TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


PHẦN C: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ ĐẦU TƯ



tải về 4.81 Mb.
trang69/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   65   66   67   68   69   70   71   72   ...   79

PHẦN C: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ ĐẦU TƯ

I: TỔNG QUAN VỀ CÁC CAM KẾT

Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về ĐTNN, trong những năm qua, Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia một số điều ước quốc tế song phương và đa phương về ĐTNN như một cơ chế không tách rời trong tổng thể chính sách khuyến khích và bảo đảm ĐTNN tại Việt Nam.


1. Các hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư:
Đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ký kết Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 47 nước và vùng lãnh thổ (xem Phụ lục 1 kèm theo). Theo đó, Việt Nam cam kết thực hiện các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư phù hợp với những tiêu chuẩn và tập quán quốc tế thông dụng; cụ thể là:
- Mở rộng phạm vi các khoản đầu tư được bảo hộ theo Hiệp định, bao gồm cả đầu tư trực tiếp, gián tiếp, các quyền theo hợp đồng, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền khác theo quy định của pháp luật...
- Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích đầu tư của Bên ký kết bằng việc chấp thuận đầu tư đó trên nguyên tắc công bằng, thỏa đáng, không gây phương hại bằng biện pháp bất hợp lý và phân biệt đối xử.
- Cam kết không trưng thu, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư bằng các biện pháp hành chính trừ trường hợp vì mục đích công cộng, theo phương thức không phân biệt đối xử và bồi thường nhanh chóng, đầy đủ, có hiệu quả, theo đúng giá thị trường và phù hợp với thủ tục luật định.. Các biện pháp tước quyền sở hữu cũng như đền bù thiệt hại được thực hiện trên nguyên tắc đối xử tối huệ quốc.
- Đảm bảo quyền chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư về nước trên nguyên tắc " không chậm trễ và bằng đồng tiền tự do chuyển đổi".
- Công nhận quyền của nhà đầu tư trong việc đưa vụ tranh chấp với cơ quan Nhà nước ra giải quyết tại tòa hành chính, trọng tài UNCITRAL, ICSID hoặc bất kỳ cơ chế giải quyết tranh chấp nào do nhà đầu tư lựa chọn.
2. Chương phát triển quan hệ đầu tư trong hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ:
2.1. Khái quát chung:
Mặc dù chỉ là một bộ phận trong Hiệp định thương mại, nhưng Chương phát triển quan hệ đầu tư có nội dung tương tự như một Hiệp định song phương hoàn chỉnh về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa hai nước. Phạm vi hoạt động đầu tư được bảo hộ theo quy định tại Chương này không chỉ bao gồm đầu tư trực tiếp mà còn cả đầu tư gián tiếp dưới hình thức cổ phiếu, trái phiếu, các loại tài sản hữu hình, vô hình, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền về tài sản hoặc quyền theo hợp đồng khác...
Đặc biệt, ngoài việc thực hiện các tiêu chuẩn về khuyến khích và bảo hộ đầu tư tương tự như các Hiệp định song phương nói trên, lần đầu tiên Việt Nam cam kết với tính chất ràng buộc (binding) việc dành đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc cho nhà đầu tư Hoa Kỳ; cụ thể là:
- Áp dụng đối xử quốc gia hoặc đối xử tối huệ quốc; theo đó, trong những hoàn cảnh tương tự và tuỳ thuộc sự đối xử nào tốt hơn, mỗi Bên dành cho nhà đầu tư của Bên kia sự đối xử không kém thuận hơn sự đối xử dành cho nhà đầu tư nước mình hoặc không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ 3 nào. Tuy nhiên, mỗi Bên không có nghĩa vụ phải dành ngay lập tức và vô điều kiện đối xử quốc gia hoặc đối xử tối huệ quốc cho nhà đầu tư của Bên kia. Nghĩa vụ này được thực hiện trên cơ sở có bảo lưu trong một số lĩnh vực hoặc vấn đề tại Phụ lục kèm theo Hiệp định.

- Áp dụng tiêu chuẩn chung về đối xử (hay còn gọi là tiêu chuẩn đối xử tối thiểu); theo đó, mỗi Bên dành cho đầu tư của bên kia sự đối xử công bằng, thỏa đáng, không kém thuận lợi hơn sự đối xử theo yêu cầu của luật tập quán quốc tế, đồng thời không áp dụng các biện pháp bất hợp lý, phân biệt đối xử để gây phương hại đối với việc thành lập và hoạt động đầu tư.


2.2 Cam kết cụ thể về đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc:
Phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành cũng như các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ các Hiệp định song phương và đa phương về đầu tư, Việt Nam không duy trì ngoại lệ về đối xử tối huệ quốc đối với nhà đầu tư Hoa Kỳ. Chế độ đối xử quốc gia của Việt Nam được thực hiện trên nguyên tắc có bảo lưu một số lĩnh vực và thực hiện theo lộ trình nhất định phù hợp với điều kiện nền kinh tế đang trong qúa trình chuyển đổi. Theo đó, Việt Nam bảo lưu không thời hạn chế độ đối xử quốc gia trong các lĩnh vực và vấn đề quan trọng như: phát thanh, truyền hình, văn hóa, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, kinh doanh bất động sản, sở hữu đất đai, nhà ở, các hình thức hỗ trợ của Nhà nước dành cho doanh nghiệp Việt Nam (giao đất, cho vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ thực hiện chương trình nghiên cứu - phát triển, đào tạo và các hình thức hỗ trợ khác của Chính phủ); mua cổ phần trong các doanh nghiệp Nhà nước; chế độ cấp giấy phép đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ..
Ngoài một số ngoại lệ được bảo lưu không thời hạn nói trên, Việt Nam cam kết dành đối xử quốc gia cho nhà đầu tư của Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực và vấn đề sau đây:
2.2.1. Thu hẹp, tiến tới xóa bỏ các hạn chế ĐTNN:
Việt Nam cam kết loại bỏ trong vòng từ 5-7 năm48 một số quy định của pháp luật hiện hành không phù hợp với Hiệp định của WTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (như yêu cầu xuất khẩu đối với một số sản phẩm công nghịêp; yêu cầu phát triển nguồn nguyên liệu đối với dự án chế biến đường mía, dầu thực vật, sữa, gỗ; yêu cầu nội địa hóa đối với các ngành: sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử dân dụng). Đối với một số yêu cầu cụ thể khác của Hiệp định nói trên, Việt Nam xóa bỏ ngay sau ngày Hiệp định có hiệu lực quy định về cân đối xuất-nhập khẩu và yêu cầu về quản lý ngoại hối đối với hàng nhập khẩu.
Ngoài ra, theo quy định tại Chương I (Thương mại hàng hóa) và Chương III (Thương mại dịch vụ), Việt Nam cam kết :
- Trong vòng từ 3-7 năm, cho phép nhà đầu tư Hoa Kỳ thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để kinh doanh trong lĩnh vực này, trừ một số mặt hàng và với những hạn chế về tỷ lệ vốn góp nhất định.
- Xóa bỏ dần hạn chế về tiếp cận thị trường và dành dành đối xử quốc gia, với một số ngoại lệ nhất định, cho nhà đầu tư Hoa Kỳ trong 8 ngành dịch vụ với khoảng 54 phân ngành, gồm: (i) dịch vụ chuyên ngành (pháp lý, kiểm toán, kế toán, kiến trúc, tư vấn kỹ thuật, vi tính, quảng cáo, thăm dò thị trường); (ii) dịch vụ thông tin liên lạc (viễn thông giá trị gia tăng, viễn thông cơ bản, điện thoại cố định, dịch vụ nghe, nhìn); (iii) dịch vụ xây dựng; (iv) dịch vụ phân phối (bán buôn, bán lẻ); (v) dịch vụ giáo dục; (vi) dịch vụ tài chính (bảo hiểm, ngân hàng); (vii) dịch vụ y tế; (viii) dịch vụ du lịch. Theo đó, ngoài một số vấn đề không hoặc chưa cam kết, lộ trình mở cửa thị trường của Việt Nam đối với nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ được triển khai ngay lập tức hoặc từ 2 đến 10 năm kể từ ngày Hiệp định được ký kết. Lộ trình sớm nhất được áp dụng đối với dịch vụ tư vấn pháp luật, kiểm toán, tư vấn thiết kế, kiến trúc, giáo dục...và dài nhất áp dụng đối với dịch vụ ngân hàng, viễn thông (kéo dài từ 4-6-10 năm).
2.2.2. Từng bước thực hiện chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư
Theo cam kết này, Việt Nam được quyền duy trì không thời hạn chế độ thẩm định cấp giấy phép đầu tư đối với hầu hết các dự án Nhóm A thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các dự án này, Việt Nam sẽ công khai hóa các tiêu chuẩn về việc cấp hoặc từ chối cấp giấy phép đầu tư và thực hiện chế độ cấp phép, quản lý giấy phép trên cơ sở đối xử tối huệ quốc.
Ngoài các dự án nói trên, trong vòng từ 2 đến 9 năm, Việt Nam sẽ thực hiện từng bước chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất, các dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao và các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Thủ tục đăng ký chỉ yêu cầu cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến nhà đầu tư và dự án đầu tư dự kiến, đồng thời được chấp thuận nhanh chóng mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào. Đối với các dự án này, trong vòng 6 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ thực hiện chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư trên cơ sở đối xử quốc gia.
2.2.3. Mở rộng phương thức huy động vốn và xóa bỏ một số hạn chế liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý của doanh nghiệp ĐTNN
Việt Nam cam kết cho phép nhà đầu tư Hoa Kỳ góp vốn, tăng vốn, tái đầu tư bằng tiền Việt Nam thu được từ hoạt động kinh doanh hợp pháp. Đối với một số hạn chế về vốn đầu tư, Việt Nam cam kết xóa bỏ trong vòng 3 năm các quy định như: (i) yêu cầu về tỷ lệ vốn góp tối thiểu 30% của nhà đầu tư Hoa Kỳ trong doanh nghiệp liên doanh; (ii) yêu cầu về tỷ vốn pháp định tối thiểu 30% trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hoa Kỳ; và (iii) yêu cầu bắt buộc chuyển nhượng phần vốn góp của nhà đầu tư Hoa Kỳ cho doanh nghiệp Việt Nam.
Cũng trong thời hạn nói trên, Việt Nam cho phép nhà đầu tư Hoa Kỳ thành lập công ty cổ phần; loại bỏ nguyên tắc nhất trí và quy định tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc thứ nhất doanh nghiệp liên doanh phải là công dân Việt Nam.
2.2.4. Thực hiện lộ trình áp dụng thống nhất giá, phí một số hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ĐTNN
Theo đó, Việt Nam cam kết không áp dụng các loại giá, phí mới gây phân biệt đối xử nặng hơn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời xóa bỏ trong thời hạn 4 năm hệ thống hai giá hiện hành (gồm giá điện, nước, viễn thông, hàng không, phí cảng biển quốc tế, phí đăng kiểm phương tiện cơ giới, phí tham quan du lịch....).
2.2.5. Tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, tuyển dụng lao động chuyển giao công nghệ theo hướng
- Cho phép nhà đầu tư Hoa Kỳ lưu chuyển và tuyển dụng nhân viên nước ngoài thuộc mọi quốc tịch vào các cương vị qủan lý cao nhất để phục vụ cho hoạt động đầu tư của họ trên lãnh thổ nước mình phù hợp với pháp luật về nhập cảnh và tạm trú của người nước ngoài.
- Không áp đặt các yêu cầu đối với việc chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất trừ trường hợp áp dụng quy định về bảo vệ môi trường và bảo đảm thi hành phán quyết của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền đối với các vi phạm pháp luật về cạnh tranh đang bị khiếu kiện.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh theo hướng cho phép nhà đầu tư Hoa Kỳ nhập khẩu thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động kinh doanh; được tiếp cận và sử dụng nơi làm việc trên cơ sở không phân biệt đối xử; được thuê đại lý, nhà tư vấn, nhà phân phối theo giá cả thỏa thuận; được quảng cáo và bán hàng hóa, dịch vụ trực tiếp; được dự trữ đầy đủ hàng mẫu và phụ tùng thay thế phục vụ cho dịch vụ sau bán hàng...
3. Cam kết về đầu tư trong khuôn khổ các tổ chức và diễn đàn khu vực:
Từ năm 1995 đến nay, cùng với việc tham gia một số tổ chức/ diễn đàn khu vực (ASEAN, APEC, ASEM), triển khai đàm phán gia nhập WTO, hoạt động hội nhập quốc tế về đầu tư của Việt Nam đã được triển khai nhanh chóng cả trong khuôn khổ song phương và đa phương. Một đặc điểm nổi bật trong giai đoạn này là đồng thời với việc ký tiếp một số Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư theo những nguyên tắc đã trình bày ở trên, Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia các điều ước và diễn đàn quốc tế sau:
3.1. Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN:
Nhằm tăng sức hấp dẫn và cạnh tranh thu hút ĐTNN của khu vực, tháng 10/1998 các nước thành viên đã đạt được thỏa thuận ký kết Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN. Nguyên tắc quan trọng nhất của Hiệp định là thực hiện chế độ đối xử quốc gia (NT) và mở cửa ngành nghề cho các nhà đầu tư theo một lộ trình và với những ngoại lệ trong một số lĩnh vực và vấn đề nhất định. Theo đó, ngoài các biện pháp và lĩnh vực được chủ động liệt kê trong các Danh mục loại trừ tạm thời và Danh mục nhạy cảm của mình, các nước thành viên sẽ dành Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) bao gồm các lĩnh vực chưa mở cửa hoặc chưa dành chế độ đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư ASEAN trong thời hạn được quy định theo nguyên tắc AFTA+7; có nghĩa là năm 2013 đối với Việt Nam, năm 2010 đối với các nước thành viên cũ và năm 2015 đối với Lào và Myanmar.
Danh mục nhạy cảm (SL) bao gồm các biện pháp hoặc lĩnh vực chưa thể xác định thời hạn dành đối xử quốc gia hoặc mở cửa cho nhà đầu tư ASEAN, nhưng sẽ được các nước thành viên xem xét lại vào năm 2003 để sau đó, trong từng thời kỳ, rút ngắn hoặc chuyển dần sang Danh mục loại trừ tạm thời. Các Danh mục nói trên do các nước chủ động công bố căn cứ và lợi ích, điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của nước mình mà không phải thương lượng với các nước thành viên khác.
Thời hạn mở cửa các ngành và dành đối xử quốc gia cho nhà đầu tư ASEAN





Mở cửa các ngành

Dành đối xử quốc gia (NT)

Lĩnh vực

TEL

SL

TEL

SL




ASEAN 6

CLM

VIệT NAM




ASEAN 6

CLM

VIệT NAM




Sản xuất

2003

2010

Myanmar 2003



2010

Chưa x.định

2003

2010

Myanmar 2003



Không

Chưa x.định

Nông nghiệp

2010

2015

Cam. 2010



2013

Chưa x.định

2010

2015

Cam. 2010



Không

Chưa x.định

Lâm nghiệp

2010

2015

Cam. 2010



2013

Chưa x.định

2010

2015

Cam. 2010



Không

Chưa x.định

Ngư nghiệp

2010

2015

Cam. 2010



2013

Chưa x.định

2010

2015

Cam. 2010



Không

Chưa x.định

Khai khoáng

2010

2015

Cam. 2010



2013

Chưa x.định

2010

2015

Cam. 2010



Không

Chưa x.định

Dịch vụ liên quan đến các ngành trên

2010

2015

Cam. 2010



2013

Chưa x.định

2010

2015

Cam. 2010



Không

Chưa x.định

Nguồn: Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

3.2. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):

Chương trình hành động OSAKA xác định 15 lĩnh vực được đưa vào Kế hoạch hành động tập thể của tất cả các nước thành viên, trong đó có chương trình tự do hóa đầu tư với những mục tiêu tự do hóa và mở cửa đầu tư trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua việc: (i) giảm hoặc loại bỏ những hạn chế đối với đầu tư, thực hiện các Hiệp định của WTO, các nguyên tắc đầu tư không ràng buộc của APEC, các hiệp định quốc tế khác có liên quan và bất kỳ hướng dẫn nào được thoả thuận chung trong nội bộ APEC; (ii) mở rộng hệ thống các hiệp định đầu tư song phương của APEC.

Để đạt được mục tiêu nói trên, APEC sẽ phối hợp thực hiện các hành động tập thể như: tăng cường tính minh bạch của môi trường đầu tư các nước APEC; tiến tới xây dựng quy tắc về đầu tư của APEC; thiết lập cơ chế đối thoại giữa chính phủ các thành viên với cộng đồng doanh nghiệp APEC nhằm cải thiện môi trường đầu tư; tạo diễn đàn hỗ trợ Vòng đàm phán mới của WTO...


Ngay sau khi gia nhập APEC vào tháng 11/1998, Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia (IAP) về tự do hóa đầu tư phù hợp với các mục tiêu của APEC. Theo đó, Việt Nam cam kết dành đối xử quốc gia đầy đủ cho nhà đầu tư nước ngoài vào năm 2020; từng bước tạo mặt bằng pháp lý và áp dụng thống nhất chính sách thuế, các loại giá dịch vụ (thuê đất, điện, nước, bưu chính, viễn thông, hàng không...) cho nhà đầu tư trong nước và và nhà đầu tư nước ngoài; tăng cường tính minh bạch và có thể dự đoán trước được của luật pháp, chính sách về ĐTNN; cải tiến thủ tục đầu tư; giảm dần các yêu cầu hoạt động đối với dự án ĐTNN phù hợp với Hiệp định TRIMs; từng bước thực hiện chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư; đa dạng hóa hình thức đầu tư và phương thức huy động vốn ĐTNN...
3.3. Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM):
Một trong những ưu tiên hàng đầu của ASEM là tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp và cải thiện các điều kiện thương mại, đầu tư thông qua việc triển khai hai chương trình hợp tác gồm: Chương trình thuận lợi hoá thương mại (TFAP) và Chương trình hành động về xúc tiến đầu tư (IPAP). Mục tiêu tổng thể của IPAP là xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để gia tăng dòng vốn đầu tư hai chiều giữa Châu Á và Châu Âu, triển khai các chương trình hợp tác nhằm thúc đẩy đầu tư giữa các thành viên, đồng thời tăng cường các biện pháp nhằm cải thiện cơ chế, chính sách và quy định về đầu tư trong khu vực.
Trong khuôn khổ IPAP, các thành viên đã và đang triển khai Chương trình cải thiện các chính sách và quy định về đầu tư nhằm tạo diễn đàn đối thoại cấp cao về chính sách cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thực hiện nguyên tắc đầu tư không ràng buộc với nội dung chủ yếu là dành đối xử quốc gia; xóa bỏ hạn chế liên quan đến chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài; thực hiện đối xử công bằng, thỏa đáng và phù hợp với những nguyên tắc của luật quốc tế trong trường hợp tước quyền sở hữu hoặc trưng thu đầu tư vì mục đích công cộng; xóa bỏ hạn chế đối với hoạt động thương mại hàng hóa của dự án đầu tư phù hợp với quy định của Hiệp định TRIMs; thực hiện cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư theo những nguyên tắc và thông lệ quốc tế; tăng cường ký kết hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa các thành viên....

4. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO):
Đến nay, WTO chưa xây dựng được một khung pháp lý đa phương điều chỉnh toàn diện hoạt động đầu tư nước ngoài tương tự như quy định của hơn 1.700 hiệp định quốc tế song phương về đầu tư đã ký kết trong thời gian qua. Tuy nhiên, ý tưởng về những nguyên tắc này đã được hình thành từ rất sớm, ngay trong qúa trình đàm phán Hiến chương Havana về Tổ chức thương mại quốc tế. Dự thảo Hiến chương thừa nhận vai trò quan trọng của đầu tư quốc tế đối với việc thúc đẩy tái thiết và phát triển kinh tế, đồng thời thiết lập nghĩa vụ của các thành viên trong việc “…bảo đảm an toàn đầy đủ cho đầu tư hiện tại và tương lai…, tránh phân biệt đối xử đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài”49. Mặc dù Hiến chương Havana không có hiệu lực trên thực tế, song ý tưởng nói trên luôn được các thành viên GATT trước đây và WTO hiện nay nỗ lực thực hiện bằng việc thông qua tại Vòng đàm phán Uruguay một loạt Hiệp định điều chỉnh hoạt động ĐTNN ở các mức độ khác nhau, trong đó quan trọng nhất là: (i) Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs); (ii) Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng; (iii) Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS); (iv) Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs); (v) Hiệp định về mua sắm chính phủ (AGP). Các Hiệp định nói trên đều có chung một mục đích là trực tiếp hoặc gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ thông qua sự hiện diện thương mại (commercial presence) của dịch vụ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và loại bỏ các yêu cầu hoạt động đối với đầu tư bằng cách dành đối xử quốc gia và xóa bỏ hạn chế về số lượng (Quantitative restriction) đối với thương mại hàng hóa có liên quan đến đầu tư.
4.1. Hiệp định TRIMs:
Thực hiện Hiệp định TRIMs là yêu cầu của tất cả các tổ chức, diễn đàn kinh tế khu vực và thế giới mà Việt Nam đã hoặc đang trong qúa trình đàm phán gia nhập. Trong khuôn khổ đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành minh bạch hoá chính sách về ĐTNN, đồng thời hoàn thành Thông báo và Chương trình hành động thực hiện Hiệp định TRIMs với mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn các biện pháp không phù hợp với Hiệp định tại thời điểm Việt Nam gia nhập WTO. Cụ thể, khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết:
- Loại bỏ yêu cầu bắt buộc quy định tại Giấy phép đầu tư về thực hiện chương trình nội địa hóa đối với dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, và các mặt hàng cơ khí, điện, điện tử.
- Loại bỏ yêu cầu bắt buộc đầu tư gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước đối với dự án đầu tư nước ngoài chế biến các sản phẩm: sữa, dầu thực vật, mía đường, gỗ quy định tại Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện ban hành kèm theo Nghị định 24/2000/NĐ-CP.
- Loại bỏ các ưu đãi về thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp hàng cơ khí, điện, điện tử và phụ tùng ô tô quy định tại Thông tư liên tịch số 176/1998/TTLT..
- Không tái áp dụng các biện pháp trái với quy định của Hiệp định TRIMs.
4.2. Hiệp định GATS:
Đến nay, Việt Nam đã đưa vào Bản chào cam kết 10/1150 lĩnh vực dịch vụ theo phân loại CPC của Hiệp định GATS gồm: (i) dịch vụ kinh doanh, (ii) dịch vụ thông tin, (iii) dịch vụ xây dựng và các dịch vụ đồng bộ có liên quan; (iv) dịch vụ phân phối; (v) dịch vụ giáo dục; (vi) dịch vụ tài chính; (vii) dịch vụ y tế, xã hội; (viii) dịch vụ du lịch và các dịch vụ có liên quan; (ix) dịch vụ văn hóa, giải trí; (x) dịch vụ vận tải. So với số lượng lĩnh vực cam kết trong khuôn khổ BTA, Bản chào lần 3 nhiều hơn 2 lĩnh vực (gồm dịch vụ vận tải và dịch vụ văn hóa, giải trí). Số lượng phân ngành được cam kết trong từng lĩnh vực cũng rộng hơn so với BTA, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ kinh doanh, dịch vụ liên lạc… Qua các phiên đàm phán song phương với một số đối tác, Bản chào về mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam đã từng bước được điều chỉnh theo hướng xích lại gần hơn với mức cam kết trong khuôn khổ Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), đồng thời có tính đến yêu cầu cụ thể của một số đối tác đàm phán.
4.3. Hiệp định SCM:
Từ năm 1998 đến nay, Việt Nam đã hoàn thành Thông báo trợ cấp công nghiệp cho 2 giai đoạn (1999-2000 và 2001-2002). Thông báo giai đoạn 2001-2002 đã được sửa đổi theo hướng rút lại 05 Chương trình trợ cấp đã thông báo trong giai đoạn 1999-2000, đồng thời bổ sung 07 chương trình trợ cấp mới, gồm: hỗ trợ phát triển ngành dệt may, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ các sản phẩm cơ khí, hỗ trợ dự án sản xuất động cơ xe hai bánh gắn máy, hỗ trợ ngành đóng tàu, hỗ trợ phát triển thương mại miền núi-hải đảo-dân tộc và hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan. Tiếp theo việc thông báo nói trên, Việt Nam có nghĩa vụ xây dựng Chương trình hành động để xóa bỏ các trợ cấp không được phép áp dụng theo quy định tại Hiệp định.
4.4. Hiệp định TRIPs:
Trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí (TRIPs). Chương trình hành động tập trung vào việc ban hành mới và/hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy hiện hành nhằm: (i) đảm bảo đối xử quốc gia trong việc xác lập, duy trì, thực thi quyền sở hữu trí tuệ; (ii) đảm bảo áp dụng các điều ước quốc tế về quyền tác giả; (iii) mở rộng phạm vi bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của Hiệp định TRIPs; (iv) hướng dẫn thi hành các quy định về chỉ dẫn địa lý ; (iv) mở rộng danh mục các loài thực vật được bảo hộ; (v) quy định chi tiết thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật ; (vi) củng cố các biện pháp chế tài và thủ tục tố tụng đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; (xi) tăng cường năng lực của các cơ quan bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ.



tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   65   66   67   68   69   70   71   72   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương