ĐẶt vấN ĐỀ I. TÍNh cấp thiết của dự ÁN


II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT



tải về 2.62 Mb.
trang15/20
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.62 Mb.
#30055
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Tổng hợp, dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch

Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, thực trạng phát triển của các ngành kinh tế - xã hội, hiện trạng và xu hướng biến động sử dụng đất; căn cứ vào các mục tiêu, định hướng phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; trên cơ sở các dự báo, tính toán về nhu cầu, định hướng sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực và tiềm năng đất đai có thể đáp ứng (về số lượng, chất lượng) trên các địa bàn cụ thể… Phương án quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 của tỉnh được xây dựng nhằm đáp ứng các nhu cầu về đất đai (đảm bảo sử dụng tiết kiệm, khoa học, hợp lí và có hiệu quả) cho hiện tại và tương lai để phát triển các ngành kinh tế (với biện pháp ưu tiên phát triển các ngành, các lĩnh vực mũi nhọn, có ưu thế); là cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm; phục vụ cho công tác thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh, đáp ứng được các mục tiêu kinh tế - xã hội (đạt hiệu quả đồng bộ cả 3 lợi ích: kinh tế, xã hội và môi trường). Phương án quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 của tỉnh được xây dựng với tinh thần luôn bám sát và xuyên suốt vấn đề này theo phương châm đón đầu, chuẩn bị sẵn việc đáp ứng các nhu cầu về đất đai khi cần thiết.

Với các cơ sở và mục tiêu nêu trên, phương án quy hoạch và phân bố sử dụng đất đai cụ thể cho từng mục đích sử dụng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 được xây dựng như sau:

Đất xây dựng đô thị: Dự kiến đến năm 2020, đất xây dựng đô thị bình quân 125 m2/người (bao gồm các loại đất ở, đất công trình công cộng như đường sá, công viên…), Như vậy, tổng nhu cầu đất xây dựng đô thị đến 2020 tăng thêm khoảng 70.000 ha.

Nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, an ninh với tổng diện tích đến năm 2020 khoảng 9.000 ha.

Phát triển một số ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ cao. Đến năm 2020 tổng nhu cầu đất cho mục đích công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khoảng 7.000 ha.

Xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại: Phát triển mạng lưới giao thông (xây dựng đường cao tốc, nâng cấp các đường vành đai, hệ thống cầu, các tuyến đường nối đô thị trung tâm - đô thị vệ tinh…); hệ thống vận tải công cộng… Tiếp tục phát triển hệ thống cấp phát nước và xử lý rác thải, mạng lưới vườn hoa, cây xanh và các công trình bảo vệ môi trường. Cải tạo, phát triển mạng lưới điện, bưu chính - viễn thông. Nghiên cứu và hình thành các công trình văn hoá lớn, tiêu biểu: Nâng cấp, xây dựng, tôn tạo các khu di tích văn hoá - lịch sử có quy mô lớn, tiêu biểu cho văn hoá tỉnh nhà. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. Do đó, đến năm 2020 tổng nhu cầu cho phát triển hạ tầng khoảng 70.000 ha.

Phát triển nền nông nghiệp đô thị sinh thái và nông thôn mới: Phát triển nền nông nghiệp theo hướng phát triển nền nông nghiệp đô thị sinh thái gắn liền với dịch vụ, du lịch, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, an toàn thực phẩm và có khả năng cạnh tranh cao, hài hoà và bền vững với môi trường. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết với khu vực đô thị; giàu bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường sinh thái được bảo vệ. Đến năm 2020, quỹ đất nông nghiệp của tỉnh cần khoảng gần 200.000 ha.

Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, dịch vụ văn hóa - giải trí - thể thao, phát triển du lịch mua sắm, du lịch sự kiện. Tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch, hệ thống các làng nghề truyền thống. Đa dạng hóa các hình thức du lịch để kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch khi đến Thanh Hoá.

Bảo vệ diện tích đất ở các khu bảo tồn thiên nhiên hiện có, tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và công tác quản lý bảo vệ.

Phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, sản phẩm du lịch: Xây dựng các khu du lịch văn hóa lịch sử: … Nhu cầu sử dụng đất cần tăng thêm khoảng 1.000 ha.

2. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho các nhu cầu sử dụng đất

Từ nay đến 2020 tỉnh sẽ tập trung mọi nguồn lực đầu tư khai thác quỹ đất chưa sử dụng cũng như chuyển đổi, điều chỉnh những bất hợp lý trong quỹ đất đang sử dụng cho các mục đích, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, cải tạo, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH ổn định, bền vững của xã hội trong tương lai.

Việc khai thác quỹ đất trong kỳ quy hoạch đã tận dụng triệt để, tối đa, sử dụng đất tiết kiệm đúng mục đích, đủ nhu cầu, có hiệu quả và bền vững. Đối với sản xuất nông nghiệp cần cải tạo hệ thống thuỷ lợi (nạo vét kênh rạch) đảm bảo được yêu cầu tưới tiêu, thâm canh tăng vụ và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, đã có những cải tạo, chuyển đổi bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng: Một số đất chuyên trồng lúa nước không đem lại hiệu quả kinh tế cao sẽ được chuyển đổi sang trồng cây lâu năm và hình thành các vườn cây ăn quả và chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiềm năng về vốn và lao động. Việc khai thác sử dụng đất đai được gắn liền với bảo vệ môi trường.

Với đất khu dân cư và đất ở nông thôn đã bố trí hợp lý, phù hợp với phong tục tập quán sinh hoạt, thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và các vấn đề xã hội khác. Các cơ sở hạ tầng công cộng, các công trình văn hoá phúc lợi được bố trí ở những khu tập trung dân cư nhằm nâng cao dân trí, thúc đẩy các hoạt động sinh hoạt cộng đồng và các hoạt động xã hội khác, góp phần tạo đà cho phát triển các ngành dịch vụ.

Đối với đất khu, cụm công nghiệp sẽ tận dụng quỹ đất nông nghiệp hiện có để phát triển.

3. Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng

3.1. Diện tích các loại đất đã được cấp trên phân bổ

3.1.1. Đất nông nghiệp

Đến năm 2020 đất nông nghiệp của toàn tỉnh do cấp quốc gia phân bổ là 863.555,00 ha.

Trong kỳ quy hoạch diện tích đất nông nghiệp giảm để chuyển sang mục đích phi nông nghiệp là 18.813,21 ha. Trong đó:

Chuyển sang đất ở nông thôn 2.064,28 ha;

Chuyển sang đất ở đô thị 1.138,61 ha;

Chuyển sang đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 150,79 ha;

Chuyển sang đất quốc phòng 14,86 ha;

Chuyển sang mục đích an ninh 374,98 ha;

Chuyển sang đất khu, cụm công nghiệp 5.920,46 ha;

Chuyển sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh 639,33 ha;

Chuyển sang đất cho hoạt động khoáng sản 606,91 ha;

Chuyển để sản xuất vật liệu xây dựng 440,56 ha;

Chuyển sang đất phát triển hạ tầng 7.096,53 ha;

Chuyển sang sử dụng vào mục đích di tích, danh thắng 94,33 ha;

Làm bãi đổ rác, khu xử lý chất thải 69,34 ha;

Chuyển sang mục đích tôn giáo, tín ngưỡng 3,15 ha;

Chuyển sang sử dụng vào mục đích làm nghĩa trang, nghĩa địa 219,86 ha;

Giai đoạn 2011-2020 diện tích đất nông nghiệp còn chu chuyển nội bộ trong nhóm đất đất nông nghiệp, cụ thể:

Chuyển 4.933,69 ha đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm;

Chuyển 63,32 ha đất lúa nước sang đất trồng cây lâu năm;

Chuyển 157,00 ha đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản;

Chuyển 381,40 ha đất trồng lúa sang đất nông nghiệp khác;

Chuyển 9.823,53 ha đất trồng cây hàng năm khác sang đất chuyên trồng lúa nước;

Chuyển 654,00 ha đất hàng năm khác sang đất trồng cây lâu năm;

Chuyển 2.015,87 ha đất hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản;

Chuyển 300,00 ha đất rừng sản xuất sang đất trồng cây hàng năm khác.

Chuyển 499,00 ha đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2011-2020, diện tích đất nông nghiệp còn tăng thêm 21.544,01 ha do cải tạo từ đất chưa sử dụng sang để phát triển đất sản xuất nông - lâm nghiệp.

Như vậy đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp là 863.555,00 ha, tăng 2.710,02 ha so với năm 2010.

Việc thực hiện chỉ tiêu đối với các loại đất thuộc đất nông nghiệp được phân tích chi tiết dưới đây:

a. Đất trồng lúa

Xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô lớn. Nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản, hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng, nhân rộng các mô hình khu nông nghiệp công nghệ cao có hiệu quả.

Sản xuất cây lương thực: Xây dựng các vùng chuyên canh lúa có năng suất, chất lượng cao ở những nơi thuận lợi tưới, tiêu; bố trí gọn vùng để thuận cho việc thực hiện cơ giới hóa các khâu canh tác, thu hoạch và ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới.

Phát triển, mở rộng các vùng sản xuất lúa giống, lúa đặc sản (nếp cái hoa vàng…), đưa nhanh các tiến bộ về công nghiệp và giống mới vào sản xuất.

Hiện trạng đất trồng lúa năm 2010 là 146.654,53 ha, đến năm 2020 diện tích đất trồng lúa của tỉnh được cấp Quốc gia phân bổ là 138.700 ha.

Giai đoạn 2011-2020 diện tích đất lúa nước giảm 7.954,03 ha để chuyển sang các mục đích nông nghiệp khác. Trong đó:

- Giảm 4.933,69 ha để chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác;

- Giảm 63,32 ha để chuyển sang cây lâu năm;

- Giảm 157,00 ha để chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản;

- Giảm 381,40 ha để chuyển sang đất nông nghiệp khác;

Đất trồng lúa giảm 12.262,93 ha để chuyển sang đất phi nông nghiệp, gồm:

- Sang đất ở 2.664,49 ha;

- Sang đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 109,14 ha; đất quốc phòng 7,40 ha, đất an ninh 83,44 ha; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp 4.923,57 ha; đất phát triển hạ tầng 4.309,51ha;

- Chuyển sang sử dụng vào mục đích di tích, danh thắng 75,78 ha;

- Chuyển sang đất nghĩa trang, nghĩa địa 86,45 ha;

- Chuyển sang mục đích tôn giáo, tín ngưỡng 3,15 ha;

Đồng thời, giai đoạn này đất trồng lúa cũng được tăng 12.331,33 ha do sử dụng đất trồng cây hàng năm không tưới nay được tưới nay được tưới 9.823,53 ha; Đất thống kê vào diện tích cá - lúa được thống kê thành đất lúa 2.507,80 ha.

Như vậy, đến năm 2020 diện tích đất trồng lúa là 138.700,00 ha, trong đó đất chuyên trồng lúa nước là 130.000,00 ha.

Trong đó, sẽ dành quỹ đất sản xuất lúa chất lượng cao quy mô 50.000 ha, tập trung ở các huyện: Triệu Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hoá, Nông Cống, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hoá, Thọ Xuân , Đông Sơn. Căn cứ vào điều kiện cơ sở hạ tầng, khả năng tích tụ ruộng đất sẽ phân bổ cho từng huyện. Trong đó, tập trung vào các huyện Nông Cống (dự kiến 8.000 ha); Triệu Sơn (7.000 ha); Các huyện còn lại mỗi huyện 4000-5000 ha.


Bảng 20. Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020

Đơn vị tính: ha



STT

Chỉ tiêu



Hiện trạng 2010

Diện tích Quốc gia phân bổ

Quy hoạch đến 2020

Diện tích cấp tỉnh xác định

Tổng số

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

 

 

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

 

1113193,81

100,00

 

1113193,81

1.113.193,81

100,00

1

1

ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NNP

860843,93

77,33

863.555,00

 

863.555,00

77,57

2

1.1

Đất trồng lúa

LUA

146654,53

13,17

138.700,00

 

138.700,00

12,46

3

 

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

125942,75

11,31

130.000,00

 

130.000,00

11,68

4

1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

38598,90

3,47

 

39.493,61

39.493,61

3,55

5

1.3

* Đất rừng sản xuất

RSX

337432,06

30,31

361.753,00

 

361.753,00

32,50

6

1.4

* Đất rừng phòng hộ

RPH

180630,92

16,23

180.727,00

 

180.727,00

16,23

7

1.5

* Đất rừng đặc dụng

RDD

81999,18

7,37

81.500,00

 

81.500,00

7,32

8

1.6

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

11993,04

1,08

14.028,00

 

14.027,91

1,26

9

1.7

Đất làm muối

LMU

326,35

0,03

290,00

 

290,00

0,03

 

 

Đất nông nghiệp còn lại

 

63208,95

5,68

 

47.063,39

47.063,39

4,23

10

2

NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

PNN

163458,86

14,68

182.661,00

 

182.661,00

16,41

11

2.1

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS

797,93

0,07

 

970,89

970,89

0,09

12

2.2

- Đất quốc phòng

CQP

4949,64

0,44

4.965,00

 

4.965,00

0,45

13

2.3

- Đất quốc an ninh

CAN

3791,27

0,34

4.168,00

 

4.168,00

0,37

14

2.4

Đất khu công nghiệp

SKK

1076,43

0,10

5.104,00

 

5.104,00

0,46







Đất cụm công nghiệp

SKK










2.304,80

2.304,80

0,21

15

2.5

- Đất cho hoạt động khoáng sản

SKS

2557,63

0,23

 

3.096,33

3.096,33

0,28

16

2.6

- Đất di tích, danh lam thắng cảnh

DDT

420,78

0,04

400,00

 

400,00

0,04

17

2.7

- Đất bãi thải, xử lý chất thải (trong đó có đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại)

DRA

162,15

0,01

240,00

 

240,00

0,02

18

2.8

Đất tôn giáo, tín ng­ỡng

TTN

158,55

0,01

 

165,95

165,95

0,01

19

2.9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

5452,78

0,49

 

5.658,29

5.658,29

0,51

20

2.10

Đất phát triển hạ tầng

DHT

54189,29

4,87

63.300,00

 

63.300,00

5,69

21

 

+ Đất cơ sở văn hóa

DVH

655,03

0,06

689,00

 

689,00

0,06

22

 

+ Đất cơ sở y tế

DYT

259,31

0,02

292,00

 

292,00

0,03

23

 

+ Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

DGD

1771,71

0,16

2.558,00

 

2.558,00

0,23

24

 

+ Đất cơ sở thể dục - thể thao

DTT

868,57

0,08

2.050,00

 

2.050,00

0,18

 

 

+ Đất phát triển hạ tầng còn lại

 

50634,67

4,55

 

57.711,00

57.711,00

5,18

25

2.11

- Đất ở tại đô thị

ODT

2148,34

0,19

3.305,00

 

3.305,00

0,30

 

 

Đất phi nông nghiệp còn lại

 

87754,07

7,88

 

91.287,44

91.287,44

8,20

26

3

NHÓM ĐẤT CHƯ­A SỬ DỤNG

CSD

88891,53

7,99

66.978,00

 

66.978,00

6,02

27

3.1

Đất ch­ưa sử dụng còn lại

 

88891,53

7,99

66.978,00

 

66.978,00

6,02

28

3.2

Diện tích đ­ưa vào sử dụng

 

-

-

21.914,00

 

21.914,00

1,97

29

4

ĐẤT ĐÔ THỊ

DTD

18407,70

1,65

 

68.307,18

68.307,18

6,14

30

5

ĐẤT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

DBT

81999,18

7,37

 

86.630,59

86.630,59

7,78

31

6

ĐẤT KHU DU LỊCH

DDL

-

-

 

6.688,05

6.688,05

0,60

(Phân đến cấp huyện ở biểu 02/CT ở phần phụ lục)

b. Đất rừng phòng hộ

Diện tích dất rừng phòng hộ năm 2010 của tỉnh là 180.630,92 ha. Đến năm 2020 diện tích đất rừng phòng hộ của tỉnh được cấp Quốc gia phân bổ là 180.727,00 ha tăng 96,08 ha so với năm 2010.

Nguyên nhân: Trong kỳ quy hoạch diện tích đất rừng phòng hộ giảm 199,25 ha để chuyển sang các mục đích đất phát triển cơ sở hạ tầng và tăng 295,33 ha do chuyển từ đất rừng đặc dụng sang rừng phòng hộ.

c. Đất rừng đặc dụng

Diện tích dất rừng đặc dụng năm 2010 của tỉnh là 81.999,18 ha. Đến năm 2020 diện tích đất rừng đặc dụng của tỉnh được cấp Quốc gia phân bổ là 81.500 ha giảm 499,18 ha so với năm 2010.

Trong kỳ quy hoạch diện tích đất rừng đặc dụng giảm 525,33 ha để chuyển sang các mục đích: Giao thông 20,00 ha; Đất rừng phòng hộ 295,33 ha; Đất rừng sản xuất 210,00 ha.

Đồng thời đất rừng đặc dụng cũng tăng 26,15 ha từ đất chưa sử dụng.

d. Đất rừng sản xuất

Diện tích dất rừng sản xuất năm 2010 của tỉnh là 337.432,06 ha. Đến năm 2020 diện tích đất rừng sản xuất của tỉnh được cấp Quốc gia phân bổ là 361.753,00 ha tăng 24.320,94 ha so với năm 2010.

Trong kỳ quy hoạch diện tích đất rừng sản xuất giảm 4.724,65 ha để chuyển sang các mục đích:

Đất phát triển hạ tầng 2.119,22 ha;

Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 1.387,60 ha;

Đất an ninh 109,00 ha;

Đất quốc phòng 5,55 ha;

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 13,44 ha;

Đất ở 189,33 ha;

Đồng thời đất rừng sản xuất cũng tăng 29.045,59 ha. Được lấy từ đất chưa sử dụng 21.180,20 ha; Đất rừng đặc dụng 210,00 ha; Đất trồng cây hàng năm 7.655,39 ha.

e. Đất làm muối

Diện tích đất làm muối năm 2010 của tỉnh là 326,35 ha. Đến năm 2020, diện tích đất làm muối của tỉnh được cấp Quốc gia phân bổ là 290,00 ha. Diện tích đất làm muối đến năm 2020 giảm 36,35 ha để chuyển sang đất thổ cư.

f. Đất nuôi trồng thủy sản

Đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung cấp Quốc gia phân bổ là 14.028 ha tăng 2.034,87 ha so với năm 2010.

Trong kỳ quy hoạch diện tích này tăng 2.259,87 ha do lấy vào đất bằng chưa sử dụng 87,00 ha, đất trồng lúa 157,00 ha, đất trồng cây hàng năm còn lại 2.015,87 ha; bị giảm 225,00 ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp, trong đó:

- Chuyển sang đất ở 6,64 ha;

- Chuyển sang đất trụ sở cơ quan 0,22 ha;

- Chuyển sang đất cụm và khu công nghiệp 50,00 ha;

- Chuyển sang đất phát triển hạ tầng 157,87 ha;

- Chuyển sang đất xử lý chất thải 0,27 ha.

Hình thành các vùng nuôi thuỷ sản tập trung theo các hình thức nuôi thâm canh, nuôi bán thâm canh, nuôi thuỷ sản - cấy lúa, nuôi xen ghép trong đó nuôi thuỷ sản thâm canh và bán thâm canh chiếm 50% diện tích.

Đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng. Ưu tiên nghiên cứu, sản xuất, di nhập và nuôi trồng các đối tượng có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu lớn. Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ: ổn định quy mô diện tích nuôi nước lợ toàn tỉnh ở mức 6.000 ha.

Hình thành các vùng nuôi trồng có đủ tiêu chuẩn theo quy định vùng nuôi tôm an toàn hiệu quả bền vững. Áp dụng các tiến bộ và công nghệ sinh học đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

3.1.2. Đất phi nông nghiệp

Đến năm 2020 đất phi nông nghiệp của toàn tỉnh do cấp Quốc gia phân bổ là 182.661 ha, tăng 19.203,60 ha so với năm 2010. Trong đó:

a. Đất quốc phòng

Diện tích đất quốc phòng năm 2010 là 4.949,64 ha. Đến năm 2020 quỹ đất quốc phòng cấp Quốc gia phân bổ là 4.965ha.

Trong kỳ quy hoạch diện tích đất quốc phòng tăng 15,36 ha, được sử dụng từ đất nông nghiệp 14,86 ha (trong đó đất trồng lúa 7,40 ha, cây hàng năm khác 1,91 ha, đất lâm nghiệp 5,55 ha), đất chưa sử dụng 0,50 ha.

b. Đất an ninh

Đất an ninh năm 2010 là 3.971,27 ha. Cấp quốc gia phân bổ đến năm 2020 là 4.168,00 ha tăng 376,73 ha, được lấy từ đất nông nghiệp 374,98 ha trong đó từ đất lúa 83,44 ha, đất cây hàng năm khác 182,54 ha, đất rừng 109,00 ha, từ đất chưa sử dụng 1,70 ha.

c. Đất khu công nghiệp

Đất khu công nghiệp năm 2010 là 1.076,43 ha. Cấp quốc gia phân bổ đến năm 2020 là 5.104 ha.

Trong kỳ quy hoạch quy đất dành cho phát triển công nghiệp tăng 4.027,56 ha được sử dụng từ 3.417,13 ha đất nông nghiệp (Trong đó đất trồng lúa 2.319,16 ha, đất cây hàng năm khác 661,06 ha, đất trồng cây lâu năm 274,22 ha, đất lâm nghiệp 162,69 ha), đất ở 346,51 ha, đất phát triển hạ tầng 0,22 ha.

Dự kiến từ nay đến năm 2020 sẽ hình thành và phát triển các KCN sau:

* KCN Lễ Môn. Diện tích là 87,6 ha. Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong KCN. Xúc tiến đầu tư, đẩy nhanh tiến độ lấp đầy khu công nghiệp với các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp có hàm lượng khoa học cao.

* KCN Bỉm Sơn. Diện tích 520 ha, tập trung xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng KCN, đẩy mạnh thu hút đầu tư. Các ngành công nghiệp dự kiến thu hút vào KCN gồm: công nghiệp cơ khí, công nghiệp xi măng, công nghiệp VLXD, công nghiệp dệt may, da giầy, thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng khác. Giai đoạn 2011- 2020 tiếp tục mở rộng quy mô KCN về phía Tây (Hà Long, Hà Trung) lên 1000 ha và nâng tỷ lệ lấp đầy KCN lên trên 80%.

* KCN Lam Sơn. Phấn đấu nhanh chóng hoàn thành quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN; Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, Giai đoạn năm 2010-2020 mở rộng KCN lên 320 ha. Ngoài các cơ sở công nghiệp hiện có dự kiến sẽ thu hút các ngành công nghiệp khác như: công nghiệp VLXD, cơ khí, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hàng tiêu dùng…

* KCN Hoàng Long. Diện tích 400 ha (gồm cả diện tích đã được phê duyệt)

* KCN Ngọc Lặc. Diện tích 150 ha

* KCN Bãi Trành. Diện tích 194 ha

* KCN Thạch Quảng. Diện tích 265 ha

* KCN Đình Hương: Diện tích 28 ha, sắp tới sẽ mở rộng lên 330 ha trên cơ sở sát nhập KCN Đình Hương và cụm công nghiệp Tây Bắc ga. Giai đoạn 2010-2020 sát nhập 2 khu, cụm công nghiệp trên, đồng thời đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN và xúc tiến kêu gọi đầu tư, nâng tỷ lệ lấp đầy KCN lên trên 70% vào năm 2020.

* Các KCN Nghi Sơn: Tại Khu kinh tế Nghi Sơn sẽ hình thành và phát triển một số khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.500 ha, gồm:

- Khu Liên hợp lọc hoá dầu: bố trí tại các xã Mai Lâm, Hải Tiến, Hải Hà, Hải Thượng với tổng diện tích > 1.000 ha.

- Trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn (khoảng 350 ha): bố trí tại xã Hải Hà và Hải Thượng.

- Khu nhà máy xi măng Nghi Sơn (gần 200 ha): tại xã Hải Thượng, xây dựng dây chuyền 2 nâng công suất của nhà máy lên 4,3 tr.T./năm.

- KCN Nghi Sơn 1 (150 ha): tại xã Mai Lâm (Nam tỉnh lộ 513) với diện tích 150 ha. Dự kiến bố trí các nhà máy sản xuất gạch, bê tông tươi, bê tông đúc sẵn, sản xuất các thiết bị điện lạnh, chế biến gỗ xuất khẩu...

- KCN Nghi Sơn 2 (150 ha): tại xã Hải Thượng (phía Tây nhà máy xi măng Nghi Sơn); thu hút các ngành công nghiệp nặng như sản xuất thép; cơ khí sửa chữa và lắp ráp các thiết bị nặng, các thiết bị nâng dỡ; lắp ráp xe cơ giới và các phương tiện vận tải nặng; lắp ráp, chế tạo máy móc, thiết bị xây dựng, các thiết bị xi măng...

- KCN Nghi Sơn 3 (150 ha): tại xã Tân Trường (phía Tây quốc lộ 1A và dọc theo đường Nghi Sơn - Bãi Trành), chủ yếu thu hút các ngành sản xuất hàng tiêu dùng như may mặc, da giầy xuất khẩu, sản xuất các thiết bị lạnh, thiết bị điện tử, chế biến thủy sản, sản xuất bánh kẹo, chế biến hoa quả hộp, nước giải khát...

* KCN Tây Nam Thanh Hóa: dự kiến bố trí tại xã Thanh Kỳ, trên tuyến đường ngang Bãi Trành - Nghi Sơn với diện tích 1.000 ha. Các dự án dự kiến thu hút vào KCN gồm công nghiệp chế biến nông lâm sản, khoáng sản và sản xuất VLXD… Đây sẽ là KCN có vai trò hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp và đô thị của vùng Tây Nam tỉnh.

d. Đất có di tích danh thắng

Cấp quốc gia phân bổ đất có di tích danh thắng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 400 ha, giảm 20,78 ha so với hiện trạng do xác định lại loại đất đưa vào đất cây xanh đô thị.

e. Đất bãi thải, xử lý chất thải.

Cấp Quốc gia phân bổ trên địa bàn tỉnh là 240 ha, tăng 77,85 ha so với năm 2010.

Các huyện thị phối hợp với các Sở, ngành nghiên cứu, bố trí địa điểm xây dựng các khu, nhà máy xử lý rác thải tại chỗ, quy mô nhỏ, tránh tình trạng vận chuyển rác thải từ địa phương này sang địa phương khác. Riêng KKT Nghi Sơn đưa vào sử dụng 50 ha.

Để đáp ứng nhu cầu đó, giai đoạn 2011- 2020 quỹ đất này tăng 77,85 ha, được sử dụng từ đất nông nghiệp 69,34 ha. Trong đó đất lâm nghiệp 69,07 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 0,27 ha.

Đến năm 2020, đất xử lý chất thải là 240,00 ha, tăng 77,85 ha so với năm 2010.

f. Đất phát triển hạ tầng

Diện tích đất phát triển hạ tầng năm 2010 là 54.189,29 ha. Cấp quốc gia phân bổ cho tỉnh đến năm 2020 là 63.300 ha, tăng 9.110,71 ha so với năm 2010. Trong đó:

- Đất cơ sở văn hóa

Diện tích đất cơ sở văn hóa năm 2010 là 655,03 ha, cấp quốc gia phân bổ cho tỉnh đến năm 2020 là 689 ha. Trong kỳ quy hoạch quỹ đất này tăng 123,54 ha được sử dụng từ đất nông nghiệp 109,04 ha (Đất trồng lúa 62,50 ha; đất cây hàng năm khác 30,49 ha; đất nuôi trồng thủy sản 3,00); đất rừng sản xuất 13,05 ha, đất ở 3,00 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,50 ha; đất chưa sử dụng 11,00 ha.

Trong kỳ quy hoạch quỹ đất này cũng giảm 89,57 ha để chuyển sang đất cơ sở hạ tầng.

- Đất cơ sở y tế

Cấp quốc gia phân bổ đất y tế trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 292 ha, tăng 32,69 ha so với năm 2010.

Do trong thời quy đất này tăng 40,25 ha được sử dụng từ đất sản xuất nông nghiệp 31,65 ha (trong đó đất trồng lúa 25,81 ha, đất cây hàng năm khác 5,69 ha, đất trồng cây lâu năm 0,15 ha); đất rừng sản xuất 2,00 ha, đất chưa sử dụng 6,60 ha.

Đồng thời, trong kỳ quy hoạch quỹ đất này giảm 7,56 ha do chuyển sang đất ở 7,54 ha và đất khu công nghiệp 0,02 ha.

- Đất giáo dục đào tạo.

Diện tích năm 2010 là 1.771,71 ha. Cấp quốc gia phân bổ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 2.558 ha.

Trong kỳ quy hoạch quỹ đất này tăng 787,69 ha, được sử dụng chủ yếu từ đất nông nghiệp 723,64 ha (trong đó đất lúa nước 451,02 ha, đất cây hàng năm khác 40,87 ha, đất trồng cây lâu năm 10,00 ha), đất rừng sản xuất 175,93 ha, đất nuôi trồng thủy sản 45,82 ha, đất ở 50,74 ha, đất trụ sở cơ quan 8,00 ha, đất chưa sử dụng 5,31 ha.

Đất giáo dục cũng giảm 1,40 ha do chuyển sang đất công nghiệp.

Đến năm 2020 đất giáo dục có 2.558,00 ha. Tăng 786,29 ha so với năm 2010.

- Đất thể dục thể thao

Cấp quốc gia phân bổ đất thể thao trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 2.050 ha, tăng 1.181,43 ha so với năm 2010.

Trong kỳ quy hoạch quỹ đất này tăng 1.227,97 ha, được sử dụng từ đất nông nghiệp 1.170,33 ha (trong đó đất lúa nước 465,50 ha, đất trồng cây lâu năm 5,30 ha), đất nuôi trồng thủy sản 58,10 ha, đất nông nghiệp khác 5,00 ha, đất lâm nghiệp 636,43 ha, đất phi nông nghiệp 42,64 ha (đất hoạt động khoáng sản).

g- Đất ở tại đô thị

Tạo ra các không gian đô thị hiện đại, giữ được bản sắc dân tộc, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Quy mô dân số toàn tỉnh dự báo đến năm 2020 khoảng hơn 4 triệu dân. Phân bố dân cư: Dân số đô thị khoảng 1.44 triệu người, dân số nông thôn khoảng 2,7 triệu người.

Dự kiến đến năm 2020, đất xây dựng đô thị bình quân 125-130 m2/người (bao gồm các loại đất ở, đất công trình công cộng như đường sá, công viên…), trong đó dân dụng bình quân từ 50 m2/người; đất cây xanh trong khu dân dụng bình quân 8 m2/người; đất công trình công cộng 4-6 m2/người; đất giao thông (động và tĩnh) từ 30-40 m2/người. Như vậy, tổng nhu cầu đất xây dựng đô thị đến 2020 khoảng 50 -70.000 ha, năm 2030 khoảng 80.000 ha.

Định hướng chọn đất phát triển đô thị chủ yếu theo chiều sâu trên cơ sở sử dụng tối đa số đất hiện có chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả trong đô thị, từng bước mở rộng đô thị ra vùng ven đô, ngoài ra tuỳ tình hình điều kiện cụ thể để phát triển thêm các đô thị mới ở các địa bàn thích hợp, từng bước đô thị hoá nông thôn. Chú trọng dành quỹ đất trong khu đô thị để xây dựng các công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng.

Phát triển đô thị phải phù hợp với phân bổ lực lượng sản xuất, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của đất nước, đồng thời phát triển phải có trọng tâm trọng điểm. Đến năm 2020 nâng tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt trên 36%, phấn đấu bằng tỷ lệ đô thị hoá của cả nước vào năm 2025.

Tổ chức không gian đô thị Thanh Hoá theo mô hình chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm hạt nhân và các đô thị trực thuộc (với 3 đô thị vệ tinh và 70 thị trấn khác). Trước mắt tập trung cho 5 cụm đô thị động lực để tạo đà phát triển chung gồm Thành phố Thanh Hoá-Sầm Sơn; Bỉm Sơn; Lam Sơn-Sao Vàng, Khu KT Nghi Sơn, khu đô thị phía tây Thanh Hoá ở Ngọc Lặc

Đô thị trung tâm hạt nhân:

Thành phố Thanh Hoá là đô thị trung tâm bố trí trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh và thành phố; trụ sở các cơ quan ban ngành, các cơ sở ngoại thương, giao dịch, dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm ; các trường đại học cao đẳng, các trụ sở chính của các công ty, các doanh nghiệp lớn, các cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao với quy mô phù hợp.

Đến năm 2020 toàn tỉnh có 1 đô thị lọai I (TP.Thanh Hoá), 2 đô thị loại II (Bỉm sơn, Nghi Sơn), 3 đô thị loại III (Sầm Sơn, Lam Sơn, Ngọc Lặc), 15 đô thị lọai IV (Rừng Thông, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Hà Trung, Diêm Phố, Bút Sơn, Nông Cống, Vạn Hà, Quán Lào, Tĩnh Gia, Thường Xuân, Vân Du, Thạch Thành, Bãi Trành, Đồng Tâm) và trên 50 đô thị loại V.

Hướng mở rộng, phát triển đô thị trung tâm:

Hướng ưu tiên là phát triển về phía Tây thuộc địa bàn huyện Đông Sơn; phát triển về phía Bắc thuộc huyện Hoằng Hoá và phía Đông sang của Thị xã Sầm Sơn.

Phát triển chiều sâu, tăng chiều cao các khu công nghiệp, chỉ thu hút các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp cao, có giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít đất vào các khu công nghiệp tại đô thị trung tâm.

Kết nối đô thị trung tâm - đô thị vệ tinh bằng các tuyến đường cao tốc.

Các đô thị vệ tinh:

Hình thành và phát triển nhanh ở khu vực lân cận vành đai các đô thị (chuỗi, cụm đô thị) vệ tinh chuyên năng (bán kính 25-30 km) - trung tâm đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần nhằm giãn bớt tập trung các cơ sở trên trong khu vực đô thị Trung tâm

Các đô thị vệ tinh là Sầm Sơn, Bỉm Sơn, Nghi Sơn

Đến năm 2020 đất đô thị của tỉnh là 68.307,18 ha. Trong đó đất ở tại các đô thị được phân bổ như sau:

Cấp quốc gia phân bổ đất ở tại đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 3.305 ha.

Như vậy, trong kỳ quy hoạch quỹ đất ở đô thị tăng 1.284,41 ha, được sử dụng từ đất nông nghiệp 1.138,61 ha (trong đó đất lúa nước 910,36 ha, đất cây hàng năm khác 163,85 ha, đất cây lâu năm 36,40 ha) đất lâm nghiệp 28,00ha, đất ở nông thôn 145,80 ha.

Giai đoạn này đất ở đô thị cũng giảm 127,75 ha do chuyển sang đất xây dựng cơ sở hạ tầng 119,00 ha, đất công nghiệp 8,50 ha và phi nông nghiệp khác 0,25 ha.

Trên cơ sở các dự án các khu đô thị đến năm 2020 thì đất ở thuộc các đô thị của toàn tỉnh là 3.305,00 ha, tăng 1.156,66 ha so với năm 2010.

3.1.3. Đất chưa sử dụng

Cấp quốc gia phân bổ đất chưa sử dụng còn lại đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh là 66.978ha. Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng là 21.914ha.

Giai đoạn 2011 - 2020 sẽ khai thác và đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp 21.523,78 ha (trong đó: đất trồng cây lâu năm 129,05 ha, đất nuôi trồng thủy sản 87,00ha, đất trồng rừng 21.206,35 ha; và các diện tích thuộc đất nông nghiệp còn lại 101,38 ha); và sang đất phi nông nghiệp 390,39 ha (trong đó: đất trụ sở cơ quan 4,66 ha, đất quốc phòng 0,50 ha, đất an ninh 1,70 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 120,27 ha, đất sản xuất vật liệu xây dựng 112,00 ha, đất phát triển hạ tầng 127,75 ha, đất nghĩa trang 11,00 ha, đất xử lý chất thải 8,51 ha).

Đến năm 2020, toàn tỉnh còn 66.978,00 ha đất chưa sử dụng, giảm 21.914,00 ha so với năm 2010.

3.2. Diện tích đất để phân bổ cho nhu cầu phát triển KT-XH của Tỉnh

3.2.1. Đất nông nghiệp

a- Đất trồng cây lâu năm

Trong giai đoạn đến 2020 sẽ tập trung phát triển, mở rộng các dự án trồng cây công nghiệp (Cao su, cà phê, chè), cây ăn quả, chuyển đất lâm nghiệp, đất vườn, đất chưa sử dụng sang trồng cây lâu năm.

Diện tích đất trồng cây lâu năm giai đoạn 2011-2020 tăng 1.345,37 ha do chuyển đất chưa sử dụng, đất lâm nghiệp và đất trồng cây hàng năm khác. Đồng thời cũng giảm 461,93 ha để chuyển sang các mục đích phát triển cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, đất ở.



Như vậy, đến năm 2020 diện tích đất trồng cây lâu năm là 39.493,61 ha tăng 894,71 ha so với năm 2010.

b- Đất nông nghiệp còn lại

Đất nông nghiệp còn lại gồm các loại đất như: Đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cỏ; đất nông nghiệp khác.

Diện tích quy đất này đến năm 2020 còn 47.074,66 ha, giảm 16.134,29 ha so với năm 2010.

Trong kỳ quy hoạch quỹ đất này giảm 22.049,66 ha để chủ yếu chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp 1.938,27 ha; Đất trồng rừng 7.655,39ha; Đất trồng cây lâu năm 654,00 ha; Đất trồng lúa 9.823,53 ha.

Đồng thời quỹ đất này cũng tăng 5.904,19 ha do chủ yếu chuyển đất một vụ lúa sang đất chuyên màu 4.933,69 ha; đất rừng sang cây công nghiệp 488,27 ha; Đất chưa sử dụng sang trồng màu 10,13 ha;

3.2.2. Đất phi nông nghiệp

a- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Với mục tiêu xây dựng trung tâm thành phố và các huyện thị trong tỉnh thành trung tâm dịch vụ có chất lượng cao với các dịch vụ: tài chính, ngân hàng, dịch vụ phân phối, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, tư vấn, dịch vụ du lịch, thương mại, vận tải , viễn thông, nên nhu cầu đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp tăng lên đáng kể.

Trong kỳ quy hoạch quỹ đất này tăng 181,21 ha được sử dụng từ đất nông nghiệp 150,79 ha (trong đó đất lúa 109,14 ha, cây hàng năm khác 27,11 ha, đất trồng cây lâu năm 0,88 ha) đất lâm nghiệp 13,44 ha, đất nuôi trồng thủy sản 0,22 ha, đất chưa sử dụng 4,66 ha; đất ở nông thôn 5,79 ha.

Đồng thời đất này cũng giảm 8,25 ha do chuyển sang đất để phát triển hạ tầng.

Đến năm 2020 đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là 970,89 ha tăng 172,96 ha so với năm 2010.

b. Đất cụm công nghiệp

Trong kỳ quy hoạch ưu tiên phát triển các cụm công nghiệp ở khu vực nông thôn, chú trọng thu hút các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường. Nâng cấp, mở rộng một số cụm công nghiệp thành khu công nghiệp tập trung. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và thu gom rác thải.

Tiếp tục triển khai và phát triển theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao và có xử lý chất thải ở các làng nghề: đúc đồng, chế tác đã mỹ nghệ…đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống như dệt chiếu, các làng nghề chế biến nông sản…

Trong kỳ quy hoạch đất cụm công nghiệp đến năm 2020 được cấp tỉnh xác là  2.304,80 ha.

c. Đất cho hoạt động khoáng sản


Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thanh Hoá khá phong phú về chủng loại và đa dạng về cấp trữ lượng. Toàn tỉnh có tới 257 mỏ và điểm quặng, với 42 loại khoáng sản, trong đó có một số loại có ý nghĩa quốc tế và khu vực như Crôm, đá ốp lát, đô lô mít, chì kẽm, thiếc, vonfram, antimoan, đá quý. Nhiều mỏ có trữ lượng lớn và phân bố tập trung, cho phép khai thác với quy mô công nghiệp, chủ yếu bao gồm:

- Khoáng sản nhiên liệu và năng lượng: Gồm có than đá (Phú Mỹ - Cẩm Vân; Yên Duyệt - Cẩm Yên và Thiên Linh - Cẩm Phú) với trữ lượng than trên 295,2 ngàn tấn. Than bùn với trữ lượng từ 314 ngàn tấn đến 1.154 ngàn tấn.

- Khoáng sản kim loại: Bao gồm Quặng sắt; Quặng Titan - Zircon; Quặng đồng; Quặng Chì Kẽm; Quặng thiếc và wonfram; Quặng vàng; Quặng antimon và đặc biệt là Quặng Crom với tổng trữ lượng trên 19 triệu tấn, trong đó trữ lượng cấp A + B + C1 là 15,9 triệu tấn.

- Khoáng chất công nghiệp: Gồm có pyrit, kaolin, felspat, đolomit, photphorit, magnesit, serpentinit, barit trong đó có ý nghĩa hơn cả là seprentinit.

- Khoáng sản nguyên liệu kỹ thuật: Khoáng sản nguyên liệu kỹ thuật ở Thanh Hoá có thạch anh tinh thể. Hiện đã biết các điểm Làng Bền, Hón Na Ca và Xuân lệnh tất cả đều nằm trong lãnh thổ xã Xuân Lệ, huyện Thường Xuân.

- Đá quý và đá mỹ nghệ: Đá quý và bán quý trong tỉnh Thanh Hoá mới được biết các điểm berin và topa Xuân Lệ, Hón Na Ca, Làng Bền, Saphir Quan Hoá - Quan Sơn và đá đỏ làng đèn.

- Khoáng sản vật liệu xây dựng: Bao gồm Đá vôi xi măng; Sét và phụ gia ximăng; Sét gạch ngói; Cát, cuội sỏi; Đá ốp lát và đá xây dựng.

Nhu cầu quỹ đất tăng thêm đến năm 2020 cho hoạt động khoáng sản là 626,34 ha, được lấy từ đất lâm nghiệp 606,91 ha, đất ở nông thôn 19,43 ha. Giai đoạn này đất khoáng sản cũng giảm 45,00 ha để chuyển sang đất khu, cụm công nghiệp và 42,64 ha sang đất phát triển cở sở hạ tầng.

Như vậy tổng quỹ đất cho hoạt động khoáng sản đến năm 2020 trên địa bàn là 3.096,33 ha tăng 538,70 ha so với năm 2010.

d. Đất tôn giáo, tín ngưỡng

Giai đoạn 2011-2020 quỹ đất này tăng 7,40 ha được sử dụng từ đất trồng lúa 3,15 ha, đất ở 0,25 ha, đất chưa sử dụng 4 ha.

Đến năm 2020 đất tôn giáo, tín ngưỡng là 165,95 ha tăng 7,40 ha so với năm 2010.

e. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Xây dựng các nhà tang lễ trên địa bàn, huyện thị của tỉnh. Nghiên cứu quy hoạch, xây dựng các nghĩa trang quy mô nhỏ trên địa bàn các huyện dưới hình thức công viên – nghĩa trang. Di dời các nghĩa trang nhỏ nằm lẫn trong các khu dân cư, khu đô thị mới.

Quy hoạch, xây dựng các nghĩa trang – công viên quy mô lớn, có kiến trúc, cảnh quan đẹp, môi trường sinh thái đảm bảo. Các nghĩa trang được mở rộng, xây mới dưới hình thức xã hội hóa, có sự tham gia của khu doanh nghiệp tư nhân, vốn đầu tư chủ yếu vẫn là vốn ngân sách nhà nước.

Đến năm 2020 quỹ đất này tăng 230,86 ha, được sử dụng đất nông nghiệp 219,86 ha (trong đó đất lúa nước 86,45 ha, cây hàng năm khác 88,10 ha, đất cây lâu năm 16,77 ha); đất rừng trồng rừng sản xuất 28,54 ha, và đất chưa sử dụng 11,00 ha.

Đồng thời trong kỳ quy hoạch quỹ đất này cũng giảm 25,35 ha do chuyển sang đất giao thông.

Đến năm 2020, đất nghĩa trang nghĩa địa là 5.658,29 ha, tăng 205,51 ha so với năm 2010.

f. Đất phát triển hạ tầng

1- Đất giao thông

Giai đoạn 2011- 2020 quỹ đất này tăng 5.543,52 ha, được sử dụng từ đất nông nghiệp 3.516,98 ha (trong đó đất lúa nước 2.185,24 ha, đất cây hàng năm khác 219,38 ha, đất trồng cây lâu năm 63,85 ha), đất lâm nghiệp 997,79 ha, đất nuôi trồng thủy sản 50,72 ha; đất ở 1.455,97 ha, đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 225,69 ha, đất chưa sử dụng 76,00 ha.

Đến năm 2020, đất giao thông là 35.621,15 ha, tăng 5.543,22 ha so với năm 2010.

2- Thủy lợi

Đất phát triển thuỷ lợi của tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2011-2020 chủ yếu là nâng cấp một số tuyến đê của các sông nhỏ, nâng cấp và làm mới một số hồ, đập, kênh mương nội đồng ở các huyện thị, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống kênh Cửa Đặt ở huyện Ngọc Lặc...Ngoài ra còn xây dựng các hệ thống tiêu thoát lũ cho các vùng úng trũng.

Giai đoạn 2011- 2020 quỹ đất này tăng 1.016,35 ha, được lấy từ đất nông nghiệp 1.016,35 ha (trong đó, lấy từ đất lúa nước 899,58 ha, đất cây hàng năm khác 52,77 ha), đất rừng 64,00 ha.

Đồng thời trong kỳ quy hoạch quỹ đất này giảm 28,99 ha để chuyển sang đất giao thông 8,30 ha và đất ở nông thôn 20,69 ha.

Đến năm 2020 đất thủy lợi là 20.717,70 ha, tăng 987,36 ha so với năm 2010.

3- Đất công trình năng lượng

Giai đoạn 2011- 2020 quỹ đất này tăng 274,72 ha được sử dụng đất nông nghiệp 268,91 ha (trong đó đất lúa nước 22,58 ha, đất cây hàng năm khác 12,53 ha), đất rừng 233,80 ha, đất chưa sử dụng 5,01 ha.

Đến năm 2020 đất công trình năng lượng là 856,62 ha, tăng 274,72 ha so với năm 2010.

4- Đất công trình bưu chính viễn thông

Giai đoạn 2011- 2020 quỹ đất này tăng 60,80 ha được sử dụng đất nông nghiệp 51,45 ha (trong đó đất lúa nước 51,45 ha, đất lâm nghiệp 2,80 ha), đất chưa sử dụng 6,55 ha.

Đến năm 2020 đất công trình bưu chính viễn thông là 86,10 ha, tăng 60,80 ha.

5- Đất cơ sở nghiên cứu khoa học

Giai đoạn 2011- 2020 quỹ đất này tăng 16,80 ha, được sử dụng từ đất nông nghiệp (trong đó đất lúa nước 13,50 ha, đất hàng năm khác 2,70 ha); đất rừng 0,60 ha. Đến năm 2020, đất cơ sở nghiên cứu khoa học có 24,65 ha.

6- Đất cơ sở dịch vụ xã hội

Giai đoạn 2011- 2020 quỹ đất này tăng 16,20 ha, được sử dụng từ đất lúa nước 15,90 ha, đất phát triển hạ tầng 0,30 ha.

Đến năm 2020, đất cơ sở dịch vụ xã hội có 56,35 ha.

7- Đất chợ

Trong giai đoạn tiếp 2011 – 2020 cần tổ chức hoạt động có hiệu quả các chợ đầu mối, sắp xếp và xây dựng mới hệ thống chợ nông thôn phục vụ giao lưu hàng hóa và phát triển nông thôn mới.

Giai đoạn 2011- 2020 quỹ đất này tăng 177,23 ha, được lấy vào đất nông nghiệp 170,68 ha (trong đó lúa nước 116,43 ha, đất cây hàng năm khác 29,42 ha, đất cây lâu năm 0,80 ha), đất lâm nghiệp 23,80 ha, đất thuỷ sản 0,23 ha, đất ở 4,27 ha, đất chưa sử dụng 2,28 ha.

Đến năm 2020, đất chợ là 348,43 ha.

3.2.4. Đất ở nông thôn

Đến năm 2020 quỹ đất ở nông thôn của tỉnh là 50.315,85 ha, tăng 459,88 ha so với năm 2010.

Trong kỳ quy hoạch quỹ đất này tăng 2.232,58 ha được lấy từ đất trồng lúa 1.754,13 ha, đất trồng cây lâu năm 13,14 ha, đất rừng sản xuất 161,33 ha; đất nông nghiệp còn lại 163,85 ha.

Đồng thời quỹ đất này cũng giảm 1.772,70 ha do chuyển sang đất phát triển hạ tầng 1.259,98 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 371,93 ha; đất trụ sở cơ quan 5,79 ha.

3.2.5. Đất khu bảo tồn thiên nhiên

Bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên đã được xác định: Pù Hu, Pù Luông, Bến En, rừng Sến Tam Quy, Cúc Phương…Với tổng diện tích bảo vệ đến năm 2020 duy trì theo hiện trạng các khu bảo tồn hiện nay và mở rộng thêm với tổng diện tích là 86.630,59 ha.

3.2.6. Đất khu du lịch

Với vai trò là một trong những trung tâm du lịch lớn của phía Bắc. Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế trọng điểm của Thanh Hoá. Xây dựng Thanh Hoá thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực, là đầu mối của các tour, tuyến du lịch trong tỉnh.

Đến năm 2020 đất khu du lịch của tỉnh là 6.688,05 ha để phân bổ cho các khu du lịch. Các khu du lịch sẽ được xác định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng và xây dựng các khu phục vụ sản xuất kinh doanh.

3.3. Diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch

3.3.1. Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 18.813,21 ha, trong đó:

Đất trồng lúa 12.242,65 ha;

Đất trồng cây lâu năm 450,66 ha;

Đất rừng sản xuất 3.925,65 ha;

Đất rừng phòng hộ 10,98 ha;

Đất rừng đặc dụng 20,00 ha;

Đất nuôi trồng thuỷ sản 225,00 ha;

Đất làm muối 36,35 ha.



3.3.2. Chuyển đổi nội bộ đất nông nghiệp

Chuyển 20,00 ha đất chuyên trồng lúa nước sang nuôi trồng thủy sản;

Chuyển 799,00 ha đất rừng sản xuất sang đất sản xuất nông nghiệp.

4. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch

Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 21.517,08 ha. Trong đó:

- Đất trồng cây lâu năm 129,05 ha;

- Đất trồng rừng sản xuất 21.180,20 ha;

- Đất trồng rừng đặc dụng 20,00 ha;

- Nuôi trồng thủy sản 87,00 ha.

Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp là 390,39 ha. Trong đó:

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 4,66 ha;

- Đất quốc phòng 0,50 ha;

- Đất an ninh 1,70 ha;

- Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại 8,51 ha;

- Đất tôn giáo tín ngưỡng 4,00 ha;

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 11,00 ha;

- Làm các công trình phát triển hạ tầng 127,75 ha;

- Các loại đất phi nông nghiệp còn lại 232,27 ha.




Каталог: vi-vn -> TaiLieu
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> Ban quản lý DỰ Án thủy lợi thanh hoá KẾ hoạch quản lý MÔi trưỜng (emp) tiểu dự ÁN: SỬa chữA, NÂng cấp hệ thống thủy lợi nam sông mã TỈnh thanh hóA
TaiLieu -> Quyết định số 1421/QĐ-ubnd ngày 16 tháng 11 năm 2007 V/v quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm cn ttcn huyện, thị xã và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh thanh hoá Số: 769/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương