ĐẶt vấN ĐỀ I. TÍNh cấp thiết của dự ÁN


VIII. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT



tải về 2.62 Mb.
trang18/20
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.62 Mb.
#30055
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

VIII. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Giải pháp về chính sách

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, quản lý đất đai, xây dựng, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; Tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực trong quản lý đất đai.

- Tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách về đất đai cho phù hợp với thực tế của tỉnh, nhất là cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; chính sách tài chính về đất đai; chính sách đất đai đối với nông nghiệp;

- Tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh giá đất hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, trong đó quan tâm nhiều hơn đến người bị thu hồi đất; xây dựng các chính sách về đào tạo ngành nghề cho những người bị thiếu đất hoặc mất đất sản xuất nông nghiệp.

- Sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được phê duyệt, UBND tỉnh sẽ phân bổ diện tích quy hoạch cho cấp huyện, xác định và công bố công khai đất lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt cũng như chỉ đạo cấp quản lý trực tiếp thực hiện xác định ranh giới tại thực địa, quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch (theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý bảo vệ đất lúa).

- Đối với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, lập quy hoạch phân khu, khi nhà đầu tư vào đầu tư sẽ được nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch, diện tích đất còn lại theo quy hoạch sẽ được tiếp tục sản xuất nông nghiệp; không đầu tư hạ tầng đồng bộ để tránh khi chưa có nhà đầu tư và sẽ để đất hoang hóa.

2. Giải pháp về nguồn nhân lực và vốn đầu tư

- Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn đối với mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, bệnh viện, trường đại học trên địa bàn tỉnh; tranh thủ các nguồn tài trợ ODA và huy động vốn đầu tư bằng các hình thức BOT, BTO, BT, PPP vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường và xử lý nước thải, chất thải...

- Thành lập Quỹ phát triển đất tạo nguồn vốn phát triển quỹ đất sạch theo quy hoạch; củng cố hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động của các Trung tâm phát triển quỹ đất từ tỉnh đến huyện, thị xã nhằm sớm tạo quỹ đất sạch theo quy hoạch để kịp thời phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;

- Dành tỷ lệ quỹ đất hợp lý để đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tạo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới;

- Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước trong đó có nông, lâm trường, đơn vị an ninh, quốc phòng.

3. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

a. Đối với đất nông nghiệp

- Áp dụng công nghệ, kỹ thuật canh tác cao, thân thiện với môi trường. Đối với quỹ đất lúa nước còn lại cần phát huy các giống có năng suất, phẩm chất tốt hiện có, đồng thời thử nghiệm các giống mới cho năng suất cao và chất lượng tốt và thực hiện biện pháp theo hệ thống thâm canh cải tiến (Quản lý dịch hại tổng hợp; quản lý dinh dưỡng và quản lý nước) trên cơ sở các căn cứ khoa học và thực tiễn sản xuất lúa của tỉnh để đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh.

- Thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, trong đó có khu bảo tồn thiên nhiên. Xây dựng cơ chế khuyến khích ưu đãi người trồng rừng nhằm tăng mật độ che phủ, hạn chế xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất.

- Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm hồ ao, mặt nước chuyên dùng, ô nhiễm đất.

b. Đối với đất phi nông nghiệp

- Di dời các nhà máy, xí nghiệp sản xuất gây ô nhiễm, ra khỏi khu vực đô thị trung tâm. Kiểm soát việc bảo vệ môi trường đối với khu, cụm công nghiệp, khu đô thị hiện có, khu đô thị mới ngay từ khâu lập quy hoạch;

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản đặc biệt là khai thác đá, silicat và vật liệu xây dựng thông thường.

4. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Từng bước ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong việc quản lý đất đai, đặc biệt là trong việc xây dựng hồ sơ địa chính chính quy;

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống các chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá việc sử dụng đất có hiệu quả tại các dự án.

5. Giải pháp về tổ chức thực hiện

- Sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Chính phủ phê duyệt, tổ chức công bố công khai, tuyên truyền để các cấp chính quyền, các nhà đầu tư, nhân dân thực hiện quy hoạch; Quy hoạch các ngành, lĩnh vực, cấp huyện có sử dụng đất phải đảm bảo dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được thủ tướng chính phủ phê duyệt.

- Tăng cường sự chỉ đạo tập trung từ tỉnh đến các sở, ngành, huyện, thị xã trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chỉ đạo UBND các thành phố, huyện, thị xã triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương để cụ thể hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh sau khi được phê duyệt;

- Tăng cường giám sát và đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng cơ chế quản lý quy hoạch và phân định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra kịp thời xử lý các vi phạm pháp luật đất đai.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011 - 2020) và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) được dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, kế thừa kết quả quy hoạch phát triển của các ngành, các quận, huyện đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu đất cho phát triển các ngành, các lĩnh vực.

Đất nông nghiệp đến năm 2020 có diện tích là 863.555,00 ha tăng 2.711,08 ha so với năm 2010, chủ yếu là do tăng diện tích rừng. Diện tích cây hàng năm giảm 24.498,53 ha để đáp ứng cho phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ của tỉnh; diện tích đất nông nghiệp còn lại sẽ được quy hoạch thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng.

Đất phi nông nghiệp đến năm 2020 là 182.661,00 ha, tăng 19.202,14 ha so với năm 2010, diện tích tăng chủ yếu do phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng, được phân bổ hợp lý cho các mục đích sử dụng, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh.

Đối với đất đô thị: cải tạo, nâng cấp các khu đô thị đã xây dựng, bảo vệ cảnh quan, nguồn di sản kiến trúc đô thị có giá trị. Phát triển các khu đô thị và các trung tâm đô thị mới hiện đại có chất lượng, có tính cạnh tranh và sự hấp dẫn cao. Phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, hiệu quả. Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững trên cơ sở tôn trọng bảo vệ một hệ khung thiên nhiên như hệ thống sông, hồ, vùng cây xanh, mặt nước trong khu vực nội thị, hệ sinh thái ngoại thành và phụ cận...

Đối với đất khu dân cư nông thôn: các khu dân cư quy hoạch được bố trí phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh về mặt phát triển không gian theo hướng văn minh hiện đại, xanh, sạch, đẹp.

Việc bố trí đất cho các mục đích: đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất có mục đích công cộng… trên cơ sở đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai.

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) phù hợp với nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 của tỉnh Thanh Hoá; là cơ sở để các huyện, thị xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cho địa phương mình.


Каталог: vi-vn -> TaiLieu
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> Ban quản lý DỰ Án thủy lợi thanh hoá KẾ hoạch quản lý MÔi trưỜng (emp) tiểu dự ÁN: SỬa chữA, NÂng cấp hệ thống thủy lợi nam sông mã TỈnh thanh hóA
TaiLieu -> Quyết định số 1421/QĐ-ubnd ngày 16 tháng 11 năm 2007 V/v quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm cn ttcn huyện, thị xã và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh thanh hoá Số: 769/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương