TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


Một số đề xuất về nội dung và thể thức đàm phán



tải về 4.81 Mb.
trang77/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   71   72   73   74   75   76   77   78   79

3. Một số đề xuất về nội dung và thể thức đàm phán:


3.1. Cơ sở đàm phán Hiệp định
Theo nguyên tắc đã trình bày ở Mục 2, cơ sở để Việt Nam đàm phán các cam kết về tự do hóa đầu tư trong ACFTA sẽ là Hiệp định AIA. Tuy nhiên, với những cải thiện đáng kể trong hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành cũng như những cam kết quốc tế đã thỏa thuận trong khuôn khổ song phương và đa phương, Việt Nam có thể chấp nhận đàm phán Hiệp định trên cơ sở có tính đến quy định hiện hành và những cam kết nói trên. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, các cam kết của Việt Nam theo Hiệp định này không thể vượt ra ngoài phạm vi các Hiệp định quốc tế về đầu tư có liên quan, đặc biệt là các cam kết trong tương lai với WTO.

3.2. Phạm vi điều chỉnh của Hiệp định

Tương tự phạm vi điều chỉnh của Hiệp định AIA, Hiệp định này không điều chỉnh các hoạt động đầu tư gián tiếp và đầu tư trong các ngành dịch vụ. Theo đó, các cam kết về tự do hóa đầu tư theo Hiệp định chỉ áp dụng đối với 5 lĩnh vực, gồm: sản xuất, nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan đến 5 lĩnh vực này.



3.3. Về thời điểm hoàn thành tự do hóa đầu tư

Theo Hiệp định AIA, thời điểm mở cửa các ngành và dành đối xử quốc gia được thực hiện theo lộ trình: 2010 đối với nhà đầu tư ASEAN và 2020 đối với nhà đầu tư ngoài ASEAN. Tuy nhiên, như đã trình bày tại Phần I, Việt Nam đã thỏa thuận đẩy nhanh thời điểm mở cửa các ngành và dành đối xử quốc gia cho nhà đầu tư ngoài ASEAN vào 2015 (riêng lĩnh vực sản xuất là 2013). Do vậy, theo nguyên tắc đối xử với nhà đầu tư Trung Quốc nêu tại Mục 2, Việt Nam có thể linh hoạt trong đàm phán về thời điểm hoàn thành tự do hoá đầu tư trong ACFTA phù hợp với lộ trình đã thỏa thuận tại Hiệp định AIA.


Theo thoả thuận nội khối, ASEAN sẽ đàm phán như một khối thống nhất, song do trình độ phát triển của các nước trong khối không đồng đều, công thức ASEAN – X vẫn được áp dụng trong tiến trình đàm phán ACFTA.

3.4. Về phương thức đàm phán

Tương tự Hiệp định AIA, đàm phán về tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ ACFTA sẽ được tiến hành trên cơ sở phương thức “loại trừ”. Theo đó, các bên sẽ bảo lưu một số lĩnh vực không cam kết tự do hoá hoặc tự do hoá theo lộ trình nhất định. Ngoài các lĩnh vực này, các bên sẽ tự động mở cửa cho nhà đầu tư trong và ngoài khu vực.



3.5. Về một số quy định cụ thể của Hiệp định

Việt Nam có thể xem xét đàm phán một số quy định cụ thể của Hiệp định về khái niệm nhà đầu tư, cá nhân, pháp nhân, lãnh thổ phù hợp với Hiệp định AIA và một số Hiệp định song phương về đầu tư được ký kết trong thời gian gần đây.


Tóm lại, nếu đạt được thỏa thuận về phạm vi, mức độ và phương thức thực hiện cam kết nói trên, Việt Nam sẽ không có nghĩa vụ phải dành đối xử quốc gia và mở cửa các ngành nghề với mức độ cao hơn các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN.

KẾT LUẬN

Những phân tích ở các Phần nói trên cho thấy, việc đàm phán thực hiện các cam kết về tự do hóa đầu tư trong ACFTA là một tiến trình tất yếu, không tách rời tiến trình hình thành khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc. Do vậy, mặc dù còn tồn tại nhiều bất đồng về nguyên tắc tự do hóa đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như trong nội bộ khối ASEAN, nhưng tiến trình này chắc chắn sẽ được đẩy nhanh trong thời gian tới do tất cả các Bên ký kết đều có những lợi ích tiềm tàng, không thể bỏ qua trong việc thực hiện ACFTA nói chung và Hiệp định đầu tư trong khuôn khổ định chế này nói riêng.



Để đảm bảo thành công trong việc đàm phán Hiệp định này, Việt Nam cần có giải pháp hợp lý theo hướng vừa giữ vững những nguyên tắc đã thỏa thuận trong Hiệp định AIA, vừa có sự linh hoạt cần thiết phù hợp với những cải thiện tích cực của hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư trong thời gian gần đây cũng như những cam kết song phương về tự do hóa đầu tư đã đạt được với một số đối tác. Có như vậy Việt Nam mới có thể khai thác hiệu qủa nhất cơ chế hợp tác toàn diện đã thỏa thuận trong ACFTA.

PHỤ LỤC 1 - DANH MỤC LOẠI TRỪ TẠM THỜI





MỞ CỬA CÁC NGÀNH NGHỀ

MÃ ISIC

TÊN NGÀNH

CÁC HẠN CHẾ HIỆN NAY

NGÀNH CHẾ TẠO SẢN XUẤT

271







2710

Công nghiệp sản xuất gang thép







- Thép tròn D6 - 32 mm dùng trong xây dựng và ống hàn cỡ D15 - D114 mm

Tạm dừng cấp phép đầu tư mới




- Sản xuất tôn

Hạn chế đầu tư nước ngoài




Sản Xuất Máy Động Lực, Máy nông nghiệp




292







2921

-Dùng công nghệ lạc hậu để sản xuất máy canh tác, chế biến, gặt-đập, bơm thuốc sâu

Chỉ cấp phép đầu tư khi có công nhgệ cao, chất lượng tốt, xuất khẩu ít nhất 30%

2921

Dùng công nghệ lạc hậu để sản xuất phụ tùng máy nông nghiệp, phụ tùng động cơ đốt trong

- nt -

359 và 383

Sản xuất xe đạp, quạt điện




3592

Sản xuất xe đạp

Phải có chất lượng cao, xuất khẩu và tự cân đối ngoại tệ

3833

Sản xuất quạt điện

- nt -




Sản xuất các sản phẩm cơ khí khác




281







2811

Chế tạo xây lắp cột điện

- Xuất khẩu ít nhất 80%

272







2720

Sản xuất thanh hình từ hợp kim nhôm

- nt -

351

Chế tạo tàu thuỷ




3511

Tàu chở hàng có công suất 10000 DWT trở xuống

Không cấp phép đầu tư nước ngoài

3511

Tàu chở công ten nơ 800 TEU trở xuống

- nt -

3511

Xà lan và các tàu chở khác dưới 500 chỗ

- nt -

241

Sản xuất hóa chất, phân bón




2412

Sản xuất phân lân đơn

Phải xuất khẩu

2412

Sản xuất phân NPK

Phải xuất ít nhất 80%

2411

Sản xuất H2SO4

Phải xuất khẩu

2411

Sản xuất DAP

- - nt --

2411

Sản xuất LAS

- - nt --

2411

Khí công nghiệp

- - nt --

2411

Đất đèn

- - nt --

242







2422

Sơn thông dụng

- - nt --

251







2511

Sản xuất săm lốp xe máy

Chất lượng quốc tế và xuất khẩu

2511

Sản xuất săm lốp ô tô

- - nt --

252







2520

Sản xuất ống nước nhựa cho nông nghiệp, găng tay gia đình, ủng bảo hộ lao động

- - nt --

242







2424

Kem, bột giặt

- - nt --

2424

Nước gội đầu, xà phòng tắm nước rửa chén bát

- - nt - -

3529

Pin ( R6, R14, R20 )

- - nt --

210







2101

Sản xuất giấy

Phải phát triển nguyên liệu tại chỗ. Nếu đầu tư sản xuất các loại giấy thông thường (như giấy in báo, giấy in, giấy viết, giấy photocopy thông thường) thì phải xuất khẩu ít nhất 80% sản lượng hàng năm.

3909

Sản xuất diêm

Liên doanh (VIệT NAM 60%), có xuất khẩu

155

1551


Nước Giải Khát

Dùng nguyên liệu từ hoa quả nội địa, xuất khẩu cao

261







2610

Bao Bì chai lọ thủy tinh thông dụng

Liên doanh (VIệT NAM 70%), có xuất khẩu

252







2520

Hàng nhựa thông dụng

Cần tỷ lệ xuất khẩu cao

261







2610

Kính xây dựng

Không cấp phép đầu tư

269







2691

Gốm sứ, đá ốp lát

Liên doanh có công nghệ tiên tiến.

10-14

Khai thác, tuyển lọc, chế biến các nguyên liệu thô

Hạn chế đầu tư nước ngoài

269







2695

Sản xuất bê tông tươi, nghiền đá

- nt -

2694

Các nhà máy xi măng

Phải theo quy hoạch tổng thể do Chính phủ Việt Nam phê duyệt, liên doanh (VIệT NAM 40%)

331







3311

Ống tiêm y tế, thủy tinh dân dụng.

Liên doanh phải có tỷ lệ xuất khẩu cao.

3311

Bống đèn huỳnh quang và bóng đèn tròn.

Tạm ngừng cấp phép đầu tư nước ngoài

191







1911

Thuộc da

Hạn chế đầu tư nước ngoài do thiếu nguồn da tại chỗ làm nguyên liệu.

2919

293


2930

Thiết bị cơ điện, điện lạnh và

điện gia dụng



Liên doanh có tỷ lệ xuất khẩu cao (ít nhất 80%)

242







2429

Thuốc nổ công nghiệp

Phải theo quy hoạch của chính phủ

151







1512

Thủy sản đóng hộp

Hạn chế đầu tư 100% vốn nước ngoài, chỉ cho phép khi đầu tư công nghệ tiên tiến.




Chế biến thuỷ sản

- nt -

291







2911

Lắp ráp động cơ thuỷ

- nt -

2919

Thiết bị cơ điện lạnh

- nt -

172







1723

Sản xuất lưới sợi nghề cá

Hạn chế đầu tư nước ngoài

011







0111

Đường mía

Phải phát triển nguyên liệu tại chỗ (trồng mía)

232







2320

Dầu mỡ bôi trơn

Hạn chế đầu tư nước ngoài

NGÀNH NÔNG NGHIỆP

020







0200

Sản xuất chế biến gỗ

Nguồn gỗ nguyên liệu phải do chủ đầu tư tự trồng

012







0121

Chế biến sữa

Phải gắn với đầu tư phát triển đàn bò sữa tại Việt Nam

011







0112

Sản xuất chế biến dầu thực vật

Phải gắn với việc phát triển nguyên liệu trong nước và phải xuất khẩu ít nhất 80%.

013







0130

Khai thác hải sản xa bờ

Hạn chế đầu tư nước ngoài

011







0111 và 154

1542


Sản xuất đường mía

Phải đảm bảo phát triển vùng trồng mía làm nguyên liệu, tại vùng sâu, vùng xa và có xuất khẩu

NGÀNH KHAI KHOÁNG

111

1110


1320

Khai thác chế biến dầu khí, khoáng sản quí hiếm

Phải theo qui hoạch của Chính phủ Việt Nam

141







1410

Khai thác đất sét làm vật liệu xây dựng

- nt -

1410

Khai thác xuất khẩu cát Cam ranh chất lượng tốt làm kính xây dựng và kỹ thuật

- nt -

132

1320


Khai thác và tuyển lọc các nguyên tố, khoáng sản quí hiếm trong sản xuất vật liệu xây dựng như Zircon

- nt -

ĐỐI XỬ QUỐC GIA

LOẠI BIỆN PHÁP

MIÊU TẢ

  1. Thành lập đầu tư

  • Người nước ngoài chưa được thành lập công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm vô hạn.

  • Người nước ngoài được mua cổ phần không quá 30% vốn điều lệ của các doanh nghiệp trong nước.

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nước ngoài chưa được phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước.

  • Người nước ngoài chỉ được góp vốn bằng tiền Việt Nam có nguồn gốc từ đầu tư tại Việt Nam.

  • Về nguyên tắc, vốn pháp định của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp. Trong trường hợp đặc biệt, tỷ lệ này có thể thấp hơn 30%, nhưng phải được cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài chấp thuận. Đối với liên doanh, phần góp vốn của các bên nước ngoài không được dưới 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh.

  1. Ưu đãi đầu tư

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu sự điều chỉnh của một hệ thống ưu đãi đầu tư riêng.

  1. Bao cấp của Chính phủ

Các doanh nghiệp trong nước còn được Nhà nước bao cấp đối với một số loại giá, phí như tiền thuê đất, giá điện, vé máy bay, dịch vụ bưu chính viễn thông, phí cảng biển và tiền thuê nhà ở mức giá thấp hơn.

  1. Chuyển lợi nhuận và vốn

  • Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài phải nộp một khoản thuế là 5%, 7% hoặc 10% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài, tuỳ thuộc vào mức vốn góp (10 triệu USD trở lên hoặc từ 5 triệu USD đến dưới 10 triệu USD hoặc dưới 5 triệu USD).

  • Nhà đầu tư nước ngoài phải ưu tiên các doanh nghiệp hoặc công dân Việt Nam khi chuyển nhượng phần vốn của mình.

  1. Lương

Mức lương tối thiểu của người lao động trong các dự án FDI quy định cao hơn mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp trong nước.

  1. Quản lý điều hành doanh nghiệp

  • Trong Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh phải có đại diện của Bên Việt Nam tham gia.

  • Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc thứ nhất của doanh nghiệp liên doanh phải là công dân Việt Nam.

  • Một số vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp liên doanh phải được quyết định theo nguyên tắc nhất trí.




tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   71   72   73   74   75   76   77   78   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương