TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


Tác động của Hiệp định đối với môi trường đầu tư của các Bên ký kết



tải về 4.81 Mb.
trang75/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   71   72   73   74   75   76   77   78   79

3. Tác động của Hiệp định đối với môi trường đầu tư của các Bên ký kết:

3.1. Đánh giá chung

Trung Quốc và ASEAN đều là những nước tiếp nhận ĐTNN và là đối thủ cạnh tranh thu hút nguồn vốn này. Mặt khác, do cơ cấu kinh tế và thị trường có nhiều điểm tương đồng, Trung Quốc và ASEAN ít có khả năng tiếp cận thị trường đầu tư của nhau. Điều đó cho thấy, việc thành lập ACFTA và thực hiện các cam kết về tự do hóa đầu tư sẽ có tác dụng chủ yếu trong việc nâng cao sức hấp dẫn và cạnh tranh thu hút dòng đầu tư nước ngoài vào từng nước và toàn khu vực hơn là thúc đẩy đầu tư trong nội bộ khu vực. Theo đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc và ASEAN, những tác động tích cực đối với môi trường đầu tư toàn khu vực thể hiện ở những mặt chủ yếu sau:


- Khả năng rủi ro và bất ổn của đầu tư nước ngoài ở khu vực sẽ giảm đáng kể với việc các nước cam kết tự do hóa đầu tư, tăng cường tính minh bạch và có thể dự đoán trước của hệ thống luật pháp, chính sách về ĐTNN;
- Tính cạnh tranh cao và hiệu qủa kinh tế lớn sẽ kích thích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào các dự án nghiên cứu-phát triển, thúc đẩy sáng kiến công nghệ;
- Tự do hóa thương mại sẽ tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng ở Trung Quốc và các nước ASEAN, làm cho các doanh nghiệp nội địa ở các nước này hoạt động theo cơ chế thị trường, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và từ đó tăng cường sức hấp dẫn thu hút ĐTNN.
- ACFTA cùng với Hiệp định đầu tư trong định chế này tạo điều kiện để các thành viên sử dụng hợp lý nguồn lực về vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên.

3.2. Một số đánh giá cụ thể

Với những đặc thù riêng, việc thành lập ACFTA và thực hiện các cam kết về tự do hóa đầu tư có tác động ở các mức độ khác nhau đối với từng nước và khu vực.



3.2.1. Đối với Trung Quốc

Việc thành lập ACFTA và thực hiện các cam kết về tự dó hóa đầu tư sẽ tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước này tăng cường đầu tư vào các dự án khai thác, chế biến nguyên liệu ở các nước ASEAN, đặc biệt là lâm sản, các sản phẩm nhiệt đới, thủy sản, khoáng sản và dầu khí...Thực tiễn hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại các nước ASEAN và Việt Nam trong thời gian qua cho thấy rõ đặc điểm và xu hướng đó của các nhà đầu tư nước này.


Theo đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc, Hiệp định về đầu tư sẽ có tác dụng trước hết đối với việc thúc đẩy đầu tư của ASEAN vào khu vực phía Nam, Tây Nam, Vân Nam và Quảng Tây. Tuy nhiên, khả năng thu hút đầu tư của ASEAN vào các khu vực này không lớn do cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ tiếp nhận và quản lý ĐTNN của chính quyền địa phương còn nhiều mặt hạn chế... Vì vậy, việc thành lập Khu vực thương mại tự do, đặc biệt là việc xây dựng con đường Xuyên Á, sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại hơn là tạo điều kiện thu hút của các nước ASEAN vào các khu vực này của Trung Quốc59.

3.2.2. Đối với ASEAN

Như đã trình bày ở phần trên, hiện nay, chỉ có Singapore, Thái Lan, Malaysia và Thái Lan là những nước có khả năng đầu tư ra nước ngoài nói chung và đầu tư vào Trung Quốc nói riêng. Do vậy, ngoài tác động tích cực đối với khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài của toàn khối nói chung thì việc thành lập ACFTA và thực hiện các cam kết về tự do hóa đầu tư sẽ có lợi trước hết cho 4 nước nói trên trong việc tiếp cận thị trường đầu tư Trung Quốc. Những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ của Hiệp định cùng với cam kết về vấn đề này của Trung Quốc trong khuôn khổ WTO sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư của các nước này tiếp cận thị trường nhiều ngành dịch vụ của Trung Quốc, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, vận tải... Ngoài ra, đầu tư của các nước này vào các ngành sản xuất, lắp ráp linh kiện, phụ tùng ô tô xe máy cũng có điều kiện tăng mạnh với việc Trung Quốc nới lỏng và/hoặc xóa bỏ các yêu cầu hoạt động của dự án đầu tư trong các ngành này (như điều kiện xuất khẩu, nội địa hóa, chuyển giao công nghệ...).



3.2.3. Đối với Việt Nam

Cũng như các thành viên ASEAN khác không thuộc nhóm 4 nước nói trên, việc thành lập Khu vực thương mại tự do sẽ có lợi cho việc cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam hơn là thúc đẩy hoạt động đầu tư của Việt Nam vào Trung Quốc và các nước ASEAN. Thực tiễn gần 7 năm triển khai Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN cho thấy, do những tương đồng về cơ cấu kinh tế và hạn chế về tiềm lực đầu tư ra nước ngoài, Việt Nam không tận dụng được những lợi thế và ưu đãi quy định tại Hiệp định nói trên để tiếp cận thị trường đầu tư của các nước ASEAN. Mặt khác, cho đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa có khả năng và điều kiện đầu tư vào Trung Quốc.


So với các nước ASEAN, Việt Nam có 3 lợi thế cơ bản trong việc thu hút ĐTNN:

Thứ nhất, trong bối cảnh đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu có dấu hiệu suy giảm, tình hình chính trị, kinh tế ở một số nước trong khu vực và trên thế giới có nhiều biến động phức tạp thì Việt Nam đã nổi lên như một địa điểm đầu tư an toàn và hấp dẫn với một chế độ chính trị, xã hội ổn định, nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân trong hai năm qua đạt khoảng 6,9 % và riêng năm 2002 đạt 7,04%. Không phải ngẫu nhiên mà UNCTAD đã đánh giá Việt Nam là một trong 20 nước tiếp nhận ĐTNN lớn nhất giai đoạn 1998-2002.


Thứ hai, Việt Nam có ưu thế nổi trội về số lượng và chất lượng lao động (gần 45 triệu người). Theo đánh giá của JETRO, lương công nhân và kỹ sư Việt Nam chỉ bằng 60-70% của Thái Lan, Trung Quốc và bằng 18% của Singapore. Với dân số đứng thứ 13 trên thế giới (trên 80 triệu người), mức sống của người dân ngày càng được cải thiện (bình quân mỗi năm tăng khoảng 4-5%), thị trường Việt Nam đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, khung pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam liên tục được hoàn thiện và được đánh giá là có sức hấp dẫn, cạnh tranh so với các nước trong khu vực cả về khả năng tiếp cận thị trường và hệ thống ưu đãi đầu tư.
Tuy nhiên, môi trường ĐTNN tại Việt Nam còn kém hấp dẫn so với các nước trong khu vực, thể hiện ở các yếu tố chủ yếu sau:

- So với Trung Quốc và ASEAN, hình thức ĐTNN tại Việt Nam chưa phong phú. Hơn mười năm qua, ĐTNN tại Việt Nam chỉ thực hiện theo 3 hình thức: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN (theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn), hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng; chưa mở được các kênh mới thu hút ĐTNN.


- Tuy được đánh giá là thông thoáng và hấp dẫn, song hệ thống luật pháp, chính sách đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa đảm bảo tính rõ ràng và dự đoán được trước; môi trường kinh doanh còn nhiều hạn chế. Một số văn bản pháp quy, chính sách liên quan đến ĐTNN thay đổi nhiều, có trường hợp chưa tính kỹ đến lợi ích chính đáng của nhà đầu tư làm đảo lộn phương án kinh doanh và gây thiệt hại cho họ. Nhiều vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến phạm vi điều chỉnh của các luật, quy định chuyên ngành (như đất đai, quản lý ngoại hối, công nghệ môi trường, lao động, pháp lệnh thi hành án,...) chậm được sửa đổi. Nhiều văn bản dưới luật ban hành chậm so với quy định, có xu hướng xiết lại, đẻ thêm quy trình, dẫn đến tình trạng “trên thoáng, dưới chặt".
- Các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu với động cơ kiếm lợi nhuận và nhằm vào thị trường nội địa gần 80 triệu dân. Tuy nhiên, do quy mô của thị trường Việt Nam tại thời điểm hiện nay còn nhỏ, sức mua rất thấp, nhất là vùng nông thôn, một số sản phẩm lại phải đảm bảo xuất khẩu trên 80%... nên tính khả thi của một số dự án không cao. Nhiều lĩnh vực đầu tư có sức hấp dẫn trong những năm trước đây, nhưng hiện tại đang bão hòa (khách sạn, văn phòng cho thuê, lắp ráp ôtô xe máy, điện tử gia dụng, xi măng, mía đường, chất tẩy rửa...).
- Chi phí đầu tư ở Việt Nam còn cao so với một số nước trong khu vực (như giá điện, cước vận chuyển container, cước điện thoại quốc tế, thuế thu nhập cá nhân...). Thị trường hàng hóa, dịch vụ quản lý chưa tốt nên vẫn còn tình trạng kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, gian lận thương mại đã ảnh hưởng tới các nhà sản xuất. Thị trường vốn, thị trường công nghệ phát triển chậm; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế.
- Việc thực thi pháp luật, chính sách chưa nghiêm; thủ tục hành chính các cấp, nhất là thủ tục sau Giấy phép chậm được cải tiến. Hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực vẫn còn tồn tại; tình trạng thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo, phiền hà; việc hình sự hoá các quan hệ kinh tế có xu hướng tăng lên... Những việc trên là lực cản đối với việc đưa luật pháp, chính sách vào cuộc sống, làm xấu thêm môi trường đầu tư.

III: ĐỀ XUẤT CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ ACFTA



tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   71   72   73   74   75   76   77   78   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương