TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


I: THỰC TRẠNG CAM KẾT VỀ TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC VÀ ASEAN



tải về 4.81 Mb.
trang73/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   69   70   71   72   73   74   75   76   ...   79

I: THỰC TRẠNG CAM KẾT VỀ TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC VÀ ASEAN

1. Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư:

Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết ngày 2/12/1992. Đây là một trong những cơ chế pháp lý đầu tiên được hình thành ngay sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1991. Cũng như một loạt các Hiệp định tương tự được ký kết trong thập niên 90 của Thế kỷ trước, Hiệp định này được ký kết theo các tiêu chuẩn truyền thống, bao gồm những cam kết chủ yếu sau:


- Quyền thành lập (tiếp nhận đầu tư): Các quy định về vấn đề này được thiết kế về cơ bản tương tự nguyên tắc chung mà Việt Nam thừa nhận trong tất cả các BITs đã ký kết. Theo đó, mỗi Bên ký kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích đầu tư của Bên ký kết kia bằng việc chấp thuận đầu tư đó trên nguyên tắc công bằng, thỏa đáng, không gây phương hại bằng biện pháp bất hợp lý và phân biệt đối xử. Phạm vi hoạt động đầu tư được tiếp nhận và bảo hộ cũng được quy định rộng rãi hơn so với pháp luật hiện hành, bao gồm cả đầu tư trực tiếp, gián tiếp, các quyền theo hợp đồng, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền khác theo quy định của pháp luật....
Tuy vậy, cũng như các BITs được ký kết trong giai đoạn trước năm 2000, quy định về vấn đề này của Hiệp định dẫn chiếu áp dụng pháp luật quốc gia của mỗi Bên ký kết đối với việc tiếp nhận đầu tư. Điều đó có thể hiểu là Hiệp định không bao gồm cam kết về tiếp cận thị trường trong tất cả các lĩnh vực, kể cả các ngành dịch vụ (tức là chỉ dành đối xử theo quy định của Hiệp định ở giai đoạn sau thành lập). Theo đó, một số lĩnh vực không mở cửa cho ĐTNN hoặc phải tuân thủ một số điều kiện nhất định về thành lập (như hạn chế sở hữu vốn nước ngoài) hoặc về tính chất hoạt động (như những hạn chế về chuyển giao công nghệ, tuyển dụng lao động, sử dụng đất đai, nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm...). Những hạn chế nói trên được áp dụng vì mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, môi trường, sức khỏe con người, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, động vật, thực vật (những ngoại lệ chung) hoặc nhằm bảo hộ một số ngành kinh tế nhất định.
- Đối xử sau khi thành lập: Trong thực tiễn đàm phán BITs giữa các nước trên thế giới có 3 xu hướng đối xử chủ yếu được thừa nhận rộng rãi là: (i) đối xử tối huệ quốc; (ii) đối xử quốc gia; và (iii) đối xử công bằng và thỏa đáng. Trong khi MFN được thừa nhận tại phần lớn các BITs, thì NT được cam kết khá thận trọng.

Theo Hiệp định đã ký với Trung Quốc, Việt Nam chỉ thừa nhận chế độ MFN - một nguyên tắc đã được quy định ngay từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài vào năm 1987. Ngoại lệ MFN không áp dụng đối với các ưu đãi, đặc quyền mà một Bên ký kết dành cho nhà đầu tư của nước thứ 3 trong khuôn khổ một liên minh thuế quan, thị trường chung hoặc hiệp định hợp tác kinh tế khu vực.


- Bảo hộ đầu tư: Hiệp định quy định những nguyên tắc cơ bản về trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư . Theo nguyên tắc phổ biến của BITs, việc tước đoạt này chỉ được phép tiến hành với điều kiện đền bù nhanh chóng, đầy đủ, theo giá thị trường và tuân thủ các thủ tục luật định. BITs cũng khẳng định quyền của nhà đầu tư trong việc chuyển vốn, lợi nhuận và các thu nhập hợp khác về nước theo nguyên tắc: không chậm trễ, bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và phù hợp với các nghĩa vụ của IMF.
- Giải quyết tranh chấp: Hiệp định quy định cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các Bên ký kết liên quan đến việc giải thích và áp dụng hiệp định. Theo đó, các tranh chấp này được giải quyết theo nguyên tắc thương lượng, hòa giải hoặc đưa ra trọng tài của bên thứ 3.
Đối với tranh chấp giữa một Bên ký kết và nhà đầu tư của Bên ký kết kia, Hiệp định cho phép nhà đầu tư chủ động tiếp cận cơ quan tài pháp hành chính, tư pháp của nước tiếp nhận đầu tư hoặc lựa chọn áp dụng các quy tắc trọng tài đã thỏa thuận trước, bao gồm Quy tắc trọng tài của Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), Phòng Thương mại quốc tế (ICC) hoặc trọng tài ad hoc theo quy tắc của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCTRAL).

2. Các cam kết với ASEAN:

2.1. Các cam kết song phương với từng nước ASEAN


Đến nay, trừ Bruney, Việt Nam đã ký kết Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với tất cả các thành viên ASEAN.


TT

Nước

Ngày ký kết

Ngày có hiệu lực

1

Thailand

30/10/1991

7/2/1992

2

Malaysia

24/1/1992

9/10/1992

3

Philippines

27/2/1992

29/1/1993

4

Indonesia

25/10/1992

3/4/1994

5

Singapore

29/10/1992

25/12/1992

6

Laos

14/1/1996

23/6/1996

7

Myanmar

12/5/2000




8

Cambodia

26/11/ 2001



Tương tự Hiệp định song phương về đầu tư đã ký với Trung Quốc, trong tất cả các Hiệp định song phương đã ký với các thành viên ASEAN, Việt Nam cam kết thực hiện các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư phù hợp với những tiêu chuẩn và tập quán quốc tế thông dụng; cụ thể là:


- Mở rộng phạm vi các khoản đầu tư được bảo hộ theo Hiệp định, bao gồm cả đầu tư trực tiếp, gián tiếp, các quyền theo hợp đồng, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền khác theo quy định của pháp luật...
- Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích đầu tư của Bên ký kết bằng việc chấp thuận đầu tư đó trên nguyên tắc công bằng, thỏa đáng, không gây phương hại bằng biện pháp bất hợp lý và phân biệt đối xử.
- Cam kết không trưng thu, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư bằng các biện pháp hành chính trừ trường hợp vì mục đích công cộng, theo phương thức không phân biệt đối xử và bồi thường nhanh chóng, đầy đủ, có hiệu quả, theo đúng giá thị trường và phù hợp với thủ tục luật định.. Các biện pháp tước quyền sở hữu cũng như đền bù thiệt hại được thực hiện trên nguyên tắc đối xử tối huệ quốc.
- Đảm bảo quyền chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư về nước trên nguyên tắc " không chậm trễ và bằng đồng tiền tự do chuyển đổi".
- Công nhận quyền của nhà đầu tư trong việc đưa vụ tranh chấp với cơ quan Nhà nước ra giải quyết tại tòa hành chính, trọng tài UNCITRAL, ICSID hoặc bất kỳ cơ chế giải quyết tranh chấp nào do nhà đầu tư lựa chọn.
Việc thực hiện các Hiệp định nói trên trong thời gian qua đã tạo khung pháp lý và điều kiện thuận lợi để Việt Nam thu hút có hiệu qủa đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN.
Cùng với các Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Việt Nam cũng đạt được một loạt thỏa thuận về hợp tác xúc tiến đầu tư với một số Cơ quan phụ trách đầu tư nước ngoài của một số nước ASEAN (như EDB - Singapore, BOI - Thái Lan, MIDA - Malaysia...).
Đặc biệt, từ tháng 3/2004, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Singapore đã nhất trí đưa ra Sáng kiến kết nối hai nền kinh tế với mục tiêu gắn kết các khâu sản xuất, thương mại, đầu tư, tiêu dùng của Việt Nam với Singapore, qua đó tạo ra sự bổ trợ và khai thác có hiệu qủa những lợi thế so sánh của cả hai nền kinh tế. Đây thực chất là một chiến lược hợp tác toàn diện giữa hai nước trong hầu khắp các lĩnh vực như: đầu tư, thương mại, du lịch, phát triển hạ tầng... Sáng kiến này không chỉ có lợi cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Singapore mà còn mở ra nhiều cơ hội cho tất cả các nhà đầu tư khác bởi một trong những mục tiêu quan trọng của Sáng kiến này là nhằm hợp tác xúc tiến đầu tư của nước thứ 3.

2.2. Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN

Thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ Hiệp định AIA, từ năm 2001, Việt Nam đã công bố Danh mục ngoại lệ chung, Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) và Danh mục nhạy cảm (SL) về mở cửa các ngành và dành đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư trong và ngoài khu vực với những nội dung chủ yếu sau:



2.2.1. Danh mục ngoại lệ chung

Danh mục này quy định các lĩnh vực không cấp phép đầu tư nước ngoài, hay nói cách khác là loại trừ hoàn toàn đối với đầu tư nước ngoài, bao gồm các dự án gây thiệt hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục và môi trường sinh thái... Về cơ bản, Danh mục này được xây dựng trên cơ sở quy định tại Điều 3 Luật Đầu tư nước ngoài và Danh mục không cấp phép đầu tư nước ban hành kèm theo Nghị định 10/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 1998 của Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Nhìn chung, các quy định này phù hợp những nguyên tắc cơ bản của WTO cũng như thông lệ phổ biến trong các Hiệp định quốc tế song phương và khu vực về đầu tư.



2.2.2. Danh mục các ngành nghề tạm thời chưa mở cửa cho đầu tư nước ngoài

Để đảm bảo thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với quy hoạch, mục tiêu và nhu cầu phát triển kinh tế của ta trong từng thời kỳ, pháp luật hiện hành quy định một số lĩnh vực đầu tư nước ngoài có điều kiện, gồm các yêu cầu về hình thức đầu tư, tỷ lệ xuất khẩu, thực hiện chương trình nội địa hóa và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước. Việc quy định các điều kiện này đối với một số lĩnh vực đầu tư là cần thiết, nhằm thể hiện và đáp ứng yêu cầu bảo hộ có điều kiện và có thời hạn một số ngành công nghiệp trong nước, góp phần điều chỉnh cơ cấu đầu tư hướng mạnh về xuất khẩu, tăng cường sản xuất chế biến và nội địa hóa đối với một số ngành công nghiệp. Những lĩnh vực này đã được quy định cụ thể trong Danh mục lĩnhvực đầu tư có điều kiện ban hành kèm theo Nghị định 10/1998/NĐ-CP, Danh mục các sản phẩm phải đảm bảo xuất khẩu từ 80% sản phẩm trở lên ban hành kèm theo Quyết định số 229/1998/QĐ-BKH ngày 22 tháng 4 năm 1998 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và thực tiễn xét duyệt, qủan lý dự án đầu tư nước ngoài trong những năm qua.

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn nói trên, Danh mục các ngành nghề tạm thời và nhạy cảm chưa mở cửa cho đầu tư nước ngoài bao gồm các dự án sau:
- Các dự án phải thực hiện theo hình thức liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh gồm: xây dựng, kinh doanh mạng viễn thông; khai thác khoáng sản; dịch vụ xây dựng và tư vấn xây dựng; vận tải hàng không, đường sắt, đường biển; vận tải hành khách công cộng; xây dựng cảng, ga hàng không (trừ các dự án BOT, BTO, BT); du lịch lữ hành; văn hoá, thể thao, giải trí... và một số dự án đầu tư trong các ngành sản xuất như: sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng, lắp ráp động cơ thủy; sản xuất thuốc nổ công nghiệp; chế biến thủy sản; thuộc da; sản xuất rượu.
- Các dự án phải đáp ứng yêu cầu xuất khẩu: Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhà đầu tư nước ngoài được tự do lựa chọn thị trường tiêu thụ sản phẩm, trừ những sản phẩm mà sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng, chất lượng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố trong từng thời kỳ. Theo hướng đó và căn cứ quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, nhu cầu thị trường, phương án bố trí vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, Danh mục này bao gồm các dự án đầu tư trong các ngành sau: xe gắn máy hai bánh; xe ô tô du lịch, xe tải dưới 10 tấn; máy bơm nước thủy lợi dưới 30.000 m3/h, máy bơm nước sinh hoạt dưới 540m3/h; dây cáp điện trung, hạ thế; dây cáp thông tin thông thường; tầu vận tải biển dưới 30.000 tấn, tầu đánh cá dưới 1.000 CV, tầu sông, ca - nô, sà lan (áp dụng đối với doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN); các sản phẩm nghe, nhìn; sản phẩm nhôm hình; thép xây dựng thông dụng (<40mm); gạch ốp lát, sứ vệ sinh; phân bón NPK; chất tẩy rửa; sơn thường và sơn xây dựng; Accu (chì và axít); nhựa PVC; săm lốp xe đạp, xe máy; xút (H2SO4, HCL); quạt điện các loại; xe đạt và phụ tùng; các loại biến áp dưới 35 KV; động cơ diezen dưới 15 CV; các sản phẩm may mặc; các sản phẩm giày dép; các sản phẩm nhựa gia dụng57.
- Các dự án phải đáp ứng yêu cầu nội địa hóa: Để thúc đẩy nhanh việc phát triển một số ngành công nghiệp trong nước, Danh mục quy định yêu cầu nội địa hóa đối với các sản phẩm sau:
+ Sản xuất, lắp ráp sản phẩm điện tử dân dụng: phải thực hiện nội địa hoá 30% từ năm thứ 5 và 60% từ năm thứ 10.
+ Sản xuất, lắp ráp xe máy: phải thực hiện nội địa hoá 5-10% từ năm thứ 2 và 60% từ năm thứ 10.
+ Sản xuất lắp ráp ô tô: phải thực hiện nội địa hoá 5-7% trong 5 năm đầu và 60% từ năm thứ 10.

- Các dự án phải đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nguyên liệu trong nước: Yêu cầu này được đặt ra đối với một số dự án đầu tư nước ngoài trong các ngành như: sản xuất sản xuất đồ gỗ, sản xuất nước giải khá, Ngành sản xuất da - giầy, Ngành sản xuất giấy, Ngành sản xuất thuốc lá:


- Các ngành khác: Danh mục loại trừ tạm thời cũng bao gồm một số ngành sau:
+ Ngành thủy sản : Trong ngành thủy sản, Việt Nam chỉ khuyến khích mạnh đầu tư nước ngoài vào các dự án nuôi trồng, chế biến thủy sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu xuất khẩu; không cấp phép đầu tư nước ngoài đối với dự án đánh bắt hải sản; hạn chế đầu tư sản xuất lưới sợi dùng cho nghề cá để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ nguồn tài nguyên và tạo việc làm cho người lao động trong nước.
+ Ngành sản xuất bia, rượu: Đối với ngành này, Việt Nam chỉ khuyến khích đầu tư nước ngoài sản xuất chế tạo thiết bị, phụ tùng cho ngành bia, rượu, nước giải khát nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, thay thế cho rượu sản xuất lậu độc hại và rượu nhập lậu; không cấp phép đầu tư xây dựng các các nhà máy mới trong ngành này.

+ Ngành khai thác khoáng sản: Việt Nam không cấp giấy phép đầu tư nước ngoài cho các dự án khai thác đá quý, chỉ khuyến khích khâu gia công-chế tác.





tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   69   70   71   72   73   74   75   76   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương