TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


Bối cảnh tình hình và những yếu tố tác động đến qúa trình đàm phán các cam kết về tự do hóa đầu tư của Việt Nam trong ACFTA



tải về 4.81 Mb.
trang76/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   ...   71   72   73   74   75   76   77   78   79

1. Bối cảnh tình hình và những yếu tố tác động đến qúa trình đàm phán các cam kết về tự do hóa đầu tư của Việt Nam trong ACFTA:

Việc đàm phán Hiệp định đầu tư trong ACFTA trong thời gian tới diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng chứa đựng một số khó khăn, thách thức.

Trước hết, xu hướng hợp tác nội khối và liên kết ngoài khu vực đã và đang thúc đẩy ASEAN đàm phán Hiệp định đầu tư trong ACFTA để tăng cường thu hút đầu tư vào Khu vực và tận dụng những lợi thế nhằm đẩy mạnh đầu tư vào Trung Quốc. Thực tế cho thấy, những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế, chính trị khu vực và thế giới có nhiều biến động song ASEAN vẫn giành được thắng lợi lớn về kinh tế so với 10 năm trước đây. Tăng trưởng kinh tế của ASEAN năm 2004 đạt 6% (so với 5% của năm 2003). Dòng ĐTNN vào ASEAN tiếp tục tăng mạnh, góp phần quan trọng vào việc phục hồi nền kinh tế của khu vực (ĐTNN năm 2002 đạt gần 95 tỷ USD; năm 2003 đạt hơn 100 tỷ USD; năm 2004 khoảng 110-116 tỷ USD).
Tiến trình hợp tác nội khối ASEAN cũng đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa, mở ra khả năng thực hiện cam kết về tự do hóa đầu tư với phạm vi rộng hơn và mức độ cao hơn. Hiện nay, ASEAN đang triển khai lộ trình hội nhập 11 ngành ưu tiên được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ X, tháng 11/2004 tại Viên Chăn. Với việc triển khai chương trình này, lần đầu tiên ASEAN đã xác định một tập hợp các biện pháp cụ thể, toàn diện nhằm hỗ trợ liên kết kinh tế ngành, nâng cao cấp độ hội nhập kinh tế nội khối. Các lộ trình được xây dựng dựa trên ý tưởng thắt chặt các liên kết hữu cơ giữa những ngành kinh tế mà ASEAN có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng phát triển như nông nghiệp, thủy sản, cao su, dệt may, điện tử, du lịch...nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ASEAN trên thị trường thế giới. Sự thành công của lộ trình ưu tiên hội nhập sẽ tạo thêm nhân tố mới chắc chắn hơn, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2020.
Mặt khác, sự thành công của Hội nghị ASEAM - 5 và ASEAN -10 đã góp phần nâng cao vị thế của ASEAN, mở ra triển vọng mới trong quan hệ hợp tác của ASEAN với các nước và châu lục, đánh dấu sự phát triển đầy năng động của ASEAN trên con đường hội nhập toàn cầu. Đặc biệt, kết qủa Hội nghị ASEM-5 đã mở ra những bước đột phá mới trong quan hệ của ASEAN với các nước.

Những yếu tố nói trên đã tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để ASEAN tăng cường quan hệ kinh tế nói chung và hợp tác đầu tư nói riêng trong nội khối cũng như ngoài khu vực. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán Hiệp định đầu tư trong ACFTA cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức; cụ thể là:


- Như đã trình bày ở Phần II, các nước ASEAN có lợi ích không giống nhau trong việc triển khai đàm phán Hiệp định này. Trong khi một số nước phát triển nhất trong ASEAN (Singapore, Thái Lan) khá tích cực và mạnh dạn trong việc đề xuất các cam kết về tự do hóa đầu tư để vừa tăng sức hấp dẫn, cạnh tranh thu hút ĐTNN vào nước mình, vừa tận dụng cơ hội đầu tư vào Trung Quốc, thì một số nước kém phát triển hơn lại tỏ ra khá thận trọng do chưa thật sự có tiềm lực đầu tư ra nước ngoài và không có lợi ích đáng kể trong việc thu hút đầu tư của Trung Quốc. Hơn thế nữa, những cam kết về tự do hóa đầu tư cùng với những thỏa thuận khác trong khuôn khổ ACFTA, đặc biệt là cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, cũng là những yếu tố quan trọng mà các nước này không thể không tính đến trong qúa trình đàm phán Hiệp định. Thực tế cho thấy, sự "bành trướng" cả về thương mại và đầu tư của Trung Quốc ở thị trường nước ngoài không chỉ nỗi "lo sợ" của các nước đang phát triển mà còn làm cho các cường quốc và khu vực kinh tế lớn e ngại. Các vụ sáp nhập và mua lại gần đây của các Doanh nghiệp Trung Quốc
- Những phân tích ở Phần II cũng chỉ ra rằng, bản thân Trung Quốc không phải lúc nào cũng mặn mà với việc đàm phán Hiệp định về đầu tư. Điều này xuất phát từ cả những yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Trước hết, những cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO tự chúng cũng tạo sức hấp dẫn và cạnh tranh mạnh mẽ để nước này thu hút ĐTNN mà có lẽ không cần phải có thêm một cơ chế pháp lý nào khác. Việc Trung Quốc vượt Hoa Kỳ để trở thành địa điểm hàng đầu trong thu hút ĐTNN ngay vào năm đầu tiên gia nhập WTO cũng là minh chứng cho thấy rõ điều đó.
Mặt khác, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng là yếu tố tác động đáng kể đến thái độ của nước này trong đàm phán Hiệp định về đầu tư với ASEAN. Theo Báo cáo thứ 3, đầu tư ra nước ngoài là giải pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp Trung Quốc khắc phục tình trạng dư thừa sản xuất ở trong nước, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất và tiếp thu công nghệ tiên tiến. Xét về những lợi ích này, không phải nước ASEAN nào cũng có thể đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc.

2. Mục tiêu, quan điểm đàm phán các cam kết về tự do hóa đầu tư trong ACFTA:


Hiện nay, ASEAN và Trung Quốc đang trong qúa trình thảo luận nội dung và thể thức đàm phán Hiệp định về đầu tư. Tuy nhiên, với những nguyên tắc về xây dựng khu vực đầu tư tự do đã thỏa thuận trong Hiệp định ACFTA, có thể sơ bộ đưa ra những phương hướng đàm phán của Việt Nam về vấn đề này như sau:




2.1. Mục tiêu và nguyên tắc đàm phán chung

Việc đàm phán Hiệp định đầu tư trong ACFTA phải đạt các mục tiêu chủ yếu sau:


- Tăng cường quan hệ hợp tác đầu tư với các nước ASEAN và Trung Quốc nhằm khai thác có hiệu qủa nhất tiềm năng và những lợi thế của Việt Nam trong thu hút và sử dụng nguồn vốn ĐTNN nói chung cũng như đầu tư từ ASEAN và Trung Quốc nói riêng.

- Thông qua việc thực hiện các cam kết về tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ ACFTA để thúc đẩy việc hoàn thiện pháp luật, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức hấp dẫn và cạnh tranh thu hút ĐTNN của Việt Nam.


- Khai thác tối đa lợi ích của việc thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư và tạo thuận lợi cho đầu tư sẽ thỏa thuận trong khuôn khổ Hiệp định để tăng cường, nâng cao hiệu qủa công tác xúc tiến ĐTNN.

2.2. Những nguyên tắc và yêu cầu cụ thể


Là một nước thành viên của ASEAN và trên cơ sở nguyên tắc đồng thuận của Tổ chức này, Việt Nam cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của việc đàm phán Hiệp định đầu tư trong khuôn khổ ACFTA đã được Hội nghị Hội đồng AIA lần thứ 7 khẳng định là:


- Đối xử cao nhất dành cho các nhà đầu tư Trung Quốc chỉ bằng với đối xử dành cho nhà đầu tư ASEAN, và đối xử thấp nhất chỉ bằng đối xử dành cho nhà đầu tư ngoài ASEAN;
- Hiệp định AIA sẽ làm nền tảng cho đàm phán đầu tư với các bên đối thoại;
- Có thể bổ sung các điều khoản mới (bảo vệ nhà đầu tư, giải quyết tranh chấp...) để đảm bảo tính tổng quát của hiệp định đầu tư; và
- Đàm phán trên cơ sở một ASEAN thống nhất, đoàn kết.
Ngoài ra, trong qúa trình đàm phán Hiệp định, Việt Nam cần nỗ lực đạt được cam kết về tự do hóa đầu tư phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội của mình. Theo đó, là thành viên mới của ASEAN lại đang chuyển đổi kinh tế đang và đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam cần có thời gian qúa độ nhất định và cần được hưởng sự hỗ trợ từ Trung Quốc cũng như các nước ASEAN cũ trong quá trình thực hiện Hiệp định.



tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   71   72   73   74   75   76   77   78   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương