TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


ii: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỀ TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC BÊN KÝ KẾT



tải về 4.81 Mb.
trang74/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   71   72   73   74   75   76   77   78   79

ii: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỀ TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC BÊN KÝ KẾT

1. Khái quát các quy định về đầu tư và các quy định có liên quan trong ACFTA:

Trong qúa trình hình thành ACFTA, cả ASEAN và Trung Quốc đều có sự nhất trí cao về việc đàm phán các cam kết về tự do hoá thương mại hàng hoá và dịch vụ, song việc đưa các quy đinh về đầu tư vào Hiệp định này đã tồn tại nhiều quan điểm khác biệt. Sự khác biệt đó không chỉ phát sinh giữa ASEAN và Trung Quốc mà còn tồn tại ngay trong nội bộ khối ASEAN. Trong khi Singapore và Thái Lan muốn thực hiện chương trình tự do hoá đầu tư thì các thành viên khác, đặc biệt là Malaysia và Inđônêsia, chỉ muốn tập trung vào các hoạt động xúc tiến đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư. Cách tiếp cận nói trên của Singapore và Thái Lan dựa trên quan điểm cho rằng, đầu tư là một vấn đề sẽ được WTO thảo luận trong khuôn khổ của Vòng đàm phán mới và nếu ACFTA không đề cập đến vấn đề này sẽ không theo kịp tiến trình của WTO và không tận dụng được các cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, hai nước này cũng thừa nhận là tiến trình tự do hóa đầu tư trong ACFTA có thể được thực hiện theo cách tiếp cận khác với tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ và cần phải có một lộ trình riêng. Trung Quốc cũng tỏ thái độ nghi ngờ về mục tiêu tự do hoá về đầu tư vì cho rằng WTO cũng chỉ điều chỉnh các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIMs). Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc không phản đối việc đưa các cam kết về tự do hóa đầu tư vào ACFTA.



ACFTA là bước khởi đầu cho qúa trình đàm phán nhằm tiến tới thiết lập Khu vực thương mại tự do giữa các Bên ký kết. Với tính chất của một thỏa thuận khung, Hiệp định chỉ nhằm thiết lập các mục tiêu, nguyên tắc phát triển quan hệ hợp tác giữa các Bên ký kết trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác, đồng thời xác định thể thức cũng như lộ trình đàm phán các vấn đề nói trên. Theo đó, lời mở đầu của Hiệp định đã xác định mục tiêu nâng cao liên kết thương mại và đầu tư trong khu vực như một cơ sở để thúc đẩy hiệu quả kinh tế, mở rộng cơ hội thị trường, nâng cao lợi ích kinh tế nhờ qui mô giữa các bên và biến khu vực ASEAN - Trung Quốc là nơi hấp dẫn thu hút đầu tư quốc tế trong lĩnh vực hợp tác đầu tư. Để thực hiện mục tiêu cụ thể đó trong lĩnh vực hợp tác đầu tư, các Bên thỏa thuận thúc đẩy đầu tư và tạo dựng chế độ đầu tư có tính cạnh tranh, minh bạch, thuận lợi và tự do trong Khu vực bằng việc: (i) tiến hành đàm phán nhằm từng bước tự do hóa chế độ đầu tư; (ii) tăng cường hợp tác đầu tư, tạo thuận lợi và cải thiện tính minh bạch của các quy định về đầu tư; và (iii) áp dụng các biện pháp bảo hộ đầu tư (Điều 5). Như vậy, các quy định tại Điều 5 chỉ đưa ra ý tưởng ban đầu về mục tiêu và biện pháp tự do hóa đầu tư để trên cơ sở đó các Bên tiến hành đàm phán cụ thể theo lộ trình quy định tại Điều 8 (bắt đầu từ năm 2003).
Ngoài ra, ACFTA còn bao gồm một số điều khoản quy định về hợp tác kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến môi trường đầu tư của tất cả các bên ký kết. Tuy nhiên, các bên mới chỉ xác định về nguyên tắc 5 lĩnh vực ưu tiên hợp tác là: nông nghiệp, công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư và phát triển lưu vực sông Mêkông. Trong tương lai, chương trình hợp tác này sẽ được mở rộng sang các lĩnh vực khác như ngân hàng, tài chính, du lịch, công nghiệp, vận tải, vô tuyến viễn thông, sở hữu trí tuệ, xí nghiệp vừa và nhỏ, môi trường, công nghệ sinh học, thủy sản, lâm nghiệp, khai khoáng, năng lượng, tiểu vùng phát triển. Một phần quan trọng của lĩnh vực hợp tác kinh tế dành ưu đãi cho các nước thành viên mới của ASEAN thông qua các chương trình và hỗ trợ kỹ thuật khác nhằm giúp đỡ các nước này trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển thương mại và đầu tư với Trung Quốc.

2. Tiến trình và nội dung đàm phán Hiệp định đầu tư trong ACFTA:

2.1. Quan điểm và cách tiếp cận đàm phán Hiệp định


Kể từ tháng 3/2003 đến nay, Nhóm chuyên viên về đầu tư của ASEAN và Trung Quốc đã tổ chức 9 phiên họp để thảo luận về dự thảo Hiệp định đầu tư. Tuy nhiên, trong 4 phiên họp đầu tiên, các Bên chỉ tập trung vào việc trao đổi, tìm hiểu chính sách đầu tư của nhau. Bắt đầu từ phiên họp lần thứ năm, Nhóm chuyên viên đầu tư ASEAN đã thảo luận những nội dung cơ bản của Hiệp định, bao gồm định nghĩa về nhà đầu tư, hình thức đầu tư, phạm vi điều chỉnh, mục tiêu của hiệp định, các nguyên tắc về đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, mở cửa các ngành, chương trình và kế hoạch hành động, bảo hộ đầu tư, nghĩa vụ minh bạch hoá, di chuyển của nhà đầu tư, các biện pháp tự vệ, các ngoại lệ và cơ chế giải quyết tranh chấp đã được đưa ra trao đổi sơ bộ.... Cách hiểu về quy định “hoàn thành tự do hoá đầu tư” trong cũng được trao đổi trong nội bộ ASEAN. Vấn đề đặt ra là thời điểm cuối cùng mở cửa các ngành và dành đối xử quốc gia áp dụng cho Trung Quốc có trùng với thời điểm mở cửa dành cho các nước ASEAN khác hay không?. Đa số các nước ASEAN đều cho rằng, thời điểm này chắc chắn phải nhanh hơn thời điểm mở cửa cho các nhà đầu tư ngoài ASEAN, nhưng có thể không trùng với thời điểm mở cửa cho nhà đầu tư ASEAN.
Trong các cuộc họp gần đây của Nhóm chuyên viên đầu tư, các Bên đã đưa ra đề xuất của mình về các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định, bao gồm định nghĩa về nhà đầu tư, đầu tư, hình thức đầu tư, phạm vi điều chỉnh, mục tiêu của hiệp định, các nguyên tắc về đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc, chương trình và kế hoạch hành động, mở cửa các ngành, bảo hộ đầu tư, nghĩa vụ minh bạch hoá, di chuyển của nhà đầu tư, các biện pháp tự vệ, các ngoại lệ và cơ chế giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, các Bên chưa nhất trí sử dụng phương pháp tiếp cận tự do hoá về chế độ đầu tư của ASEAN trong khuôn khổ Hiệp định AIA để làm cơ sở cho việc xây dựng Hiệp định đầu tư.
Tuy nhiên, tương tự qúa trình thảo luận để đưa các cam kết về đầu tư vào ACFTA, việc đàm phán Hiệp định đầu tư để cụ thể hóa các mục tiêu đặt ra trong ACFTA cũng là một qúa trình không đơn giản. Trong khi thống nhất về cơ bản cấu trúc của Hiệp định, ASEAN và Trung Quốc lại có nhiều quan điểm khác biệt về các vấn đề cụ thể, đặc biệt là các quy định có liên quan đến phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh, đối xử quốc gia, mở cửa các ngành, chương trình tự do hoá, thuận lợi hoá và bảo hộ đầu tư... Theo đó, ASEAN mong muốn ký kết một Hiệp định đầu tư toàn diện trên cơ sở các quy định của Hiệp định AIA. Đề xuất này xuất phát từ quan điểm cho rằng, tất cả các nước thành viên của ASEAN đều đã ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Trung Quốc và do vậy, việc ký một Hiệp định khu vực với phạm vị giới hạn trong các quy định về xúc tiến và bảo hộ đầu tư sẽ dẫn đến sự trùng lặp không cần thiết. Mặt khác, ASEAN cho rằng việc thực hiện các cam kết về tự do hóa đầu tư theo quy định của Hiệp định này là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc của Hiệp định AIA cũng như các mục tiêu đã đặt ra trong ACFTA.
Đối với Trung Quốc, mặc dù đã ký hàng trăm hiệp định song phương về đầu tư (trong đó có điều khoản về tự do hóa đầu tư), song nước này vẫn khẳng định việc ký kết một hiệp định khu vực liên quan đến tự do hóa đầu tư là quá phức tạp, đặc biệt trong việc kiểm soát đầu tư sau khi cấp Giấy phép. Với lý do đó, Trung Quốc đề nghị thu hẹp phạm vi điều chỉnh của Hiệp định, chỉ bao gồm lĩnh vực sản xuất. Đặc biệt, Trung Quốc mong muốn Hiệp định chỉ tập trung vào các chương trình thuận lợi hoá và bảo hộ đầu tư.

2.2. Một số quy định đang trong qúa trình thảo luận trong Nhóm chuyên viên đầu tư của ASEAN


Dự thảo Hiệp định do ASEAN đề xuất bao gồm các quy định về tự do hoá, thuận lợi hoá và bảo hộ đầu tư­ trực tiếp trong 5 lĩnh vực gồm: sản xuất, nông, lâm, ng­ư nghiệp, khai khoáng và dịch vụ liên quan đến các lĩnh vực này58. Tuy nhiên, căn cứ vào nhu cầu bảo hộ trong nư­ớc, các thành viên đ­ược phép đ­ưa ra danh mục nhạy cảm và danh mục loại trừ tạm thời nhằm bảo lưu một số lĩnh vực vô thời hạn hoặc có thời hạn. Danh mục này không áp dụng trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
Đến nay, Nhóm chuyên viên đầu tư ASEAN đã đạt được nhất trí về các điều khoản liên quan đến mục đích của Hiệp định (Điều 2), các nghĩa vụ chung (Điều 3), các nguyên tắc tự do hoá (Điều 12), các quy định về quốc hữu hoá (Điều 17), nguyên tắc bồi thường thiệt hại (Điều 18), giải quyết tranh chấp giữa các bên (Điều 23).

Tuy nhiên, ngay trong nội bộ ASEAN, khá nhiều vấn đề thuộc về bản chất của Hiệp định vẫn chưa đạt được sự nhất trí của các thành viên, đặc biệt là quy định về khái niệm (nhà đầu tư, thể nhân, pháp nhân, đầu tư), phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc tự do hoá (mở cửa) các ngành, đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc về tự do hoá đầu tư, Danh mục loại trừ tạm thời và Danh mục nhạy cảm...


Sự bất đồng ý kiến giữa các thành viên cho thấy một thực tế là, mặc dù đạt được mức độ tự do hóa đầu tư rất cao với một số đối tác lớn, song hầu hết các thành viên ASEAN vẫn chưa sẵn sàng dành sự đối xử tương tự, ít nhất là cho các thành viên khác trong khu vực.



tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   71   72   73   74   75   76   77   78   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương