ĐẶt vấN ĐỀ I. TÍNh cấp thiết của dự ÁN


Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hoá và số liệu Sở KH&ĐT, 2011



tải về 2.62 Mb.
trang5/20
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.62 Mb.
#30055
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hoá và số liệu Sở KH&ĐT, 2011


b. Về quy mô nền kinh tế

Mặc dù từ năm 2000 trở lại đây kinh tế của Thanh Hoá có tốc độ tăng trưởng khá, song do xuất phát điểm thấp; nên hiện tại quy mô nền kinh tế chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng phát triển của tỉnh; thu nhập dân cư thấp, đời sống dân cư, đặc biệt là ở các vùng cao, vùng xa còn nhiều khó khăn. GDP bình quân đầu người/năm 2010 đạt 12,4 triệu đồng (tính theo giá thực tế), chỉ bằng 65% mức trung bình của cả nước. Thu ngân sách trên địa bàn không lớn, chỉ đáp ứng dưới 50% nhu cầu chi thường xuyên của tỉnh.


Bảng 4: Tình hình thu chi ngân sách của tỉnh Thanh Hoá

Đơn vị: Triệu đồng

TT


Chỉ tiêu

2000

2005

2010

I

Tổng thu ngân sách

1.932.608

6.627.791

9.723.000

1

Thu trên địa bàn

723.612

1.968.670

2.870.000

2

Thu bổ sung từ TW

1.017.816

4.246.230

6.173..000

II

Tổng chi trên địa bàn

2.032.504

6.379.102

9.336.000

1

Chi đầu t­ư phát triển

315.520

1.042.253

1.223.000




Tr.đó: Chi đầu t­ư XDCB

295.009

1.016.103

1.195.000

2

Chi th­ường xuyên

1.123.555

2.555.036

6.644.000

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hoá và số liệu Sở KH&ĐT, 2011

2.1.2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Cơ cấu ngành

Cùng với tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của Thanh Hoá cũng từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng trong tổng GDP ngày càng tăng lên. Năm 2010, cơ cấu giữa 3 khối ngành nông lâm nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh là 27%-38,5%-34,5 so với 31,6%-35,1%-33,3% năm 2005 và 39,6%-26,6%-33,8% (năm 2000); Nền kinh tế của tỉnh đang hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế: công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Với xu hướng này Thanh Hóa có khả năng thực hiện được mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh giai đoạn 2010 - 2020 và nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ chuyển dịch chưa nhanh và còn phụ thuộc nhiều vào nguồn đầu tư từ ngân sách TW. Những năm qua tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng đạt khá cao, tuy nhiên phần đóng góp của ngành xây dựng là khá lớn, chủ yếu là từ nguồn vốn hỗ trợ của TW nên tác động của ngành công nghiệp đối với nền kinh tế của Tỉnh còn hạn chế. Khu vực dịch vụ đã đạt tăng trưởng khá cao và ổn định; tỷ trọng các ngành dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh có xu hướng tăng dần.

b. Cơ cấu thành phần kinh tế

Với chính sách phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và chuyển đổi mô hình quản lý các doanh nghiệp quốc doanh, cơ cấu thành phần kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch phù hợp dần với cơ chế thị trường. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được phát triển, chiếm ưu thế trong sản xuất nông nghiệp và các ngành dịch vụ.

* Khu vực quốc doanh: Tỉnh đang đẩy nhanh việc thực hiện đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh việc củng cố một số doanh nghiệp công ích và các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty TNHH một thành viên, phần lớn các doanh nghiệp quốc doanh của tỉnh sẽ được cổ phần hoá. Tỷ trọng kinh tế quốc doanh trong GDP tiếp tục giảm dần từ 27,8% năm 2005 xuống còn 23,7% năm 2010.

* Khu vực ngoài quốc doanh: Tỉnh đã huy động được nguồn lực đáng kể trong dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực, nên thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển năng động hơn. Kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tỏ rõ sự thích nghi với cơ chế thị trường nên đạt tốc độ tăng trưởng khá, tỷ trọng năm 2005 chiếm 68,1%, cao hơn so với mức trung bình cả nước (45,7%) và đang có tác động lớn đến nền kinh tế của tỉnh; năm 2010 chiếm tỷ trọng 72,6% trong kinh tế tỉnh.

*Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mới được hình thành và phát triển nên còn chiếm tỷ trọng thấp trong nền kinh tế (năm 2005 chiếm 4,1% GDP toàn tỉnh), năm 2010 chiếm 3,7%. Tuy nhiên đây sẽ là tác nhân không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh trong tương lai.


Bảng 5: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đơn vị : tỷ đồng ; %


Chỉ tiêu

2000

2005

2010

Tổng GDP (giá hh)

9.961,8

18.745,0

42.206,8

1. Cơ cấu theo ngành kinh tế

100,0

100,0

100,0

- Nông lâm nghiệp và thuỷ sản

39,6

31,6

27

- Công nghiệp và xây dựng

26,6

35,1

38,5

- Dịch vụ

33,8

33,3

34,5

2. Cơ cấu theo khu vực kinh tế










- Quốc doanh

27,6

27.8

23.7

- Ngoài quốc doanh

68,8

68,1

72,6

- Vốn đầu tư nước ngoài

3,6

4,1

3,7
* Nguồn: Số liệu Thống kê tỉnh Thanh Hoá, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa, 2011.

c. Cơ cấu lãnh thổ

* Cơ cấu thành thị và nông thôn: Hiện nay 67,2% số lao động của Thanh Hóa làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp với gần 90% dân số sống ở khu vực nông thôn, nhưng tổng giá trị gia tăng của khu vực nông lâm nghiệp chỉ chiếm 28,4% trong GDP của tỉnh. Điều đó cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông lâm nghiệp sang các lĩnh vực khác diễn ra rất chậm. Mức chênh lệch về thu nhập giữa lao động nông lâm nghiệp với lao động trong các ngành nghề khá cao, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn cũng ngày càng lớn.

* Cơ cấu vùng: Kinh tế các vùng đều tăng trưởng nhanh, nhưng đang có xu hướng tập trung cao ở vùng đồng bằng và ven biển.

- Vùng ven biển : Kinh tế vùng ven biển liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, từ 8,6% giai đoạn 1996 - 2000 lên hơn 12% giai đoạn 2001 - 2010, đứng đầu các vùng về tốc độ tăng trưởng. Tỷ trọng kinh tế của vùng này trong nền kinh tế cũng tăng dần từ 25,6% năm 1995 lên 29,7% năm 2005, khoảng 35% năm 2010. Đây là vùng có nhiều tiềm năng, dự báo trong thời gian tới vùng này còn phát triển với tốc độ cao hơn.

- Vùng Đồng bằng. Có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng nền kinh tế khá phát triển, trong nhiều năm duy trì tốc độ ở mức 8-10%/năm. Tỷ trọng trong GDP toàn tỉnh giữ mức khá cao, trên 50%.

- Vùng Trung du-Miền núi là vùng có nhiều khó khăn so với các vùng khác về nhiều mặt. Tốc độ tăng trưởng bình quân của vùng chỉ đạt 5-6%/năm thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế cả tỉnh. Tuy nhiên trong những năm gần đây, thực hiện Quyết định 253 của Chính phủ, một số huyện miền núi đã có mức tăng trưởng trên 10%/ năm, như : Thạch Thành, Như Thanh,..

Nhìn chung cơ cấu kinh tế của Thanh Hoá thời gian qua có sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với lợi thế của tỉnh, góp phần bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH. Tuy nhiên, tỉnh cần có những chính sách và giải pháp tích cực để tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm dần mức chênh lệch bảo đảm phát triển bền vững giữa các vùng miền trong tỉnh.

2.2. Phân tích, đánh giá khái quát thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản của Thanh Hóa có vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết việc làm, ổn định đời sống dân cư, đồng thời đóng góp lớn cho nền kinh tế chung của tỉnh. Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương chính sách về phát triển các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất… nên sản xuất nông-lâm nghiệp, thủy sản phát triển ổn định và khá toàn diện. Năm 2005 GTGT của ngành đạt 3.637 tỷ đồng, gấp 1,24 lần năm 2000 và 1,5 lần năm 1995; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 4,4%/năm; 2006-2010 là 4,2 %/năm; Cơ cấu sản xuất đã chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa; đã gắn với khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng khu vực nên các sản phẩm nông, lâm thủy sản ngày càng tăng cả về khối lượng và chủng loại, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trong tỉnh, đồng thời cung cấp một phần cho thị trường bên ngoài và xuất khẩu. Đã tận dụng khai thác thế mạnh từng vùng, từng địa phương. Nhiều mô hình sản xuất mới xuất hiện và đang được áp dụng rộng rãi trên địa bàn làm thay đổi cơ bản cơ cấu nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là mô hình liên kết nông-công nghiệp giữa vùng nguyên liệu mía và nhà máy đường mía Lam Sơn đã làm thay đổi bộ mặt một vùng rộng lớn của các huyện Thọ Xuân, Thường Xuân, Ngọc Lặc, tạo chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế vùng nguyên liệu và kinh tế toàn tỉnh.

2.2.1.1. Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp phát triển khá ổn định, góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân gia đoạn 2001-2005 là 5,4%/năm; dự kiến 2006-2010 đạt 5,6%/năm, trong đó ngành chăn nuôi phát triển khá cao (9,5%), góp phần đáng kể vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp đang có bước chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá.


Bảng 6: Một số chỉ tiêu phát triển nông lâm nghiệp và thuỷ sản

Đơn vị: Tỷ đồng; %.

TT

Chỉ tiêu

2000

2005

2010

Tăng trưởng BQ

2001-2010

2001-2005

2006-2010

I

GTGT (Giá 1994)

2925,9

3637,0

4464,0

4,3

4.4

4,2

II

Cơ cấu

100.0

100.0

100.0










1

Nông nghiệp

79,6

78,8

78,4










2

Lâm Nghiệp

7,9

6,6

6,1










3

Thuỷ sản

12,5

14,5

15,5










Nguồn: Niên giám Thống kê Thanh Hoá ; Sở KH&ĐT, 2011

a) Về trồng trọt

Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chủ yếu trong tỉnh đều tăng, diện tích đất canh tác được mở rộng, góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất. Năm 2009, tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt 441.900 ha; diện tích cây vụ đông đạt 58.816 ha. Hệ số sử dụng đất trung bình cả tỉnh đạt trên 2,1 lần. Mặc dù vậy, diện tích đất nông nghiệp bình quân trên một lao động nông nghiệp của tỉnh khoảng 0,3 ha/lao động, chỉ bằng 66,6% trung bình của cả nước (cả nước là 0,45 ha/lao động).

Trong trồng trọt đã chú trọng việc đẩy mạnh thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và đạt kết quả tốt. Diện tích gieo trồng các loại cây có giá trị kinh tế, năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh… ngày càng tăng, từng bước tạo đà cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Năm 2009, GTSX ngành trồng trọt đạt 3.953,5 tỷ đồng, chiếm 70,2% GTSX toàn ngành.

* Sản xuất lương thực. Sản xuất lương thực đạt những thành tựu quan trọng, bảo đảm yêu cầu về an ninh lương thực trên địa bàn, có khối lượng hàng hóa đáng kể tham gia thị trường lương thực cả nước và xuất khẩu, hỗ trợ phát triển chăn nuôi. Năm 2009, tổng sản lượng lương thực đạt 1,66 triệu tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 480 kg/năm, tăng 1,3 lần năm 2000. Các huyện đạt sản lượng lương thực lớn gồm Yên Định, Triệu Sơn,Thiệu Hoá, Quảng Xương, Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Nông Cống.




Bảng 7: Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp

Đơn vị: tỷ đồng; %

Chỉ tiêu


2000


2005



2009

2010

Tăng trưởng BQ

2001-2010

2001-2005

2006-2010

1. GTSX (Giá94)

3620.0

4720.2

5411,4

6200.0

5,5

5.4

5,6

- Trồng trọt

2841.5

3411.1

3953.5

3970

3,4

3.7

3,1

- Chăn nuôi

692.1

1219.4

1302.4

1920

10,7

12.0

9,5

2. Cơ cấu

100

100

100

100










- Trồng trọt

80,76

71.10

70.2

64,0










- Chăn nuôi

17,32

26.95

27.4

31,0










- Dịch vụ NN

1,92

1.95

2.4

5,0










* Nguồn: Niên giám Thống kê Thanh Hoá; Sở KH&ĐT, 2011

Cây lúa: Những năm gần đây, mặc dù một số diện tích lúa có bị thu hẹp nhưng do đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, mở rộng diện tích lúa lai nên sản lượng luôn tăng. Năm 2009 diện tích gieo trồng lúa là 258.100 ha, tăng 5.900 ha so với năm 2005, sản lượng lúa tăng gần 215,1 ngàn tấn so với năm 2005, đưa sản lượng lương thực toàn tỉnh đạt trên 1,660 triệu tấn.

Cây ngô: được phát triển mạnh ở khắp các huyện thị trong tỉnh, nhất là cây ngô đông trên đất 2 lúa, tập trung ở các huyện Cẩm Thuỷ, Yên Định, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Hoằng Hoá... Những năm qua cây ngô tăng nhanh cả về diện tích cũng như năng suất và sản lượng. Năm 2009, diện tích gieo trồng ngô đạt 53,6 nghìn ha; sản lượng đạt 207,8 nghìn tấn.

* Cây công nghiệp: Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng cây công nghiệp tập trung quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến như vùng mía Lam Sơn; Vùng mía phía Bắc (Hà Trung, Bỉm Sơn, Thạch Thành...); Vùng mía Tây Nam (Nông Cống, Như Thanh); Vùng cao su… góp phần quan trọng trong phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh.

Cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là mía, lạc và đậu tương... Năm 2009, diện tích cây công nghiệp ngắn ngày đạt 56.779 ha. Trong các cây công nghiệp ngắn ngày thì mía và lạc chiếm diện tích chủ yếu (tới 80 % diện tích cây công nghiệp ngắn ngày) và được phát triển rất nhanh.

Cây công nghiệp dài ngày chủ yếu là cao su, năm 2009 toàn tỉnh có 10.500 ha cao su; sản lượng cao su mủ khô đạt 6947 tấn và đang phấn đấu đạt diện tích cao su đến 2015 là 25.000 ha.

* Cây thực phẩm (gồm rau, đậu các loại): Năm 2009 diện tích gieo trồng cây thực phẩm đạt 34.924 ha, tăng 3.909 ha so với năm 2005 và tăng 14.409 ha so với năm 2000. Sản lượng rau đậu các loại đạt trên 320 ngàn tấn, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và bước đầu có sản phẩm xuất khẩu (nước cà chua cô đặc, ớt, dưa bao tử...).


Bảng 8: Một số chỉ tiêu phát triển ngành trồng trọt


TT

Chỉ tiêu


2000


2005

2009

Tăng BQ (%)

2001-2010

2001-2005

2006-2009

1

GTSX(Tỷgiá 1994)

2841.5

3411.1

3953.5

3,4

3.7

3,1

2

DT các cây trồng chính










 







a

DTGT cây HN (ha)

418.322

447.354

441.900













Trong đó:






















- Cây l­ương thực

303.844

317.531

311.8







 

b

Cây CN LN (ha)

15.178

10.621

12.159










3

Các sản phẩm chủ yếu






















-LT có hạt(1000 T)

1222.5

1484.0

1660,6

2.7

4.0

1.5




- Lạc vỏ (1000 T)

21.1

29.3

27.4

6.6

6.8

6.4

 

- Mía (1000 tấn)

1639.9

1700.1

1689

2.0

0.7

3.3
* Nguồn: Niên giám Thống kê Thanh Hoá; Sở KH&ĐT, 2011

* Cây ăn quả: Đến nay, vẫn chưa hình thành được vùng cây ăn quả tập trung và cây ăn quả chưa trở thành một cây chủ lực của tỉnh. Năm 2009, diện tích cây ăn quả đạt trên 3000 ha. Ngoài cây dứa được phát triển với qui mô tương đối tập trung, các loại cây ăn quả khác được trồng rất phân tán, chủ yếu phát triển trên đất vườn của các hộ nông dân.

b) Về chăn nuôi

Các mô hình chăn nuôi trang trại, chăn nuôi tập trung công nghiệp và bán công nghiệp phát triển mạnh; công tác thú y luôn được quan tâm. Năm 2009 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 1.302,4 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2001-2010 là 6,8%/năm, nâng tỷ trọng chăn nuôi trong GTSX nông nghiệp của tỉnh lên 27,4%.

Đàn bò. Chăn nuôi bò phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô đàn liên tục tăng từ 233.600 con năm 2000 lên 335.400 con năm 2005 và đạt 402 ngàn con năm 2007; năm 2009 giảm còn 273,7 nghìn con, tốc độ tăng thời kỳ 2001-2005 đạt trên 7,5%/năm. Nhiều chương trình, dự án chăn nuôi bò đã được triển khai trên địa bàn. Tỷ lệ bò lai tăng từ 16,7% năm 2000 lên 33% năm 2005, 36,3% năm 2007 và lên trên 40% năm 2009;

Đàn trâu. Năm 2000 đàn trâu trong tỉnh chỉ có 215,3 ngàn con, giảm 5,5 ngàn con so năm 1995. Những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường nên đàn trâu được phát triển trở lại, nhưng tốc độ phát triển chậm. Năm 2005 đạt 224,1 nghìn con; năm 2009 đạt 210,5 nghìn con giảm 13,6 nghìn con. Hiện nay trâu chủ yếu được nuôi ở các huyện miền núi và để lấy thịt là chính.

Đàn lợn. Nhiều chương trình, dự án về chăn nuôi lợn và mô hình chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp được triển khai như: Chương trình phát triển đàn lợn hướng nạc; Dự án chăn nuôi lợn nái ngoại... vì vậy đàn lợn của tỉnh tăng cả về số lượng và chất lượng. Năm 2009, tổng đàn lợn đạt 978,1 nghìn con, trong đó lợn hướng nạc chiếm trên 10%. Hàng năm tỉnh đã sản xuất được hơn 6.000 nái hậu bị bố mẹ và 10.000 lợn nái bố mẹ cung cấp cho nhân dân trong và ngoài tỉnh. Đến nay, tỉnh đã chủ động được lợn giống đáp ứng nhu cầu chăn nuôi trong tỉnh và cung cấp một phần cho nhu cầu ngoài tỉnh. Lợn được nuôi ở khắp các địa bàn trong tỉnh, trong đó tập trung nhiều nhất ở các huyện đồng bằng và vùng ven biển như Quảng Xương, Hoằng Hoá, Triệu Sơn, Yên Định, Thọ Xuân...

Đàn gia cầm. Chăn nuôi gia cầm luôn được duy trì và phát triển, đặc biệt nuôi vịt vẫn là nghề truyền thống và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm qua tỉnh đã du nhập được các giống gia cầm có năng suất, chất lượng như ngan Pháp, gà siêu thịt, siêu trứng... để cải tạo và nâng cao chất lượng đàn gia cầm trong tỉnh nên hiệu quả chăn nuôi tăng nhanh. Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên tốc độ tăng của đàn gia cầm bị giảm từ 11,4% (giai đoạn 1996-2000) xuống 6,8% (giai đoạn 2001-2005) nhưng quy mô đàn vẫn giữ ở mức trên 16,6 triệu con (năm 2009).

Tóm lại: Ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển khá mạnh và toàn diện, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập của các hộ nông dân. Đến nay, sản lượng thịt các loại đạt trên 160.000 tấn (trong đó thịt lợn chiếm 81%), ngoài việc đáp ứng cơ bản nhu cầu trong tỉnh còn cung cấp một phần cho nhu cầu ngoài tỉnh và chế biến xuất khẩu. Chăn nuôi đang dần trở ngành chính trong sản xuất nông nghiệp và sẽ được phát triển mạnh trong thời gian tới.


Bảng 9: Một số chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi

TT

Danh mục


Đơn vị


2000



2005



2009


2010

Tăng BQ (%)

2001-2010

2001-2005

2006-2010

1

GTSX (giá 94)

Tỷ đ.

692

1.219

1302,4

1.336,9

6,8

12,0

1,8

2

Đàn gia súc




 

 



















Trâu

1000 c.

215,3

223,8

210,5

240

1,1

0,8

1,4






"

233,6

335,4

273,5

500

7,9

7,5

8,3




Lợn

"

1.088,1

1369,7

978,1

1.500

3,3

4,7

1,8




Gia cầm

"

10.814,4

15.027

16.606

16.000

4,0

6,8

1,3

3

SL thịt hơi xuất chuồng

Tấn

58.166

110.867

160.000

170.000

11,3

13,8

8,9

Каталог: vi-vn -> TaiLieu
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> Ban quản lý DỰ Án thủy lợi thanh hoá KẾ hoạch quản lý MÔi trưỜng (emp) tiểu dự ÁN: SỬa chữA, NÂng cấp hệ thống thủy lợi nam sông mã TỈnh thanh hóA
TaiLieu -> Quyết định số 1421/QĐ-ubnd ngày 16 tháng 11 năm 2007 V/v quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm cn ttcn huyện, thị xã và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh thanh hoá Số: 769/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương