THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam



tải về 213.13 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích213.13 Kb.
#31280
1   2   3   4   5

LHQ: Kinh tế ngầm đe dọa Myanmar


Đài RFI (đêm 18/8) - Ngày 18/8, Liên hợp quốc (LHQ) đưa ra lời cảnh báo về một nền kinh tế ngầm của bọn tội phạm tại Myanmar đang đe dọa sự phát triển của đất nước, cho dù đã có những cải cách được đưa ra, sau khi tập đoàn quân sự cầm quyền giải thể. “Hoạt động tội phạm tại Myanmar đe dọa các nỗ lực phát triển”.

Myanmar là nước sản xuất thuốc phiện thứ nhì thế giới sau Afghanistan và là khu vực sản xuất ma túy tổng hợp quan trọng. Thêm vào đó là nạn buôn lậu đủ loại từ gỗ cho đến tệ nạn buôn người, trong vùng Tam giác vàng (giáp ranh với Lào và Thái Lan, trung tâm buôn lậu ma túy xưa nay) hay với Trung Quốc và Ấn Độ. Là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, Myanmar trong nhiều thập kỷ qua đã phải chịu đựng nạn tham nhũng, dưới sự quản lý kinh tế tồi tệ của tập đoàn quân sự. Từ sau khi tập đoàn này tự giải thể, nhiều cải cách kinh tế được đưa ra, nhưng hãy còn rất nhiều trở ngại.

Cơ quan LHQ chống ma túy và tội phạm nhận xét: “Lợi tức tài chính quan trọng từ nhiều dạng buôn lậu khác nhau tại Myanmar đã khiến nạn rửa tiền trở nên phổ biến, nạn mua chuộc các viên chức, gây biến dạng nền kinh tế hợp pháp và đe dọa sự ổn định”.

Thỏa thuận của Văn phòng LHQ về ma túy và tội phạm (UNODC) với chính quyền Myanmar có hiệu lực cho đến năm 2017, bao gồm các chương trình chống tham nhũng, các giải pháp thay thế cho việc trồng cây nha phiến, mà sản lượng đang ở mức cao nhất từ một thập kỷ qua tại nước này.

Từ năm 2011, chính phủ của Tổng thống Thein Sein đã tiến hành nhiều cải cách về kinh tế và chính trị, nhờ đó phương Tây đã bãi bỏ hầu hết các biện pháp trừng phạt và thu hút được hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài.
Nguy cơ khủng bố Hồi giáo tại Đông Nam Á

TTXVN (Ottawa 17/8) - Theo mạng tin ipolitics.ca ngày 17/8, các nước Đông Nam Á có số dân theo Hồi giáo lớn đang đối mặt với nguy cơ bùng nổ các cuộc tấn công khủng bố, khi những thanh niên cuồng tín của họ đang chiến đấu tại Trung Đông trở về nước. Đặc biệt đáng quan ngại là những thanh niên, chủ yếu từ Indonesia và Malaysia tham gia nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS), đang tìm cách lập ra một nhà nước Hồi giáo cực đoan tại Syria và Iraq và coi việc tàn sát những người không phải Hồi giáo là niềm tự hào.

Cả IS và nhóm khủng bố tại Syria là Mặt trận al-Nusrah đều nhận thức rằng Indonesia, với 88% của dân số 250 triệu người theo Hồi giáo, và Malaysia, nơi 62% của 30 triệu dân theo đạo Hồi, là nguồn cung cấp hữu dụng cho việc tuyển mộ và hỗ trợ tài chính. Gần đây cả IS và Mặt trận al-Nusrah đều công bố những băng hình nhằm kêu gọi sự ủng hộ của những người Indonesia và Malaysia.

Các cơ quan an ninh tại Indonesia, Malaysia và những nước Đông Nam Á khác có đông người Hồi giáo như Thái Lan, Philippines và Singapore đang tìm cách theo dõi chặt chẽ tình hình. Nhưng bất chấp việc thành lập một Hiệp ước khu vực về chống khủng bố, Đông Nam Á đang thiếu nguồn lực và các mạng lưới thông tin để có thể ngăn chặn hiệu quả nguy cơ từ những kẻ cực đoan về nước. Để hỗ trợ đối phó với nguy cơ này, tuần trước, Ngoại trưởng Canada John Baird đã tuyên bố rằng Ottawa đang dành 2,3 triệu USD để "tăng cường sự hợp tác với các quốc gia trung chuyển chính nhằm cải thiện việc chia sẻ thông tin về các tay súng nước ngoài tại Trung Đông".

Người ta ước tính hiện có 10.000 tay súng nước ngoài đang sát cánh chiến đấu cùng IS và các nhóm phiến quân và cực đoan khác tại Syria và Iraq, trong đó có cả các thanh niên Hồi giáo từ Canada, Mỹ và một số nước châu Âu. Trong số trên chỉ có khoảng 150 người từ Indonesia và 100 người từ Malaysia. Nhưng các cơ quan an ninh tại Đông Nam Á chắc chắn rằng những tay súng IS trở về đang có kế hoạch tiến hành các cuộc tấn công khủng bố và khuấy động bất ổn trong khu vực.

Nguy cơ mới đối với Đông Nam Á diễn ra sau một thập kỷ các chính quyền đã thành công trong việc kiềm chế các hành động cực đoan. Trước đây, tại Indonesia, nhóm Hồi giáo có liên quan đến al-Qaeda là Jemaah Islamiyah (JI) đã tổ chức một loạt cuộc tấn công khủng bố, trong đó có cuộc đánh bom năm 2002 tại Bali khiến 202 người thiệt mạng, hầu hết là du khách nước ngoài. Thủ lĩnh JI là Abu Bakar Bashir, bị kết tội khủng bố, với hình phạt là 15 năm tù giam năm 2011, tuần trước đã ra một tuyên bố từ nhà giam, cam kết trung thành với IS và thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi.

Một số tờ báo của Indonesia đưa tin hồi tháng trước rằng những tay súng trở về từ Iraq và Syria đang thành lập các chi nhánh IS tại thủ đô Jakarta, trùng với thời điểm một số kẻ khủng bố JI được ra tù sau khi bị kết án đầu những năm 2000. Trong khi đó, tại Malaysia, cảnh sát đã bắt hơn 20 người mà họ tin rằng đang tổ chức việc tuyển mộ cho IS. Sự trỗi dậy của IS trùng với chủ nghĩa phe phái chống lại những người Shiite tại Đông Nam Á trong 5 năm qua, và đó là một lý do nữa khiến IS hấp dẫn những thanh niên Hồi giáo cực đoan tại Đông Nam Á.

Tại Indonesia, sự trỗi dậy của chủ nghĩa sô vanh Sunni đang đặc biệt bạo lực, với một loạt cuộc tấn công những người Hồi giáo dòng Shiite, cũng như những người theo các tôn giáo khác, nhất là những người Cơ đốc giáo. Tại những nơi khác ở Đông Nam Á, người ta chưa thấy dấu hiệu chắc chắn của việc IS đã giành được bàn đạp, nhưng khả năng đó luôn hiện hữu. Tại Singapore có một mắt xích với nhóm JI của Indonesia, năm 2001 đã tìm cách đánh bom các đại sứ quán phương Tây tại đảo quốc sư tử, nhưng âm mưu này đã bị chính quyền phát hiện. Hiện nay, cảnh sát nước này tin rằng có 5 công dân Singapore đang chiến đấu tại Iraq và Syria và Singapore đang được sử dụng như một trung tâm trung chuyển cho việc tuyển mộ khủng bố và tiền.

Trong hơn một thập kỷ qua đã diễn ra một cuộc nổi dậy của các tỉnh gồm đa số người Hồi giáo ở miền Nam Thái Lan. Phiến quân Thái Lan đang nhận được sự hỗ trợ của những người Hồi giáo cực kỳ chính thống tại nước láng giềng Malaysia, nhưng không có bằng chứng cho thấy IS hiện đã tạo được bàn đạp ở đây. Tại các hòn đảo có đông người Hồi giáo ở Philippines cũng đang diễn ra cuộc nổi dậy của Mặt trận giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) và nhóm khủng bố Abu Sayaf, cũng là chi nhánh của Al-Qaeda. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những nhóm này đã bị mất hầu hết động cơ tư tưởng và trở thành những nhóm cướp.

Xa hơn về phía Bắc, Trung Quốc đang tiến hành một chiến dịch ngày càng bạo lực chống lại những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại khu vực Tân Cương. Hồi tháng 7, thủ lĩnh IS al-Baghdadi đã tuyên bố rằng Tân Cương nằm trong danh sách những khu vực thuộc về vương quốc Hồi giáo của ông ta.
TRUNG QUỐC
Quân đội Trung Quốc gia tăng tiếng nói ở tầng quyết sách ngoại giao

TTXVN (Hong Kong 19/8) - Báo Thái dương của Hong Kong ngày 19/8 cho biết sau khi lên nắm quyền, lãnh đạo thế hệ 5 ở Trung Quốc đã có sự điều chỉnh rất lớn về đường lối đối nội và đối ngoại. Hệ thống quyết sách của Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều thay đổi. Trong khi tiếng nói của quân đội nước này ở tầng quyết sách ngoại giao tăng lên, Bộ Ngoại giao đã lặng lẽ rút khỏi tầng quyết sách, trở thành cơ quan chấp hành chính sách.

Theo báo trên, trong 2 năm qua, phía Trung Quốc không chỉ tranh đấu trực diện với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, không lùi một bước trước Việt Nam và Philippines ở Biển Đông, cho thấy chiến lược rõ nét ở châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, mà còn rất bài bản trong cuộc đấu tranh ngầm với Mỹ. Đặc biệt, thông qua việc thành lập các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á, Ngân hàng Phát triển khối BRICS…, Trung Quốc đã tấn công vào trật tự tài chính quốc tế do Mỹ chủ đạo. Những đòn đánh tổng hợp đó đã tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa thế hệ lãnh đạo thứ 5 và thế hệ lãnh đạo thứ 4, thể hiện rõ hơn tinh thần dám đấu tranh, có năng lực đấu tranh so với trước đây.

Nhìn lại 10 năm cầm quyền của Hồ Cẩm Đào (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước) và Ôn Gia Bảo (Thủ tướng), người ta thấy đường lối ngoại giao của Trung Quốc khi đó là “Giang quy Hồ tùy” (lãnh đạo tiền nhiệm Giang Trạch Dân quy định thế nào, lãnh đạo kế nhiệm Hồ Cẩm Đào thực thi như thế đó), hoàn toàn không dám sai lệch nửa bước. Khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã trở thành nhà thiết kế quy hoạch chiến lược ngoại giao của nước này. Đại quyền ngoại giao nằm trong tay Ủy viên Quốc vụ Đường Gia Triền và sau đó là Đới Bỉnh Quốc. Hai nhân vật này lấy chủ trương “giấu mình chờ thời” làm kim chỉ nam, gặp khó khăn, thấy phiền toái liền tìm cách vòng tránh, cho rằng nhẫn nhịn thì có thể bảo vệ được “thời kỳ cơ hội chiến lược”. Nhà lãnh đạo Hồ Cẩm Đào hoàn toàn chấp nhận đường lối tổng thể đó, kết quả là đã làm cho các vấn đề xung quanh ngày càng xấu đi, Mỹ được thể gia tăng bức ép đối với Trung Quốc, ngay cả người dân cũng lên tiếng phản đối.

Theo báo trên, sau khi lên nắm quyền, nếu muốn thay đổi thực trạng khó khăn kiểu “thập diện mai phục” của ngoại giao của Trung Quốc, lãnh đạo thế hệ 5 buộc phải thay đổi chiến lược ngoại giao. Nhưng muốn thay đổi chiến lược ngoại giao trước tiên phải điều chỉnh cơ cấu quyết sách và thay đổi nhân viên quyết sách. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy lãnh đạo thế hệ 5 quyết định thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương.

Thực tế hiện nay cũng cho thấy Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bị gạt sang bên lề. Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì chỉ còn đóng vai trò của một thành viên tư vấn quyết sách chứ không phải là nhà thiết kế chiến lược ngoại giao. Trong khi đó, sức ảnh hưởng của phía quân đội trong lĩnh vực quyết sách ngoại giao đã tăng lên rõ rệt. Hàng loạt tướng lĩnh chủ chốt của quân đội, gồm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), gia nhập Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương. Cơ quan tham mưu của quân đội cũng bắt đầu đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực tham mưu quyết sách ngoại giao, làm thay đổi cục diện Bộ Ngoại giao độc quyền thống lĩnh hệ thống ngoại giao.

Cuộc tranh luận nảy lửa giữa Thiếu tướng PLA La Viện và cựu Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Ngô Kiện Dân gần đây là một ví dụ điển hình cho thấy sự thay đổi này. Theo La Viện, trước sự bức ép của Mỹ và Nhật Bản, Trung Quốc không được sợ chiến tranh, sẵn sàng chiến tranh, sử dụng chiến tranh để giành lấy hòa bình, sử dụng đấu tranh để tìm kiếm đoàn kết. Quan điểm của La Viện khá tương đồng với đường lối ngoại giao của lãnh đạo thế hệ 5. Ngô Kiện Dân cho rằng La Viện “hiếu chiến”, bề ngoài là phê bình La Viện, nhưng trên thực tế là ám chỉ lãnh đạo thế hệ 5. Ngô Kiện Dân là cán bộ ngoại giao tài năng được Tiền Kỳ Thâm và Đường Gia Triền yêu quý, cho nên mới có thể không ngại kị húy. Việc Ngô Kiện Dân chỉ trích những lời nói quá khích của La Viện trên truyền hình cho thấy sự bất mãn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đối với quân đội nước này được tích lũy trong một khoảng thời gian đã bùng phát.

Báo Thái dương kết luận: Sở dĩ ngoại giao Trung Quốc trong quá khứ bị mọi người chê cười, một là do tính cách mềm yếu của lãnh đạo, hai là bởi người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc đã đặt lợi ích của ngành mình lên trên lợi ích của đất nước. Giờ đây, khi quân đội nước này trỗi dậy, cân bằng tiếng nói ngoại giao, rõ ràng, lãnh đạo thế hệ 5 sẽ có nhiều tham mưu quyết sách để lựa chọn hơn.
QUAN HỆ VATICAN- CÁC NƯỚC


Каталог: images -> detail
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam

tải về 213.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương