TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ VỀ ĐẦU TƯ VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM



tải về 4.81 Mb.
trang70/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   66   67   68   69   70   71   72   73   ...   79

II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ VỀ ĐẦU TƯ VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM

1. Tình hình thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư:
Hơn 15 năm qua, Luật Đầu tư nước ngoài đã liên tục được hoàn thiện qua 4 lần sửa đổi, bổ sung ở các mức độ khác nhau trong các năm 1990, 1992, 1996 và gần đây nhất vào tháng 6 năm 2000. Trong các lần sửa đổi, bổ sung này, việc đảm bảo để hệ thống pháp luật, chính sách về ĐTNN tương thích với tập qúan, thông lệ quốc tế luôn là một trong những mục tiêu quan trọng nhất. Nhờ vậy, các quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan ngày càng được hoàn thiện phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, góp phần tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch và bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; cụ thể là:
1.1. Cam kết về đối xử tối huệ quốc:
Theo quy định của BTA và 47 Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Chính phủ Việt Nam có nghĩa vụ đối xử công bằng, thỏa đáng và dành ngay lập tức đối xử tối huệ quốc cho nhà đầu tư nước ngoài mà không duy trì bất kỳ ngoại lệ nào.
Trên thực tế, chế độ đối xử này đã được quy định tại Điều 20 của Luật đầu tư nước ngoài, theo đó Nhà nước Việt Nam bảo đảm đối xử công bằng và thoả đáng đối với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Mặt khác, Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế được công bố trong tháng 6 năm 2002 cũng đã quy định cụ thể phạm vi, nguyên tắc và thủ tục áp dụng nguyên tắc đối xử nói trên.
1.2. Cam kết về đối xử quốc gia:
Thực tiễn hoạt động ĐTNN trên thế giới cho thấy, không một quốc gia nào có thể dành đối xử quốc gia cho nhà đầu tư nước ngoài mà không bảo lưu một số lĩnh vực nhất định hoặc yêu cầu thực hiện theo một lộ trình nhất định phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và điều kiện cụ thể của mình. Đối với Việt Nam, trong những năm qua, Luật Đầu tư nước ngoài và các văn bản có liên quan đã được sửa đổi theo hướng từng bước xóa bỏ những khác biệt và/hoặc phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; cụ thể là:
1.2.1. Khung pháp lý chung về đối xử quốc gia:
Tại kỳ họp thứ 4, tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Chương trình xây dựng pháp luật năm 2004, trong đó có việc chuẩn bị xây dựng Luật Đầu tư áp dụng thống nhất cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài (Luật Đầu tư chung). Cùng với việc triển khai xây dựng Luật này, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành hữu quan nghiên cứu xây dựng dự án Luật Doanh nghiệp áp dụng chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (Luật Doanh nghiệp chung).
Hiện nay, các cơ quan chính phủ Việt Nam đang nghiên cứu soạn thảo các luật nói trên theo hướng:
- Luật Đầu tư chung quy định các biện pháp bảo đảm đầu tư, lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tư, các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư...áp dụng chung cho nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
- Luật Doanh nghiệp quy định hình thức và thủ tục thành lập, tổ chức quản lý, giải thể doanh nghiệp... áp dụng chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Bên cạnh đó, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua trong tháng 6 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2004 và thay thế Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 1997. Luật quy định thuế suất phổ thông 28% và các mức thuế suất ưu đãi 10%, 15%, 20% áp dụng chung cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ĐTNN. Luật cũng đã bãi bỏ quy định hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp cho số thu nhập tái đầu tư và thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việc sửa đổi Luật này là bước tiến quan trọng trong lộ trình đang được đẩy nhanh của Việt Nam nhằm xây dựng một mặt bằng pháp lý chung, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
1.2.2. Tình hình thực hiện một số cam kết cụ thể về đối xử quốc gia:
1.2.2.1. Cam kết về việc xóa bỏ chế độ hai giá: Đến tháng 12 năm 2003, cơ chế hai giá chỉ áp dụng đối với vé máy bay nội địa và điện sản xuất. Trong tháng 1 năm 2004, sự phân biệt về giá vé máy bay nội địa giữa người trong nước và người nước ngoài đã được xóa bỏ. Như vậy, đến nay, trừ giá điện cho sản xuất, giá, phí nhiều hàng hóa, dịch vụ đã giảm hoặc áp dụng thống nhất cho đối tượng trong nước và đối tượng nước ngoài. Chính phủ đang xem xét điều chỉnh giá bán điện để xóa bỏ hoàn toàn chế độ hai giá đối với mặt hàng này trong năm 2005.
1.2.2.2. Cam kết thực hiện Hiệp định TRIMs của WTO51: Pháp luật hiện hành Việt Nam về xuất, nhập khẩu và hoạt động thương mại của dự án ĐTNN đã phù hợp với một số yêu cầu của Hiệp định TRIMs. Theo đó, doanh nghiệp ĐTNN được quyền trực tiếp xuất, nhập khẩu theo mục tiêu, phạm vi hoạt động đã được quy định tại giấy phép đầu tư; được trực tiếp hoặc thông qua đại lý bán hàng hóa được phép tiêu thụ tại thị trường Việt Nam mà không bị giới hạn về số lượng và địa bàn tiêu thụ; được phép tiếp cận nguồn ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động xuất, nhập khẩu. Bên cạnh đó, từ năm 2000, Luật Đầu tư nước ngoài và các văn bản có liên quan cũng được sửa đổi nhằm đáp ứng hầu hết các nghĩa vụ khác của Hiệp định TRIMs, gồm:
- Cam kết xóa bỏ yêu cầu bắt buộc xuất khẩu: Nghị định 27/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 3 năm 2003 đã sửa đổi Danh mục đầu tư có điều kiện ban hành kèm theo Nghị định 24/2000/NĐ-CP theo hướng xóa bỏ yêu cầu xuất khẩu đối với một số sản phẩm công nghiệp mà sản xuất trong nước đã đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố trong từng thời kỳ.

- Cam kết xóa bỏ yêu cầu quản lý ngoại hối đối với hàng nhập khẩu: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài đã loại bỏ yêu cầu tự cân đối ngoại tệ nhằm cho phép doanh nghiệp ĐTNN, Bên hợp doanh nước ngoài mua ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại để đáp ứng các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác.


- Cam kết xóa bỏ yêu cầu cân đối xuất-nhập khẩu: Trên thực tế, pháp luật hiện hành không khống chế số lượng, giá trị hàng hóa sản xuất trong nước của doanh nghiệp, đồng thời không bắt buộc doanh nghiệp phải đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa số lượng, giá trị hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu.
- Cam kết xóa bỏ yêu cầu bắt buộc mua sắm hàng hóa trong nước: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài đã loại bỏ yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp ĐTNN phải ưu tiên mua sắm hàng hóa trong nước và thay bằng quy phạm có tính lựa chọn; theo đó, trong điều kiện thương mại như nhau, Doanh nghiệp được khuyến khích mua hàng hoá tại Việt Nam thay vì nhập khẩu.
1.2..2..3. Cam kết về việc cho phép thành lập công ty cổ phần có vốn ĐTNN: Theo quy định của BTA, trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, nhà đầu tư Hoa Kỳ được phép thành lập công ty cổ phần có vốn ĐTNN tại Việt Nam.. Tuy nhiên, chủ trương cho phép một số doanh nghiệp ĐTNN chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần đã được xem xét trước khi BTA chính thức có hiệu lực và trên thực tế đã được thể chế hóa tại Nghị định 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 của Chính phủ. Việc ban hành Nghị định này cũng là giải pháp quan trọng của Chính phủ Việt Nam trong việc đa dạng hóa kênh huy động vốn ĐTNN, tiến tới xây dựng một bằng pháp lý chung về tổ chức kinh doanh cho nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Quy định mới về vấn đề này đã và đang tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ĐTNN huy động thêm vốn đầu tư trong nước để mở rộng kinh doanh.
1.2.2.4. Cam kết xóa bỏ hạn chế về chuyển giao công nghệ: Nghị định 24/2000/NĐ-CP đã loại bỏ một số điều kiện bắt buộc về chuyển giao công nghệ đối với dự án ĐTNN để thay bằng quy định có tính khuyến khích. Theo đó, Nhà nước Việt Nam khuyến khích chuyển giao công nghệ có khả năng tạo ra sản phẩm mới, cần thiết hoặc sản xuất hàng xuất khẩu; nâng cao tính năng kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu; khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Tiếp đó, Nghị định 27/2003/NĐ-CP đã xóa bỏ hạn chế về tỷ lệ góp vốn pháp định tối đa của nhà đầu tư nước ngoài (20%) bằng chuyển giao công nghệ .
1.2.2.5. Cam kết về việc cho phép doanh nghiệp ĐTNN được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam: Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ĐTNN được thế chấp tài sản gắn liền với đất và giá trị quyền sử dụng đất để bảo đảm vay vốn tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam thay vì chỉ được phép thế chấp tại tổ chức tín dụng Việt Nam như quy định trước đây.
1.2.2.6. Cam kết xóa bỏ hạn chế về chuyển nhượng vốn: Theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài, Cơ quan cấp phép đầu tư không xem xét, phê duyệt hợp đồng chuyển nhượng vốn; doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN không buộc phải ưu tiên chuyển nhượng cho doanh nghiệp Việt Nam.
1.3. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo hộ đầu tư:

Các nguyên tắc bảo hộ đầu tư phù hợp với thông lệ quốc tế quy định tại các Hiệp định song phương/khu vực về đầu tư mà Chính phủ Việt Nam ký kết hoặc tham gia đã được nội luật luật hóa từ rất sớm trong khuôn khổ Luật Đầu tư nước ngoài và liên tục được hoàn thiện qua các lần sửa đổi, bổ sung Luật này. Theo đó, Nhà nước Việt Nam cam kết: (i) đảm bảo không trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư bằng cách biện pháp hành chính; (ii) cho phép nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác ra nước ngoài; (iii) thực hiện nguyên tắc không hồi tố đối với những thay đổi của luật pháp, chính sách làm thiệt hại lợi ích của nhà đầu tư quy định tại Giấy phép đầu tư.


Từ năm 1995, Việt Nam tham gia Cơ quan bảo đảm đầu tư đa biên (MIGA) và Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Công ước New York năm 1958 đã được nội luật hóa thông qua Pháp lệnh về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai nghiên cứu các thủ tục pháp lý để gia nhập Công ước Washington năm 1965 về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa Nhà nước và công dân của Nhà nước khác (Công ước ICSID).

1.4. Cam kết về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:


Nhằm tạo lòng tin cho nhà đầu tư nước ngoài về tính hấp dẫn, an toàn của môi trường đầu tư, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia theo hướng mở rộng phạm vi và tăng cường các biện pháp đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ, Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như Công ước Stockholm về việc thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Hiệp định Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Hiệp ước về hợp tác sáng chế (patent). Từ năm 1996, Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định khung ASEAN về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với các tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPs. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) cũng có một Chương riêng về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Đến nay, Việt Nam đã thực hiện hầu hết cam kết về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến quyền tác giả; tín hiệu vệ tinh; nhãn hiệu hàng hóa và sáng chế; thông tin bí mật; thiết kế bố trí mạnh tích hợp; kiểu dáng công nghiệp; giống cây trồng. Trong năm 2004, Việt Nam đã chính thức gia nhập Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã triển khai nghiên cứu tham gia các công ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ như: Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống sự sao chép trái phép, Công ước Brussels về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh và Công ước UPOV về bảo hộ giống cây trồng mới.


1.5. Các cam kết về trợ cấp:
Việc Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp Nhà nước (sửa đổi) vào tháng 12/2003 là bước tiến mới thể nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện yêu cầu của WTO về việc đảm bảo để các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong môi trường cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Theo đó, Luật đã quy định rõ quyền tài sản của công ty nhà nước, bảo đảm để các công ty này có đầy đủ quyền của một pháp nhân; xóa bỏ các hình thức trợ cấp, như khoanh nợ, dãn nợ, xóa nợ, bù lỗ; cấp vốn tín dụng đối với các hoạt động kinh doanh; giảm bớt một số quyền của chủ sở hữu nhà nước, như quyền định đoạt tài sản, phê chuẩn việc huy động vốn.... Các hình thức trợ cấp dưới hình thức tín dụng đầu tư phát triển nhà nước cũng được thắt chặt thông qua việc Chính phủ sửa đổi Nghị định 42 theo hướng giảm các lĩnh vực được hưởng tín dụng đầu tư từ khoảng 40 lĩnh vực xuống 14 lĩnh vực.
2. Tác động của các cam kết quốc tế về đầu tư đối với môi trường đầu tư của Việt Nam:
Việc thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư đặt ra cho môi trường đầu tư của Việt Nam những cơ hội và thách thức sau đây:

2.1. Những cơ hội:


Các hiệp định, chương trình hợp tác được thỏa thuận trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM (như Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN, Chương trình hành động xúc tiến đầu tư Á-Âu, Kế hoạch hành động về tự do hóa đầu tư của APEC...) đều đặt ra mục tiêu quan trọng là từng bước xóa bỏ rào cản đối với đầu tư nước ngoài nhằm tiến tới tự do hóa đầu tư theo lộ trình nhất định.
Việc thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư của Việt Nam cùng với những cải thiện tích cực trong hệ thống pháp luật, chính sách ĐTNN thời gian qua là những nhân tố quan trọng, góp phần củng cố lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam, mở ra cơ hội mới để thu hút ĐTNN với số lượng nhiều hơn và chất lượng cao hơn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt và môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn một số hạn chế.
Các thỏa thuận về tự do hóa thương mại trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn nói trên cũng là nhân tố tích chức góp phần mở rộng thị trường thu hút đầu tư cho từng nước và toàn khu vực. Vì vậy, việc thực hiện các cam kết quốc tế song phương và đa phương là một tín hiệu tích cực gửi đến cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài về quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế, mở cửa và hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nền kinh tế thế giới. Những cam kết này tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận rộng rãi hơn vào thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, đồng thời góp phần thiết lập một khung pháp lý hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam theo hướng minh bạch, ổn định và có thể dự đoán trước được. Thêm nữa, việc thực hiện cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước, trong đó có cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.
Mặt khác, các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ trong khuôn khổ các hiệp định song phương, khu vực và thế giới cũng là những nhân tố tích cực góp phần mở rộng thị trường thu hút đầu tư của Việt Nam. Trên thực tế, mục tiêu quan trọng nhất của AFTA chính là nhằm thu hút đầu tư trực tiếp trong nội bộ khối và ngoài khu vực. Việc thực hiện AFTA cùng với Chương trình hợp tác công nghịêp ASEAN (AICO) sẽ tạo ra một thị trường thống nhất, cho phép khai thác lợi thế kinh tế về quy mô, thị trường và nhiều điều kiện thuận lợi khác cho việc thu hút ĐTNN. Thêm nữa, việc thực hiện cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước, trong đó có cả doanh nghiệp ĐTNN tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.

2.2. Những khó khăn, thách thức:


Bên cạnh những cơ hội nói trên, việc thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư cũng đặt ra một số thách thức sau đây đối với Việt Nam:
2.2.1. Thách thức đối với sức cạnh tranh của nền kinh tế và các doanh nghiệp:
Cho đến nay, Việt Nam vẫn là nước được đánh giá là có khả năng cạnh tranh thấp; sức mua và năng lực tích luỹ tái đầu tư, mở rộng sản xuất còn hạn chế; trình độ kỹ thuật và công nghệ còn thấp trong khi nguồn vốn đầu tư phát triển không đủ đáp ứng nhu cầu...Đây là một trong những thách thức chủ yếu đã và đang đặt ra trong tất cả các lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong lĩnh vực ĐTNN, thách thức nói trên thể hiện nổi bật trên hai khía cạnh. Thứ nhất, việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư cùng với những cam kết về việc tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ĐTNN sẽ tạo cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận rộng rãi hơn với thị trường Việt Nam. Điều này đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước sức ép cạnh tranh rất lớn ngay tại thị trường trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng không có lợi thế so sánh và các mặt hàng trước nay vẫn được bảo hộ ở mức độ cao. Thứ hai, do sức cạnh tranh và hiệu qủa hoạt động còn nhiều mặt hạn chế, doanh nghiệp Việt Nam khó có khả năng đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng các đối xử ưu đãi mà Việt Nam đạt được thông qua các hiệp định song phương và khu vực và thế giới.
2.2.2. Thách thức đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thu hút ĐTNN nước ngoài nói riêng:
Thu hút vốn, công nghệ, tạo việc làm, khai thác có hiệu qủa các nguồn nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên... là những mục tiêu cơ bản của Luật đầu tư nước ngoài. Cũng thông qua Luật này và hệ thống pháp luật, chính sách có liên quan, Nhà nước Việt Nam áp dụng một số hạn chế về tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài (như hạn chế về hình thức sở hữu, thị trường tiêu thụ; yêu cầu bắt buộc mua sắm trong nước, cân đối ngoại tệ, nội địa hóa...). Việc áp dụng các yêu cầu nói trên nhằm đáp ứng yêu cầu bảo hộ có lựa chọn và có điều kiện một số ngành công nghiệp trong nước, góp phần điều chỉnh cơ cấu đầu tư hướng mạnh về xuất khẩu, tăng năng lực sản xuất, chế biến và nội địa hóa một số ngành công nghiệp... Tuy nhiên, trong khuôn khổ các Hiệp định song phương hoặc khu vực, đặc biệt là những cam kết thực hiện Hiệp định TRIMs, Việt Nam có nghĩa vụ xóa bỏ các yêu cầu nói trên theo lộ trình nhất định. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chính sách thu hút ĐTNN cũng như các cân đối vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam.
Mặt khác, trong tiến trình hội nhập đầu tư quốc tế, những công cụ hữu hiệu để Việt Nam qủan lý ĐTNN phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là chế độ cấp giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động của doanh nghiệp ĐTNN, cũng phải được điều chỉnh theo hướng áp dụng chế độ cấp giấy phép ĐTNN, xóa bỏ giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh ĐTNN. Tương tự như vậy, các công cụ khuyến khích ĐTNN (như ưu đãi về thuế, tiền thuê đất và những hỗ trợ khác của Chính phủ dành cho dự án ĐTNN...) cũng phải giảm dần và/hoặc được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa dự án đầu tư trong nước và dự án ĐTNN. Việc giảm hoặc loại bỏ các công cụ nói trên là một trong những thách thức rất lớn đối với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm suy giảm đáng kể sức cạnh tranh thu hút ĐTNN của Việt Nam.
2.2.3. Thách thức đối với hệ thống pháp luật, chính sách:
Đối chiếu với yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực đầu tư, hệ thống pháp luật, chính sách về ĐTNN của Việt Nam còn tồn tại những mặt hạn chế chủ yếu sau:
2.2.3.1. Về nguyên tắc không phân biệt đối xử:
Với tính chất là một hệ thống riêng, tương đối độc lập so với luật đầu tư trong nước, hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa tạo được một môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế không chỉ đối với những vấn đề liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của dự án đầu tư mà còn cả những vấn đề liên quan đến điều kiện đầu tư và chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư. Điều này chưa đáp ứng yêu cầu của các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt là yêu cần dành đối xử quốc gia cho nhà đầu tư nước ngoài.
2.2.3.2. Về nguyên tắc tiếp cận thị trường:
Để đáp ứng yêu cầu mở rộng khả năng tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với các cam kết quốc tế về đầu tư, pháp luật Việt Nam còn tồn tại những hạn chế sau:
- Danh mục các lĩnh vực khuyến khích ĐTNN của Việt Nam qúa dàn trải, tiêu chí khuyến khích thiếu rõ ràng, khó áp dụng; các lĩnh vực đầu tư có điều kiện (hình thức đầu tư, tỷ lệ góp vốn, thị trường tiêu thụ...) không chỉ được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật mà còn chịu sự điều chỉnh bởi các "ý kiến của Thủ tướng Chính phủ" và những điều kiện khác do các Bộ, ngành, địa phương đặt ra đối với từng dự án cụ thể mà không theo các tiêu chí quy định tại Nghị định 24/2000/NĐ-CP và Nghị định 27/2003/NĐ-CP. Sự thiếu rõ ràng, minh bạch và nhất quán về vấn đề này đã và đang làm biến dạng các quy định về lĩnh vực đầu tư vốn được coi là thông thoáng, cởi mở và có tính cạnh tranh so với các nước trong Khu vực, đồng thời không đáp ứng yêu cầu thực hiện cam kết quốc tế về mở cửa thị trường đầu tư.
- Hình thức đầu tư và các phương thức tổ chức thu hút ĐTNN của Việt Nam chưa đa dạng, kém hiệu qủa. Trong thời gian qua, Việt Nam mới chỉ thu hút ĐTNN theo 3 hình thức là: hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng; doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN (được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn); chưa mở được các kênh mới thu hút ĐTNN. Việc cho phép thành lập công ty cổ phần có vốn ĐTNN theo quy định tại Nghị định 38/2003/NĐ-CP chỉ được áp dụng hạn chế trên cơ sở chuyển đổi một số doanh nghiệp ĐTNN đang hoạt động.
- Các yêu cầu về việc thực hiện chương trình nội địa hóa, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước chưa phù hợp với các nghĩa vụ của Hiệp định TRIMs.
2.2.3.3. Nguyên tắc minh bạch hóa luật pháp, chính sách và thủ tục đầu tư:

Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng và có thể dự đoán trước được là một trong những yêu cầu chủ yếu của các định chế kinh tế thế giới và khu vực. Tuy nhiên, do đang trong qúa trình hoàn thiện, hệ thống pháp luật, chính sách về ĐTNN còn chứa đựng nhiều quy định mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu tính đồng bộ, lại thường xuyên thay đổi. Nhiều văn bản không cụ thể dẫn tới việc các cơ quan hành pháp áp dụng và giải thích rất khác nhau. Các tiêu chí cấp và từ chối cấp giấy phép còn chưa rõ ràng, minh bạch và trong một số trường hợp thiếu nhất quán. Một số thủ tục liên quan đến việc triển khai dự án như: đất đai, xây dựng, xuất nhập khẩu, hải quan... còn phiền hà và chậm được cải tiến. Tình hình này cùng với những hành vi sách nhiễu, tiêu cực của một số viên chức đã làm biến dạng các chủ trương chính sách của Nhà nước về ĐTNN và làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư.


2.2.3.4. Hiệu lực thi hành pháp luật:
Việc thực thi pháp luật ở các cấp chưa thật sự có hiệu qủa. Một số Bộ, ngành ban hành văn bản pháp quy về ĐTNN không đúng thẩm quyền hoặc có xu hướng thắt chặt hơn so với quy định của Luật Đầu tư nước ngoài. Một số văn bản pháp quy, chính sách liên quan đến ĐTNN chưa tính kỹ đến lợi ích chính đáng của nhà đầu tư đã làm đảo lộn phương án kinh doanh và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp. Nhiều vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến phạm vi điều chỉnh của các luật, quy định chuyên ngành (như đất đai, quản lý ngoại hối, công nghệ môi trường, lao động, pháp lệnh thi hành án,...) chậm được sửa đổi. Nhiều văn bản dưới luật ban hành chậm so với quy định, có xu hướng xiết lại, đẻ thêm quy trình, dẫn đến tình trạng “trên thoáng, dưới chặt". Những hiện tượng nói trên đã và đang cản trở việc đưa luật pháp, chính sách vào cuộc sống, làm xấu thêm môi trường đầu tư.

III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ VỀ ĐẦU TƯ
1. Sự cần thiết, mục tiêu, yêu cầu :
1.1. Sự cần thiết:
Trên thực tế, các điều ước /thỏa thuận song phương và đa phương về đầu tư ký kết trước thời điểm Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) chính thức có hiệu lực (tháng 11/2001) đều được thỏa thuận về cơ bản phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành nên không đòi hỏi phải sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài cũng như các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Do vậy, các điều ước/thỏa thuận này hầu như không có tác động đáng kể đối với hệ thống pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, từ năm 2001 đến nay, với việc triển khai thực hiện BTA và các Hiệp định song phương được ký kết sau đó với Vương quốc Anh, Iceland, Hàn Quốc, Nhật Bản, hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam đứng trước yêu cầu phải có sự điều chỉnh cần thiết, trước hết đối với những lĩnh vực/vấn đề sau đây:
- Lĩnh v­ực đầu t­ư: Các quy định hiện hành về lĩnh vực đầu tư cần được điều chỉnh nhằm mở rộng khả năng tiếp cận thị trường theo lộ trình nhất định cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực: thương mại, sản xuất, dịch vụ...
- Chế độ cấp phép và quản lý hoạt động ĐTNN: Các quy định về chế độ cấp Giấy phép đầu tư cần được cải tiến theo hướng tăng cường tính minh bạch, công khai về điều kiện cấp phép, từ chối cấp phép; giảm dần phạm vi các dự án phải thực hiện chế độ thẩm định cấp Giấy phép đầu tư để tiến tới thực hiện chế độ đăng ký cấp Giấy phép đầu tư cho tất cả các dự án, trừ một số ngoại lệ nhất định...
- Hình thức huy động vốn, thành lập và tổ chức quản lý doanh nghiệp ĐTNN: Các cam kết về đối xử quốc gia đòi hỏi pháp luật hiện hành cần được điều chỉnh để doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ĐTNN đều được thành lập và tổ chức quản lý trong cùng một mặt bằng pháp lý. Theo đó, ngoài hình thức công ty TNHH, doanh nghiệp ĐTNN cũng được tổ chức theo hình thức công ty cổ phần để phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng như doanh nghiệp Việt Nam; những hạn chế về sở hữu vốn tối thiểu, tối đa trong một số lĩnh vực cũng như những yêu cầu bắt buộc về quốc tịch của Tổng giám đốc, Phó Giám đốc thứ nhất, về việc thực hiện nguyên tắc nhất trí trong doanh nghiệp liên doanh...đều bị loại bỏ.
- Chính sách ­ưu đãi và hỗ trợ đầu tư­: Các cam kết quốc tế về đầu tư không ngăn cản việc áp dụng một số ưu đãi đầu tư cao hơn cho nhà đầu tư nước ngoài, song yêu cầu Việt Nam phải từng bước loại bỏ các ưu đãi đầu tư được coi là trợ cấp công nghiệp, đặc biệt là các trợ cấp nhằm khuyến khích xuất khẩu hoặc sử dụng hàng nội địa. Mặt khác, các quy định về giá, phí phân biệt đối xử giữa đối tượng trong nước và nước ngoài cũng cần phải loại bỏ theo lộ trình nhất định.
- Các quy định về đất đai, ngoại hối, chuyển giao công nghệ, tuyển dụng lao động: Các quy định về vấn đề này cần được tiếp tục được cải tiến theo hướng xoá bỏ dần những hạn chế cũng như phân biệt đối xử nhằm tạo môi trường kinh doanh thụân lợi nhất cho hoạt động ĐTNN.
Mặt khác, các cam kết quốc tế về đầu tư của Việt Nam cũng có sự tác động lẫn nhau. Theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc mà Việt Nam đã thỏa thuận trong các Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các cam kết thuận lợi nhất trong bất kỳ một Hiệp định về đầu tư nào (nếu không có thỏa thuận khác về phạm vi đối xử và trừ cam kết trong một số Hiệp định/thỏa thuận khu vực) cũng sẽ được áp dụng chung cho nhà đầu tư của các nước đã ký kết Hiệp định loại này với Việt Nam. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam trong việc từng bước điều chỉnh một số quy định của pháp luật hiện hành để tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng đồng bộ hệ thống pháp luật, chính sách với các điều ước/thỏa thuận quốc tế về đầu tư.
1.2. Mục tiêu, yêu cầu và những định hướng cơ bản:
Mặc dù các điều ước/thỏa thuận quốc tế về đầu tư có đặt ra một số yêu cầu đối với việc điều chỉnh hệ thống pháp luật hiện hành, song trên thực tế, đây cũng những vấn đề đã và đang tồn tại trong hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài mà dù có hay không có điều ước/thỏa thuận nói trên chúng ta vẫn phải có giải pháp xử lý nhằm nâng cao sức hấp dẫn, cạnh tranh của môi trường đầu tư. Mặt khác, trong những năm qua, Luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng xóa bỏ một số biệt lệ không cần thiết, hướng tới thiết lập một mặt bằng pháp lý thống nhất cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đó cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để nội luật hóa các cam kết quốc tế về đầu tư một cách có hiệu qủa.
Thực tế nói trên cho thấy, việc điều chỉnh pháp luật không phải chỉ nhằm thực hiện cam kết quốc tế về đầu tư mà còn là một giải pháp không thể tách rời trong chủ trương chung của Nhà nước ta về cải thiện môi trường đầu tư và chủ động hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Vì vậy, cần tiến hành nội luật hóa các cam kết quốc tế về đầu tư một cách tổng thể, có tính đến sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống pháp luật hiện hành cũng như lộ trình thực hiện cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ các điều ước quốc tế, đồng thời phải duy trì sự ổn định của hệ thống pháp luật, không gây xáo trộn hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài. Cụ thể, những định hướng sau đây cần được thực hiện trong qúa trình nội luật hóa các cam kết quốc tế về đầu tư:
- Điều chỉnh ngay các văn bản dưới Luật không phù hợp với các cam kết quốc tế, gây cản trở đến hoạt động của các doanh nghiệp ĐTNN mà thực tiễn đã đặt ra, đòi hỏi phải giải quyết nhằm nâng cao sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. Việc điều chỉnh này có lợi cho môi trường đầu tư của Việt Nam nên có thể triển khai sớm mà không nhất thiết phải chờ đến khi có lộ trình cụ thể.
- Rà soát hệ thống pháp luật hiện hành để xác định cụ thể các Luật cần xây dựng mới và/hoặc sửa đổi phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế. Tuy nhiên, đối với những cam kết được thực hiện theo lộ trình khác nhau và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thì nên cố gắng giải quyết tổng thể trong phạm vi Luật Đầu tư chung, Luật Doanh nghiệp chung cũng như các luật có liên quan, không điều chỉnh manh mún nhiều lần hoặc ban hành nhiều luật khác nhau để điều chỉnh. Đối với một số cam kết đã đến thời hạn thực hiện, nhưng chưa thể ban hành và/hoặc sửa đổi các luật hiện hành thì cần xử lý theo nguyên tắc: áp dụng cam kết quốc tế trong trường hợp các cam kết này có quy định khác với pháp luật hiện hành.


tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   66   67   68   69   70   71   72   73   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương