THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam



tải về 213.13 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích213.13 Kb.
#31280
1   2   3   4   5

Đài RFI (đêm 18/8) - Sau khi lớn tiếng bác bỏ đề nghị của Mỹ về việc các bên tranh chấp tại Biển Đông cùng đình chỉ các hành động gây mất ổn định, Trung Quốc đã tiếp tục các hành vi bị đánh giá là khiêu khích. Ngày 18/8, Bộ ngoại giao Philippines xác nhận sẽ phản đối Trung Quốc về các hoạt động tuần tra ngày càng tăng của Bắc Kinh trong một vùng giầu tiềm năng dầu khí bên trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines.


Theo AFP, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose, khẳng định: “Việc tàu Trung Quốc thường xuyên qua lại trong khu vực Reed Bank (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Rong) không phải là một sự hành xử quyền tự do hàng hải một cách bình thường, mà thực sự là một phần của một mô hình tuần tra bất hợp pháp nhằm áp đặt chủ quyền (của Trung Quốc) trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines”. 

Theo phát ngôn viên ngoại giao Philippines, các hoạt động đó nằm trong nỗ lực đơn phương của Trung Quốc để thay đổi hiện trạng ở Biển Đông.

Đối với phía Philippines, Reed Bank chỉ cách đảo Palawan khoảng 85 hải lý (157 km), tức là nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này được quốc tế công nhận, trong khi lại cách bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc đến 595 hải lý.

Ngày 17/8, Tổng thống Philippines đã báo động về sự hiện diện của tàu khảo sát Trung Quốc tại một khu vực Reed Bank.

Trả lời phỏng vấn truyền hình, ông Aquino cho biết, quân đội Philippines gần đây đã phát hiện 2 chiếc tàu thủy văn Trung Quốc ở khu vực Reed Bank, một nơi “rõ ràng là ở bên trong vùng đặc quyền kinh tế” của Philippines. Tổng thống Aquino đã tố cáo: “Họ (tức là Trung Quốc) muốn đòi hỏi những gì thuộc về chúng ta. Chúng ta sẽ để cho tình trạng đó kéo dài đến đâu? Họ đang làm gì ở đó? Họ tiến hành những loại nghiên cứu nào? Tôi hy vọng sự hiện diện của các tàu này sẽ không làm gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia”.

Ngày 18/8, Peter Paul Galvez, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines xác nhận rằng đó là 2 chiếc tàu khảo sát thủy văn có khả năng thiết lập bản đồ đáy biển. Hai chiếc này đã bị phát hiện lần đầu tiên vào tháng 6/2014, nhưng có khả năng hoạt động hơn một tháng trên biển.

Reed Bank, một vùng có tiềm năng dầu khí được đánh giá là khả quan, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nhưng đã bị Bắc Kinh nhòm ngó từ lâu. Năm 2011, Trung Quốc từng cho tàu tuần tra vào xua đuổi một tàu khảo sát của tập đoàn Anh-Philippines Forum Energy PLC hoạt động trong khu vực.

Theo Tổng thống Aquino, 2 chiếc tàu khảo sát Trung Quốc lần này đã hiện diện tại cùng một khu vực nơi Forum Energy thăm dò cách đây 3 năm.

Forum Energy là hãng đã được chính quyền Manila trao quyền thăm dò vùng Reed Bank. Tháng 7/2014, tập đoàn này đã được chính quyền Philippines cho triển hạn một năm kế hoạch khoan dò tìm khí đốt ở khu vực này. Kế hoạch dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 8/2016.

Vùng dầu khí tiềm năng ở Reed Bank không phải là nơi duy nhất của Philippines bị Trung Quốc nhòm ngó. Tháng 5/2014, Tổng thống Aquino từng báo động với các lãnh đạo Đông Nam Á rằng tàu Trung Quốc cũng đã bị phát hiện tại vùng Galoc, một mỏ dầu đang do Philippines khai thác ở phía Tây Bắc đảo Palawan. Ngoài các vùng khai thác dầu khí, theo Hải quân Philippines, hàng ngày vẫn thấy 3 tàu hải cảnh Trung Quốc xung quanh vùng Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), không xa Reed Bank, cũng như 2-3 chiếc tàu khác tại vùng bãi cạn Scarborough, một nơi khác trên Biển Đông bị Trung Quốc tranh chấp.


Đài VOA (đêm 18/8) - Ngày 18/8, Philippines lên án việc Trung Quốc thực hiện ‘các cuộc tuần tra chủ quyền’ thường xuyên ở Biển Đông bằng cách cho tàu luẩn quẩn trong khu vực tranh chấp chỉ nhằm mục đích xác quyết tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.


Bộ Ngoại giao Philippines phản đối ‘phương thức mới nổi’ này sau khi Tổng thống Benigno Aquino, ngày 17/8, cảnh báo rằng quân đội Philipines gần đây phát hiện 2 tàu nghiên cứu thủy văn Trung Quốc xâm nhập Reed Bank (Bãi Cỏ Rong). Khu vực giàu tiềm năng dầu khí này thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, Charles Jose, nói Reed Bank nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý mà Manila có toàn quyền khai thác các nguồn tài nguyên biển. Ông Jose tố cáo việc tàu Trung Quốc qua lại khu vực này thường xuyên không phải là thực hiện quyền tự do hàng hải một cách vô tư mà thật ra là một phần của hình thức tuần tra chủ quyền bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nhằm theo đuổi nỗ lực đơn phương muốn thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Phát ngôn viên này nhấn mạnh, khác với những chuyến hải trình thực thi quyền tự do hàng hải ngang qua khu vực, các cuộc ‘tuần tra chủ quyền’ thể hiện một sự hiện diện thường xuyên và rằng dù tàu Trung Quốc di chuyển nhưng luôn có mặt tại khu vực với mục đích thực thi quyền chủ quyền. Ông Jose nói thêm rằng các cuộc tuần tra chủ quyền này không chỉ liên quan đến 2 tàu thủy văn mà Tổng thống Aquino khuyến cáo mà là một hình thức mới xuất hiện trong chính sách bành trướng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông với 4-5 tàu tuần duyên của Bắc Kinh thường xuyên có mặt ở Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa, nơi một tàu chiến mắc cạn của Philippines vẫn lưu lại đó như một tiền đồn quân sự. Người phát ngôn Jose cho biết, ngư dân Trung Quốc trong khu vực này vẫn được lực lượng tuần duyên của Bắc Kinh hậu thuẫn.

Bộ Ngoại giao Philippines nói sẽ sớm gửi công hàm phản đối về các hoạt động ‘tuần tra chủ quyền’ của Trung Quốc, trong khi dân chúng Philippines ngày 18/8 đã xuống đường biểu tình chống Trung Quốc về hành động mà họ gọi là vi phạm luật quốc tế bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Bắc Kinh chưa bình luận về các phản ứng vừa kể từ phía Philippines.



  1. TIN QUỐC TẾ




ĐÔNG NAM Á



Về tiến trình thành lập chính phủ mới ở Thái Lan

TTXVN (Bangkok 18/8) - Hội đồng lập pháp Thái Lan (NLA) đã bắt đầu phiên họp đầu tiên để thảo luận về vấn đề ngân sách cho năm tài chính 2015. Dự kiến trong những ngày tới, cơ quan này sẽ tiến hành lựa chọn Thủ tướng và Nội các mới để điều hành đất nước.

Theo truyền thông Thái Lan, Nội các tạm quyền đã bắt đầu được hình thành, với chiều hướng các nhân vật xuất thân từ quân đội sẽ nắm giữ những bộ quan trọng.

Người đứng đầu chính quyền quân sự, Tư lệnh lục quân Prayuth Chan-ocha, gần như chắc chắn sẽ trở thành Thủ tướng, trong khi Tư lệnh tối cao Tanasak Patimapragorn sẽ nắm giữ ghế Bộ trưởng Quốc phòng.

Chính phủ tạm quyền ở Thái Lan theo dự kiến sẽ được thành lập vào đầu tháng 9/2014, trước thời điểm các tướng lĩnh cấp cao nghỉ hưu để có thể tham gia Nội các. Cách đây vài ngày, tờ Bangkok Post dẫn nguồn tin trong quân đội nói rằng ông Tanasak ban đầu được dự kiến trở thành Bộ trưởng Ngoại giao, nhưng vị trí này đã được cân nhắc lại để dành cho nhân vật nào đó trong dân sự.

Hiện tại, có hai ứng cử viên có khả năng được lựa chọn là cựu Ngoại trưởng Tej Bunnag hoặc Bí thư thường trực Bộ Ngoại giao Sihasak Phuangketkeow. Ông Tej từng là Bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ của cố Thủ tướng Samak Sundaravej, nhưng ông Sihasak lại đang được coi là nhân vật nổi bật và được Tướng Prayuth tin tưởng.

Kể từ sau cuộc đảo chính ngày 22/5, ông này đã nắm cả hai vai trò, vừa là quyền Ngoại trưởng và là Bí thư thường trực phụ trách các vấn đề đối ngoại. Tướng Prayuth từng tỏ ra rất hài lòng với kết quả hoạt động của ông Sihasak trong việc cải thiện hình ảnh của Thái Lan sau cuộc đảo chính quân sự.

Cựu Tư lệnh lục quân Anupong Paojinda, người có quan hệ rất gần gũi với tướng Prayuth sẽ trở thành Bộ trưởng Nội vụ, mặc dù trước đó dự kiến đưa ông sang Bộ Quốc phòng nếu ông Prayuth không nắm giữ ghế Bộ trưởng Quốc phòng.

Việc chuyển chiếc ghế Bộ trưởng Quốc phòng cho ông Tanasak được coi là tín hiệu coi trọng vị trí của ông ta với tư cách là Tư lệnh tối cao trong quân đội.

Phó tư lệnh lục quân Dapong Ratanasuwan đã nghỉ hưu, một người bạn thân nữa của tướng Prayuth, có thể sẽ được chọn làm Bộ trưởng Giao thông. Ông này hiện đang nắm giữ chức cố vấn trong Hội đồng hòa bình trật tự, cơ quan đại diện cho chính quyền quân sự.

Vị trí này ban đầu được dự kiến trao cho Tư lệnh không quân Prajin Juntong vì ông này hiện đang làm Chủ tịch Ủy ban điều hành các doanh nghiệp nhà nước, trong đó gồm cả hãng hàng không quốc gia Thai Airways. Dapong cũng được dự kiến nắm ghế Bộ trưởng Văn hóa, nhưng nhiều người cho rằng nó không phù hợp với những kiến tạo cuộc đảo chính.

Theo tờ The Nation, cuối cùng ông Prajin đã đồng ý làm Bộ trưởng Năng lượng, nhường vị trí tư lệnh ngành giao thông cho nhân vật thân cận với tướng Prayuth hơn. Ông Prajin cũng vừa được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban quản lý chính sách năng lượng.

Tư lệnh hải quân Narong Pipattanasai có thể sẽ giữ vị trí Phó Thủ tướng. Trợ lý Tư lệnh lục quân Paiboon Khumchaya, người phụ trách các vấn đề pháp lý trong chính quyền quân sự, có thể sẽ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tư pháp.

Cố vấn pháp luật của Hội đồng hòa bình trật tự có thể sẽ làm Phó Thủ tướng phụ trách pháp lý của chính phủ mới.


Каталог: images -> detail
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam

tải về 213.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương