời khi chủ nghĩa tư bản đã trở thành một lực lượng quốc tế, vấn đề đặt ra là phải lật đổ chủ nghĩa tư bản, phải làm cuộc cách mạng thế giới. Hơn nữa vào thời kỳ này, hệ thống thuộc địa đã hình thành, nhưng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chưa phát triển, chưa có ảnh hưởng đến sự tồn tại và suy vong của chủ nghĩa tư bản. Chính vì những lý do đó, khi giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh hơn đến lợi ích giai cấp, đặt lợi ích giai cấp lên trên lợi ích dân tộc. Các ông khẳng định: “Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác sẽ được xóa bỏ” [tr.623-624,1]. Đồng thời, khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng mất theo. Như vậy, theo C.Mác và Ph.Ăngghen để giải quyết sự đối kháng dân tộc, trước hết phải giải quyết sự đối kháng giai cấp, giải phóng giai cấp là điều kiện để giải phóng dân tộc. Qua phân tích tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc, có thể thấy các ông có đề cập đến vấn đề này nhưng chưa có điều kiện đi sâu để giải đáp vấn đề giải phóng dân tộc ở nhiều nước thuộc địa.

Trên cơ sở những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, Lênin đã phát triển lên thành một hệ thống lý luận toàn diện, sâu sắc về vấn đề dân tộc. Đặc biệt, trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, Lênin có cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa thành hệ thống lý luận và nhấn mạnh vai trò của cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa. Ông thấy được, nếu không có sự giúp đỡ của tất cả các nước dân tộc thuộc địa bị áp bức thì giai cấp vô sản không thể giành được thắng lợi. Lênin đã bổ sung khẩu hiệu của C.Mác, Người kêu gọi: Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại. Tuy nhiên, cũng như C.Mác và Ph.Ăngghen, trong mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, Lênin ưu tiên vấn đề giai cấp hơn, nhấn mạnh hơn lợi ích giai cấp. Trong “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”, Người cho rằng, lợi ích giai cấp vô sản trong phạm vi một quốc gia phải phù hợp với lợi ích giai cấp vô sản toàn thế giới. Các dân tộc sẵn sàng hy sinh lợi ích dân tộc mình cho cách mạng vô sản thế giới. Sau khi Lênin mất, Ban lãnh đạo quốc tế cộng sản trong một thời gian dài đã nhấn mạnh vấn đề giai cấp, coi nhẹ vấn đề dân tộc, không mấy quan tâm đến chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc của các nước thuộc địa.

Tóm lại, C.Mác, Ph.Ăngghen và Lênin đã nêu ra những quan điểm cơ bản về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu của cách mạng vô sản ở châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp, đặt vấn đề giai cấp cao hơn vấn đề dân tộc.

2.2. Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin từ nhu cầu giải phóng dân tộc. Do vậy, cách giải quyết vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc của Người là sự vận dụng sáng tạo và phát triển những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Thứ nhất, về vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, Người có quan điểm riêng về vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Hồ Chí Minh quan tâm đến vấn đề dân tộc thuộc địa. Khi chủ nghĩa đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa để mở rộng thị trường, thực hiện sự áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hóa đối với các nước bị xâm chiếm, thì vấn đề dân tộc trở thành vấn đề dân tộc thuộc địa. Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ sự áp bức, bóc lột thực dân… Về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, Người cho rằng, phải kết hợp hài hòa hai vấn đề này, song phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và trước hết. Hồ Chí Minh thấy được, chủ nghĩa Mác hình thành ở Tây Âu, mà Tây Âu chưa phải là toàn thế giới. Trong bản “Báo cáo Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ”, Hồ Chí Minh chỉ rõ cuộc đấu tranh giai cấp ở phương Đông không diễn ra giống phương Tây. Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc và tay sai nổi trội hơn mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến, giữa tư sản với vô sản. Đối tượng của cách mạng thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, giai cấp địa chủ, mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động. Quyền lợi dân tộc không còn thì quyền lợi của mỗi giai cấp, mỗi bộ phận trong dân tộc cũng không thể thực hiện được. Do vậy, không phải giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc như các nước phương Tây. Tại Hội nghị TW8 (tháng 5/1941), Hồ Chí Minh khẳng định: Trong lúc này quyền lợi của bộ phận giai cấp phải đặt dưới sự tồn vong sinh tử của quốc gia dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được tự do độc lập cho toàn dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được. Hồ Chí Minh còn khẳng định vai trò của đoàn kết dân tộc, chủ trương giải phóng dân tộc mình và đồng thời giải phóng tất cả các dân tộc bị áp bức.

Thứ hai, về con đường giải phóng dân tộc, rút kinh nghiệm từ sự thất bại của phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã thấy được cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Hồ Chí Minh đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản. Người cho rằng, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Nếu Lênin nói về tầm quan trọng của thuộc địa ở tầm khái quát thì Hồ Chí Minh bằng sự phân tích các mặt khác nhau của nhiều nước thuộc địa đã nhận diện chính xác vấn đề dân tộc thuộc địa. Người chỉ ra, thuộc địa cung cấp nguyên liệu và binh lính đánh thuê cho đế quốc để đàn áp cách mạng chính quốc. Vì thế, giai cấp vô sản chính quốc và thuộc địa có chung kẻ thù đó là chủ nghĩa đế quốc. Về bản chất của chủ nghĩa tư bản, Người nhấn mạnh: “Chủ nghĩa tư bản là con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt lại tiếp tục mọc ra”[tr.298,2]. Như vậy, Hồ Chí Minh đã thấy được tầm quan trọng của việc kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, phải xem cách mạng giải phóng thuộc địa và cách mạng chính quốc là hai cánh của cách mạng vô sản, muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, tức là độc lập dân tộc và đi tới chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết, là tiền đề để đi tới chủ nghĩa xã hội. Người nói: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[tr.56,3]. Người tâm niệm: ‘Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [tr.161-162,6]. Trong Chánh cương, sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh đã xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn, đó là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng (tức cách mạng dân tộc dân chủ) để đi tới chủ nghĩa cộng sản. Đây chính là sự phát triển sáng tạo luận điểm của Lênin về hai giai đoạn cách mạng - cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó thống nhất giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu độc lập dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Như vậy, ở Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp; độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thống nhất với nhau.

Thứ ba, về lực lượng cách mạng và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, Hồ Chí Minh nhận thấy, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân trên cơ sở liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Cách mạng giải phóng dân tộc “là việc chung của cả dân tộc chứ không phải là việc của một, hai người”[tr.184,4]. Trong lực lượng cách mạng toàn dân tộc, Người hết sức nhấn mạnh vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân. Từ đó, Người khẳng định “Công nông là người chủ cách mệnh… Công nông là gốc cách mệnh” [tr.266,5]. Đây là nhận thức hết sức mới mẻ so với các nhà yêu nước trước đó. Qua thực tiễn các phong trào yêu nước ở Việt Nam và từ thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh khẳng định, cách mạng muốn thắng lợi “Trước hết phải có đảng cách mệnh… Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng giống như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy” [tr.268,5]. Phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản, Người cho rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.

Thứ tư, về tính chủ động, sáng tạo và khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc của cách mạng giải phóng dân tộc - một luận điểm mới mẻ, sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Trong phong trào cộng sản quốc tế, một thời gian dài từng tồn tại quan điểm coi thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Quan điểm này đã làm giảm tính năng động của phong trào cách mạng ở thuộc địa. Trên sơ sở nhận thức được đúng đắn sức mạnh của của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng chính quốc và khi hoàn thành cách mạng thuộc địa họ có thể giúp đỡ những người anh em ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn. Hồ Chí Minh vận dụng nguyên lý của C.Mác: Sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân. Từ đó đi đến khẳng định: “Công cuộc giải phóng anh em (tức nhân dân thuộc địa) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” [tr.128,5]. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thuận lợi hơn cách mạng ở chính quốc (vì chính sách khai thác thuộc địa tàn bạo nên mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc hết sức gay gắt. Thuộc địa là mắt xích yếu nhất trong hệ thống chủ nghĩa đế quốc). Hồ Chí Minh thấy được vai trò quan trọng của sự giúp đỡ từ bên ngoài, nhưng Người nhấn mạnh không được ỷ lại, không được ngồi chờ vào người khác. Theo Người, một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập. Luận điểm này của Hồ Chí Minh là một luận điểm sáng tạo, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Việc vận dụng luận điểm này giúp cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam không thụ động, phát huy được tính độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. Nhờ đó, cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi vĩ đại. Đồng thời, thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam đã cổ vũ to lớn cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.

Thứ năm, về phương pháp cách mạng, Hồ Chí Minh khẳng định: Ở các nước thuộc địa, chủ nghĩa thực dân dùng bạo lực phản cách mạng đàn áp các phong trào yêu nước, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi thì phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. Bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng, gồm lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang với hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang kết hợp với nhau. Sự phát triển nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về con đường bạo lực cách mạng ở Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ, Người cho rằng khởi nghĩa vũ trang đương nhiên phải sử dùng vũ khí, phải chiến đấu bằng lực lượng vũ trang, nhưng không phải chỉ là một cuộc đấu tranh quân sự, phải tiến hành đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang trong điều kiện cho phép; thực hành đấu tranh ngoại giao; kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao để giành và giữ chính quyền.

3. KẾT LUẬN

Có thể nói, với thiên tài trí tuệ, với lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần quốc tế vô sản cao cả, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhiều vấn đề, đặc biệt là vấn đề về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc thành một hệ thống luận điểm mới. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tài tình giải quyết quan hệ gắn bó giữa dân tộc và giai cấp. Người đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc thuộc địa, xây dựng được đường lối chiến lược, phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc là con đường thực hiện sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hệ thống lý luận về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh càng trở nên sáng tạo hơn khi hệ thống luận điểm này đi vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Với thắng lợi của công cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã chứng minh tính khoa học đúng đắn, tính cách mạng sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] C.Mác- Ph.Ăngghen, toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 1995, tập 4.

[2] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 1995, tập 1.

[3] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 2000, tập 4.

[4] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Sự thật, Hà Nội, 1981, tập 2.

[5] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 2000, tập 2.

[6] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 1995, tập 4.

[7] I.Lênin, toàn tập, NXB iến bộ Macxcơva, 1978, tập 41.


HO CHI MINHS CREATIVE APPLICATION AND DEVELOPMENT OF MARXISM – LENINNISMS VIEWPOINT ON NATION ISSUES AND NATIONAL LIBERATION REVOLUTION

Nguyen Thi Huong

ABSTRACT

Ho Chi Minh thought about national issues and national liberation revolution is the development for theory of Marxism-Leninism on the colonies in the revolutionary era of oppressed peoples to rise up to fight for independence and freedom. Studying Ho Chi Minh s creative theoretical points in applying and developing Marxism-Leninisms Theory on the issue of Nation issues and the national liberation revolution aims at understanding the great value scientifically from his thoughts, also, for contributing to better application of the ideas in the struggle for national construction at present.


tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương