ĐẶt vấN ĐỀ I. TÍNh cấp thiết của dự ÁN



tải về 2.62 Mb.
trang3/20
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.62 Mb.
#30055
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

1.2. Các nguồn tài nguyên.

1.2.1. Tài nguyên đất

Theo kết quả phúc tra thổ nhưỡng theo phương pháp của FAO- UNESCO, tỉnh Thanh Hoá có 8 nhóm đất chính với 20 loại đất khác nhau và được phân bố như sau:

- Nhóm đất cát: Diện tích 20.247 ha, chiếm 1,82% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các huyện ven biển. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước, giữ màu kém... nên năng suất cây trồng thấp. Song đất có thành phần cơ giới nhẹ nên dễ canh tác, thích hợp cho nhiều loại cây trồng như hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng ven biển... và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên trong quá trình canh tác cần tăng cường bón phân cho đất và áp dụng các biện pháp cải tạo đất.

- Nhóm đất mặn: Diện tích 21.456 ha, chiếm 1,93% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng ven biển. Đất thường có độ phì nhiêu khá cao, thành phần cơ giới từ trung bình tới thịt nặng, độ pH từ 6,0 - 7,5... thích hợp cho trồng cói, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển rừng ngập mặn.

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 191.216 ha, chiếm 17,2% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển. Đất có thành phần cơ giới thường là thịt nhẹ, ít chua, giàu chất dinh dưỡng nên có chất lượng tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây ngắn ngày như lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày khác.

- Nhóm đất glây: Diện tích 2.583 ha, chiếm 0,23% diện tích đất tự nhiên. Hầu hết đất đã bị bạc màu cần được cải tạo đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp.

- Nhóm đất đen: Diện tích 5.903 ha, chiếm 0,53% diện tích tự nhiên. Đất bị lầy thụt và bùn, cần cải tạo đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp.

- Nhóm đất xám: Diện tích 717.245 ha, chiếm 64,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở vùng trung du miền núi, thuộc các huyện Quan Hoá, Bá Thước, Như Xuân, Thường Xuân, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Lang Chánh... Đất có tầng dầy, dễ thoát nước, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp và các cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả như cao su, cà phê, chè, cam, chanh, dứa...

- Nhóm đất đỏ: Diện tích 37.829 ha, chiếm 3,4% diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao trên 700 mét tại các huyện: Quan Hoá, Lang Chánh, Thường Xuân. Nhóm đất này có tầng dày, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, ít chua nên thích hợp với nhiều loại cây trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Tuy nhiên, do phân bố ở địa hình cao, chia cắt mạnh và dễ bị rửa trôi nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó khăn và cần có biện pháp bảo vệ đất.

- Nhóm đất tầng mỏng: Diện tích 16.537 ha, chiếm 1,49% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng trung du và các dãy núi độc lập ở đồng bằng ven biển như Nông Cống, Thiện Hoá, Yên Định, Hoằng Hoá, Hà Trung, Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Đông Sơn...Đặc điểm của nhóm đất này là có tầng mỏng và bị xãi mòn trơ sỏi đá, trên cần được đầu tư, cải tạo và đưa vào khai thác.

- Đất khác: Diện tích 97.610 ha, chiếm 8,79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó núi đá vôi là 37.909 ha và ao, hồ, sông suối là 60.701 ha.

1.2.2. Tài nguyên nước;

a. Tài nguyên nước mặt

Tài nguyên nước mặt tỉnh Thanh Hoá tương đối phong phú và đa dạng. Ngoài 4 hệ thống sông chính cung cấp nước là sông Hoạt, sông Mã, sông Chu, sông Yên, sông Lạch Bạng còn có 264 suối nhỏ và 1.760 hồ chứa lớn nhỏ khác nhau, tạo ra một mạng lưới thủy văn dày đặc và phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh. Tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm đạt 20 - 21 tỷ m3, năm cao nhất xấp xỉ 26 tỷ m3, năm nhỏ nhất khoảng 12 tỷ m3. Trong tổng lượng dòng chảy hàng năm chỉ có khoảng 10 tỷ m3 nước được sinh ra trong nội tỉnh, còn lại là nước ngoại lai. Chế độ dòng chảy phân thành 2 mùa khá rõ rệt: Mùa kiệt từ tháng XI đến tháng V năm sau, trong đó các tháng III, IV là tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất trong năm. Lượng dòng chảy trong mùa kiệt chỉ vào khoảng 25% lượng dòng chảy năm (khoảng 4,6 tỷ m3). Ngoài ra, trong tỉnh còn một hệ thống hồ chứa nước cấp quan trọng quốc gia và cấp tỉnh như:

+ Hồ sông Mực có dung tích chứa W = 174 triệu m3;

+ Hồ Yên Mỹ có dung tích chứa W = 87 triệu m3;

+ Hồ Đồng Ngư có dung tích chứa W = 764 triệu m3;

+ Hồ Duồng Cốc có dung tích chứa W = 615 triệu m3;

+ Hồ Thung Bằng có dung tích chứa W = 34 triệu m3.

+ Hồ Cửa Đặt có dung tích chứa W = 1,45 tỷ m3

+ Hồ Cống Khê có dung tích chứa W = 4,38 triệu m3

Bình quân trữ lượng nước trên đầu người trên địa bàn tỉnh là thấp so với trung bình cả nước, chỉ có 5.600 m3/người.năm (cả nước: 11.000 m3/người.năm) và còn tiếp tục giảm. Do vậy, ngay từ bây giờ cần có những biện pháp hữu hiệu để điều tiết và sử dụng tiết kiệm tài nguyên nuớc nhằm đảm bảo cho nhu cầu phát triển trong tương lai.

b. Tài nguyên nước dưới đất

Như đã trình bày ở trên, nước dưới đất trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa chủ yếu được tàng trữ ở tầng chứa nước lỗ hổng và tầng chứa nước khe nứt, trữ lượng nước dưới đất ở một số vùng được thống kê trong bảng sau:


Bảng 1: Trữ lượng nước dưới đất ở một số vùng trong tỉnh Thanh Hoá

TT

Vùng mỏ

Diện tích điều tra

(km2)

Tầng chứa nước

Trữ lượng nước dưới đất ở các cấp

(m3/ngày)

Ghi chú

A

B

C1

C2




1

Bỉm Sơn

45

T2đg

21.300

20.000

-

159.000

Báo cáo Bỉm Sơn

2

Hàm Rồng

100

Qp

4.000

2.000

9.000

-

Báo cáo Hàm Rồng

3

Sầm Sơn

40

Qh2

-

480

800

26.000

Báo cáo Sầm Sơn

4

Tĩnh Gia

790

Qp, t3

t2, 2



-

-

16.620

173.000

Báo cáo Tĩnh Gia

5

Phúc Do

320

Qp, t2, p2

-

-

3.600

52.471

Báo cáo Phúc Do

Tổng cộng

25.300

22.480

30.020

410.471




(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra địa chất thủy văn tỉnh Thanh Hóa, 2009)

Qua đó ta thấy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có những tầng giàu hoặc rất giàu nước. Đó là tầng chứa nước lỗ hổng Qp (QI-III), các tầng nước khe nứt trầm tích cacbonat hoặc lục nguyên - cacbonat. Đây thực sự là một tiềm năng về nguồn nước dưới đất của tỉnh. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có số liệu chính xác về trữ lượng của chúng. Ngoài các tầng chứa nước kể trên một số tầng chứa nước khác cũng rất đáng chú ý như: 2sm, O1đs; d1np; K2yc; QI-III. Ngay cả một số tầng tuy xếp vào thang nghèo nước nhưng vẫn bắt gặp có nơi các lỗ khoan cho ta một lưu lượng đủ để đáp ứng được nhu cầu thông thường như: P2ct; P2yđ...

c. Tài nguyên nước khoáng, nước nóng

Cho đến nay vùng đồng bằng Thanh Hóa đã có 02 địa điểm phát hiện được nước khoáng, nước nóng như: Chà Khốt (Sơn Điện - Quan Sơn) và Yên Vực (Quảng Yên - Quảng Xương).

Điểm nước nóng Chà Khốt theo các tài liệu hiện có đều có quy mô nhỏ.

Điểm nước khoáng Yên Vực được nhân dân phát hiện khi khoan nước từ những năm 1997. Diện tích gặp nước khoáng gần 1 km2 trên diện tích 03 thôn Làng Vực II, Chính Cảnh và Yên Trung. Nước nằm trong tầng Laterits (đá ong) ở độ sâu 45 - 50m kể từ mặt đất. Đây được đánh giá là điểm nước khoáng nóng có chất lượng tốt, lưu lượng đáng kể. Theo đánh giá cảm quan của các nhà chuyên môn thì nước khoáng ở đây trong, không màu, không mùi, vị hơi lợ, thuộc loại nước Clorua - Natri - Calci và được xếp vào loại nước khoáng silic khoáng hóa vừa.

1.2.3. Tài nguyên rừng

Với hơn 2/3 diện tích tự nhiên là đồi núi, tỉnh Thanh Hoá có tài nguyên rừng khá lớn, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phòng hộ đầu nguồn và phát triển kinh tế xã hội. Theo kết quả kiểm kê đất đai về số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2010, diện tích đất có rừng toàn tỉnh là 600.627,66 ha; tỷ lệ che phủ đạt 54%. Trong đó:

- Rừng phòng hộ có diện tích 180.750,84 ha; chiếm 30,0% diện tích đất lâm nghiệp, phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Tây và một số ít ở ven biển. Chức năng của rừng là phòng hộ đầu nguồn các sông lớn như sông Mã, sông Chu, sông Mực, sông Bưởi, Hồ Cửa Đặt, Hồ Yên Mỹ... và phòng hộ ven biển.

- Rừng đặc dụng bao gồm Vườn quốc gia Bến En, một phần Vườn quốc gia Cúc Phương và các Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên và các di tích danh thắng như Lam Kinh, rừng Thông. Với tổng diện tích 82.005,9 ha, chiếm 14% diện tích đất lâm nghiệp. Chức năng của rừng là bảo tồn đa dạng sinh học, hệ động thực vật quí hiếm, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường.

- Rừng sản xuất có diện tích 337.871,49 ha, chiếm 56% diện tích đất lâm nghiệp; tập trung ở vùng đồi núi thấp và vùng trung du.

Rừng của Thanh Hoá chủ yếu là rừng lá rộng với hệ động thực vật khá phong phú, đa dạng về giống loài. Về thực vật có các loại gỗ quý như lát, pơmu, trầm hương, lim, sến, vàng tâm…; các loại thuộc họ tre có luồng, nứa, vầu, giang, bương, tre…; ngoài ra còn có mây, song, dược liệu, cây thả cánh kiến. Tuy nhiên, trong những năm cuối thập kỷ trước do bị khai thác quá mức nên chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng, các loại thực vật quí hiếm như lim, lát chỉ còn rải rác ở một số địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở và tại các khu bảo tồn, vườn Quốc gia.

Về động vật, có thể nói hệ động vật rừng ở Thanh Hóa trước đây rất phong phú, nhưng do trong nhiều năm bị săn bắt bừa bãi nên đã bị giảm sút nhiều. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thuộc loại phong phú so với nhiều tỉnh khác ở Bắc Bộ. Trong một số khu rừng còn xuất hiện bò rừng, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng và nhiều loại chim, thú, bò sát khác. Đặc biệt một số nơi còn có các loài động vật quý như hổ, báo, gấu, gà lôi, công trĩ. Riêng ở Vườn Quốc gia Bến En hiện còn hệ động vật rất phong phú gồm 162 loài chim, 53 loài thú, 39 loài bò sát.., trong đó có nhiều loài quý hiếm không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả thế giới, do vậy cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Trữ lượng rừng của Thanh Hoá thuộc loại dưới trung bình, ước tính chỉ khoảng 16,6 triệu m3 gỗ và hơn 900 triệu cây tre nứa. Hơn 90% rừng gỗ hiện nay thuộc loại rừng non và rừng nghèo, các loại rừng tre nứa hỗn giao cũng đều ở tình trạng nghèo. Rừng giàu và trung bình chỉ chiếm 6,6% diện tích rừng gỗ trong tỉnh và chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, phân bố rải rác trên các dãy núi cao ở khu vực biên giới Việt - Lào và một số vùng ở Pù Man, Pù Rinh, Pù Kha, Pù Luông, Pù Hu... trên độ cao từ 700 mét - 1.200 mét, xa đường giao thông và các khu dân cư. Ở các vùng đồi núi thấp dưới 700 mét, gần các trục đường giao thông và khu dân cư thường là rừng nghèo vì bị khai thác quá mức. Phân cấp trữ lượng rừng gỗ tự nhiên cụ thể như sau:

Cấp trữ lượng II (226 - 300 m3/ha): 2.918,6 ha

Cấp trữ lượng III (151 - 226 m3/ha): 10.159,1 ha

Cấp trữ lượng IV (76 - 150 m3/ha): 42.315,1 ha

Cấp trữ lượng IV (< 75 m3/ha): 65.155,4 ha

Rừng non có trữ lượng: 22.259,8 ha

Rừng non chưa có trữ lượng: 57.899,3 ha.

Tóm lại, rừng của Thanh Hóa rất phong phú và đa dạng về chủng loại rừng và lâm sản, nhưng chất lượng rừng thấp. Do địa hình phức tạp, giao thông cách trở nên công tác quản lý và bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn; Tình trạng đốt nương làm rẫy và khai thác lâm sản trái phép vẫn còn tái diễn.

1.2.4. Tài nguyên biển;

Thanh Hoá có bờ biển dài 102 km (từ cửa Càn, Nga Sơn đến Hà Nẫm, Tĩnh Gia); vùng lãnh hải rộng hơn 1,7 vạn km2. Vùng biển và ven biển Thanh Hoá có tài nguyên khá phong phú, đa dạng, trong đó nổi bật là tài nguyên thuỷ sản, tài nguyên du lịch biển và tiềm năng xây dựng cảng và dịch vụ hàng hải.

* Về tài nguyên thuỷ sản: Vùng biển Thanh Hoá chịu ảnh hưởng của các dòng hải lưu nóng và lạnh tạo thành những bãi cá, tôm có trữ lượng lớn so với các tỉnh phía Bắc. Tại vùng biển Thanh Hoá đã xác định có hơn 120 loài cá, thuộc 82 giống, 58 họ gồm 53 loài cá nổi, 69 loài cá đáy và các loại hải sản khác. Tổng trữ lượng hải sản ước khoảng 140.000 - 165.000 tấn; khả năng khai thác từ 60.000 - 70.000 tấn/năm, trong đó cá nổi chiếm hơn 60% và cá đáy chiếm gần 40%. Các ngư trường khai thác chính gồm:

- Bãi cá nổi vùng Lạch Hới - Đông Nam Hòn Mê có trữ lượng 15.000 - 20.000 tấn, chủ yếu là cá lầm, cá trích, cá nục chiếm 60 - 70%, còn lại là cá thu, bạc má... Khả năng khai thác khoảng 7.000 - 10.000 tấn/năm.

- Bãi cá nổi ven bờ từ Nghệ An trở ra phía Bắc có trữ lượng khoảng 12.000- 15.000 tấn chủ yếu là cá lầm, cá trích chiếm khoảng 40 - 50%, còn lại là cá nục, cá cơm, cá lẹp... Khả năng khai thác khoảng 6.000 - 7.000 tấn/năm.

- Các bãi cá đáy phía Nam đảo Hòn Mê đến Lạch Ghép và Lạch Hới - Đông Nam Hòn Mê.

Về tôm biển gồm 12 loài với trữ lượng hơn 3.000 tấn, trong đó tôm he chiếm khoảng 5 - 8%. Có hai bãi tôm chính là bãi tôm Hòn Nẹ - Lạch Ghép và bãi tôm Lạch Bạng - Lạch Quèn. Đây là bãi tôm có trữ lượng cao trong khu vực vịnh Bắc Bộ. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 1.000 - 1.300 tấn tôm, trong đó chủ yếu là tôm bộp, tôm sắt và hơn 7.000 tấn moi biển.

Mực ở vùng biển Thanh Hoá và vùng phụ cận có chất lượng tốt, trữ lượng khoảng 10.000 tấn mực ống và 3.000 - 4.000 tấn mực nang. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 3.000 - 4.000 tấn mực ống và 1.500 - 2.000 tấn mực nang.

Ngoài ra, vùng biển và ven biển Thanh Hoá còn có các loại hải đặc sản khác cũng rất phong phú như ốc hương, sứa, tôm hùm, cua, ghẹ... có giá trị kinh tế cao và đang được ưa chuộng trên thị trường trong nước và thế giới.

Về nuôi trồng thuỷ sản: Thanh Hoá có trên 8.000 ha bãi triều (chưa kể diện tích bãi triều thuộc 2 huyện Nga Sơn và Hậu Lộc mỗi năm được bồi thêm ra biển từ 8 - 10 mét) là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ như tôm sú, cua, rau câu... Dọc ven biển còn có hơn 5.000 ha nước mặn ở vùng quanh đảo Mê, đảo Nẹ có thể nuôi thủy sản nước mặn theo hình thức lồng bè với các loại có giá trị kinh tế cao như cá song, cá cam, trai ngọc, tôm hùm... Ngoài ra tại các vùng cửa lạch còn có những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha có thể phát triển nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối...

* Về tiềm năng xây dựng cảng: Với bờ biển dài và nhiều cửa lạch, Thanh Hoá có tiềm năng rất lớn về xây dựng cảng và phát triển vận tải biển, trong đó đáng chú ý nhất là khu vực Nghi Sơn. Đây là khu vực được đánh giá có điều kiện thuận lợi nhất của vùng ven biển từ Hải Phòng đến Nam Hà Tĩnh. Tại đây đang khảo sát xây dựng cụm cảng nước sâu lớn trong vùng (gắn với Khu kinh tế Nghi Sơn) với 3 khu cảng chính là cảng tổng hợp Nghi Sơn, cảng cho khu liên hợp lọc hóa dầu và các cảng chuyên dùng cho nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện và nhà máy đóng tầu Nghi Sơn... tạo điều kiện để Thanh Hóa mở rộng giao lưu hàng hoá với các tỉnh trong nước và với thế giới.

Ngoài ra, dọc bờ biển còn có 5 cửa lạch lớn là Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Ghép và Lạch Bạng, đã và đang là tụ điểm giao lưu kinh tế và là những trung tâm nghề cá của tỉnh, đồng thời cũng là những khu vực thuận lợi cho xây dựng cảng biển với quy mô khác nhau.

Tóm lại, Thanh Hoá có bờ biển dài, có tiềm năng lớn về khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch, phát triển cảng và vận tải biển... Đây là lợi thế rất lớn để Thanh Hoá phát triển kinh tế nhanh, hội nhập mạnh với khu vực và với thế giới.

1.2.5. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản ở Thanh Hoá khá phong phú về chủng loại và đa dạng về cấp trữ lượng. Hiện toàn tỉnh có tới 257 mỏ và điểm quặng, với 42 loại khoáng sản, trong đó có một số loại có ý nghĩa quốc tế và khu vực như Crôm, đá ốp lát, đô lô mít, chì kẽm, thiếc, vonfram, antimoan, đá quý. Nhiều mỏ có trữ lượng lớn và phân bố tập trung, cho phép khai thác với quy mô công nghiệp như đá vôi, đất sét làm xi măng. Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển công nghiệp khai khoáng, công nghiệp sản xuất xi măng, công nghiệp vật liệu xây dựng... Các loại khoáng sản chính có điều kiện khai thác gồm:

- Quặng sắt: Trên địa bàn có 59 mỏ và điểm quặng, trong đó 49 mỏ đã được thăm dò, khảo sát, tổng trữ lượng trên 8 triệu tấn, hàm lượng sắt đạt 30 -65% có thể khai thác phục vụ công nghiệp luyện thép, làm phụ gia cho sản xuất xi măng và sử dụng vào một số mục đích khác. Quặng sắt phân bố tập trung ở các huyện miền núi như Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Quan Hoá, Lang Chánh, Thạch Thành, Quan Sơn, Như Thanh, Như Xuân và một số huyện đồng bằng: Hà Trung, Hậu Lộc, Nông Cống, trong đó lớn nhất là mỏ Làng Sam - Cao Ngọc (Ngọc Lặc) có trữ lượng cấp tìm kiếm trên 2 triệu tấn.

- Ti tan: Titan được tồn tại dưới dạng sa khoáng ven biển, phân bố dọc ven biển từ Sầm Sơn đến cuối Quảng Xương (dài khoảng 14 km) bề rộng vỉa quặng từ 30 - 50 mét, bề dày từ 0,3 - 4 mét. Titan được khai thác phục vụ cho công nghiệp luyện kim, sản xuất sơn chịu nhiệt và các sản phẩm phục vụ công nghiệp cơ khí. Cần tăng cường công tác quản lý trong khai thác, kinh doanh các loại quặng này.

- Crôm: Có 4 mỏ và điểm quặng với tổng trữ lượng 30,2 triệu tấn. Crôm phân bố tập trung ở Cổ Định- Nông Cống và Làng Mun (Phùng Giáo- Ngọc Lặc), trong đó mỏ Cổ Định là mỏ Crôm sa khoáng lớn nhất ở Việt Nam với trữ lượng trên 28 triệu tấn, chất lượng quặng sau khi tuyển có hàm lượng Crôm đạt: 46.0- 47,0%. Hiện nay mỏ Crôm Cổ Định đang được tổ chức khai thác phục vụ công nghiệp luyện kim và xuất khẩu.

- Vàng: gồm 22 mỏ và điểm vàng (cả vàng sa khoáng và vàng gốc) phân bố rộng khắp tại 8 huyện miền núi, trong đó tập trung nhất là ở Cẩm Thuỷ và Bá Thước với tổng trữ lượng được đánh giá khoảng 6.123 kg. Trong đó, vàng sa khoáng bao gồm: mỏ Ban Công - Bá Thước (trữ lượng tìm kiếm là 2000kg), mỏ Cẩm Quý (trữ lượng cấp C2=176,84 kg; cấp P1=263 kg), mỏ Làng Bẹt (trữ lượng 44 kg), mỏ Cẩm Tâm (trữ lượng khoảng 44 kg) và một số mỏ nhỏ và điểm quặng khác. Vàng gốc gồm các mỏ: Làng Neo, Cẩm Tâm - Cẩm Thuỷ, Cẩm Long và một số mỏ nhỏ khác ở Ban Công, Cổ Lũng, Lũng Cao...

- Photphorit: phân bố tập trung ở các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ; tổng trữ lượng được đánh giá là 100.000 m3; đáng kể là mỏ Núi Mèo - Cao Thịnh (Ngọc Lặc) có trữ lượng 74.698 tấn hàm lượng P205 đạt 18%.

- Secpentin: phát hiện nhiều ở khu vực Núi Nưa với trữ lượng hàng tỷ tấn, trong đó mỏ Bãi Áng - Nông Cống có trữ lượng thăm dò khoảng 15,4 triệu tấn hiện đang được khai thác phục vụ sản xuất phân lân nung chảy.

- Đôlômit: gồm có mỏ Ngọc Long- thành phố Thanh Hoá, trữ lượng 4,7 triệu tấn, chất lượng rất tốt và mỏ Nhân Sơn huyện Nga Sơn, trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, đá đã bị phong hoá mạnh.

- Đá trắng: có ở Khe Cang, Nà Mèo, Trung Sơn huyện Quan Sơn, có thành phần CaO rất cao trên 54%; trữ lượng dự báo khoảng trên 2 triệu tấn dùng để sản xuất bột nhẹ, chất độn cho công nghiệp sản xuất sơn, cao su…

- Quaczit. có ở Bản Do xã Hiền Trung - Quan Hoá được đánh giá có trữ lượng 30 triệu m3.

- Đá vôi trợ dung có ở Mường Hạ (xã Tam Lư - Quan Hoá), trữ lượng ước khoảng 5 triệu m3.

- Cao lanh: phân bố ở nhiều nơi như Yên Cát (Như Xuân); Yên Mỹ, Bến Đìn, Làng Cáy (Thường Xuân); Làng En (Lang Chánh); Kỳ Tân (Bá Thước); Hợp Thành (Triệu Sơn); Tổng trữ lượng ước tính trên 5 triệu tấn; cao lanh được sử dụng sản xuất gốm, sứ.

- Đá vôi xi măng: có 8 mỏ lớn, tổng trữ lượng trên 28 tỷ tấn, phân bố tập trung ở các huyện Yên Định, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Bỉm Sơn, Cẩm Thuỷ, Bá Thước, Ngọc Lặc, Tĩnh Gia… Lớn nhất là mỏ Yên Duyệt - Bỉm Sơn với trữ lượng trên 27 tỷ tấn đang được khai thác phục vụ sản xuất xi măng.

- Sét làm xi măng: có 33 mỏ phân bố rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Các mỏ có trữ lượng lớn là mỏ Cổ Đam (Bỉm Sơn), trữ lượng thăm dò trên 59,5 tỷ m3; mỏ Định Thành (Yên Định): 20,5 tỷ m3; mỏ Bái Trời (Thạch Thành): 18,0 tỷ m3. Có 12 mỏ có trữ lượng trên 1 tỷ m3 gồm: Cẩm Vân (Cẩm Thuỷ), Định Thành (Yên Định); Đoài Thôn, Hà Dương (Hà Trung); Bái Đền (Hà Trung); Hợp Thành (Triệu Sơn); Đồi Si, Định Công (Yên Định); Trường Lâm (Tĩnh Gia)

- Cát xây dựng: Phân bố trên các triền sông Mã, sông Chu, sông Lèn trữ lượng cho phép khai thác hàng triệu tấn/năm.

- Đá hoa ốp lát: Có các mỏ ở Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Bá Thước, Quan Hóa, Hà Trung...với trữ lượng hàng chục triệu m3.

Ngoài ra, còn có nhiều loại khoáng sản khác như chì kẽm, Ăngtimon, Niken - Coban, đồng, thiếc, thiếc-vonfram, Manhezit, Asen, thuỷ ngân, Barit, Pyrit, Berin, Môlip đen, cát kết (chất trợ dung), sét trắng, Fensfat, cát thuỷ tinh, đá xây dựng, đá granit, đá thạch anh và than chì, than đá và than bùn.. tuy trữ lượng không lớn nhưng có giá trị cao, có thể khai thác ở quy mô nhỏ phục vụ phát triển công nghiệp địa phương.

1.2.6. Tài nguyên nhân văn.

Thanh Hoá là miền đất có nền văn hoá rất lâu đời. Các nền văn hoá Đông Sơn, văn hoá Đa Bút... cùng với những địa danh gắn liền với những tên tuổi của các anh hùng hào kiệt, các danh nhân như Lê Hoàn, Lê Lợi, Lê Văn Hưu, Đào Duy Từ, Triệu Trinh Nương, Dòng họ Trịnh, dòng họ Nguyễn (thời kỳ Hậu Lê)... đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong đó, nhiều di tích đã được Nhà nước xếp hạng và đang được trùng tu, tôn tạo ở quy mô quốc gia như khu Lam Kinh, thành Nhà Hồ, thái miếu nhà Lê... Đây là những tài sản vô cùng quý giá, không chỉ có ý nghĩa lịch sử, giáo dục mà còn có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.

Đặc biệt Thanh Hoá có nền văn hoá đa dân tộc có ý nghĩa to lớn đối với du lịch. Mỗi dân tộc có những nền văn hoá đặc trưng riêng gồm cả văn hoá phi vật thể và văn hoá vật thể. Những thiết chế văn hoá xã hội truyền thống của từng dân tộc như: thiết chế Bản mường của người Thái dựa trên lãnh thổ công, thiết chế lang đạo của người Mường, thiết chế dòng họ của người H’Mông... những phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt và trong tín ngưỡng, hội hè... cùng với những món ăn đặc sản mang đậm nét của mỗi dân tộc là những tài nguyên du lịch nhân văn rất hấp dẫn đối với khách du lịch, nhất là các du khách quốc tế. Thêm vào đó, tinh thần mến khách và lòng nhiệt thành của con người Thanh Hoá cũng là nền tảng vững chắc cho ngành du lịch phát triển.

1.3. Thực trạng môi trường.

1.3.1. Môi trường nước

+Hiện trạng chất lượng nước dưới đất

Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thanh Hoá từ năm 2000 đến nay, các điểm quan trắc môi trường nước dưới đất tập trung hầu hết tại các đô thị, khu dân cư tập trung ven các hệ thống sông chính như: Khu vực ven sông Mã (Bá Thước, Cẩm Thủy, Yên Định và TP Thanh Hóa), khu vực ven sông Chu (Thường Xuân, Thọ Xuân, Thiệu Hóa), khu vực ven biển (Nga Sơn, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia) và một số khu vực có mức độ khai thác nước dưới đất cao như Bỉm Sơn, Hà Trung, Thạch Thành, Nông Cống.

Nhìn chung chất lượng nguồn nước dưới đất còn khá tốt. Có thể khai thác sử dụng cho mục đích sinh hoạt khi qua hệ thống xử lí sơ bộ. Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy vấn đề đáng quan tâm hơn cả đối với nguồn nước dưới đất là nhiễm bẩn bởi vi sinh vật và asen.

- Ô nhiễm do asen: Theo báo cáo điều tra hiện trạng ô nhiễm asenic trong nguồn nước sinh hoạt của 26 huyện thị trong tỉnh cho thấy:

+ Hàm lượng asenic trong nước giếng khoan cao hơn nước giếng đào.

+ Phần lớn các xã trong khu vực điều tra nguồn nước sinh hoạt có hàm lượng asenic vượt tiêu chuẩn cho phép 0,05 mg/l (61/74 xã), phần lớn là các huyện, xã ven sông Chu, sông Mã, tập trung ở các huyện: Thiệu Hoá 403 hộ/1400 hộ (chiếm 28,78 %); Hoằng Hoá 208 hộ /1700 hộ (chiếm 12,23 %); Thọ Xuân 139 hộ /600 hộ (chiếm 23,16 %); Yên Định 45 hộ /500 hộ (chiếm 9 %); Hậu Lộc 44 hộ /500 hộ (chiếm 8,8 %).

- Ô nhiễm do vi sinh vật: Các chỉ số Coliform, Fecal tại các điểm quan trắc thường vượt TCCP. Nguyên nhân là do việc khai thác nước dưới đất tại các khu vực này còn tự phát, không đúng kỹ thuật, các công trình vệ sinh phụ trợ thường đặt gần khu khai thác… dẫn tới việc nhiễm bẩn nguồn nước dưới đất.

- Ngoài ra chất lượng nước dưới đất khu vực ven biển hầu hết đều bị nhiễm Mn và có nồng độ sắt tương đối cao. Nguồn nước này được khuyến cáo cần xử lý đúng quy trình trước khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt và ăn uống của người dân.

+ Nước các hệ thống sông chính

Các điểm quan trắc trên hệ thống sông của tỉnh Thanh Hóa tập trung chủ yếu tại các nút giao thông đường thủy, hạ nguồn các điểm xả thải của các đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề... nơi có dòng sông đi qua. Chất lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông chính trong tỉnh đã có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ.

Tại các điểm quan trắc, nồng độ xác định được của kim loại nặng đều đạt quy chuẩn cho phép khi so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT. Giá trị COD ở các vị trí quan trắc trên tất cả các hệ thống sông chính diễn biến tương đối phức tạp và có chiều hướng tăng dần từ thượng nguồn xuống hạ nguồn, tại các điểm hạ nguồn giá trị COD đo được năm 2007 đều vượt QCVN và cao hơn nhiều lần so với các điểm thượng nguồn. Cụ thể:

+ Hệ thống sông Mã: Giá trị COD đo được tại điểm Lễ Môn vượt 1,3 lần QCVN 08 (cột B- sử dụng cho tưới tiêu hoặc mục đích khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự) và cao hơn 7,18 lần so với điểm thượng nguồn (Na Sài).

+ Sông Chu: Giá trị COD đo được tại điểm cầu Thiệu Hóa vượt 1,9 lần QCVN 08 (cột B) và cao hơn 3,34 lần so với điểm thượng lưu (Đập Bái Thượng).

+ Sông Lèn: Giá trị COD đo được tại điểm Lạch Sung vượt 1,6 lần QCVN 08 (cột B) và cao hơn 4,9 lần so với điểm thượng lưu (Cầu Lèn).

+ Sông Bạng: Giá trị COD đo được tại điểm cầu Đò Dừa vượt 2,4 lần QCVN 08 (cột B) và cao hơn 3,65 lần so với điểm ở vùng thượng lưu (ví dụ: điểm Cầu Chuối).

Chỉ số BOD tại các điểm đo nhìn chung đều thấp hơn QCVN (cột B), một số điểm đo có Bảng hiện vượt QCVN ở mức độ nhẹ. Đáng chú ý là trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2006, tại các điểm quan trắc độ đục thông qua chỉ số TSS (tổng chất rắn hòa tan) nhìn chung đều vượt QCVN, cá biệt năm 2005 chỉ số TSS tại các hệ thống sông Mã, sông Chu, sông Lèn cao hơn nhiều so với QCVN. Cụ thể: Sông Mã vượt từ 1,85 đến 69 lần; Sông Chu vượt từ 1,3 đến 4 lần và sông Lèn vượt từ 1,77 đến 2,87 lần. Tuy nhiên, sang đến năm 2008, chỉ số này đo được đều có chiều hướng giảm mạnh và nhỏ hơn QCVN. Để giải thích hiện tượng này, ngoài các yếu tố tự nhiên chúng ta còn có thể thấy một nguyên nhân rất quan trọng là do từ các năm trước việc khai thác cát sỏi lòng sông tại các hệ thống sông nói trên chưa được quy hoạch cụ thể và chưa có định hướng dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi và không có quy cách. Từ năm 2007 Sở TN&MT đã xây dựng dự án quy hoạch việc khai thác cát sỏi lòng sông, đến nay cơ bản đã chấm dứt được hiện tượng khai thác tự phát, các công trình khai thác đã được kiểm soát và đi vào ổn định, vì vậy phần nào đã loại bỏ được nguyên nhân nêu trên.

Ngoài ra chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trên tất cả các tuyến sông này, hiện tượng ô nhiễm do NH3, dầu mỡ khoáng có chiều hướng gia tăng cả theo thời gian và không gian. Giá trị NH3, Dầu mỡ khoáng đo được tại tất cả các điểm quan trắc đều có dấu hiệu vượt QCVN. Đặc biệt trên hệ thống sông Mã, nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động giao thông đường thủy chỉ số dầu mỡ khoáng đo được cao nhất năm 2005 tại các điểm quan trắc vượt từ 1,33 đến 2,67 lần so với QCVN.

+ Nước các hệ thống sông nhánh và hồ chứa

Hệ thống sông nhánh: Tại các hệ thống sông nhánh trong tỉnh như sông Cầu Chày, sông Bưởi, sông Yên, sông Nhà Lê và hệ thống các sông nội tỉnh như sông Hạc, sông Cầu Cốc, sông Lai Thành, số liệu quan trắc 2 năm gần đây cho thấy chỉ số BOD, COD, TSS, NH3, Dầu mỡ khoáng nhìn chung đều vượt QCVN, mức độ ô nhiễm của các thông số này có chiều hướng tăng dần từ thượng lưu xuống hạ lưu. Ngoài ra chỉ số Coliform quan trắc được tại các thời điểm khác nhau đã cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh vật cục bộ tại một số điểm trên các hệ thống sông này.

+ Tình trạng xâm nhập triều mặn tại các sông vùng ven biển

Vùng triều Thanh Hoá thuộc loại triều yếu (thuộc chế độ nhật triều không đều). Thời gian triều lên từ 8 - 9 giờ, thời gian triều xuống khoảng 15 -16h.

Vào mùa khô, các sông vùng triều Thanh Hoá đều bị tác động mạnh mẽ của triều biển và mặn từ biển xâm nhập vào các sông. Nguyên nhân do lượng mưa giảm nhỏ hẳn, lượng dòng chảy và mực nước các sông xuống rất thấp, không thắng được áp lực dòng triều, cho nên triều mặn theo sông thâm nhập vào đất liền khá sâu. Khi nước triều dâng cao, dòng triều chảy ngược mang nước biển có độ mặn xâm nhập vào sông, càng vào sâu trong sông, năng lượng dòng triều do phải khắc phục nhiều trở lực nên càng giảm, mặt khác dòng triều mặn không ngừng bị nguồn nước từ thượng lưu về hoà tan nên độ mặn được giảm thấp liên tục.

Càng vào sâu độ mặn càng giảm nhanh. Theo số liệu đo được tại các năm đặc trưng độ mặn tại một số vị trí trên các sông như sau:


Bảng 2: Đặc trưng độ mặn xâm nhập ở một số sông trong tỉnh

STT

Trạm đo

Thuộc sông

K/c tới biển (km)

Đặc trưng độ mặn xâm nhập

Smax ‰

Năm xuất hiện

Smin

1

Chính Đại

Càn

13,8

22,9

84

-

2

Tứ Thôn

Báo Văn

23,6

0,57

87

0,16

3

Lạch Sung

Lèn

2,0

27,5

99

0,20

4

Mỹ Điền

nt

4,0

23,0

99

0,20

5

Đò Thắm

nt

10,0

12,7

99

0,10

6

Yên Ổn

nt

13,0

7,2

99

0,10

7

Cầu De

Kênh De

5,6

25,3

99

0,20

8

Hoàng Hà

Lạch Trường

11,2

24

99

1,90

9

Vạn Ninh

nt

15,0

9,9

99

1,80

10

Cự Đà

nt

18,0

3,7

99

0,90

11

Cầu Tào

nt

25,0

8,9

99

0,30

12

Hoàng Tân



7,0

28

99

-

13

Nguyệt Viên



14,5

16,5

99

2,50

14

Hàm Rồng



18,5

13,8

99

0,10

15

Giàng



24,0

4

99

0.10

16

Ngọc Trà

Yên

10,0

28

99

6,30

17

Quảng Vọng

Hoàng

17,0

13,8

99

0,10

18

Quảng Thắng

Hoàng

26,0

2

92

0,80

19

Bến Mắm

Mực

25,2

2,5

99

0,10

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dự án điều tra quy hoạch nguồn nước phục vụ yêu cầu cấp nước sinh hoạt và phát triển KT - XH vùng ven biển TH đến năm 2015)

Tình trạng nhiễm mặn tại các sông vùng ven biển là vấn đề nóng vào mùa khô hàng năm mà tỉnh ta đang có nhiều phương án và tốn nhiều công sức, tiền vốn để giải quyết như: Nâng cấp kênh mương để đưa nước từ xa vào vùng nhiễm mặn; lập dự án xây dựng đập ngăn mặn trên sông….

1.3.2. Môi trường đất

Theo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Thanh Hóa năm 2009 và dựa vào tiêu chí của tổ chức FAO-UNESCO để đánh giá chất lượng nông hoá thổ nhưỡng cho kết quả như sau:

+ Đất nông nghiệp

Tại các khu vực trồng cây nông nghiệp trên địa bàn TP Thanh Hóa (xã Đông Hải; Quảng Thắng) và các huyện như Quảng Xương; Bỉm Sơn; Thọ Xuân; Yên Định; Thiệu Hóa, Nông Cống, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hà Trung... cho thấy đất ở đây có hàm lượng Nitơ tổng, P2O5, K2O5 ở mức trung bình đến giàu. Các mẫu còn lại đều có kết quả phân tích phản ánh hàm lượng Nitơ tổng ở mức nghèo.

Đánh giá độ mặn của đất thông qua hàm lượng Cl- và SO42- cho thấy: Tất cả các mẫu đất đều cho kết quả phân tích có độ mặn thấp .

So sánh hàm lượng kim loại nặng trong đất rau màu ven đô với QCVN 03:2008/BTNMT (giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong một số loại đất) cho thấy: hàm lượng Cd và As đều nằm trong giới hạn cho phép.

Chất lượng đất ở đây phù hợp với việc thâm canh như hiện nay. Tuy nhiên, đã xuất hiện một số xã ven biển đất bị nhiễm mặn gây khó khăn cho người nông dân trong việc canh tác các cây lương thực.

Nhìn chung chất lượng môi trường đất, đặc biệt là đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn tương đối ổn định. Chưa có biểu hiện ô nhiễm do phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật và kim loại nặng. Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp của chúng ta hiện nay luôn tiềm ẩn những nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường đất như:

- Ô nhiễm do sử dụng phân bón hoá học: Sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu quả phân bón thấp, có trên 50% hàm lượng đạm; 50% lượng Kali và xấp xỉ 80% lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như: K2SO4, (NH4)2SO4, KCl, Super phôtphat còn tồn dư axit đã làm chua đất, nghèo kiệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như Al3+, Fe3+, Mn2+, giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.

- Ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật: Hóa chất bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật, tồn dư lâu dài trong môi trường đất - nước, tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất.

1.3.3. Hiện trạng môi trường không khí

Chất lượng môi trường không khí trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng ô nhiễm. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm mới chỉ xảy ra cục bộ tại một số điểm. Nền kinh tế của ta đang có những tăng trưởng đáng kể nhưng đồng thời cũng gây nên áp lực đối với môi trường. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển với quy mô lớn. Nếu không có biện pháp kiểm soát thích hợp thì đây chính là nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn nhất. Bên cạnh đó giao thông vận tải cũng góp phần làm suy giảm chất lượng môi trường.

a. Chất lượng không khí ở các khu công nghiệp

Đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã hình thành 5 khu công nghiệp đang hoạt động, bao gồm: Khu công nghiệp tập trung Lễ Môn; Khu công nghiệp Đình Hương; Khu công nghiệp Lam Sơn (huyện Thọ Xuân); Khu công nghiệp Bỉm Sơn và khu công nghiệp Nghi Sơn I (Khu kinh tế Nghi Sơn – Tĩnh Gia).

Qua kết quả phân tích chúng ta có thể nhận thấy, chất lượng môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã bị ô nhiễm. Tập trung chủ yếu vào các hơi khí như NO2; SO2 và bụi lơ lửng. Tuy nhiên dấu hiệu ô nhiễm tại các khu vực này có chiều hướng giảm trong thời gian gần đây. Cụ thể:

+ Chỉ số NO2 đo được vượt TCCP tại 3/5 (60%) điểm đo trong năm 2005; 1/6 (16,7%) điểm đo năm 2006 và 1/4 (25%) điểm đo năm 2008.

+ Chỉ số SO2 đo được vượt TCCP tại 4/5 (80%) điểm đo trong năm 2005; 2/6 (33,3) điểm đo năm 2006 và 2007 và 1/4 (255) điểm đo năm 2008.

+ Chỉ số bụi lơ lửng đo được vượt TCCP tại 5/5 (100%) điểm đo trong năm 2005; 5/6 (83,3%) điểm đo năm 2006; 4/6 (66,7%) điểm đo năm 2007 và 1/4 (25%) điểm đo năm 2008.

b. Chất lượng không khí ở các cụm công nghiệp và làng nghề.

Với đặc điểm là các cụm công nghiệp, làng nghề nằm xen kẽ vào các khu dân cư. Môi trường tại các cụm công nghiệp, làng nghề đang có xu hướng ngày càng bị ô nhiễm nặng, một phần là do các phương tiện vận chuyển vật liệu ra vào ngày càng nhiều trong khi hệ thống giao thông ngày càng xuống cấp, một phần là do các cơ sở sản xuất còn chưa chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường.

Số liệu quan trắc tại 06 cụm CN và làng nghề cho thấy, đặc trưng ô nhiễm tại các khu vực này là SO2 và bụi lơ lửng.

+ Hơi khí SO2 tại 3/6 khu vực (làng nghề Đông Hưng - Đông Sơn, Hải Bình - Tĩnh Gia và Tiến Lộc - Hậu Lộc) có giá trị vượt TCCP từ 1,1 ÷ 2 lần.

+ Bụi lơ lửng tại 3/5 khu vực (Thiệu Đô, Đông Hưng, Hà Phong) có kết quả quan trắc một số năm đều vượt TCCP từ 1,08 ÷ 12,8 lần

c. Chất lượng không khí ở một số nút giao thông trong tỉnh

Có thể nhận thấy chất lượng môi trường không khí tại các khu vực này chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các phương tiện tham gia giao thông với chất ô nhiễm chỉ thị là NO2; SO2, bụi Pb. Qua kết quả phân tích thu thập, chúng ta có thể nhận thấy chất lượng môi trường không khí tại các nút giao thông bị ô nhiễm chủ yếu do các hơi khí độc NO2; SO2, bụi Pb. Các điểm quan trắc gồm: ngã ba Voi – TP.TH, Ngã tư Bưu điện tỉnh, Ngã tư Phú Sơn – TPTH, TT Thị trấn Tĩnh Gia, Ngã ba đi Đền Sòng – Bỉm Sơn, ngã tư thị xã Sầm Sơn.

- Tại hầu hết các nút giao thông nồng độ hơi khí SO2 vượt TCCP từ 1,04 ÷ 2,31 lần.

- Nồng độ khí NO2 vượt TCCP từ 1,21 ÷ 1,74 lần.

- Bụi Pb vượt TCCP từ 1,2 ÷ 3,3 lần.

1.3.4. Thực trạng biển đổi khí hậu

Thanh Hoá đang phải đối mặt với nhiều tác động của BĐKH bao gồm tác động đến cuộc sống, sinh kế, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nền kinh tế. Thanh Hoá được đánh giá là một trong các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH và mực nước biển dâng sau đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Để ứng phó với BĐKH cần phải có những đầu tư thích đáng và nỗ lực của toàn xã hội.

1.3.4.1. Tình hình thiên tai trong những năm qua

Theo thống kê của Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hoá, tình hình bão lũ, sạt lở đất từ năm 1980-2009 trên địa bàn Thanh Hoá diễn ra như sau:

a) Tình hình bão lũ

- Năm 1980, cơn bão số 6 với sức gió mạnh cấp 12 làm cho nước dâng cao ở diện rộng từ Lạch Trường đến cửa Hới, nước dâng trung bình 1,0-1,5 m cao nhất 2-3 m.

- Năm 1981, cơn bão số 2 sức gió cấp 10 đổ bộ vào phía Nam Thanh Hoá, làm cho nước biển dâng cao từ khu vực cầu Ghép trở vào nước dâng cao trung bình 1,5-2,0 m, riêng khu vực Hoằng Tân (Hoằng Hoá) nước biển dâng cao 1,9 m.

- Năm 1989, cơn bão số 6 đã gây ra nước dâng cao ở vùng biển Sầm Sơn và các khu vực khác từ 2,5-2,9 m. Riêng thị xã Sầm Sơn xác định được mực nước biển dâng cao là 2,92 m.

- Năm 1996, Áp thấp nhiệt đới ngày 13/8/1996 đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho ngư dân huyện Hậu Lộc. Trên các triền sông đều xuất hiện nhiều đợt lũ lớn liên tiếp, có triền sông vượt lũ lịch sử như sông Bưởi, sông Hoạt. Do lũ lớn và kéo dài đã làm vỡ một số tuyến đê và gây ngập úng nghiêm trọng trên diện rộng.

- Năm 2000, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, từ ngày 10-12/9 ở Thanh Hóa có mưa to và mưa rất to lượng mưa phổ biến từ 270-300mm, đây là đợt mưa diễn ra trên diện rộng và có cường độ mạnh gây nên ngập úng và lũ lụt ở nhiều vùng.

- Năm 2005, Thanh Hóa chịu nhiều ảnh hưởng từ mưa bão và ATNĐ. Có 3 cơn bão là bão số 3, số 6 và số 7 đổ bộ trực tiếp vào Thanh Hóa và gây hậu quả hết sức nặng nề cho các địa phương.

+ Sáng ngày 12/8/2005 bão số 3 có gió mạnh cấp 7, cấp 8 gây mưa to đến rất to trên diện rộng lượng mưa phổ biến 150-200 mm, trên các triền sông đều xuất hiện lũ lớn, mực nước lũ xấp xỉ báo động 2, riêng sông Cầu Chày mực nước lũ xấp xỉ báo động 3.

+ Chiều tối ngày 18/9, cơn bão số 6 đổ bộ vào phía Bắc tỉnh Nghệ An, Nam Thanh Hóa. Tại Thanh Hóa có gió mạnh cấp 9, cấp 10, do bão đổ bộ vào lúc triều cường nên đã gây ra nước dâng cao tại các vùng ven biển từ 2,5-3m, trên các sông xuất hiện lũ lớn ở mức báo động 2 và trên báo động 2.

+ Đêm ngày 26, sáng ngày 27/9 bão số 7 đã đổ bộ trực tiếp vào Thanh Hóa với sức gió mạnh cấp 12 và giật trên cấp 12, bão duy trì trong một thời gian dài đổ bộ vào lúc triều cường, đã làm cho nước biển dâng cao từ 4,5 – 5m, sau khi bão đổ bộ đã gây mưa lớn và lũ trên các triền sông Mã, sông Lèn lên nhanh ở mức báo động 2, riêng sông Bưởi trên báo động 3.

- Năm 2006 có 3 cơn bão và 1 ATNĐ đổ bộ vào Việt Nam nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến Thanh Hóa. Riêng Thanh Hóa đã xảy ra 9 đợt gió lốc ở các huyện Bá Thước, Như Xuân, Quan Sơn, Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc, Ngọc Lặc, Thọ Xuân và Hậu Lộc; đặc biệt là ngày 18/8/2006 do mưa lớn đã xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở xã Trung Thành và xã Thành Sơn huyện Quan Hóa làm 2 người chết và gây thiệt hại đáng kể về tài sản và sản xuất cho nhân dân.

- Năm 2007 có 4 cơn bão và 3 ATNĐ đổ bộ trực tiếp vào nước ta, riêng Thanh Hóa không có bão và ATNĐ đổ bộ trực tiếp nhưng chịu ảnh hưởng trực tiếp của 4 cơn bão (số 1, số 2, số 4 và số 5) đặc biệt là cơn bão số 5 đổ bộ vào Hà Tĩnh - Quảng Bình, nhưng Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6 và cấp 7. Mưa lớn đã xảy ra trên diện rộng lượng mưa phổ biến từ 200-300mm. Vùng thượng nguồn sông Mã, sông Chu lượng mưa phổ biến từ 400- xấp xỉ 800mm, hệ thống sông Mã xuất hiện một tổ hợp lũ đặc biệt lớn một số sông lũ vượt lũ lịch sử như:

+ Sông Mã tại Lý Nhân, HMax đạt 13,24 m vượt lũ lịch sử năm 1927 là 0,04 m

+ Sông Lèn tại Lèn, HMax đạt 6,95 m vượt lũ lịch sử năm 1973 là 0,15 m

+ Sông Bưởi tại Kim Tân, HMax đạt 14,25 m vượt lũ lịch sử năm 1996 là 0,86 m

- Năm 2008 không có bão và ATNĐ đổ bộ trực tiếp vào Thanh Hoá, riêng cơn bão số 7 đi vào vùng đất liền tỉnh Quảng Bình, vùng ven biển Thanh Hóa có gió giật cấp 6, cấp 7. Do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc bão số 7 và đợt mưa từ ngày 26/10 – 03/11 gây lũ lụt, ngập úng làm thiệt hại nghiêm trọng cho các địa phương.

b) Tình hình lũ quyét và sạt lở đất

Lũ quét, sạt lở đất là hiện tượng thiên tai xảy ra ở các lưu vực sông suối, các sườn dốc trên địa bàn miền núi. Trên địa bàn Thanh Hoá trong vòng 10 năm trở lại đây (1999-2009) đã xảy ra 4 trận lũ quét và sạt lở đất làm chết 12 người, cuốn trôi 47 ngôi nhà, 76 đập thuỷ lợi nhỏ và làm hư hại nặng các công trình giao thông, thuỷ lợi.. trong đó điển hình là:

Năm 2005 xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại huyện Thường Xuân và Quan Hoá làm chết 8 người, sạt lở đất gây ách tắc hàng chục km đường giao thông, cuốn trôi 17 ngôi nhà, 76 đập loại nhỏ và hàng trăm cột điện, hàng chục ha đất canh tác bị mất.

Ngày 18/8/2006 xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại xã Trung Thành và Thanh Sơn, huyện Quan Hoá làm chết 2 người, 8 nhà bị sập đổ, cuốn trôi; 335 ha lúa và hoa màu bị vùi lấp, hư hỏng; 02 đập nhỏ và 462 máy thuỷ điện mini bị cuốn trôi...

Năm 2009 tại Thọ Bình, huyện Triệu Sơn mưa lớn cục bộ gây sạt lở đất làm chết 02 người, nhiều nhà dân bị cuốn trôi.

c) Hạn hán và xâm nhập mặn

Do lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa chỉ xảy ra trong 4 tháng, các tháng còn lại lượng mưa không đáng kể vì vậy tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn vùng hạ lưu thường xuyên xảy ra, đặc biệt năm 2010 nắng nóng kéo dài tình trạng hạn hán xâm nhập mặn xảy ra nghiêm trọng trên địa bàn 6 huyện, thị xã vùng biển, mặn đã lấn sâu vào nội địa trên 30 km, tổng diện tích đất bị hạn hán khu vực ven biển là 4.882 ha, trong đó: Nga Sơn là 2.282 ha; Hoằng Hóa là 1.000 ha; Hậu Lộc là 1.200 ha; Hà Trung là 400 ha. Hạn hán và xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản suất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt của 1.075.548 người dân.

Như vậy, trong các năm gần đây, sự biến đổi khắc nghiệt của khí hậu đã đe dọa trực tiếp đến đời sống con người và cả nền kinh tế với tần suất và cường độ của những cơn bão, đợt lũ, những đợt mưa lớn trên diện rộng, mưa lớn cục bộ gây ngập úng, triều cường tăng đột biến, không theo quy luật tự nhiên, sự thiếu hụt nguồn nước; có thể nói thiên tai có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Hơn nữa, với đường bờ biển dài 102 km, biến đổi khí hậu biểu hiện rõ nhất là nước biển dâng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, thủy lợi, giao thông vận tải, xây dựng, du lịch và các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, môi trường, tài nguyên đất, tài nguyên nước… ở 6 huyện ven biển và 2 huyện tiếp giáp có địa hình thấp (Nông Cống, Hà Trung). Mực nước biển dâng sẽ thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, tạo điều kiện xói lở bờ biển, gây khó khăn cho nghề cá do những thay đổi theo hướng xấu đi của phần lớn nguồn lợi thủy sản. Tác động của BĐKH đến các khu vực khác trong nội địa nơi có địa hình đồi núi cao dễ bị tác động của hạn hán, lũ quét, sạt lở đất, cháy rừng và bệnh tật.

1.3.4.2 Nhận định về biến đổi khí hậu ở Thanh Hóa

Qua chuỗi số liệu quan trắc khí tượng từ năm 1995 đến năm 2009 cho thấy những biến đổi bất thường của thời tiết trong những năm gần đây như sau

Nhiệt độ:

Nhiệt độ có xu thế tăng lên, nhiệt độ trung bình trong 10 năm gần đây phổ biến cao hơn từ 0,1 – 0, 4 oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt và vượt số liệu lịch sử (42,2oC) tại Tĩnh Gia tháng 7/2010. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối không thấp như nhiều năm trước đây kể cả trong những ngày rét đậm rét hại đầu năm 2008 (từ 6 – 7 oC trở lên).

Nắng nóng:

Nắng nóng có xu thế xuất hiện sớm và kết thúc muộn, số đợt nhiều hơn, xảy ra cục bộ và và diễn biến phức tạp, số ngày nắng nóng gay gắt nhiều hơn, điển hình là đợt nắng nắng kéo dài gần 30 ngày trong mùa hè năm 2008 nhiều ngày nắng nóng gayy gắt, nhiệt độ tối cao tuyệt đối từ 39 – 41 oC; mùa hè năm 2010, nhiều đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tối cao tuyệt đối dao động từ 40 – 43 oC ở nhiều nơi, gió nam đến tây nam liên tục cả ngày.

Không khí lạnh (KKL):

Có nhiều biểu hiện bất thường, xuất hiện sớm (cuối tháng 8 đã xuất hiện không khí lạnh), số đợt nhiều hơn, diễn biến tạp, nhưng cường độ không mạnh như nhiều năm trước đây. Nhưng lại có những đợt mang tính lịch sử như đầu năm 2008, một đợt không khí lạnh kéo dài liên tục trên 20 ngày, trong đó nhiều ngày rét đậm, rét hại. Nhìn chung những năm gần đây KKL hoạt động phức tạp hơn, số đợt nhiều nhưng cường độ không mạnh, nhiều mùa đông không có rét gây khó khăn cho sản xuất vụ Đông Xuân.

Mưa:

Mưa có nhiều biểu hiện khác với quy luật thông thường nhiều năm, trong mùa khô ít mưa nhưng có ngày mưa trên 100 mm xảy ra cục bộ. Trong những tháng cao điểm của mùa mưa bão, nhưng lượng mưa thiết hụt so với trung bình nhiều năm rất nhiều, điển hình là năm 2006, 2008 và 2009.

Mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm, đặc biệt là một số năm gần đây mùa mưa đến muộn kết thúc sớm hơn bình thường từ 15 ngày đến 1 tháng.

Lượng mưa biến động lớn giữa các khu vực, có năm lượng mưa ở khu vực đồng bằng ven biến lớn hơn TBNN từ 500 – 800 mm, nhưng khu vực vùng núi lại thấp hơn TBNN từ 300 – 700, như năm 2006, 2008, 2009 và năm nay 2010 cũng là trường hợp tương tự .

Các đợt mưa lớn ít hơn cả về số đợt lẫn cường độ so với nhiều năm trước đây đặc biệt là mưa lớn trên diện rộng, là do bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Thanh Hóa ít.

Hạn hán:

Do mưa có biến động lớn, lượng mưa không nhiều, mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm nên thường xảy ra khô hạn thiếu nước trong vụ Đông Xuân cũng như vụ Hè Thu. Vụ Đông Xuân hạn hán trên diện rộng xảy ra vào các năm 1993, 2003, 2004, 2005, 2007, 2008 và 2009, lượng nước thiếu hụt từ 30 – 80 %, có nơi 45 ngày liên tục không hề có mưa. Đông Xuân 2010 – 2011 có khả năng xảy khô hạn thiếu nước trên diện rộng là do mùa mưa năm 2010 kết thúc sớm, lượng mưa chỉ đạt ở mức thấp hơn đến xấp xỉ so với TBNN.

Khả năng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu:

Các số liệu và phân tích cho thấy BĐKH có những tác động tiềm tàng đến các lĩnh vực, các địa phương và các cộng đồng khác nhau của Thanh Hoá. BĐKH làm tăng khả năng bị tổn thương và tạo nguy cơ làm chậm hoặc đảo ngược quá trình phát triển. Những người nghèo nhất, thường tập trung ở các vùng nông thôn, đặc biệt ở dải ven biển và các khu vực miền núi là đối tượng chịu nguy cơ tổn thương lớn nhất do BĐKH.

Khả năng tổn thương cần được đánh giá đối với từng lĩnh vực, khu vực và cộng đồng, cả hiện tại và tương lai. Khả năng tổn thương do BĐKH (bao gồm cả biến động khí hậu, nước biển dâng và các hiện tượng khí hậu cực đoan) đối với một hệ thống phụ thuộc vào tính chất, độ lớn, mức độ biến động khí hậu và những áp lực do BĐKH mà hệ thống đó phải hứng chịu, tính nhạy cảm cũng như năng lực thích ứng của hệ thống đó. Năng lực thích ứng của một hệ thống phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của hệ thống đó. Tác động tổng hợp của BĐKH đối với hệ thống càng lớn và năng lực thích ứng của hệ thống càng nhỏ thì khả năng tổn thương càng lớn.

Ở Thanh Hoá, những lĩnh vực, đối tượng được đánh giá là dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khoẻ, nơi cư trú, nhất là ven biển và miền núi .

Các khu vực dễ bị tổn thương bao gồm 6 huyện, thị xã ven biển; 2 huyện có địa hình thấp trũng là Nông Cống và Hà Trung (là những vùng hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão, nước dâng do bão, lũ lụt) và các huyện vùng núi, nhất là những nơi thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất: huyện Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn, Thạch Thành....

Có thể nói, về mặt tiêu cực, BĐKH làm tăng tính ác liệt của thiên tai, cả về cường độ lẫn tần suất.

Các cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm: nông dân, ngư dân (nhất là ở những khu vực dễ bị tổn thương), các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, phụ nữ, trẻ em và các tầng lớp nghèo nhất ở các đô thị là những đối tượng ít có cơ hội lựa chọn.

1.3.4.3. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với Thanh Hoá

Những tác động nghiêm trọng nhất của BĐKH đối với Thanh Hoá có thể được tóm tắt như sau:

a) Tác động của nước biển dâng

Thanh Hoá có bờ biển dài 102 km, tổng diện tích tự nhiên 1.113.341 ha nhiều vùng đất thấp ven biển. Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển. Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển, gây tác động tiêu cực đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển. Tất cả những điều trên đây đòi hỏi phải có đầu tư rất lớn để xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, nhằm ứng phó với mực nước biển dâng, phát triển hạ tầng kỹ thuật, di dời và xây dựng các khu dân cư và đô thị có khả năng thích ứng cao với nước biển dâng.

b) Tác động của sự nóng lên toàn cầu

Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học.

Đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ có thể bị thay đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông có thể bị rút ngắn lại hoặc thậm chí không còn vụ đông; vụ mùa kéo dài hơn. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh tác. Nhiệt độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực đại và cực tiểu, cùng với biến động của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ và rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực.

Nhiệt độ tăng, độ ẩm cao làm gia tăng sức ép về nhiệt đối với cơ thể con người, nhất là người già và trẻ em, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm thông qua sự phát triển của các loài vi khuẩn, các côn trùng và vật chủ mang bệnh, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh môi trường suy giảm.

Sự gia tăng của nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, du lịch, thương mại,… liên quan đến chi phí gia tăng cho việc làm mát, thông gió, bảo quản và vận hành thiết bị, phương tiện, sức bền vật liệu...

c) Tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai

Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai, cả về tần số và cường độ do BĐKH là mối đe dọa thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống.

BĐKH sẽ làm cho các thiên tai nói trên trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành thảm họa, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển, trong đó có những thành quả thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Những vùng, khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên là 6 huyện thị xã ven biển, các huyện miền núi và vùng ven các sông Mã, sông Yên.

d) Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tới tài nguyên đất.

- Do tác động của biến đổi khí hậu mực nước biển dâng cao, nhiều diện tích gieo trồng vùng ven biển và vùng thấp trũng của huyện Nông Cống và huyện Hà Trung sẽ bị ngập, diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp. Nước biển dâng làm vùng ven bờ bị sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến các khu dân cư ven biển và có nguy cơ thu hẹp. Nước biển dâng làm mặn hóa đầm nước lợ ven biển ảnh hưởng xấu làm thay đổi cấu trúc hệ sinh thái làm thay đổi cơ cấu diện tích nuôi trồng thuỷ sản.

- Tình trạng xâm nhập mặn ở vùng đồng băng ven biển và hạ lưu các sông đã xảy ra thường xuyên trên diện rộng và ngày càng nghiệm trọng đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đất canh tác. Nhiều diện tích đất canh tác bị nhiễm mặn không thể trồng lúa do đó phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp.

- Qua Hạn hán kéo dài ở nhiều nơi trên khắp địa bàn tỉnh cũng đã gây nên tình trạng đất đai bị khô cằn. Nhiều diện tích đất trồng lúa nước đã phải chuyển đổi thành đất trồng màu, nhiều vùng chuyên canh nguyên liệu cho các nhà máy bị thu hẹp do không đủ nước tưới.

- Mực nước biển gia tăng làm cho diện tích và cơ sở hạ tầng sản xuất muối bị ảnh hưởng, đồng thời với những trận mưa lớn hơn có cường độ cao hơn cũng ảnh hưởng đến năng suất.


Каталог: vi-vn -> TaiLieu
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> Ban quản lý DỰ Án thủy lợi thanh hoá KẾ hoạch quản lý MÔi trưỜng (emp) tiểu dự ÁN: SỬa chữA, NÂng cấp hệ thống thủy lợi nam sông mã TỈnh thanh hóA
TaiLieu -> Quyết định số 1421/QĐ-ubnd ngày 16 tháng 11 năm 2007 V/v quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm cn ttcn huyện, thị xã và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh thanh hoá Số: 769/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương