TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”



tải về 4.81 Mb.
trang71/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   67   68   69   70   71   72   73   74   ...   79

2. Một số giải pháp cụ thể:
2.1. Hoàn thiện các quy định về mở cửa thị trường, ưu đãi và bảo đảm đầu tư:

Những cam kết về vấn đề này có liên quan trực tiếp đến các quy định của pháp luật về điều kiện đầu tư, chính sách khuyến khích và bảo đảm đầu tư. Để nội luật hóa các cam kết quốc tế về vấn đề này cần xây dựng Luật Khuyến khích và bảo đảm đầu tư áp dụng thống nhất cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài (sau đây gọi là Luật Đầu tư chung), bao gồm quy định các biện pháp bảo đảm đầu tư, lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tư, các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư... không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; cụ thể là:

2.1.1. Về lĩnh vực và địa bàn đầu tư: Ngoài việc duy trì một số cần thiết phù hợp với cam kết quốc tế, cần áp dụng thống nhất quy định về lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tư cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, nguồn vốn ĐTNN cần được cơ cấu theo hướng gắn chặt với quy hoạch tổng thể các nguồn vốn đầu tư, quy hoạch phát triển từng lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm và địa bàn, đồng thời có tính đến việc bảo hộ hợp lý và có điều kiện các ngành công nghiệp trong nước nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế. Những giải pháp chính để thực hiện mục tiêu này là:

- Bổ sung các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích ĐTNN, đồng thời tiếp tục thu hút ĐTNN vào các dự án sản xuất hàng xuất khẩu; các dự án phục vụ phát triển nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn; các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Từng bước mở rộng khả năng tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng rà soát, xóa bỏ các hạn chế về đầu tư trong các ngành dịch vụ phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam, trước hết đối với các ngành đã cam kết mở cửa từng bước từ năm 2004 như: viễn thông, kinh doanh xuất, nhập khẩu, phân phối, du lịch, giáo dục...

2.1.2. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần tiếp tục áp dụng chế độ thuế thu nhập doanh nghiệp thống nhất cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ĐTNN theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc: (i) đảm bảo tính minh bạch, nhất quán và ổn định của môi trường kinh doanh, không làm suy giảm một số ưu đãi về thuế đã áp dụng trước khi các văn bản nói trên có hiệu lực thi hành; (ii) tạo điều kiện xây dựng mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và ĐTNN, nhưng cần duy trì một số khác biệt cần thiết đối với ĐTNN phù hợp với những định hướng quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài nhằm củng cố lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn, cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam; (iii) đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

2.1.3. Ưu đãi về thuế nhập khẩu: Ưu đãi đầu tư miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất cần được cần được tiếp tục duy trì để khuyến khích ĐTNN, nhưng về lâu dài cần loại bỏ chính sách này để thay bằng cơ chế miễn, giảm chung theo lịch trình cắt giảm thuế quan mà Việt Nam đã cam kết. Mặt khác, cần có chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ bằng việc khuyến khích các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng, vật tư... để vừa tạo thêm việc làm, nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm, vừa góp phần nội địa hóa các sản phẩm ô tô, xe máy, điện tử cũng như đáp ứng yêu cầu về xuất sứ hàng hóa đối với các sản phẩm dệt, may, da giày...

2.1.4. Về chi phí đầu tư: Luật Đầu tư chung cần khẳng định nguyên tắc không phân biệt đối xử về chi phí đầu tư giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ĐTNN. Để thực hiện mục tiêu này, cần tiếp tục điều chỉnh giá, phí một số hàng hóa và dịch vụ nhằm: (i) giảm chi phí đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam với các nước trong Khu vực; (ii) tiến tới xóa bỏ vào năm 2005 chế độ "hai giá" phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ĐTNN .

2.1.5. Các biện pháp bảo đảm đầu tư và hỗ trợ đầu tư khác: Luật Đầu tư chung cần quy định các biện pháp bảo đảm đầu tư thống nhất cho nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời xem xét áp dụng các biện pháp hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp ĐTNN như quy định đối với doanh nghiệp trong nước.

2.1.6. Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư: Theo quy định tại các hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, đặc biệt là Hiệp định thương mại đã ký với Hoa Kỳ, Việt Nam công nhận quyền khiếu kiện của nhà đầu tư nước ngoài đối với cơ quan có thẩm quyền Việt Nam tại toà án hoặc cơ quan tài phán hành chính Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam cũng chấp nhận giải quyết tranh chấp theo quy tắc "trọng tài ràng buộc" do nhà đầu tư Hoa Kỳ lựa chọn hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên, gồm quy tắc trọng tài UNCITRAL, quy tắc của Công ước Washington năm 1965 (ICSID) hoặc Cơ chế phụ trợ của ICSID. Hiện nay, Luật đầu tư nước ngoài đã công nhận quyền khiếu kiện của nhà đầu tư nước ngoài đối với viên chức, cơ quan nhà nước có hành vi trái pháp luật, nhưng chưa quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Cơ chế này chỉ được thỏa thuận trong khuôn khổ các Hiệp định song phương và đa phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Theo đó, Việt Nam chấp nhận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại tòa hành chính, trọng tài UNCITRAL, ICSID hoặc bất kỳ cơ chế giải quyết tranh chấp nào đã thỏa thuận trước với nhà đầu tư. Để đảm bảo thực hiện các cam kết nói trên, cần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp và công nhận thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài theo hướng sau:

- Nghiên cứu việc tham gia Công ước Washington năm 1965 về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà nước và công dân của nhà nước khác (ICSID). Khi tham gia Công ước này, Việt Nam cần thông báo một số ngoại lệ về vùng lãnh thổ và/hoặc vấn đề không áp dụng cơ chế này).
- Sửa đổi Luật thương mại, Pháp lệnh về công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam để đảm bảo thi hành toàn bộ các phán quyết của trọng tài nước ngoài liên quan đến các giao dịch thương mại và đầu tư.
2.2. Hoàn thiện các quy định về huy động vốn, thành lập và tổ chức quản lý của doanh nghiệp ĐTNN:
Đây là nhóm cam kết có liên quan trực tiếp đến các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài hiện hành. Do vậy, việc thực hiện các cam kết này đòi hỏi phải điều chỉnh một số quy định của Luật về hình thức góp vốn, huy động vốn, tỷ lệ góp vốn, chuyển nhượng vốn và nguyên tắc nhất trí trong doanh nghiệp liên doanh. Trừ cam kết liên quan đến hình thức góp vốn phải thực hiện ngay tại thời điểm BTA có hiệu lực (tháng 11/2001), toàn bộ các cam kết về vấn đề này được thực hiện với thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực (2004).
Để nội luật hóa các cam kết quốc tế về vấn đề này, cần nghiên cứu xây dựng một Luật Doanh nghiệp chung quy định về thành lập và tổ chức quản lý cho nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài với một số đặc thù nhất định đối với từng loại hình đầu tư theo hướng sau:

- Cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập các hình thức doanh nghiệp như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ một số biệt lệ phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam (gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân).

- Cho phép các tập đoàn có nhiều dự án đầu tư ở Việt Nam thành lập công ty quản lý (holding company) để điều hành chung và hỗ trợ các dự án của họ tại Việt Nam.

- Loại bỏ nguyên tắc nhất trí trong hoạt động của doanh nghiệp liên doanh và quy định bắt buộc Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc thứ nhất doanh nghiệp liên doanh phải là công dân Việt Nam.


- Xóa bỏ dần những hạn chế về vốn góp và huy động vốn của doanh nghiệp ĐTNN phù hợp với các cam kết quốc tế theo hướng: (i) cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn bằng tiền Việt Nam thu được từ nguồn hợp pháp tại Việt Nam thay vì chỉ được góp vốn bằng tiền Việt Nam có nguồn gốc từ đầu tư tại Việt Nam như hiện nay; (ii) loại bỏ một số yên cầu về tỷ lệ vốn góp tối thiểu 30% của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp liên doanh và tỷ lệ vốn pháp định tối thiểu 30% trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Tuy nhiên, cần áp dụng yêu cầu về vốn góp tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trong một số dự án quan trọng, đặc biệt là các dự án dịch vụ....Yêu cầu này cần được duy trì trong thời hạn nhất định phù hợp với những cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ các hiệp định quốc tế về đầu tư và dịch vụ.

2.3. Hoàn thiện các quy định về thủ tục đầu tư và quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTNN:

Đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài không chỉ là yêu cầu của tất cả tổ chức kinh tế thế giới và khu vực mà còn là yêu cầu cấp bách đối với việc cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, trong khuôn khổ dự án xây dựng Luật Đầu tư chung, cần nghiên cứu thiết kế quy định về vấn đề này theo hướng:
- Công bố rõ ràng, công khai điều kiện cấp phép đối với tất cả các dự án đầu tư; khi đáp ứng các điều kiện này, nhà đầu tư được cấp giấy phép mà không buộc phải thực hiện bất kỳ yêu cầu nào khác;
- Mở rộng phạm vi các dự án được thực hiện chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư phù hợp với cam kết trong khuôn khổ BTA; thu hẹp phạm vi các dự án nhóm A phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Mở rộng việc phân cấp cấp giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động ĐTNN cho UBND và Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh trên cơ sở duy trì quy hoạch thống nhất; nâng cao trách nhiệm và tăng cường cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các Bộ, ngành, cơ quan cấp giấy phép đầu tư....
- Đồng thời với việc áp dụng cơ chế đăng ký cấp giấy phép đầu tư đối với một số dự án nhất định, cần công bố công khai mọi quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý các thủ tục ĐTNN nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về cải cách hành chính trong lĩnh vực này.

2.4. Hoàn thiện các quy định khác nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp ĐTNN:


Việc thực hiện các cam kết về vấn đề này không ảnh hưởng đến các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài. Do vậy, cần điều chỉnh ngay một số văn bản dưới luật để thực hiện Hiệp định TRIMs và các quy định về chuyển giao công nghệ, sử dụng đất đai, tuyển dụng lao động...nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài.
2.5. Tăng cường tính minh bạch, công khai và hiệu lực thi hành của hệ thống pháp luật:
Các giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu này gồm:
- Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch phát triển các ngành và vùng lãnh thổ theo hướng bổ sung một số quy hoạch còn thiếu, đồng thời rà soát điều chỉnh quy hoạch ngành một số ngành để đảm bảo tính minh bạch và phù hợp với định hướng thu hút ĐTNN cũng như các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam.
- Bảo đảm quyền tự do lựa chọn kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài theo hướng công bố rõ ràng các lĩnh vực không cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án gây nguy hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục và môi trường sinh thái... cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào tất cả các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế mà pháp luật không hạn chế hoặc cấm.
- Hoàn chỉnh quy trình ban hành các văn bản pháp quy của các Bộ, ngành, địa phương để ngăn chặn việc ban hành các văn bản trái quy định chung hoặc thực hiện không nghiêm các văn bản pháp luật của Chính phủ trong lĩnh vực ĐTNN; xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý hoạt động ĐTNN theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm.

- Rà soát các văn bản pháp luật về ĐTNN để công bố công khai các văn bản đã hết hiệu lực, chồng chéo, mâu thuẫn gây cản trở hoạt động ĐTNN, đồng thời xem xét mức tương thích của hệ thống pháp luật với các cam kết quốc tế của Việt Nam về ĐTNN để xây dựng kế hoạch soạn thảo văn bản mới và/hoặc điều chỉnh cho phù hợp.


- Khuyến khích sự tham gia rộng rãi của các doanh nghiệp và các đối tượng chịu sự tác động khác vào việc góp ý xây dựng văn bản pháp luật về ĐTNN, đồng thời tăng cường cơ chế đối thoại dưới nhiều hình thức khác nhau giữa các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhằm tạo diễn đàn trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của họ và tìm giải pháp khắc phục.
2.6. Nâng cao hiệu qủa đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư:

Thực tiễn qúa trình thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư trong thời gian qua cho thấy, việc chủ động xây dựng phương án đàm phán, ký kết các điều ước/ thỏa thuận về vấn đề này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư một cách chủ động, phù hợp với khả năng và điều kiện của Việt Nam. Do vậy, cần nâng cao hiệu qủa đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế về đầu tư theo hướng:


- Rà soát, đánh giá toàn bộ các cam kết đầu tư hiện hành của Việt Nam để xây dựng phương án tổng thể về vấn đề này theo hướng: (i) soạn thảo một mẫu BITs bao gồm các tiêu chuẩn chung về đối xử và bảo hộ đầu tư được chấp nhận tại các BIT mà Việt Nam đã ký kết trong thời gian qua, đồng thời có tính đến cam kết hiện hành về ĐTNN trong các Hiệp định của WTO; (ii) xây dựng phương án đàm phán về đầu tư trên cơ sở gắn kết với những mục tiêu, định hướng thu hút ĐTNN.
- Tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp giữa các Bộ, ngành chịu trách nhiệm đàm phán các vấn đề có liên quan đến đầu tư (dịch vụ, trợ cấp, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ) nhằm đảm bảo tính thống nhất trong các cam kết của Việt Nam về các vấn đề này.
- Tăng cường phổ biến, tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn ĐTNN và các doanh nghiệp trong nước về các cam kết quốc tế trong lĩnh vực đầu tư của Việt Nam.

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH HIỆP ĐỊNH SONG PHƯƠNG VỀ KHUYẾN KHÍCH

VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ


TT

Nước/Vùng lãnh thổ

Ngày ký kết

1

Italia

18/5/ 1990

2

Oxtralia

5/3/ 1991

3

Thái Lan

30/10/ 1991

4

Bỉ và Luxembourg

24/1/ 1992

5

Malaysia

24/1/ 1992

6

Philippines

27/2/ 1992

7

Đức

3/4/1992

8

Pháp

26/5/ 1992

9

Thụy Sĩ

3/7/ 1992

10

Belarus

8/7/ 1992

11

Indonesia

25/10/1992

12

Singapore

29/10/ 1992

13

Trung Quốc

2/12/1992

14

Armenia

13/12/1992

15

Đài Loan

21/4/ 1993

16

Hàn Quốc

13/5/ 199352

17

Đan Mạnh

25/8/ 1993

18

Thụy Điển

8/9/ 1993

19

Phần Lan

13/9/ 1993

20

Hà Lan

10/3/1994

21

Ukraine

8/6/1994

22

Nga

16/6/1994

23

Hungary

26/8/1994

24

Ba Lan

31/8/1994

25

Rumania

1/9/1994

26

Áo

27/3/ 1995

27

Latvia

27/9/ 1995

28

Cuba

12/10/ 1995

29

Lithuania

6/11/ 1995

30

Laos

14/1/ 1996

31

Uzbekistan

28/3/ 1996

32

Argentina

3/6/ 1996

33

Bulgaria

19/9/1996

34

Algeria

23/10/1996

35

Ấn Độ

8/3/1997

36

Ai Cập

6/9/1997

37

Czech

25/11/1997

38

Tajikestan

19/1/1999

39

Chile

16/9/1999

40

Mông Cổ

17/4/2000

41

Myanmar

12/5/2000

42

Cambodia

26/11/2001

43

CHDCND Triều Tiên

3/5/2002

44

Vương quốc Anh

1/8/2002

45

Iceland

20/9/2002

46

Namibia

30/5/2003

47

Nhật Bản

14/11/2003


PHỤ LỤC 2: LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CAM KẾT QUỐC TẾ VỀ ĐẦU TƯ
1. ASEAN:

Trừ một số ngoại lệ, mở cửa các ngành nghề cho đầu tư nước ngoài theo lộ trình:

- 2010: Mở cửa các ngành sản xuất (manufacturing);

- 2013: Mở cửa các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng và các ngành dịch vụ gắn với sản xuất, nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng.



2. APEC:

Tự do hóa đầu tư vào năm 2020 bằng việc:

- Giảm hoặc loại bỏ những hạn chế đối với đầu tư nước ngoài, thực hiện các quy định của Hiệp định WTO, các nguyên tắc đầu tư không ràng buộc của APEC, các hiệp định quốc tế khác có liên quan và bất kỳ hướng dẫn nào được thoả thuận chung trong nội bộ APEC;

- Tăng cường ký kết hiệp định đầu tư song phương với các thành viên APEC.



(Chương trình hành động quốc gia (IAP) về tự do hóa đầu tư được Việt Nam xây dựng và cập nhật thường xuyên từ năm 1998)
3. ASEM:
Thực hiện chương trình hành động xúc tiến đầu tư Á - Âu (IPAP) với nội dung: (i) xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để gia tăng dòng vốn đầu tư hai chiều giữa Châu Á và Châu Âu; (ii) triển khai các chương trình hợp tác nhằm thúc đẩy đầu tư giữa các thành viên; và (iii) tăng cường các biện pháp nhằm cải thiện cơ chế, chính sách và quy định về đầu tư trong khu vực.
4. Các quy định về đầu ttư trong BTA:
10/12/2001:
- Thực hiện nguyên tắc chung về đối xử không phân biệt; bảo hộ tất cả các khoản đầu tư được sở hữu hoặc kiểm soát của nhà đầu tư Hoa Kỳ, gồm các công ty, doanh nghiệp, cổ phần hoặc lợi ích khác trong công ty, các quyền theo hợp đồng, tài sản hữu hình và vô hình, các quyền sở hữu trí tuệ và các quyền khác theo luật.
- Minh bạch hóa pháp luật, chính sách và đơn giản hóa thủ tục đầu tư.
- Cho phép nhà đầu tư Hoa Kỳ chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác về nước trên cơ sở đối xử quốc gia (NT) hoặc đối xử tối huệ quốc (MFN), tuỳ thuộc sự đối xử nào tốt hơn.
- Thực hiện nguyên tắc không trưng thu, không hữu hóa tài sản của nhà đầu tư trừ trường hợp vì mục đích công cộng và trên cơ sở không phân biệt đối xử (NT hoặc MFN); bồi thường theo nguyên tắc công bằng, thỏa đáng, không chậm trễ, theo giá thị trường tại thời điểm việc tước quyền sở hữu được công bố.
- Xem xét gia nhập Công ước Wasghington năm 1965 về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa Nhà nước và công dân của nhà nước khác (ICSID).
- Xoá bỏ sự phân biệt về giá lắp đặt điện thoại, giá nước, dịch vụ du lịch, viễn thông (trừ giá thuê bao điện thoại nội hạt). Không áp dụng các loại giá, phí mới gây phân biệt đối xử nặng hơn giữa đầu tư trong nước và đầu tư và đầu tư nước ngoài.
- Xóa bỏ yêu cầu cân đối xuất-nhập khẩu và quản lý ngoại hối đối với hàng nhập khẩu (TRIM).
- Cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư Hoa Kỳ tuyển dụng nhân viên kỹ thuật và quản lý trên cơ sở không phân biệt quốc tịch.
- Cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư Hoa Kỳ sử dụng công nghệ theo sự lựa chọn của họ và chỉ hạn chế chuyển giao công nghệ phù hợp với quy định của WTO hoặc để thi hành pháp luật về cạnh tranh theo phán quyết của tòa án.
10/12/2003
- Thực hiện chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư đối với: (i) các dự án đầu tư vào khu công nghiệp và khu chế xuất; (ii) các dự án có tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu 50% sản phẩm; (iii) các dự án có vốn đầu tư đến 5 triệu Đô la Mỹ.
- Xoá bỏ sự phân biệt về phí đăng kiểm phương tiện vận tải, phí cảng biển quốc tế và cước thuê bao điện thoại nội hạt.
10/12/2004
- Xóa bỏ yêu cầu thực hiện nguyên tắc nhất trí đối với một số vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp liên doanh.
- Xóa bỏ yêu cầu góp vốn pháp định tối thiểu 30% của nhà đầu tư Hoa Kỳ trong doanh nghiệp liên doanh, và yêu cầu tỷ lệ pháp định tối thiểu phải bằng 30% tổng vốn đầu tư .
- Xóa bỏ yêu cầu ưu tiên chuyển nhượng vốn cho đối tác Việt Nam.
- Cho phép thành lập doanh nghiệp cổ phần 100% vốn Hoa Kỳ.
- Cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư Hoa Kỳ thế chấp giá trị quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
10/12/2005
- Xóa bỏ hệ thống hai giá đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ còn lại.
10/12/2006
- Xóa bỏ yêu cầu bắt buộc thực hiện chương trình nội địa hóa (kể cả ưu đãi thuế nhập khẩu thực hiện chương trình nội địa hóa) đối với các sản phẩm: ô tô, xe máy, hàng điện tử dân dụng...
- Xóa bỏ yêu cầu phát triển nguồn nguyên liệu trong nước đối với các sản phẩm: đường mía, dầu thực vật, gỗ...
10/12/2007
- Mở rộng phạm vi áp dụng chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án trong lĩnh vực sản xuất có vốn đầu tư đến 20 triệu Đô la Mỹ.
10/12/2008
- Xóa bỏ yêu cầu xuất khẩu tối thiểu 80 % đối với các sản phẩm: xi măng, các loại sơn và sơn xây dựng, gạch ốp lát và sứ vệ sinh, nhựa PVC và các sản phẩm nhựa khác, giày dép, hàng may mặc, thép xây dựng, bột giặt, săm lốp ô tô và xe máy, phân bón NPK, đồ uống có cồn, thuốc lá, giấy (bao gồm giấy in, giấy viết, giấy photocopy).
10/12/2010
- Thực hiện chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư còn lại.



tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   67   68   69   70   71   72   73   74   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương