ĐẶt vấN ĐỀ I. TÍNh cấp thiết của dự ÁN


III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG



tải về 2.62 Mb.
trang8/20
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.62 Mb.
#30055
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Lợi thế.

- Thanh Hoá là một tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế xã hội, có diện tích tự nhiên rộng, địa hình đa dạng (cả miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển), tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó một số loại có tiềm năng lớn như đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, ngoaì ra Thanh Hoá còn có nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi... cũng là một lợi thế để tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ hiện đại và tri thức mới cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai, đây là những nguồn lực quan trọng để phát triển đa dạng các ngành nghề, hình thành nền kinh tế tổng hợp.

- Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần vùng KTTĐ Bắc Bộ và là điểm nối giữa vùng Bắc Bộ với Nam Trung Bộ và Nam Bộ, đồng thời là một trong những cửa ngõ ra biển chủ yếu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Lào. Đây là lợi thế lớn để Thanh Hóa phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao thương với các vùng miền trong cả nước và với quốc tế.

- Mạng lưới cơ sở hạ tầng của Thanh Hoá tương đối hoàn thiện, nhất là hệ thông đường giao thông khá phát triển: có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, giao thông đường thuỷ cũng rất thuận lợi...Có một số cửa khẩu với Lào, gần các đường xuyên Á trong khu vực, tạo cơ hội lớn để Thanh Hóa phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao thương quốc tế, phát triển kinh tế đối ngoại, du lịch và dịch vụ vận tải quốc tế...

- Thanh Hoá còn là miền đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống cách mạng lâu đời, là quê hương của nhiều anh hùng dân tộc, có nền văn hoá vật thể và phi vật thể khá phong phú, hệ thống các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: Khu di tích Lam Kinh, thành Nhà Hồ, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như vườn quốc gia Cúc Phương, Bến En, các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, nhiều bãi biển đẹp... Đây là những nguồn tài nguyên quý giá cho phát triển ngành kinh tế du lịch, dịch vụ.

- Ngoài ra Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt phương hướng phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Thanh Hoá và phía Tây đường Hồ Chí Minh đến năm 2020; đặc biệt sự hình thành khu kinh tế Nghi Sơn với nhiều công trình kinh tế lớn của quốc gia và những chính sách ưu đãi sẽ là "cú hích" lớn để Thanh Hóa thu hút mạnh đầu tư, tạo bước đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.

2. Những khó khăn, thách thức

- Địa bàn rộng, trong đó hơn 2/3 diện tích lãnh thổ là vùng núi có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, kinh tế chậm phát triển, kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém và chưa đồng bộ, phong tục tập quán sản xuất và sinh hoạt của đồng bào các dân tộc vùng cao còn lạc hậu, dễ bị lôi kéo, kích động, đã và sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút đầu tư từ bên ngoài, nhất là đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cả trong hiện tại và tương lai.

- Là một trong số các tỉnh nghèo trong cả nước, sản xuất hàng hoá chưa phát triển mạnh, quy mô nền kinh tế nhỏ bé, GDP bình quân đầu người chỉ bằng 65% mức trung bình cả nước, là hạn chế rất lớn đối với việc huy động vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế để phát triển nhanh trong giai đoạn tới.

- Khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa vùng thấp với vùng cao, giữa nông thôn và thành thị và giữa khu vực nông nghiệp (chiếm đại đa số) với khu vực phi nông nghiệp còn rất lớn (thu nhập bình quân đầu người khu vực nông nghiệp mới đạt dưới 3 triệu đồng/năm, chỉ bằng 40% mức thu nhập bình quân toàn tỉnh) cũng là một thách thức lớn cần giải quyết.

- Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng chưa vững chắc. Chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chậm, chưa hình thành các ngành mũi nhọn, các sản phẩm chủ lực một cách rõ nét, ngành nông lâm nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn, khu vực dịch vụ phát triển chậm.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội trong tỉnh tuy đã được cải tạo, nâng cấp đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là hạ tầng ở khu vực miền núi phía Tây... chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút đầu tư bên ngoài, chưa tạo tiền đề cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh trong thời gian tới.

- Việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế động lực còn chậm, tốc độ đô thị hóa chậm, tỷ lệ đô thị hoá quá thấp, chỉ đạt 9,8% trong khi trung bình cả nước là 26% nên chưa tạo ra được các khu vực động lực, các hạt nhân tăng trưởng có sức lan toả rộng, lôi kéo và thúc đẩy các vùng ngoại vi cùng phát triển, chưa có tác động đáng kể thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng thấp, thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu lao động kỹ thuật. Tình trạng thiếu việc làm và việc làm không ổn định, nhất là ở khu vực nông thôn vẫn còn bức xúc. Đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý và các nhà doanh nghiệp, còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đây là một sức ép lớn, đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của tỉnh trong giai đoạn tới.

Với thực trạng trên, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiệu quả, bền vững trong thời gian tới, đòi hỏi cần có sự quyết tâm cao của lãnh đạo các cấp, các ngành và toàn thể cán bộ, nhân dân trong tỉnh để vượt qua những khó khăn và thách thức nêu trên, đồng thời phải có định hướng phát triển phù hợp và các giải pháp cụ thể để phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh và trên từng vùng lãnh thổ.

PHẦN II

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Trong những năm qua, cùng với việc triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Đất đai năm 2003, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương; được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, công tác quản lý, sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều chuyển biến tích cực, tiềm năng đất đai được khai thác và phát huy có hiệu quả, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Kết quả đạt được thể hiện trên các mặt cụ thể như sau:


  • C«ng t¸c ®o ®¹c b¶n ®å, lËp hå s¬ ®Þa chÝnh, chØnh lý biÕn ®éng hå s¬ ®Þa chÝnh vµ ®¨ng ký thèng kª.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tích cực triển khai thực hiện công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn toàn tỉnh. Từ năm 2006 đến hết năm 2009, toàn tỉnh có 635/637 xã, phường, thị trấn được đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy, với diện tích đo vẽ là 559.421,40 ha (chiếm 50,25% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Công tác đo đạc bản đồ đó gắn với công tác đăng ký thống kê và lập hồ sơ địa chính. Hiện còn 01 xã đang triển khai đo vẽ, 01 xã mới thành lập từ nông trường quốc doanh đã được phê duyệt kế hoạch đo đạc lập bản đồ địa chính.

Việc chỉnh lý biến động bản đồ, hồ sơ địa chính được thực hiện thường xuyên, kịp thời, đồng bộ đã thông tin kịp thời và là tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai;


  • Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 1997-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1234/QĐ-TTg ngày 24/12/1999. Do việc nghiên cứu, xây dựng quy hoạch từ những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nên các quan điểm định hướng, một số chỉ tiêu chưa theo kịp với tiến trình đổi mới cả về tầm nhìn, cả về cơ chế mà sự phát triển đòi hỏi, đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá; và một số chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa phù hợp với quy định của Luật Đất đai năm 2003. Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Thanh Hoá lần thứ XVI có nhiều chỉ tiêu mang tính đột phá. Do vậy, một số chương trình, dự án trong quá trình phát triển xuất hiện chưa được đề cập đến trong Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 1997-2010. Đến năm 2006, tỉnh Thanh Hoá đã điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất, được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 27/2006/NQ-CP về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) tỉnh Thanh Hoá.

Sau khi Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp huyện, cấp xã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và trình duyệt theo quy định.

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, đến nay, 27/27 huyện, thị xã, thành phố đã có quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010; 467/637 xã, phường, thị trấn đã lập kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010, trong đó có 12 xã nằm trong khu Kinh tế Nghi Sơn.

Quy hoạch sử dụng đất cấp xã: Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, đã có 453/637 đơn vị cấp xã lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010; có 184 xã chưa lập quy hoạch sử dụng đất, tập trung ở các huyện miền núi.

Một số huyện thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt khá là Quảng Xương, Hà Trung, Nga Sơn, Cẩm Thuỷ, Thiệu Hoá,...Các huyện miền núi như Mường Lát, Quan Sơn, Lang Chánh,...tỷ lệ lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã đạt thấp.

Ưu điểm: Những nơi đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp; Việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư; Việc giao đất ở, đất nông nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện thuận lợi.

Quy hoạch sử dụng đất đã làm cơ sở cho việc giao đất phát triển giao thông, thủy lợi, các khu công nghiệp, dịch vụ thương mại, các đô thị mở rộng; quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu phát triển công nghiệp để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Ngoài ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho 4 nông trường trong tỉnh.


Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp sau khi phê duyệt được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng UBND các cấp để cán bộ, nhân dân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện.

Đánh giá chung tình hình lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp tại tỉnh Thanh Hoá khá đồng bộ và kịp thời, góp phần đáp ứng cơ bản nhu cầu về đất cho các ngành và lĩnh vực phát triển. Đến nay, 100% diện tích đất tự nhiên của tỉnh đã được phân bổ sử dụng trong Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 1997-2010, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (điều chỉnh) giai đoạn 2006-2010; 100% số huyện, thị xã, thành phố đã lập quy hoạch sử dụng đất quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 71,11% số xã đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Những xã vùng đồng bằng, các đô thị đã có một trong các quy hoạch (quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy hoạch sử dụng đất chi tiết được duyệt).

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện còn bộc lộ một số tồn tại đó là:

- Về lập quy hoạch: Quy hoạch sử dụng đất chưa dự báo hết nhu cầu sử dụng đất cho các ngành và lĩnh vực; hoặc có dự báo nhu cầu sử dụng đất nhưng dự kiến vị trí chưa phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư. Nên khi có nhà đầu tư thực hiện dự án thì phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã mới chú trọng quy hoạch khu dân cư, đất xây dựng một số công trình công cộng phúc lợi xã hội cho địa phương cơ sở mà chưa dự báo đầy đủ đất cho các ngành, lĩnh vực của trung ương, của tỉnh và của huyện. Giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chung chung chưa cụ thể.

- Kinh phí để lập quy hoạch theo quy định được lấy từ nguồn ngân sách của từng cấp, trong khi đó nguồn ngân sách của nhiều huyện, nhiều xã lại rất khó khăn, đặc biệt là các xã miền núi.

- Còn có sự chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn và các quy hoạch khác.

- Lực lượng cán bộ chuyên môn làm công tác quy hoạch sử dụng đất của ngành Tài nguyên và Môi trường ở các cấp còn mỏng, nên việc đôn đốc và giúp đỡ cơ sở còn hạn chế.

- Nhiều huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn, UBND các cấp chưa thực sự quan tâm đến công tác lập quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là chính quyền một số đô thị đã có quy hoạch xây dựng đô thị và các huyện, xã vùng trung du miền núi không hoặc rất ít dự án đầu tư.

Công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số huyện, xã chưa đạt yêu cầu về chất lượng và tiến độ. Đặc biệt là các đô thị lớn (thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn) lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chậm. Các xã miền núi có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế - xã hội, có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh nhưng chưa lập được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Một số quy hoạch sử dụng đất còn hạn chế về tầm nhìn chiến lược, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương, phải điều chỉnh, bổ sung nhiều trong quá trình triển khai thực hiện.

- Công tác giao đất, cho thuê đất.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành có liên quan và UBND cấp huyện, cấp xã tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường GPMB; phát hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh..., tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, nhất là các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các dự án công nghiệp trọng điểm của tỉnh.

Căn cứ quy định hiện hành của pháp luật, UBND tỉnh đã ban hành Quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế sử dụng đất. Thực hiện tốt việc chấp thuận chủ trương đầu tư, giới thiệu địa điểm sử dụng đất đối với dự án, thẩm định năng lực tài chính của các chủ đầu tư...do đó, đến nay việc giao đất, cho thuê đất đối với các dự án trên địa bàn tỉnh cơ bản phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị. Đối với những trường hợp xin giao đất, thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, mặc dù chưa phù hợp quy hoạch nhưng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội đã được tỉnh xem xét bổ sung, điều chỉnh quy hoạch trước khi quyết định giao đất, cho thuê đất.

- Công tác quản lý đất ở các nông, lâm trường, Ban Quản lý rừng phòng hộ.

Thực hiện Quyết định số 138/2006/QĐ-TTg ngày 16/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1903/QĐ-UBND ngày 10/7/2006 về việc tiến hành sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh; đồng thời chỉ đạo sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện rà soát việc sử dụng đất của các nông trường, lâm trường, ban Quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở kết quả rà soát và đề xuất của các ngành, đơn vị liên quan, đến nay UBND tỉnh đã giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 07 ban Quản lý rừng phòng hộ và công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Trung (chuyển đổi từ Nông trường Hà Trung). Việc quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường, ban Quản lý rừng phòng hộ đã và đang đi vào nề nếp, sử dụng đất có hiệu quả hơn.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành liên quan và chính quyền các cấp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai của các đối tượng sử dụng đất.


Trong 10 năm thực hiện Luật Đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá đã tiến hành hàng trăm cuộc thanh tra, kiểm tra đối với hàng nghìn doanh nghiệp, trong việc quản lý sử dụng đất đã phát hiện gần 200 doanh nghiệp có sai phạm, diện tích 354 ha cần phải thu hồi giao lại các đơn vị khác sử dụng có hiệu quả hơn; đồng thời cũng đã phát hiện 5 xã trên địa bàn các huyện giao đất trái thẩm quyền cho 155 hộ với diện tích 2,82 ha. Nhìn chung việc thanh tra, kiểm tra năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng cuộc thanh tra và đơn vị được thanh tra, việc giao đất trái thẩm quyền giảm dần, đặc biệt từ năm 2008 đến nay không còn trường hợp giao đất trái thẩm quyền (trong đó năm 2007 các thôn trưởng xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia giao đất trái thẩm quyền cho 97 hộ, diện tích 2,65 ha đã chuyển hồ sơ cho công an xử lý). Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện các doanh nghiệp sử dụng đất có sai phạm dưới nhiều hình thức (không sử dụng đất chờ cơ hội để chuyển nhượng, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không đúng quy hoạch) UBND tỉnh có văn bản chấn chỉnh kịp thời. Kết quả rà soát sau thanh tra, kiểm tra nhìn chung các doanh nghiệp đã nghiêm túc thực hiện kết luận, kiến nghị của Đoàn thanh tra, kiểm tra.


Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, xử lý hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật đất đai. Từ năm 2005 đến nay, UBND tỉnh đã quyết định thu hồi 75 dự án của 75 cơ quan, đơn vị được giao đất nhưng không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, triển khai dự án không bảo đảm tiến độ, với tổng diện tích 206,53 ha, giao cho trung tâm Phát triển quỹ đất Thanh Hóa, UBND cấp huyện, cấp xã quản lý (riêng từ năm 2008 đến nay thu hồi đất của 23 tổ chức , diện tích 41,98 ha).

Công tác tiếp dân giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo ngày càng được quan tâm đúng mức. Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá coi công tác tiếp dân là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Sở, có lịch tiếp dân cho lãnh đạo sở, cán bộ tiếp dân tiếp tất cả các ngày trong tuần nên số lượng công dân được tiếp, số đơn thư khiếu nại, tố cáo được giải quyết ngày càng thấu tình đạt lý được công dân đồng tình.

Kết quả thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo sau 10 năm thực hiện Luật Đất đai được thể hiện cụ thể như sau:


1. Năm 2002: Tiến hành 01 cuộc thanh tra thực hiện theo Quyết định số 273/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Qua thanh tra đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện có hình thức xử lý nghiêm minh người quản lý đến năm 2001 còn vi phạm Luật Đất đai như thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc giao đất cho 5 hộ, diện tích 1200 m2. Đối với các hộ được giao đất ở đã chuyển sang đất SXKD trong khu dân cư phải trả lại mặt bằng cho khu dân cư. Thu hồi đất của 13 đơn vị, diện tích 70.663 m2 được giao đất trong nhiều năm nhưng không làm thủ tục thuê đất, không đưa đất vào sử dụng và sử dụng không có hiệu quả.

2. Năm 2003: Tiến hành 02 cuộc kiểm tra. Trong đó:

Kiểm tra việc quản lý sử dụng đất của 15 tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Qua kiểm tra đã đề nghị UBND tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật đối với các đơn vị có sai phạm sau: Có 05 đơn vị sử dụng đất kém hiệu quả để đất lãng phí, hoang hoá, không đúng mục đích, diện tích: 16.500 m2; 03 đơn vị thanh lý nhà cho công nhân xây dựng nhà ở, diện tích 7.500 m2; 01 đơn vị chuyển đất trái phép cho 16 hộ làm nhà ở, diện tích 1.300 m2; 04 đơn vị cho thuê lại tài sản gắn liền với đất không đúng quy định; thu hồi đất của 02 đơn vị: Xí nghiệp Kinh doanh lương thực tổng hợp I, III, diện tích 8.212 m2.

3. Năm 2004: Tiến hành 9 cuộc kiểm tra. Trong đó: Kiểm tra việc quản lý sử dụng đất tại 03 huyện, thị xã: Tĩnh Gia, Quảng Xương và thị xã Sầm Sơn cho thấy vi phạm pháp luật về đất đai tại các đơn vị được kiểm tra đã diễn ra dưới nhiều dạng khác nhau, phổ biến nhất là giao đất trái thẩm quyền. Sau kiểm tra theo Quyết định 273/QĐ-TTg từ năm 2002-2004 các vi phạm vẫn còn xảy ra: Có 7 đơn vị giao đất trái thẩm quyền cho 37 hộ làm nhà ở, diện tích 1,57 ha; Có 9 đơn vị cho 68 tổ chức, hộ gia đình cá nhân thuê đất không đúng quy định; 10 đơn vị, doanh nghiệp không sử dụng quá 12 tháng, diện tích 12,03 ha; 11 đơn vị xử dụng đất không đúng mục đích, kém hiệu quả, diện tích 2,64 ha; vẫn còn tình trạng không giao đúng theo mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Qua kiểm tra đã đề nghị UBND tỉnh:

Triển khai lập quy hoạch xây dựng chi tiết tại các khu đã có QH chung, quyết định chỉnh sửa hoặc huỷ bỏ quy hoạch “treo”; Chỉ đạo xử lý thu hồi đất đối với các đơn vị không sử dụng, sử dụng đất sai mục đích, không có khả năng đầu tư, sản xuất kinh doanh; Giao các ngành chức năng xây dựng trình UBND tỉnh ban hành quy định hướng dẫn cụ thể về việc xử lý làm thủ tục hợp pháp hoá quyền sử dụng đất cho các hộ do UBND cấp xã giao trái thẩm quyền.

- Kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đối với các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: Tổng số 158 đơn vị, sử dụng 193 khu đất, diện tích 17.568.400 m2. Trong đó: Sử dụng đất đúng mục đích 15.984.092,1 m2, chiếm 90,98% diện tích kiểm tra (gồm 45 đơn vị sử dụng 55 khu đất); Sử dụng đất có sai phạm là 1.584.308,3 m2, chiếm 9,02% diện tích kiểm tra (sai phạm dưới nhiều hình thức. Gồm 192 đơn vị sử dụng 127 khu đất, thu tiền cho thuê lại và thanh lý nhà trái pháp luật 3,14 tỷ). Đã đề nghị UBND tỉnh các biện pháp xử lý như sau:

Đề nghị thu hồi 70 khu đất, diện tích 451.668,5 m2 và xử phạt vị phạm hành chính 02 đơn vị, số tiền 7 triệu đồng.

- Giải quyết tranh chấp liên quan đến ranh giới hành chính: Xã Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hoá và xã Hoằng Phượng, huyện Hoằng Hoá về đất bãi nổi ven sông đã giải quyết xong ổn định tình hình.

4. Năm 2005: Tiến hành 6 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 44 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra đã phát hiện có các hành vi vi phạm như chưa có dự án đầu tư hoặc chậm đầu tư theo dự án được phê duyệt, sử dụng đất không hiệu qủa, chưa làm thủ tục thuê đất. Sau kiểm tra, đã đề nghị UBND tỉnh thu hồi 79,25 ha đất đối với 12 đơn vị; xử lý vi phạm hành chính đối với 2 đơn vị, số tiền 20.700.000 đồng.

5. Năm 2006: Tiến hành 12 cuộc thanh tra, kiểm tra. Trong đó đã thanh tra việc quản lý sử dụng đất tại 9 xã thuộc khu kinh tế mới Nghi Sơn, đã phát hiện có nhiều hành vi vi phạm như giao đất trái thẩm quyền, cho thuê đất không đúng quy định, lấn chiếm đất đai, sai lệch trong quá trình lập hồ sơ, thủ tục quản lý đất... các vi phạm chủ yếu trong thời gian từ năm 1993-2000. Sau thanh tra, đã đề nghị UBND huyện Tĩnh Gia, UBND các xã được thanh tra kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm; đề nghị UBND tỉnh thu hồi 8,44 ha đất đối với 17 đơn vị.

6. Năm 2007: Thực hiện 10 cuộc kiểm tra thuộc lĩnh vực đất đai, Trong đó:

- Thực hiện 08 cuộc kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất của 35 xã phường thị trấn và 53 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra phát hiện việc giao đất trái thẩm quyền cho 97 hộ diện tích 2,65 ha thu 1.878 triệu đồng. Sau kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật cấu thành tội phạm đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra (xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia) và đã đề nghị UBND tỉnh thu hồi đất của 12 đơn vị sử dụng 12 khu đất, diện tích 168,83 ha và xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 đơn vị, số tiền 6.000.000 đồng.

- Thực hiện 02 cuộc kiểm tra việc tranh chấp đất đai: xã Tân Thọ, huyện Nông Cống và xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn; kiểm tra việc tranh chấp sử dụng đất giữa lâm tr­ường Thạch Thành và xã Hà Long, huyện Hà Trung. Qua kiểm tra đã đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo UBND hai huyện Triệu Sơn và Nông Cống phối hợp giải quyết những vi phạm pháp luật về đất đai, khoáng sản vùng ranh giới giữa hai xã Tân Ninh và Tân Thọ; tranh chấp sử dụng đất giữa lâm trường Thạch Thành và xã Hà Long, huyện Hà Trung, đến nay việc sử dụng đất của các đơn vị nêu trên không còn tranh chấp.

7. Năm 2008: Thực hiện được 13 cuộc thanh tra, kiểm tra. Trong đó đã thực hiện kiểm tra đối với hơn 97 tổ chức, doanh nghiệp, 12 huyện, thị xã trong lĩnh vực đất đai; kiểm tra, rà soát thực trạng quản lý, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Kế hoạch số 20 /KH-UBND ngày 06/6/2008 của UBND tỉnh về thực hiện Quyết định số 391 /QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Qua kiểm tra đã phát hiện một số hành vi vi phạm như chưa đưa đất vào sử dụng, sử dụng không hiệu quả…Đã đề nghị UBND tỉnh thu hồi 4,59 ha đất của 5 đơn vị; xử phạt vi phạm hành chính đối với 18 đơn vị, số tiền 74.800.000 đồng.

8. Năm 2009: Thực hiện 10 cuộc thanh tra, kiểm tra về đất đai. Trong đó đã kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất của 74 tổ chức, doanh nghiệp theo Chỉ thị 16-CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá. Qua kiểm tra đã phát hiện một số hành vi vi phạm như không sử dụng đất, sử dụng đất chậm tiến độ theo dự án được phê duyệt...Sau thanh tra, kiểm tra đã đề nghị UBND tỉnh thu hồi 22,7 ha đất đối với 19 tổ chức, doanh nghiệp; xử phạt vi phạm hành chính đối với 11 đơn vị, số tiền 43.750.000 đồng.

9. Năm 2010: Tiến hành 11 cuộc thanh tra, kiểm tra. Trong đó:

- Tiến hành 01 cuộc kiểm tra việc thi hành pháp luật đất đai tại các xã Định Tường, xã Yên Giang và thị trấn Quán Lào huyện Yên Định

Nhìn chung các đơn vị được kiểm tra đã thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo QHKH, đất công ích được giao thầu bằng hợp đồng, cấp GCNQSD đất ở đạt tỷ lệ cao, nguồn thu từ việc giao đất ở vượt kế hoạch, không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp... Tuy nhiên vẫn còn các tồn tại khuyết điểm cần được khắc phục như:

Trong công tác lập phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức, lưu trữ hồ sơ không đầy đủ; vẫn còn hiện tượng giao đất tại cụm làng nghề không đúng thẩm quyền; hợp đồng thuê thầu đất công ích quá thời hạn quy định.

- Tiến hành 09 cuộc thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất của 40 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện các hành vi vi phạm như: sử dụng đất không hiệu quả, chậm tiến độ thực hiện dự án, sử dụng đất sai mục đích, chưa lập thủ tục thuê đất, xây dựng không đúng mặt bằng được phê duyệt. Đã đề nghị UBND tỉnh thu hồi 11 đơn vị, sử dụng 11 khu đất, diện tích 144.754,5 m2 và chấm dứt hiệu lực pháp lý đối với Quyết định số 1140/QĐ-UBND ngày 28/4/2008 của UBND tỉnh về việc thu hồi 31.200 m2 đất tại các xã Đông Tân, Đông Lĩnh để UBND huyện Đông Sơn tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ dự án bệnh viện Đa khoa Quốc tế Việt Mỹ của công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Quốc tế tại xã Đông Tân, huyện Đông Sơn.

- Còn 01 cuộc thanh tra việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng đất tại khu công nghiệp Tây Bắc Ga theo Quyết định số 172/QĐ-STNMT ngày 19/7/2010 của giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. Đã thanh tra 72 đơn vị, nhìn chung các đơn vị đã thực hiện được kết luận, kiến nghị của đoàn thanh tra theo Quyết định 453/QĐ-STNMT ngày 14/7/2008. Có một số đơn vị thực hiện rất tốt như Công ty Quảng cáo ánh Dương, Công ty sức khoẻ vàng...Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số đơn vị sử dụng đất sai mục đích: Doanh nghiêp tư nhân Duy Cường, Công ty Đức Đạo; chậm tiến độ đầu tư như Cơ sở dạy nghề Phúc Khiên, Công ty TNHH Thuận An; một số doanh nghiệp chưa có quyết định và hợp đồng thuê đất như Công ty TNHH Đông Lĩnh, Doanh nghiệp Duy Cường.

Đã xử lý vi phạm hành chính về đất đai 32 đơn vị, số tiền 82.250.000 đồng.

Giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính: Năm 2005 giải quyết 2 vụ , năm 2007 giải quyết 2 vụ trên địa bàn huyện.

Nhìn chung trong thời gian qua UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện tốt việc tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và duy trì thường xuyên chế độ tiếp công dân theo định kỳ nên đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, nhất là về đất đai đã giảm dần trong các năm.



- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong những năm qua, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực, góp phần tăng cường quản lý nhà nước về đất đai và bảo vệ quyền, nghĩa vụ của người sử dụng, kết quả đến nay đạt được:

+ Hộ gia đình, cỏ nhân: Tổng số giấy chứng nhận đó cấp 1.654.391 giấy, diện tích 466.255,74 ha.

+ Tổ chức: Tổng số giấy chứng nhận đó cấp 2.706 giấy, diện tích 85.457,93 ha, đạt 52,54 % số lượng giấy phải cấp. Hầu hết số giấy đã cấp cho các tổ chức kinh tế.

Các tổ chức là cơ quan nhà nước, sự nghiệp công,... từ khi thực hiện Công văn số 12/BTNMT ngày 02/01/2008 về đăng ký giao dịch quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Văn bản chỉ đạo của Sở và UBND tỉnh mặc dù đã có chuyển biến trong việc lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận nhưng vẫn còn chậm, chưa đạt yêu cầu của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra.

*Nguyên nhân:

Nguyên nhân khách quan:

+ Do nguồn kinh phí hạn hẹp, nên tỉnh Thanh Hóa chưa có kinh phí đo đạc chi tiết đất nông, lâm trường, đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp sau đổi điền dồn thửa.

+ Gặp nhiều khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất đai, một số tuyến đường, tuyến phố đã được quy hoạch chưa xác định và cắm mốc chỉ giới hµnh lang đường, mét sè tổ chức tự ý chuyển mục đích cho các hộ gia đình lµm ®Êt ở, người sử dụng đất chưa xác định được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với Nhà nước khi được cÊp quyền sử dụng đất.

+ Chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác cấp giấy chứng nhận thường xuyên có sự biến động, việc cập nhật, ứng dụng vào thực tiễn mất nhiều thời gian.

+ HÇu hÕt hé ë vïng n«ng th«n, miÒn nói cßn nghÌo trong khi ph¶i nép mét kho¶n phÝ (tiÒn mua giÊy, thï lao cho ng­êi lËp hå s¬,...) ®Ó ®­îc cÊp giÊy chøng nhËn quyÒn sö dông ®Êt lµ vÊn ®Ò khã.

Nguyên nhân chủ quan:

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp Luật Đất đai về cấp giấy chứng nhận còn chưa th­êng xuyªn. Một số bộ phận nhân dân và tổ chức sử dụng đất chưa nhận thức đầy đủ về chính sách của Nhà nước đối với việc cấp giấy chứng nhận chính là để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất nên chưa nhiệt tình, tự giác phối hợp với cơ quan nhà nước để hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận.

+ Do một số đơn vị cấp huyện chưa thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, một số huyện đã thành lập nhưng vẫn còn một số cán bộ, công chức làm nhiệm vụ lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận chưa tinh thông về nghiệp vụ, việc cập nhật chính sách pháp luật chậm, chưa theo kịp với sự điều chỉnh các văn bản của Nhà nước.

* Giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận:

+ Kiện toàn tổ chức, bộ máy và nhân sự của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các cấp, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận. Áp dụng các phần mềm chuyên ngành do Bộ Tài nguyên và Môi trường chuyển giao để xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai, viết giấy chứng nhận và thiết kế trích lục, trích sao bản đồ địa chính.

+ Tuyªn truyÒn th­êng xuyªn vÒ lîi Ých, t¸c dông cña giÊy chøng nhËn quyÒn sö dông ®Êt ®Ó nh©n d©n nhËn thøc ®­îc tù nguyÖn lËp hå s¬ xin cÊp giÊy chøng nhËn, nhÊt lµ ®èi víi vïng miÒn nói vµ n«ng th«n. §èi víi c¸c tæ chøc nhÊt lµ c¬ quan cña Nhµ n­íc, sù nghiÖp c«ng,... ng­êi ®øng ®Çu ph¶i chÞu tr¸ch nhiÖm hoµn toµn khi ®¬n vÞ kh«ng cã hå s¬ ®Êt ®ai ®Çy ®ñ.

Tãm l¹i, c«ng t¸c qu¶n lý, sö dông ®Êt giai ®o¹n 2005 - 2010 trªn ®Þa bµn tØnh ®· cã chuyÓn biÕn tÝch cùc: viÖc lËp, ®iÒu chØnh quy ho¹ch, kÕ ho¹ch sö dông ®Êt ®­îc UBND c¸c cÊp quan t©m chØ ®¹o triÓn khai thùc hiÖn kÞp thêi; c«ng t¸c ®o ®¹c lËp b¶n ®å, hå s¬ ®Þa chÝnh thùc hiÖn ®¶m b¶o chÊt l­îng, cã ®é chÝnh x¸c cao, ®¸p øng yªu cÇu qu¶n lý ®Êt ®ai c¶ tr­íc m¾t vµ l©u dµi; tµi liÖu, sè liÖu, b¶n ®å, hå s¬ ®Þa chÝnh ®­îc chØnh lý kÞp thêi; sù phèi hîp gi÷a c¸c ngµnh, c¸c cÊp trong c«ng t¸c gi¶i phãng mÆt b»ng, cÊp giÊy chøng nhËn quyÒn sö dông ®Êt ®­îc t¨ng c­êng; c«ng t¸c rµ so¸t ®Êt c¸c n«ng, l©m tr­êng, ban Qu¶n lý rõng phßng hé trªn ®Þa bµn tØnh ®· ®­îc tËp trung chØ ®¹o, kiÓm tra, ®«n ®èc thùc hiÖn cã kÕt qu¶; thñ tôc giao ®Êt, cho thuª ®Êt, thu håi ®Êt ®­îc ®¬n gi¶n ho¸, rót ng¾n thêi gian, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho tæ chøc, ng­êi d©n; c«ng t¸c thanh tra, kiÓm tra viÖc qu¶n lý, sö dông ®Êt ®­îc t¨ng c­êng; c«ng t¸c tiÕp d©n, gi¶i quyÕt ®¬n th­, khiÕu n¹i, tè c¸o cã liªn quan ®Õn ®Êt ®ai ®­îc quan t©m vµ cã hiÖu qu¶ h¬n.



Каталог: vi-vn -> TaiLieu
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> Ban quản lý DỰ Án thủy lợi thanh hoá KẾ hoạch quản lý MÔi trưỜng (emp) tiểu dự ÁN: SỬa chữA, NÂng cấp hệ thống thủy lợi nam sông mã TỈnh thanh hóA
TaiLieu -> Quyết định số 1421/QĐ-ubnd ngày 16 tháng 11 năm 2007 V/v quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm cn ttcn huyện, thị xã và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh thanh hoá Số: 769/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương