THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam


Dư luận về chuyến thăm châu Á của Đức giáo hoàng Francis



tải về 213.13 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích213.13 Kb.
#31280
1   2   3   4   5

Dư luận về chuyến thăm châu Á của Đức giáo hoàng Francis


TTXVN (New York 17/8) - The Diplomat cho biết, trong tuần qua, Giáo hoàng Francis đã đến Hàn Quốc. Trên đường đi, máy bay của Giáo hoàng Francis đã bay qua không phận của Trung Quốc. Theo thông lệ, mỗi khi đi qua không phận hoặc lãnh thổ của một quốc gia, Giáo hoàng sẽ gửi một bức thư đến lãnh đạo của quốc gia đó. Lần này cũng vậy, Giáo hoàng Francis đã gửi một bức điện ngắn cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jin Ping). Bức điện này, cùng với việc máy bay của Giáo hoàng được phép bay qua không phận Trung Quốc, đã làm dấy lên những đồn đoán về khả năng "tan băng" trong quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican.

Hiện nay, Trung Quốc và Vatican chưa thiết lập quan hệ ngoại giao. Theo Bắc Kinh, có hai trở ngại chính đang ngăn cản hai bên làm việc này, đó là mối quan hệ ngoại giao giữa Vatican với Đài Loan và ý định can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc của Vatican. Trở ngại thứ nhất (quan hệ giữa Vatican và Đài Loan) có vẻ dễ giải quyết hơn đối với cả hai bên. Vatican có thể sẵn sàng chấp nhận nhượng bộ, nghĩa là chấm dứt quan hệ với Đài Loan, để thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Tuy nhiên, Vatican cũng mong chờ một sự nhượng bộ từ Trung Quốc. Lâu nay, Trung Quốc không công nhận quyền lãnh đạo của Giáo hoàng đối với Giáo hội Thiên chúa giáo Trung Quốc. Những người theo đạo Thiên chúa giáo tại Trung Quốc, những người vẫn coi Vatican và Giáo hoàng như những nhà lãnh đạo tinh thần, sẽ phải thực hiện các lễ nghi tôn giáo một cách bất hợp pháp, và họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị giới chức Trung Quốc bỏ tù. Ít nhất, đã có 8 giám mục và linh mục bị bắt tại các nơi thờ tự không được cấp phép. Theo Vatican, việc không có sự tự do thờ tự ở Trung Quốc chính là cản trở chính đối với việc thúc đẩy quan hệ giữa hai bên. Ngoài ra, Vatican cũng muốn thúc đẩy sự đoàn kết giữa các nhà thờ Thiên chúa giáo không được chính quyền Trung Quốc cấp phép, bởi điều này sẽ khiến Bắc Kinh phải ngầm chấp nhận những con chiên Thiên chúa giáo.

Cũng trong khuôn khổ những tranh cãi xung quanh quyền lực của Giáo hoàng ở Trung Quốc, vấn đề chủ chốt là việc bổ nhiệm các chức sắc tôn giáo. Chính quyền Trung Quốc cho rằng mình có quyền bổ nhiệm các giám mục, điều mà Vatican vẫn chưa chấp nhận. Vatican cho rằng việc bổ nhiệm các giám mục hoàn toàn mang khía cạnh tôn giáo, và không nên bị can thiệp bởi chính quyền địa phương. Căng thẳng về vấn đề này đã bùng phát vào năm 2012, khi Hiệp hội Công giáo yêu nước Trung Quốc (CCPA - Cơ quan được Bắc Kinh giao nhiệm vụ quản lý cộng đồng Thiên chúa giáo ở Trung Quốc) đã một lần nữa bổ nhiệm linh mục Ma Daqin làm giám mục phụ tá ở Thượng Hải mà không thông qua Vatican. Phản ứng trước hành động này của giới cầm quyền, linh mục Ma Daqin đã tuyên bố từ bỏ tư cách thành viên của mình ở CCPA. Ngay sau đó, ông này đã bị cách chức và phải chịu cảnh bị "quản thúc tại gia".

Vatican sẽ không chấm dứt quan hệ với Đài Loan nếu không được đảm bảo rằng họ sẽ có thêm quyền lực về tôn giáo ở Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là: liệu Bắc Kinh có chấp nhận cho phép Tòa thánh có thêm quyền chỉ đạo đối với khoảng 12 triệu giáo dân Trung Quốc để đối lấy việc tước đi của Đài Loan đối tác ngoại giao cuối cùng này ở châu Âu hay không? Hiện chỉ có 23 nước trên thế giới có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, trong đó Vatican là nhà nước duy nhất ở châu Âu. Do đó, mối quan hệ với Vatican đã tạo ra cầu nối về ngoại giao giữa Đài Bắc với các nước châu Âu, đặc biệt trong những năm gần đây. Tháng 3/2013, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã tham dự lễ nhậm chức của Giáo hoàng Francis trong khi không có đại diện từ phía Trung Quốc Đại lục. Tháng 4/2014, Phó Tổng thống Đài Loan Ngô Đôn Nghĩa đã tham gia Đại lễ phong Thánh cho các Giáo hoàng John Paul II và John XXIII. Cả hai động thái này đều đã khiến Bắc Kinh tức giận.

Để ngăn chặn các chuyến đi tiếp theo của giới quan chức Đài Loan đến Vatican, Bắc Kinh cần đưa ra các nhượng bộ đối với Tòa thánh. Tuy nhiên, các chiến dịch đàn áp người Thiên chúa giáo mới đây ở Trung Quốc đã cho thấy giới lãnh đạo nước này chưa hẳn mong muốn nhượng bộ với Vatican. Mặc dù vậy, vẫn có những dấu hiệu cho thấy cả hai bên đang làm việc tích cực để đi đến được một thỏa thuận, trước hết là đạt được sự đồng thuận trong việc bổ nhiệm các giám mục. Theo hãng tin Reuters, các "sứ giả không chính thức" đang chuyển đi những thông điệp giữa Bắc Kinh và Vatican. Giáo hoàng Francis cũng cho biết Ngài và Chủ tịch Tập Cận Bình đã trao đổi thư với nhau. Tuy vậy, vấn đề mấu chốt đối với cả hai bên - việc thiết lập quan hệ ngoại giao - vẫn sẽ là một nhiệm vụ hết sức khó khăn.

Đài RFI (đêm 18/8) - Chuyến công du của Đức giáo hoàng Francis tại châu Á kết thúc ngày 18/8. Báo giới Pháp dành nhiều trang bình luận về sự kiện này. Nhật báo Công giáo La Croix nhận định trên trang nhất: “Tại châu Á, Đức giáo hoàng là vị chủ chăn và là nhà ngoại giao” kèm với ảnh Đức giáo hoàng với nụ cười rạng rỡ giữa một biển người, đa phần là thanh niên tranh nhau để được chạm vào Ngài và chụp ảnh với Ngài.


Theo La Croix, chuyến công du của Đức giáo hoàng khá thành công. Ngài được giới trẻ châu Á yêu mến. Tuy nhiên, chướng ngại vật lớn đối với Đức giáo hoàng là sự im lặng của Triều Tiên. Đó là nội dung bài viết trên tờ Le Figaro đề tựa: “Đức Giáo hoàng Francis vấp phải bức tường Triều Tiên”.

Le Figaro nhắc lại, cố Giáo hoàng John Paul II từng làm rung chuyển bức tường Berlin và ngày nay, Đức giáo hoàng Francis mơ ước bứt rễ những tàn tích của Chiến tranh Lạnh. Ngày 18/8, Ngài dâng lễ cầu nguyện cho “hòa bình và hòa giải hai miền Triều Tiên”. Đây là bước cuối cùng đầy tham vọng trong chuyến công du đầu tiên tại châu Á của Ngài, trong khi hai miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh từ năm 1953 và tiếp tục thóa mạ lẫn nhau, thậm chí còn đấu pháo với nhau như hồi năm 2010, mặc dù xung khắc Đông-Tây đã kết thúc.

Trong lần công du này, Đức giáo hoàng từng bước khơi lại ngọn lửa thống nhất đất nước cứ chập chờn qua bao thế hệ. Ngài nói: “Chúng ta không được nản lòng và phải theo đuổi mục đích này. Nó không chỉ tốt cho bán đảo Triều Tiên mà cho cả thế giới”. Đồng thời, Ngài không quên nhắc nhở giới trẻ Hàn Quốc tề tựu tại Daejon rằng, họ thuộc cùng một gia đình với những “huynh đệ Triều Tiên”. Ngày 17/8, Đức giáo hoàng cũng kêu gọi đối thoại với các quốc gia châu Á hiện chưa được Tòa thánh công nhận. Tuy nhiên, theo Le Figaro, việc thúc đẩy hòa bình của Đức giáo hoàng Francis vấp phải bức tường thinh lặng của chế độ khép kín nhất hành tinh. Bình Nhưỡng đã cấm tín đồ Thiên Chúa giáo Triều Tiên sang Hàn Quốc dự lễ của Đức giáo hoàng với cái cớ là Mỹ-Hàn đang tập trận và xem đây là một mưu toan “xâm lược của chủ nghĩa đế quốc”. Bình Nhưỡng cũng thẳng thừng từ chối lời mời của Hàn Quốc về việc cho phép khoảng chục nhà chức trách Công giáo Triều Tiên sang Hàn Quốc dự lễ.

Vài phút trước khi Đức giáo hoàng đáp máy bay xuống Seoul, Bình Nhưỡng còn bắn rocket ra biển, như thể hiện sự ngờ vực. Chế độ độc tài Triều Tiên tự bào chữa và thậm chí còn đả kích Đức giáo hoàng đã lựa ngày đáp máy bay trùng với ngày Bình Nhưỡng thử nghiệm pháo. Theo kênh truyền thông chính thức Triều Tiên KCNA: “Đây không phải là lỗi của Giáo hoàng mà là lỗi của những thế lực bù nhìn Hàn Quốc đã kéo Ngài vào xung đột này”.

Trong tư thế phòng bị, chế độ Cộng sản này hẳn còn nhớ như in cố Giáo hoàng John Paul II đã góp phần như thế nào vào việc làm sụp đổ hệ thống Xôviết. Tuy nhiên, thách thức với Đức giáo hoàng Francis vô cùng to lớn, trước một chế độ truy bức tận cùng các tôn giáo và khép kín đất nước. Người Triều Tiên không được liên lạc, trao đổi thư từ với gia đình ở Hàn Quốc, trái ngược với người Đông Đức dưới thời bức tường Berlin. Hơn nữa, lịch sử Thiên Chúa giáo tại Triều Tiên cũng không lâu đời bằng cả nghìn năm như người Chính thống giáo dưới thời Liên Xô cũ. Ngày 17/8, Đức giáo hoàng đã kêu gọi Giáo hội châu Á phải “sáng tạo”. Cần phải hành động nhiều hơn nữa mới lay chuyển được Triều Tiên. 

* La Croix nhận định về chiến lược ngoại giao của Đức giáo hoàng Francis qua bài viết: “Đức Giáo hoàng chìa tay với Trung Quốc và các láng giềng”. Ngài mong muốn các quốc gia vẫn chưa có quan hệ chính thức với Vatican đừng ngần ngại đối thoại với Ngài trên tinh thần đôi bên cùng có lợi.

Theo La Croix, thực sự Ngài không chỉ đích danh quốc gia nào nhưng ai cũng hiểu, Ngài muốn ám chỉ Trung Quốc và đặc biệt là Việt Nam. Quả thật, Thiên Chúa giáo chỉ chiếm thiểu số ở cả hai quốc gia này, nơi mà số tín hữu Thiên Chúa giáo không ngừng gia tăng nhưng họ lại bị gạt ra ngoài lề xã hội và trong một số trường hợp còn bị đàn áp. Trong chuyến công du này, Đức giáo hoàng không ngừng nêu lên ví dụ của các con chiên tử vì đạo.

Hành động trên của Đức giáo hoàng được giới trẻ đón nhận nhân sự kiện Đại hội Thanh niên Công giáo châu Á. Một số thanh niên Trung Quốc lẽ ra đã được tham dự Đại hội nhưng do chính quyền Bắc Kinh đã kịch liệt can ngăn trước khi họ lên máy bay sang Hàn Quốc. Bắc Kinh hứa sẽ hoàn tiền vé máy bay cho các thanh niên này. Tuy nhiên, phát ngôn viên Vatican cũng xác định các quốc gia chưa có quan hệ với Tòa Thánh mà Đức giáo hoàng cũng muốn kêu gọi là Triều Tiên, Myanmar, Lào và Bhutan.

Với phong cách riêng của mình, Đức giáo hoàng Francis mở ra một con đường mới. Đó không phải là đối thoại “chính trị” mà là đối thoại “huynh đệ”. Ngài khuyến khích các nước này không nên sợ người Thiên Chúa giáo. Họ đến không với tư cách là “kẻ xâm lăng”, họ không đến để “lấy mất bản sắc của các nước này”, mà họ “mang bản sắc của họ đến và muốn cùng đồng hành với nhau”. Cha Federico Lombardi, phát ngôn viên Vatican bổ sung: “Chính quyền các nước này không nên sợ Tòa Thánh và xem đó như một sức mạnh đến áp đặt quyền lực bên ngoài lên lãnh thổ của họ nhưng đó là một uy quyền tôn giáo”.


CUỘC KHỦNG HOẢNG UKRAINE
Các biện pháp trừng phạt Nga đang ngày càng gây chia rẽ sâu sắc EU

TTXVN (New York 18/8) - Theo mạng tin Stratfor, hiện đang có sự chia rẽ ngày càng tăng ở châu Âu đối với các biện pháp cấm vận mà Liên minh châu Âu (EU) đã áp dụng đối với Nga. Dù còn một vài lời kêu gọi từ một số ít các quốc gia thành viên muốn thúc đẩy thêm hành động chống Nga nhưng lực lượng phản đối vẫn tăng lên khi lập luận rằng các biện pháp này đang gây “đau đớn” cho châu Âu nhiều hơn cho Nga. Trong khi các biện pháp trả đũa mà Nga đã áp dụng đối với EU không gây nhiều thiệt hại trực tiếp cho nền kinh tế EU, theo ước tính nó có thể chỉ bị ảnh hưởng khoảng 0,1% GDP, nhưng các biện pháp này đã gián tiếp làm suy yếu một số nền kinh tế vốn đang suy giảm.

Từng khu vực ở châu Âu đang chịu tác động khác nhau từ vấn đề này. Ba Lan và các nước Baltic hoàn toàn ủng hộ các biện pháp trừng phạt mạnh hơn, đồng thời công bố các thông điệp về việc họ không bị ảnh hưởng từ các biện pháp trả đũa của Nga. Thế nhưng, Trung Âu tiếp tục thể hiện sự mập mờ trong các tuyên bố của mình khi muốn tránh gây trọc giận Nga. Tây Âu ủng hộ các chính sách trung lập, thông qua việc đồng ý hỗ trợ bất kỳ những thiệt hại nào mà các thành viên EU bị ảnh hưởng.

Điều quan trọng là phải xem liệu những quan điểm khác nhau này có gây chia rẽ sâu sắc hơn giữa các thành viên EU, các nước mà đáng ra phải có mối quan hệ khăng khít. Tuyên bố ngày 14/8 của Ba Lan cho biết họ đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt đối với việc nhập khẩu than từ Nga, điều này có thể gây phản ứng từ các quốc gia khác trong EU. Ba Lan vốn là một trong những nhà sản xuất than lớn trên thế giới, một lệnh cấm vận trên toàn châu Âu sẽ ít gây tổn hại cho EU. Phần Lan dường như cũng đang chịu nhiều áp lực, khiến tổng thống của nước này đã phải có chuyến công du đến Sochi và Kiev để kêu gọi đàm phán giữa Nga và Ukraine. Phần Lan đang trong tình trạng suy thoái kinh tế, cùng với một chính phủ mới vốn đã không nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng, và có thể không tồn tại được trong cuộc bầu cử vào tháng 1/2015. Với ước tính xuất khẩu chịu thiệt hại khoảng 540 triệu USD từ các biện pháp cấm vận, con số này có thể đủ để khiến Phần Lan lao đao trong bối cảnh tình hình nội bộ trong nước không thuận. Điều này đã thúc đẩy Phần Lan tìm cách đạt được thỏa thuận với Nga để giảm bớt thiệt hại.

Ở tầm rộng hơn, các biện pháp trừng phạt này có khả năng gây chia rẽ chính phần cốt lõi của châu Âu. Ngày 14/8, Đức đã đổ lỗi nền kinh tế bị suy giảm của mình là do bất ổn xung quanh tình hình địa chính trị tại Ukraine. Sự suy giảm kinh tế của Đức sẽ khiến tăng trưởng chậm lại trong khu vực đồng euro, dẫn tới sức ép đòi Ngân hàng Trung ương châu Âu phải thực hiện thêm các biện pháp nới lỏng định lượng. Những tranh luận về biện pháp nới lỏng định lượng này có khả năng gây chia rẽ giữa Đức, Pháp và Italy; Berlin không muốn chuyển tiền từ khu vực trung tâm châu Âu đến các nước ngoại vi, trong khi Paris và Rome nhiều lần kêu gọi có sự linh hoạt hơn.

Với những chia rẽ sâu sắc như vậy trong nội bộ EU, một quyết định nhằm áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt, hoặc thậm chí cả hủy bỏ các biện pháp đã áp dụng, đều khó xảy ra. Các biện pháp trừng phạt được đưa ra thông qua việc bỏ phiếu đồng thuận của tất cả các nước thành viên có thể được bãi bỏ. Cuộc bỏ phiếu như vậy diễn ra ba tháng một lần, với biện pháp trừng phạt gần đây nhất sẽ được xem xét bỏ phiếu lại vào tháng 10. Trong khi đó, tình hình Ukraine không thay đổi, Nga sẽ tiếp tục tìm cách duy trì phong trào nổi dậy ở phía Đông Ukraine, tiếp tục gây áp lực mạnh đối với Kiev trước các cuộc đàm phán năng lượng quan trọng. Dù tốt hay xấu, người châu Âu đã tự khóa mình vào các biện pháp trừng phạt Nga và điều này, đổi lại, sẽ tiếp tục làm sói mòn các liên kết giữa các thành viên EU với nhau./.

 





Каталог: images -> detail
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam

tải về 213.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương