ĐẶt vấN ĐỀ I. TÍNh cấp thiết của dự ÁN



tải về 2.62 Mb.
trang14/20
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.62 Mb.
#30055
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   20

4. Đất khu du lịch


Thanh Hoá có bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hoà, Nghi Sơn... Các bãi biển này đều có đặc điểm chung là dài, độ dốc thoai thoải và nghiêng đều, bãi cát trắng mịn... rất phù hợp cho tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí của du khách. Bên cạnh những bãi tắm đẹp là những thắng cảnh như hòn Trống mái, đền Độc Cước, đền Cô Tiên... và các đảo như Hòn Mê, đảo Nghi Sơn... làm cho các tuyến du lịch biển thêm phần hấp dẫn. Ngoài các bãi tắm đẹp và nổi tiếng, Thanh Hoá còn có nhiều núi đá vôi kiến tạo nhiều hang động đẹp với các truyền thuyết, di tích lịch sử có giá trị văn hoá cao như Động Từ Thức (Nga Sơn), Động Long Quang, Động Hồ Quang, Động Kim Sơn (thành phố Thanh Hoá). Ngoµi ra mét sè hang ®éng kh¸c nh­ hang Con Moong (Th¹ch Thµnh), ®éng C©y §¨ng (CÈm Thuû), Lß Cao kh¸ng chiÕn ë khu vùc BÕn En, CÈm Thuû lµ nh÷ng ®iÓm du lÞch ngµy cµng hÊp dÉn du kh¸ch ®Õn víi du lÞch m¹o hiÓm ë Thanh Ho¸.

VÒ mÆt ®Þa h×nh, c¶nh quan Thanh Ho¸ cã nh÷ng lîi thÕ ®Ó ph¸t triÓn ®Çy ®ñ c¸c lo¹i h×nh du lÞch: t¾m biÓn, thÓ thao n­íc, leo nói m¹o hiÓm, ®Æc biÖt lµ du lÞch tham quan, nghØ d­ìng biÓn, nói. Đây là những tài nguyên rất có ý nghĩa đối với du lịch, nhất là du lịch sinh thái. Ngoài ra, hệ thống các sông, hồ cùng với cảnh quan tự nhiên đa dạng và các nguồn nước khoáng nóng... cũng là lợi thế lớn để Thanh Hoá phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh...



Vïng ven biÓn cßn cã nhiÒu b·i só, vÑt, c¸c b·i båi réng lín thuËn lîi ®Ó ph¸t triÓn nu«i trång thuû s¶n, t¹o nguån thøc ¨n ®Æc s¶n cho c­ d©n vµ du kh¸ch; thuËn lîi cho viÖc trång cãi ®Ó ph¸t triÓn c¸c lµng nghÒ truyÒn thèng nh­ dÖt chiÕu Nga S¬n phôc vô du lÞch.

PHẦN IV

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KT-XH TRONG THỜI KỲ QUY HOẠCH

1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.1. Quan điểm phát triển

Căn cứ vào đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước đã được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp; vào định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của vùng Bắc Trung Bộ,Vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2020 và Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVI; xuất phát từ tiềm năng, lợi thế và các cơ hội phát triển của tỉnh..., từ nay đến năm 2020 tỉnh Thanh Hoá sẽ phát triển theo các quan điểm cơ bản sau:

1.1. Phát huy cao độ nội lực, nắm vững thời cơ và các vận hội mới của đất nước trong hội nhập quốc tế (ASEAN, APEC, WTO) để thu hút đầu tư phát triển nhanh, sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với các tỉnh khác trong vùng và cả nước, tiến tới xây dựng Thanh Hoá trở thành một trung tâm kinh tế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.

1.2. Phát triển nền kinh tế của tỉnh hiệu quả và bền vững, có cơ cấu hiện đại và sức cạnh tranh cao. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch chất lượng cao. Coi trọng phát triển nông lâm ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, xây dựng nền nông lâm ngư nghiệp sinh thái đa dạng, hiệu quả, gắn với hiện đại hoá nông nghiệp-nông thôn.

1.3. Đầu tư tập trung, có trọng điểm để hình thành nhóm các sản phẩm chủ lực và các khu vực lãnh thổ động lực. Huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực ngoài nước để phát triển nhanh Khu kinh tế Nghi Sơn, tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.

1.4. Phát triển hài hoà và hợp lý giữa các vùng. Ưu tiên đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển và vùng ven biển, tạo động lực thúc đẩy kinh tế toàn tỉnh. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư phát triển vùng Trung du miền núi, sớm đưa vùng núi phía Tây của tỉnh thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống của đồng bào các dân tộc được nâng cao, quốc phòng an ninh biên giới được đảm bảo, môi trường được bảo vệ bền vững…

1.5. Đổi mới và phát triển mạnh giáo dục đào tạo, đảm bảo có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của tỉnh. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ xã hội. Lấy tăng trưởng kinh tế để giải quyết công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng, ổn định xã hội và sự đoàn kết nhất trí giữa các cộng đồng dân cư trong tỉnh.

1.6. Phát triển kinh tế-xã hội gắn liền với phát triển khoa học-công nghệ và tăng cường củng cố an ninh, quốc phòng, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh, đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

1.7. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ và cải thiện tài nguyên- môi trường, bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, đảm bảo phát triển bền vững.

1.2. Mục tiêu phát triển

1.2.1. Mục tiêu tổng quát.

Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế của tỉnh. Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Phấn đấu đến 2015, đưa Thanh Hoá thoát khỏi tình trạng một tỉnh nghèo, chậm phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Sau năm 2015, tạo tốc độ tăng trưởng cao, tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Thanh Hoá cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có cơ cấu kinh tế hiện đại, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, an ninh chính trị ổn định, xã hội văn minh và khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc.

1.2.2. Các mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 đạt 17 – 18% và đạt trên 19% giai đoạn 2016 – 2020. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt mức trung bình cả nước và vượt mức trung bình cả nước sau năm 2015;

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đến năm 2015 cơ cấu kinh tế: nông nghiệp – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ là 15,5% - 47,6% - 36,8% và năm 2020 là 10,1% - 51,9% - 38%;

- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 800 – 850 triệu USD và năm 2020 đạt trên 2 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 19 – 20%/năm;

- Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngân sách chiếm khoảng 6 – 7% từ GDP vào năm 2015 và trên 7% vào năm 2020.

b) Mục tiêu xã hội

- Hạn chế tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 dưới 0,65% và khoảng 0,5% năm 2020;

- Duy trì và củng cố vững chắc kết quả phổ cập trung học cơ sở, hoàn thành phổ cập trung học phổ thông trước năm 2020; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 45% năm 2015 và 55 – 60% năm 2020;

- Giải quyết việc làm cho khoảng 5 vạn lao động/năm. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 3%; tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn dưới 3,5% năm 2020;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn hiện nay) mỗi năm từ 3 – 5%;

- Hoàn thiện mạng lưới y tế từ tỉnh đến thôn, bản; phấn đấu 85% số trạm xá xã có bác sĩ trước năm 2015; đến năm 2015 đạt 23 giường bệnh/1 vạn dân và 25 giường/1 vạn dân vào năm 2020; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống 18 – 20% năm 2015 và dưới 10% năm 2020;

- Đến năm 2015 toàn bộ đường tỉnh, đường huyện, đường đến trung tâm xã, cụm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 100% số hộ được dùng điện; 100% dân số được xem truyền hình.

c) Mục tiêu bảo vệ môi trường

- Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 53 – 54% năm 2015 và trên 60% năm 2020, đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn và đóng góp lớn vào nền kinh tế. Bảo vệ môi trường nước ngầm, nước mặt, vùng biển và ven biển;

- Năm 2015 toàn bộ các đô thị có công trình thu gom, xử lý chất thải tập trung; 100% số cơ sở sản xuất mới xây dựng có công trình xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường hoặc áp dụng công nghệ sạch; số cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường đạt trên 80% năm 2015 và 90% năm 2020;

- Đến năm 2015, toàn bộ số hộ ở đô thị được cấp nước sạch và 90% số hộ ở nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đạt 100% năm 2020.

d) Mục tiêu an ninh quốc phòng

- Ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới và khối đại đoàn kết các dân tộc; kiềm chế gia tăng, đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội. Ngăn chặn kịp thời âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.

- Hoàn thành việc tôn tạo, cắm dày mốc trên tuyến biên giới Việt - Lào. Tăng số đồn trạm biên phòng lên 20 km/đồn. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường tuần tra biên giới; kiên cố hoá các đồn, trạm biên phòng theo tiêu chuẩn. Đến năm 2015, hoàn chỉnh hệ thống đường vành đai biên giới, đường ra biên giới theo tiêu chuẩn đường cấp V, VI miền núi.

2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế

Để đạt mục tiêu tăng trưởng một cách hiệu quả, ổn định và bền vững cần thiết phải lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý theo quan điểm xây dựng một cơ cấu kinh tế tiến bộ và hiện đại, đáp ứng mục tiêu xây dựng Thanh Hoá thành tỉnh công nghiệp, đồng thời đảm bảo sự hài hòa giữa các khối ngành, các khu vực.

- Về cơ cấu giữa khu vực nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản) và phi nông nghiệp: Để tạo sự tăng trưởng nhanh, bên cạnh việc tiếp tục đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp để nâng cao thu nhập, tạo sự ổn định cho một bộ phận lớn dân cư trong tỉnh sống ở các vùng nông thôn, cần tăng cường đầu tư phát triển mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ để tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chung và tạo thêm nhiều việc làm mới cho khu vực phi nông nghiệp, đảm bảo đến năm 2020 tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp chiếm trên 90% GDP của tỉnh, đáp ứng yêu cầu của một tỉnh công nghiệp. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn, phát triển đa dạng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các loại hình dịch vụ nông nghiệp, nông thôn để giảm bớt số lao động nông lâm nghiệp thuần túy, tăng các ngành phi nông nghiệp, tạo sự phát triển hài hòa giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.

- Về cơ cấu giữa khối ngành sản xuất và khối dịch vụ: Khối ngành dịch vụ có vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế nói chung và là yếu tố hết sức quan trọng thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển. Do vậy, việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng của khu vực dịch vụ là yêu cầu cấp thiết. Trong giai đoạn tới tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ có ưu thế của tỉnh như: dịch vụ thương mại, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải...; ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ cao cấp như: dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ chuyển khẩu, quá cảnh...; phát triển ổn định các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất và dịch vụ sử dụng nhiều lao động. Duy trì tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ ở mức cao hơn tốc độ tăng trưởng của khu vực sản xuất để tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.

- Về cơ cấu giữa 3 khối ngành: Trước mắt sản xuất nông lâm nghiệp ở Thanh Hoá vẫn là ngành kinh tế quan trọng, tạo sự ổn định xã hội trên từng địa bàn, nhất là đối với khu vực miền núi phía Tây, vì vậy thời gian tới cần duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản, giữ tỷ lệ cân đối trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Song để rút ngắn khoảng cách, tiến tới đuổi kịp và vượt mức trung bình cả nước về GDP/người đòi hỏi phải tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp, lấy phát triển công nghiệp làm động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Chú trọng nâng cao tốc độ phát triển của khu vực dịch vụ làm căn cứ vững chắc cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động trong tỉnh. Như vậy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thanh Hóa trong những năm tới là giảm mạnh tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trên cơ sơ kết hợp chặt chẽ với chuyển dịch lao động và phân bố, xắp xếp lại dân cư trong toàn tỉnh.

3. Phương hướng phát triển kinh tế

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu công nghệ của tỉnh theo hướng Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ - Nông nghiệp, phát triển ở trình độ tiên tiến; trong đó chất đó công nghiệp xây dựng cao đóng vai trò trọng yếu trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao chất lượng phát triển, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của từng ngành và toàn bộ ngành kinh tế; hình thành được những sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao.

- Đối với nông nghiệp, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao, giá trị kinh tế cao, phát triển nông nghiệp sinh thái kết hợp với bảo vệ môi trường, phát triển du lịch.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế; ưu tiên đào tạo công nhân kỹ thuật cao.

3.1. Dịch vụ

- Tạo bước phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ, nhất là các dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao.

- Phát triển tổng hợp kinh tế dịch vụ theo hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và các thành phần kinh tế tham gia để kích thích mạnh sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân.

- Tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 19,2 %/năm.

- Giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn năm 2020 đạt trên 2 tỷ USD.

- Xây dựng Thanh Hóa thành trung tâm du lịch có tầm cỡ của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế tri thức và dịch vụ tạo cơ sở hạ tầng, điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác.

- Phân phối hợp lý mạng lưới cơ sở dịch vụ, nhất là mạng lưới siêu thị, cửa hàng tự chọn, mạng lưới chợ, mạng lưới ngân hàng và hệ thống khách sạn trên địa bàn tỉnh.

3.2. Công nghiệp

- Ph¸t triÓn nhanh vµ v÷ng ch¾c ngµnh c«ng nghiÖp lµm nÒn t¶ng cho t¨ng tr­ëng nhanh vµ chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ cña tØnh theo h­íng CNH, H§H.

- KÕt hîp ®ång bé gi÷a ph¸t triÓn c«ng nghiÖp víi ph¸t triÓn kÕt cÊu h¹ tÇng trªn ®Þa bµn, tõng b­íc h×nh thµnh c¸c khu, côm c«ng nghiÖp, triÓn khai nhanh chãng c¸c dù ¸n ë Khu kinh tÕ Nghi S¬n vµ h×nh thµnh mét sè khu kinh tÕ ®éng lùc kh¸c… t¹o c¸c h¹t nh©n t¨ng tr­ëng cho nÒn kinh tÕ.



- Tèc ®é t¨ng tr­ëng c«ng nghiÖp - x©y dùng giai ®o¹n 2011 - 2020 ®¹t trªn 21,5%/n¨m.

- Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng tăng mạnh các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp chế tác. Đến năm 2020 về cơ bản Thanh Hóa có một nền công nghiệp vững chắc với cơ cấu hiện đại.

- Khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực như cơ khí, điện tử…, phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng nguồn vốn tư nhân, tạo ra một mạng lưới các vệ tinh sản xuất và xuất khẩu cho các công ty lớn.

- Tiếp tục ưu tiên phát triển các làng nghề theo hướng thân thiện với môi trường. Bố trí quỹ đất cho xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề để phát triển nghề đồng thời khắc phục tình trạng ô nhiễm trầm trọng tại các làng nghề hiện nay.

3.3. Nông lâm thủy sản và nông thôn

Bên cạnh việc dành quỹ đất hợp lý cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, dịch vụ, quỹ đất nông nghiệp còn lại cần phải được sử dụng hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm, góp phần thỏa mãn nhu cầu nông sản, thực phẩm chất lượng cao cho khu vực đô thị, trên tinh thần có định hướng chung phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá bao gồm:

- Phát triển toàn diện ngành nông nghiệp, xây dựng ngành nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch hướng tới xuất khẩu, tạo bước chuyển biến căn bản nền nông nghiệp của tỉnh, gắn phát triển nông nghiệp với củng cố quan hệ sản xuất và phát triển xã hội.

- Tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt bình quân 5,4% thời kỳ 2011 - 2020; giảm tỷ trọng NN trong GDP còn 6,6% vào năm 2020.

- Phát triển ổn định sản xuất lương thực. Đến năm 2020 đạt khoảng 1,7 triệu tấn, đảm bảo an ninh lương thực và có khối lượng lương thực hàng hoá lớn.

- Chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng sản xuất tập trung, các sản phẩm chủ lực. Đến năm 2020, diện tích các cây có giá trị kinh tế cao chiếm hơn 50% diện tích gieo trồng của tỉnh.

- Phát triển mạnh ngành chăn nuôi, nâng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp lên trên 50% năm 2020.

- Mỗi năm trồng mới hơn 10.000 ha rừng. Trong giai đoạn 2011 - 2020 khoanh nuôi tái sinh 350 - 400 nghìn ha, nâng tỷ lệ che phủ 54% năm 2010 lên trên 60% năm 2020, đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn và đóng góp lớn cho nền kinh tế.

- Duy trì sản lượng khai thác hải sản hàng năm khoảng 60 - 65 ngàn tấn; Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2015 đạt 20.000 ha và năm 2020 đạt trên 30.000 ha, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến xuất khẩu.

4. Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

4.1. Tổ chức không gian đô thị

- Xây dựng thành phố Thanh Hoá trở thành một đô thị xanh, văn minh, hiện đại, trên nền tảng phát triển bền vững. Gắn quy hoạch xây dựng thành phố với phát triển không gian của vùng kinh tế - xã hội BắcTrung Bộ và trong cả nước.

- Tạo ra các không gian đô thị hiện đại, giữ được bản sắc dân tộc, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

Đất xây dựng đô thị: Dự kiến đến năm 2020, đất xây dựng đô thị bình quân 125-130 m2/người (bao gồm các loại đất ở, đất công trình công cộng như đường sá, công viên…), trong đó dân dụng bình quân từ 50-70 m2/người; đất cây xanh trong khu dân dụng bình quân 8 m2/người; đất công trình công cộng 4-6 m2/người; đất giao thông (động và tĩnh) từ 30-40 m2/người. Ngoài ra, còn hình thành các đô thị vệ tinh, tổng nhu cầu đất đô thị khoảng 70.000 ha.

4.2. Phát triển nông thôn

- Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020 có 65-70% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và trong giai đoạn đến năm 2030 có 100% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới).

- Xây dựng nông thôn Thanh Hoá có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp - xây dựng, dịch vụ đô thị. Đảm bảo nông thôn phát triển ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường được bảo vệ.

- Tích cực triển khai công tác quy hoạch xây dựng cho khu vực nông thôn (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp…) và triển khai thực hiện các quy hoạch.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng các dịch vụ (phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân cư nông thôn) và tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

- Chú trọng công tác khuyến nông, khuyến ngư; xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển kinh tế trang trại. Đầu tư nâng cấp các công trình đê điều, thủy lợi để đảm bảo phát triển sản xuất, vừa đảm bảo an toàn trong phòng chống thiên tai.

- Phát triển các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp làng nghề. Đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến rau quả…

- Phát triển dịch vụ nông thôn, làng nghề, TTCN để tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Mở rộng hệ thống thương mại, dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, tổ chức hoạt động có hiệu quả các chợ đầu mối, sắp xếp hệ thống chợ nông thôn, khôi phục và mở rộng các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch làng nghề.

- Chú trọng đầu tư cho mạng lưới giao thông, các công trình cấp điện, cấp nước nông thôn, mạng lưới trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, điểm phục vụ bưu chính - viễn thông… Cải thiện tường bước nhà ở khu vực nông thôn. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc xây dựng ở nông thôn cho phù hợp với quá trình đô thị hóa và đảm bảo giữ gìn bản sắc dân tộc. Có chính sách đào tạo, chuyển đổi nghề và hỗ trợ cao hơn cho người dân không còn đất sản xuất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa.

- Xây dựng nếp sống văn hóa ở khu vực nông thôn. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa. Gắn việc tôn tạo, nâng cấp các khu di tích lịch sử, văn hóa và tổ chức các lễ hội với việc phát triển du lịch. Nâng cao tính tự quản, chất lượng, hiệu quả cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa ở khu vực nông thôn.

5. Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo dự báo, đến năm 2020, dân số trong độ tuổi lao động của Thanh Hóa sẽ là 2.420 ngàn người, tăng 350 ngàn người so với năm 2010, trong đó khoảng 78 - 80% dân số trong độ tuổi có nhu cầu việc làm. Như vậy, từ nay đến năm 2020 tỉnh cần giải quyết việc làm cho khoảng trên 300 ngàn người.

Với số lao động tăng thêm trên, cùng với số lao động dôi dư trong quá trình đổi mới xắp xếp lại các doanh nghiệp và số lao động chưa có việc làm ổn định hiện nay, mỗi năm tỉnh Thanh Hóa cần giải quyết việc làm mới cho khoảng hơn 4 vạn lao động.

Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ, cần tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông nghiệp - nông thôn, mở mang thêm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ sản xuất để tạo thêm việc làm mới ở khu vực nông thôn. Phát triển và nhân rộng các mô hình tạo việc làm, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang trại, làng nghề; xây dựng các vùng chuyên canh. Đầu tư phát triển trung tâm giới thiệu việc làm và tăng cường các hoạt động giao dịch việc làm trên thị trường. Trước mắt tập trung đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao trình độ cho người lao động đáp ứng kịp thời yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân bố lại lao động giữa các vùng. Phát triển mạng lưới đào tạo nghề cho người lao động, mở rộng ngành nghề đào tạo tại các trường dạy nghề, nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo nghề để có điều kiện tham gia vào thị trường lao động. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và xuất khẩu lao động, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang Trung Đông và một số thị trường Châu Mỹ. Cố gắng hàng năm giải quyết việc làm mới cho trên 4 vạn lao động; đến năm 2020, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 3%, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 90%.

Lồng ghép có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo với các chương trình, dự án khác trên địa bàn. Kết hợp tốt việc huy động các nguồn lực tại chỗ với việc thu hút các nguồn hỗ trợ của Nhà nước (Chương trình 135, 134, 253,...), của các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội, các tỉnh bạn và các cá nhân... trong việc xoá đói, giảm nghèo. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm 3-5%. Có cơ chế, chính sách khuyến khích hộ, xã thoát nghèo, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tính tự lực của các hộ để phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

Tăng cường giáo dục nâng cao dân trí, nhận thức của đồng bào nhân dân các dân tộc về sản xuất hàng hoá làm thay đổi căn bản ý nghĩ về tự túc tự cấp của nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ và khuyến khích các hộ nghèo tự vươn lên để thoát nghèo. Khơi dậy phong trào thi đua sản xuất giỏi và làm giàu chính đáng trong mọi tầng lớp dân cư. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho các đối tượng bảo hiểm xã hội, những người có công với cách mạng và các đối tượng xã hội khác.

Về An sinh xã hội: Phát triển các hoạt động an sinh xã hội như đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công với nước, chăm lo đào tạo dạy nghề, tạo việc làm cho con em gia đình chính sách, hỗ trợ người nghèo khó trong xã hội.

Đẩy mạnh công tác phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng xã, phường lành mạnh, xây dựng đời sống văn hóa mới.


Каталог: vi-vn -> TaiLieu
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> Ban quản lý DỰ Án thủy lợi thanh hoá KẾ hoạch quản lý MÔi trưỜng (emp) tiểu dự ÁN: SỬa chữA, NÂng cấp hệ thống thủy lợi nam sông mã TỈnh thanh hóA
TaiLieu -> Quyết định số 1421/QĐ-ubnd ngày 16 tháng 11 năm 2007 V/v quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm cn ttcn huyện, thị xã và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh thanh hoá Số: 769/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương