ĐẶt vấN ĐỀ I. TÍNh cấp thiết của dự ÁN


II. CÁC QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT



tải về 2.62 Mb.
trang12/20
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.62 Mb.
#30055
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   20

II. CÁC QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT

- Phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả và phát triển bền vững; phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai. Ưu tiên bố trí đủ quỹ đất cho lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo an ninh lương thực nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

- Tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với quá trình chuyển dịch lao động, cơ cấu đầu tư.

- Duy trì quy mô hợp lý đối với đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, đất di tích - danh lam - thắng cảnh, bảo vệ cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

- Trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cần lưu ý bố trí tập trung theo mô hình nhánh có hai trục Quốc lộ thuận lợi là Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp, khu đô thị đều phải có các khu xử lý nước thải tập trung và có biện pháp xử lý chất thải rắn để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

- Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích nghi với điều kiện đất đai, nâng cao năng suất cây trồng, nhằm đảm bảo chiến lược an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu nông sản cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

- Bố trí và sử dụng quỹ đất cho các mục đích chuyên dùng, làm nhà ở, đáp ứng đủ cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

- Tận dụng thế mạnh nguồn tài nguyên biển trên cơ sở dành một số quỹ đất thích hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ ngành khai thác hải sản đánh bắt xa bờ, cảng cá, cơ sở chế biến, đóng sửa tàu thuyền, cung cấp nhiên liệu, nước ngọt và các dịch vụ hàng hải khác

- Khai thác sử dụng đất phải coi trọng tính đặc thù như quốc phòng - an ninh. Ưu tiên bố trí những vùng đất có địa thế tự nhiên thuận lợi cho an ninh - quốc phòng, kết hợp với kinh tế, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân nhằm bảo vệ vững chắc tổ quốc.

III. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030

1. Đất nông nghiệp

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp

- Phát triển sản xuất của Thanh Hoá nhằm khai thác mọi thế mạnh về điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu... ), lao động để chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phát triển một nền nông nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá. Hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, ngành nông nghiệp có khối lượng hàng hoá lớn; hướng tới mục tiêu xuất khẩu.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu của thị trường; phát huy lợi thế của từng vùng kết hợp với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (nhất là công nghệ sinh học) vào sản xuất nhằm đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, tăng khả năng cạnh tranh nông sản hàng hoá của tỉnh trên địa bàn cả nước và trong bối cảnh hội nhập Quốc tế khi Việt Nam đã gia nhập WTO.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô phù hợp.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp, tạo nhiều việc làm và tăng nhanh thu nhập cho nông dân. Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn, điều chỉnh dân cư, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.

- Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế phát triển, kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chú trọng theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Chuyển đổi mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật cao và hiện đại đồng thời chuyển dịch nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi để nâng cao giá trị gia tăng/ha đất nông nghiệp.

- Tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp bằng việc xây dựng và phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao và các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở các đô thị và khu công nghiệp và cả nước. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, trọng tâm là công nghệ biến đổi gen để sản xuất các giống có chất lượng cao, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quanh các đô thị. Đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp sạch, gắn phát triển nông nghiệp với việc xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát triển công nghiệp chế biến và phát triển kinh tế trang trại hộ gia đình.

Định hướng đến năm 2030, ổn định vùng sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, phát triển nông nghiệp gắn chặt với hình thành các vành đai xanh, vùng trồng rau sạch, vùng trồng hoa, cây cảnh gắn với hệ thống phân phối tiện lợi cho người dân. Ưu tiên phát triển sản phẩm nông nghiệp sạch, trước hết về thực phẩm (thịt, trứng, sữa, rau quả) và hoa cây cảnh theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao.

1.2. Đất lâm nghiệp


Đẩy mạnh công tác công tác trồng rừng kết hợp với khoanh nuôi, bảo vệ và tái sinh các khu rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng. Phát triển rừng theo hướng đa mục tiêu, kết hợp có hiệu quả giữa rừng phòng hộ, rừng đặc dụng với du lịch sinh thái. Đẩy mạnh phát triển rừng cảnh quan sinh thái đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và rừng kinh tế. Chuyển đổi một bộ phận rừng trồng thành rừng cây lấy gỗ và cây ăn quả để tăng hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp. Hướng vào khai thác có hiệu quả vùng đồi, hình thành các khu bảo tồn danh thắng, bảo vệ rừng đặc dụng... góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, thúc đẩy du lịch sinh thái. Mở rộng diện tích che phủ của cây xanh và rừng để tăng cường môi trường sinh thái, giữ gìn đa dạng sinh học. Bảo vệ và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên hiện có; tiếp tục xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên mới ở các địa phương trong vùng.

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản


Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, chuyển đổi mạnh diện tích ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi thuỷ sản nước ngọt, lấy nuôi trồng thuỷ sản là khâu đột phá để tăng sản lượng và giá trị sản xuất trong cơ cấu sản lượng và giá trị ngành thủy sản.

Đa dạng hoá các đối tượng và hình thức nuôi trồng phù hợp với trình độ, điều kiện đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, miền. Chú trọng quan tâm phát triển các đối tượng có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao, ưu tiên phát triển các hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh để có năng suất và sản lượng cao.



Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng nuôi trồng tập trung với các mô hình có hệ thống cấp, thoát nước kiên cố, bảo đảm hiệu quả phòng trừ bệnh dịch cho thủy sản nuôi trồng, bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhất là đất ruộng trũng. Ứng dụng công nghệ tiên tiến, tiến bộ kỹ thuật mới về giống vào phát triển thủy sản.

1.4. Định hướng không gian đất sản xuất cây trồng, vật nuôi tập trung

Định hướng không gian đất sản xuất cây trồng, vật nuôi tập trung theo các vùng như sau:


* Vùng đồng bằng:

- Xây dựng các vùng tập trung sản xuất lương thực chất lượng cao:

+ Vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao quy mô khoảng 50 nghìn ha, tập trung ở các huyện: Triệu Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hoá, Nông Cống, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hoá, Thọ Xuân , Đông Sơn.

+ Sản xuất ngô chất lượng cao tại các huyện: Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Đông Sơn, Yên Định, Hoằng Hoá, và huyện miền núi Cẩm Thuỷ.

+ Vùng sản xuất rau thực phẩm chế biến xuất khẩu ở các huyện: Thiệu Hoá, Hoằng Hoá, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Hậu Lộc, Yên Định, Tĩnh Gia, Quảng Xương, Nga Sơn ...

+ Vùng trồng dâu nuôi tằm: huyện Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá, Vĩnh Lộc.

+ Vùng phát triển hoa, cây cảnh: Vùng ven khu đô thị, khu công nghiệp tập trung.

- Xây dựng vùng sản xuất chăn nuôi tập trung xa khu dân cư để có khối lượng sản phẩm chăn nuôi từ các vùng tập trung đạt trên 60% giá trị sản lượng (năm 2015), năm 2020 đạt trên 70%. Đồng thời hạn chế việc ô nhiễm môi trường sinh thái trong khu vực dân cư:

+ Phát triển đàn lợn hướng nạc, lợn choai, lợn sữa để xuất khẩu, tập trung tại các huyện Quảng Xương, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Yên Định, Thiệu Hoá ...

+ Gia cầm tập trung hàng hoá chủ yếu thuộc các huyện


* Vùng ven biển:

- Vùng trồng cây xuất khẩu :

+ Vùng sản xuất cói tập trung: các huyện Nga Sơn, Quảng Xương

+ Vùng sản xuất lạc tập trung đầu tư thâm canh cao ở các huyện vùng ven biển với tổng diện tích 10 – 10,5 nghìn ha: Tĩnh Gia, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Nga Sơn.

- Vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung:

+ Chủ yếu tập trung ở các huyện thuộc vùng ven biển và đồng bằng như Hoằng Hoá, Quảng Xương, Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Nga Sơn, Nông Cống, Thọ Xuân, Hà Trung.


* Vùng trung du miền núi:

- Vùng cây công nghiệp chế biến:

+ Vùng nguyên liệu mía tập trung: Nhà máy đường Lam Sơn: huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn, Ngọc Lạc, Thường Xuân. Nhà máy đường Nông Cống: huyện Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống; Nhà máy đường Việt Đài: huyện Thạch Thành, Hà Trung, Cẩm Thuỷ, TX. Bỉm Sơn.

+ Vùng nguyên liệu sắn chế biến công nghiệp: Nhà máy sắn Bá Thước: Huyện Bá Thước, Quan Hoá, Lang Chánh; Nhà máy sắn Như Xuân: huyện Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Cẩm Thuỷ.

+ Vùng dứa nguyên liệu: Như Thanh, Triệu Sơn, Hà Trung, TX Bỉm Sơn

+ Vùng phát triển cây cao su: thuộc các huyện Như Xuân, Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lạc, Như Thanh, Thọ Xuân, Triệu Sơn ...

- Vùng nguyên liệu giấy :

+ Tập trung ở các huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc và Cẩm Thủy.

- Vùng phát triển chăn nuôi đại gia súc:

+ Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ở các huyện vùng trung du và một số nơi vùng đồng bằng (Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Yên Định, Nông Cống).

+ Vùng chăn nuôi trâu thịt tập trung ở các huyện Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lạc, Như Xuân, Thường Xuân, Bá Thước)

+ Đàn dê chủ yếu tập trung ở các huyện vùng trung du Miền núi như Cẩm Thuỷ, Ngọc Lạc, Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn.

2. Đất phi nông nghiệp

2.1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Theo định hướng phát triển thành phố Thanh Hoá trở thành đô thị loại I trong giai đoạn trước năm 2020 là trung tâm chính trị, hành chính, văn hoá của tỉnh với trên 4 triệu dân. Vì vậy sẽ hình thành hệ thống các khu hành chính, chính trị của tỉnh và thành phố, văn phòng đại diện của các tỉnh thành trong cả nước, có hệ thống công sở hiện đại với kiến trúc đặc trưng tiêu biểu của một thành phố công nghiệp hoá. Thành phố Thanh Hoá được mở rộng thêm một số đơn vị hành chính mới về phía bắc thuộc huyện Hoàng Hoá và phía tây thuộc huyện Đông Sơn và Thiệu Hoá, phía Nam và Đông nam thuộc huyện Quảng Xương.

- Tăng diện tích đất ở từ 4,66% hiện nay lên trên 5% vào năm 2020 phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Đất chuyên dùng gồm: đất giao thông, thuỷ lợi, đất các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất cơ quan xí nghiệp, đất an ninh quốc phòng và các cơ sở văn hoá xã hội khác…dự kiến sẽ tăng từ 6,27% hiện nay lên trên 10% vào năm 2020 để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh của tỉnh.

- Huy động tối đa diện tích đất chưa sử dụng phục vụ cho các mục đích kinh tế - xã hội và môi trường, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các đơn vị kinh tế, cộng đồng dân cư về bảo vệ và sử dụng tiết kiệm đất.

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, xây dựng chiến lược sử dụng đất lâu dài đảm bảo bố trí đủ quỹ đất để thực hiện mục tiêu phát triển của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn.

2.2. Đất quốc phòng, an ninh

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận an ninh nhân dân của tỉnh vững mạnh toàn diện. Xây dựng quy hoạch thế trận quân sự của toàn dân, trước hết là những khu vực trọng điểm theo phương án phòng thủ, thường xuyên coi trọng kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng trong xây dựng, thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, các dự án của các ngành, các cấp.

Xây dựng lực lượng và đảm bảo trang bị, cơ sở vật chất cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang, công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự. Xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, công an nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ “vững mạnh, rộng khắp” đủ sức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ quốc phòng – an ninh của tỉnh.

Dự kiến trong kỳ quy hoạch xây dựng thêm nhà công vụ cho cán bộ cơ quan Bộ chỉ huy, đơn vị trực thuộc; Thao trường huấn luyện của tỉnh và các ban Chỉ huy Quân sự huyện, thị, thành; xây dựng công trình Sở chỉ huy kết hợp kinh tế, quốc phòng trong căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương do Quân đội quản lý.

2.3. Đất công nghiệp

Trên quan điểm phát triển nhanh và vững chắc ngành công nghiệp làm nền tảng cho tăng trưởng nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH. Kết hợp đồng bộ giữa phát triển công nghiệp với phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn, từng bước hình thành các khu, cụm công nghiệp, triển khai nhanh chóng các dự án ở Khu kinh tế Nghi Sơn và hình thành một số khu kinh tế động lực khác (Lam Sơn, Bỉm Sơn, Sầm Sơn…) tạo các hạt nhân tăng trưởng cho nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2011 - 2020 đạt trên 21,5%/năm. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng tăng mạnh các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp chế tác. Đến năm 2020 về cơ bản Thanh Hóa có một nền công nghiệp vững chắc với cơ cấu hiện đại.

2.3.1. Định hướng chung

Phát triển công nghiệp phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng vào những ngành có lợi thế so sánh, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp vùng kinh tế của vùng.

Tiếp tục đẩy mạnh CNH, phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương để phát triển công nghiệp với tốc độ cao, tạo sự vượt trội của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, đồng thời làm nền tảng cho tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững của toàn bộ nền kinh tế. Đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm, là “khâu đột phá quan trọng” trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới. Duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất của các cơ sở công nghiệp hiện có. Phát triển nhanh các KCN và các cơ sở công nghiệp mới, nhất là các công trình trọng điểm. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, TTCN với phát triển kết cấu hạ tầng và quá trình đô thị hoá trên từng địa bàn. Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp trong toàn tỉnh, xây dựng một cơ cấu công nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh mạnh. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo, then chốt để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, kết hợp với phát triển hợp lý các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và nguồn nguyên liệu sẵn có trên địa bàn; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp năng luợng tái tạo như: sức gió, mặt trời, sóng biển, nhiên liệu sinh học,....

Tập trung phát triển nhanh một số ngành công nghiệp chủ đạo, then chốt có quy mô lớn, giá trị gia tăng cao như công nghiệp lọc - hóa dầu, công nghiệp điện, công nghiệp đóng tầu biển, công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp VLXD… làm nền tảng cho nền kinh tế của tỉnh.

2.3.2. Các ngành công nghiệp chủ đạo.

1. Công nghiệp lọc - hoá dầu

Công nghiệp lọc - hóa dầu là ngành mà Thanh Hóa có triển vọng phát triển rất lớn. Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi, tại khu vực Nghi Sơn đó khởi công xây dựng nhà máy lọc-hóa dầu liên doanh giữa Petro-Việt Nam với Nhật Bản và Cụ-oột, công suất 10 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư 6,5 tỷ USD, dự kiến sẽ đưa vào vận hành trước năm 2013. Đây là cơ hội hết sức to lớn để hình thành một Khu Liên hợp lọc - hóa dầu lớn trên địa bàn, tạo ngành công nghiệp "nền tảng" thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ khác, đồng thời tạo sự "đột phá" trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và cả vùng Bắc Trung Bộ theo hướng CNH, HĐH.

Trên nền tảng đó, sẽ xây dựng các cơ sở hóa dầu khác như: sản xuất polypropylen, sợi tổng hợp, plastic, phân bón tổng hợp,chất tẩy rửa tổng hợp (LAP), sơn tổng hợp, vật liệu nhựa và các sản phẩm sau lọc dầu khác...

2. Công nghiệp điện

Đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, hình thành một Trung tâm nhiệt điện lớn của vùng Bắc Trung Bộ. Trước mắt triển khai xây dựng giai đoạn I của nhà máy công suất 600 MW để có thể đưa vào hoạt động trước năm 2010, đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của KKT Nghi Sơn và vùng Bắc Trung Bộ, đồng thời bổ sung vào lưới điện quốc gia. Sau 2010 tiếp tục xây dựng giai đoạn 2 của nhà máy, nâng công suất lên 1.800 MW vào năm 2020. Tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành nhanh chóng nhà máy nhiệt điện 300MW của tập đoàn Công Thanh tại khu kinh tế Nghi Sơn.

Tập trung xây dựng hoàn chỉnh các công trình thuỷ điện Trung Sơn công suất 280 MW, thuỷ điện Cửa Đặt công suất 97 MW, thuỷ điện Hồi Xuân công suất 92 MW và một số công trình thuỷ điện khác như: Bá Thước 1,2MW; Cẩm Thủy 1,2MW; Sông Lũ; Sông Luồng để sớm đưa vào hoạt động có hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng điện thương phẩm của tỉnh đạt trên 20 tỷ KWh, đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh và các vùng phụ cận. Ngoài ra, đến giai đoạn 2020 cần đưa một số tuyến đường dây dẫn ngầm trong lòng đất, đặc biệt là khu thành phố, đô thị.

3. Công nghiệp đóng tàu biển

Tập trung xây dựng hoàn chỉnh giai đoạn I nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển Nghi Sơn đủ năng lực đóng mới tàu từ 30.000 - 50.000 DWT, đồng thời tiếp tục đầu tư xây dựng giai đoạn II của nhà máy để đến năm 2015 có thể đóng mới tàu biển trên 50.000 DWT, sửa chữa tàu trên 100.000 DWT, sản xuất container, đóng mới tàu cá và các loại tàu chuyên dùng khác... đáp ứng nhu cầu sửa chữa tàu dầu có trọng tải lớn và đóng mới tầu biển các loại trong khu vực. Phát triển công nghiệp đóng mới tàu cá và tàu pha sông biển trọng tải 3.000 - 5000 tấn tại các khu vực Hoà Lộc, Hoằng Yến, Hải Thanh, Lèn và các bến sông lớn. Xem xét khả năng xây dựng tiếp cụm công nghiệp đóng tàu biển đến 30.000 tấn tại khu vực Quảng Nham - Cầu Ghép.

4. Công nghiệp cơ khí, chế tạo

Hiện nay ngành cơ khí chế tạo trong tỉnh còn nhỏ bé, chủ yếu là cơ khí sửa chữa phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Trong tương lai, đây sẽ là nhóm ngành quan trọng đối với sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh. Vì vậy một mặt tiếp tục cải tạo, nâng cấp các cơ sở hiện có trên địa bàn như: mở rộng nhà máy cơ khí giao thông; đầu tư chiều sâu công ty cơ khí nông nghiệp - thuỷ lợi 10; nâng cấp xưởng cơ khí công ty xi măng Bỉm Sơn… mặt khác cần đầu tư xây dựng mới một số cơ sở công nghiệp có quy mô lớn với công nghệ hiện đại, giữ vị trí hạt nhân, nòng cốt trong tỉnh như: công nghiệp sản xuất thép chất lượng cao, công nghiệp cơ khí chế tạo các thiết bị nặng, sản xuất các thiết bị điện, điện lạnh, điện tử...

Thu hút đầu tư xây dựng một cơ sở sửa chữa, lắp ráp các phương tiện vận tải nặng tại khu vực Nghi Sơn, đáp ứng nhu cầu phát triển các phương tiện vận tải lớn trong khu vực sau khi Khu kinh tế Nghi Sơn và cảng nước sâu Nghi Sơn hoàn thành và đi vào hoạt động. Xem xét việc xây dựng một cơ sở sản xuất đầu máy, toa xe, đường ray... trên địa bàn tỉnh (dự kiến tại Bỉm Sơn).

5. Công nghiệp sản xuất VLXD

Phát huy lợi thế về nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương để phát triển mạnh công nghiệp sản xuất VLXD, nhất là xi măng, tạo các sản phẩm chủ lực, đóng góp lớn cho nền kinh tế. Đầu tư xây dựng nhanh giai đoạn 2 nhà máy xi măng Nghi Sơn, nâng công suất của nhà máy lên 4,3 triệu tấn/năm; mở rộng công suất nhà máy xi măng Bỉm Sơn lên 3,8 tr.T/năm. Xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh 3,75 triệu tấn/năm; nhà máy xi măng Ngọc Lặc công suất 1,4 triệu tấn/năm…

Phát triển các ngành sản xuất VLXD khác ở khắp các địa phương trong tỉnh. Xây dựng một số cơ sở sản xuất VLXD lớn tại KKT Nghi Sơn như: nhà máy bê tông tươi 50 m3/giờ, nhà máy bê tông Asphan 100.000 m2/năm, nhà máy bê tông đúc sẵn 2 - 3 triệu sản phẩm/năm, nhà máy sản xuất tấm lợp 3 triệu m2/năm, nhà máy gạch Licozi 40 tr.viên/năm, nhà máy gạch không nung 25 tr.viên/năm, nhà máy gạch ceranic 4 - 5 triệu m2/năm, nhà máy cửa nhựa 500.000 sản phẩm/năm... đáp ứng nhu cầu xây dựng công nghiệp và đô thị lớn trong Khu kinh tế, đồng thời cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Khuyến khích phát triển các loại hình VLXD mới như vật liệu nhựa, composit, vật liệu tổng hợp khác... thay cho các vật liệu truyền thống.

2.3.3. Phát triển các ngành công nghiệp khác

Phát triển hợp lý các ngành công nghiệp khác dựa trên cơ sở nguồn nhân lực và nguyên liệu sẵn có trên địa bàn như: chế biến nông lâm thuỷ sản, khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu...


1. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

Phát huy ưu thế về nguồn nguyên liệu dồi dào trong tỉnh để phát triển đa dạng các ngành nghề chế biến nông lâm thuỷ sản, coi đây là hướng phát triển quan trọng và lâu dài của tỉnh. Trước hết tập trung nâng cấp cải tạo, phát huy tối đa năng lực sản xuất của các cơ sở hiện có, đồng thời xây dựng mới các cơ sở chế biến khác gắn với các vùng nguyên liệu tập trung. Cụ thể là:

- Về chế biến cao su: Triển khai xây dựng và mở rộng các nhà máy máy chế biến mủ cao su ở Cẩm Thuỷ (đưa công suất lên 6.000 tấn/năm); Nhà máy Như Xuân (công suất 9.000 tấn/năm). Phát triển sản xuất cao su tổng hợp và các sản phẩm cao su phục vụ giao thông vận tải, đời sống và các ngành kinh tế khác.

- Về sản xuất đường: Cải tạo nâng cấp các nhà máy đường Lam Sơn, Nông Cống, Việt - Đài... Phát triển ổn định vùng nguyên liệu đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho các cơ sở trên để duy trì sản lượng đường trong tỉnh ở mức trên 25 vạn tấn/năm.

- Về chế biến rau quả: Cải tạo và mở rộng công suất nhà máy chế biến dứa Như Thanh lên 8.000 tấn dứa hộp/năm; Xây dựng nhà máy dứa cô đặc công suất 10.000 tấn/năm vào năm 2020. Đầu tư xây mới nhà máy chế biến rau quả công suất 10.000 tấn/năm tại Bỉm Sơn và một số cơ sở chế biến khác công suất khoảng 1.000 tấn/năm tại một số huyện thị trong tỉnh.

- Về chế biến thịt: Mở rộng công suất nhà máy chế biến thịt xuất khẩu của tỉnh lên 10.000 tấn/năm; Đầu tư xây dựng một số cơ sở chế biến thịt khác tại các KCN, Khu kinh tế và các trung tâm huyện; phấn đấu đến năm 2012 mỗi huyện thị đều có cơ sở giết mổ gia súc tập trung để nâng cao chất lượng thịt, đồng thời hạn chế sự lây lan của các dịch bệnh.

- Về chế biến thức ăn gia súc. Cải tạo và nâng cấp các nhà máy chế biến thức ăn gia súc hiện có. Đầu tư xây dựng mới các cơ sở chế biến thức ăn gia súc ở các huyện chăn nuôi tập trung như Nông cống, Triệu Sơn, Ngọc Lặc, Thiệu Hoá, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Thọ Xuân, Đông Sơn, Yên Định… đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi ngày càng lớn trong từng khu vực.

- Về sản xuất rượu, bia, nước giải khát: Cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất bia, nước giải khát hiện có. Ngoài nhà máy bia Nghi Sơn mới đưa vào sản xuất, xây dựng mới 01 nhà máy bia tại khu vực Bỉm Sơn, nâng công suất sản xuất bia trong tỉnh lên trên 200 triệu lít vào năm 2020. Đầu tư xây dựng nhà máy sữa Thanh Hoá, nhà máy sản xuất rượu chất lượng cao, nhà máy sản xuất cồn công nghiệp… phục vụ nhu cầu trong tỉnh và các địa phương lân cận.

- Về sản xuất giấy: Duy trì và nâng cao năng lực sản xuất của các nhà máy giấy hiện có. Đầu tư xây dựng mới nhà máy giấy và bột giấy Hậu Lộc giai đoạn I đạt 60.000 tấn giấy và 50.000 tấn bột giấy/năm, sau nâng lên 150.000 tấn/năm; nhà máy giấy Thanh Hoá 10 vạn tấn/năm (giai đoạn đầu 3 - 5 vạn tấn/năm) và một số nhà máy khác gắn với các vùng nguyên liệu… nâng sản lượng giấy của tỉnh lên 23 - 25 vạn tấn vào năm 2020.

- Về chế biến gỗ, lâm sản: Phát triển công nghiệp chế biến gỗ, đặc biệt là sản xuất các sản phẩm đồ gỗ tinh chế phục vụ xuất khẩu. Kết hợp đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở hiện có với xây dựng một số cơ sở mới gắn với các vùng nguyên liệu gỗ tập trung như: nhà máy ván dăm, ván sợi công suất 15.000 m3/năm; nhà máy ván nhân tạo từ tre luồng công suất 16.000 m3/năm; nhà máy sản xuất gỗ xuất khẩu từ ván nhân tạo công suất 5.000 tấn/năm; nhà máy chế biến lâm sản xuất khẩu Nghi Sơn... Phát triển các ngành công nghiệp chế biến lâm sản khác như chế biến măng, chế biến nhựa, chế biến cánh kiến, chế biến dược liệu... nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, đáp ứng nhu cầu trong khu vực và xuất khẩu.

- Về chế biến thủy sản: Phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến thuỷ sản để tăng kim ngạch xuất khẩu. Đầu tư nâng cấp, đổi mới thiết bị nâng cao chất lượng và năng lực sản xuất của 2 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu Hoằng Trường và Lễ Môn. Xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu quy mô 2.500 - 3.000 tấn/năm tại khu vực Nghi Sơn và một số cơ sở chế biến hiện đại khác ở các khu vực trung tâm thuỷ sản như thành phố Thanh Hoá, Lạch Bạng, Lạch Hới, Lạch Trường... tạo ra các sản phẩm thủy sản xuất khẩu có giá trị cao, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. Phát triển rộng rãi các hình thức chế biến truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và giải quyết lao động, đặc biệt là lao động nữ cho các địa phương ven biển.

- Ngoài ra tỉnh cần đâu tư phát triển các cụm công nghiệp, cụm làng nghề quy mô nhỏ và vừa ở các huyện thị trong tỉnh, từng bước hình thành hệ thống các KCN, cụm công nghiệp, cụm làng nghề, tạo các cực tăng trưởng bền vững. Phấn đấu đến 2020 tất cả các xã đồng bằng và khoảng 50% số xã miền núi có cụm làng nghề, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Phát triển các làng nghề này theo hướng kết hợp với du lịch, đưa các làng nghề này thành một trong nhiều tuyến điểm du lịch của tỉnh.

2.4. Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại

Giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến 2030, cơ bản thu gom và xử lý toàn bộ rác thải của thành phố, tuyên truyền giáo dục người dân phân loại rác tại nguồn. Đầu tư công nghệ tái chế, xứ lý rác thải theo công nghệ mới, tiên tiến. Tăng tỷ lệ rác thải được xử lý, giảm dần các tỷ lệ rác thải chôn lấp xuống còn dưới 30%. 100% các hộ gia đình, 80% doanh nghiệp có dụng cụ phân loại rác thải tại nguồn, 100% khu vực đô thị có thùng thu gom rác thải, thu gom rác tại khu vực nông thôn đạt 80%; xử lý 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện (bằng mức bình quân chung của quốc gia).

- Toàn bộ rác thải và phế thải đô thị thu gom được xử lý bằng công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế kỹ thuật và yêu cầu bảo vệ môi trường.

- Thực hiện xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh tại khu đô thị và áp dụng thêm phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo phương pháp đốt sinh điện năng vào năm 2015.

- Tăng cường hiệu quả thu gom và vận chuyển chất thải rắn thông qua việc cải cách thể chế và cải thiện hoạt động, đến năm 2015 phấn đấu thu được phí 100%.

Thực hiện nghiêm chỉnh việc thực hiện quản lý chất thải rắn đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 18/02/2009. Trong đó nêu rõ:

Đối với chất thải rắn sinh hoạt

- Xây dựng các khu xử lý chất thải rắn tập trung cho các đô thị (loại I đến loại IV), công suất từ 100 - 500 tấn/ngày. Cụ thể:

+ Khu vực thành phố Thanh Hóa (gồm cả TX Sầm Sơn, huyện Quảng Xương, Đông Sơn, Nông Cống) tại địa điểm xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, công suất 500 tấn/ngày;

+ Khu vực TX Bỉm Sơn (gồm Hà Trung, thị trấn Vân Du, Nga Sơn) tại điểm điểm phường Đông Sơn, diện tích 15ha;

+ Khu vực Tĩnh Gia (bao gồm huyện Tĩnh Gia và KKT Nghi Sơn) địa điểm tại xã Trường Lâm, công suất 500 tấn/ngày;

+ Khu vực Ngọc Lặc, Cẩm Thủy tại xã Cẩm Châu huyện Cẩm Thủy, diện tích xây dựng tối thiểu 15ha;

+ Khu vực Thọ Xuân tại xã Xuân Phú, diện tích 15ha;

- Khu vực thị trấn (đô thị loại V) và nông thôn vùng đồng bằng, trung du lân cận thị trấn có địa bàn rộng do đó cần áp dụng công nghệ xử lý phù hợp với quy mô công suất từ 10 - 50 tấn/ngày.


Đối với chất thải rắn công nghiệp

Về nguyên tắc, tất cả các cơ sở công nghiệp phải chịu trách nhiệm tự thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Phương án thu gom, vận chuyển và xử lý CTR cũng như phương án bảo vệ môi trường của mỗi cơ sở CN phải được thẩm tra đúng quy định hiện hành. Nhà nước sẽ hỗ trợ quỹ đất cho một số KCN, làng nghề, CCN để tập trung xử lý CTR công nghiệp như: Thành phố Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Bãi Trành, Đông Sơn (TT Nhồi), Lam Sơn – Sao Vàng, Ngọc Lặc.


Chất thải bệnh viện

Đến năm 2013 sẽ đầu tư hoàn thiện lò đốt chất thải cho 37 bệnh viện hiện có trên địa bàn. Công suất lựa chọn phù hợp với đặc thù quy mô của mỗi bệnh viện từ 10 – 45 kg/mẻ. Sử dụng lò đốt 500 kg/mẻ tại khu vực bệnh viện đa khoa.

2.5. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Nhìn chung, tỉnh Thanh Hoá với quy mô dân số lớn, các nghĩa trang chính đang dần chật chỗ và không đáp ứng được yêu cầu yên nghỉ cũng như môi trường sinh thái cảnh quan, các nghĩa trang phần lớn đều gần khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường đối với khu vực xung quanh.

Định hướng đến năm 2030, cần xây dựng các nghĩa trang quy mô nhỏ trên địa bàn các huyện dưới hình thức công viên - nghĩa trang, di dời các nghĩa trang nhỏ nằm lẫn trong các khu dân cư, đô thị mới.

Đối với các khu đô thị mới các nghĩa trang được mở rộng, xây mới dưới hình thức xã hội hóa, có sự tham gia của khu vực doanh nghiệp tư nhân, nhưng vốn đầu tư chủ yếu là vốn ngân sách nhà nước. Ngoài việc sử dụng để chôn cất, mỗi nghĩa trang cần phải có thêm một diện tích đất phù hợp để trồng cây xanh và các công trình phục vụ đảm bảo vệ sinh môi trường.

2.6. Đất phát triển hạ tầng

2.6.1. Đất giao thông

* Định hướng chung

- Phát triển giao thông phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và điều tiết tốt đối với các vùng xung quanh. Mạng lưới giao thông là tiền đề và động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển.

- Phát triển giao thông phải phù hợp định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo phát triển bền vững lâu dài, để Thanh Hoá nhanh chóng đạt trình độ văn minh, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển chung của toàn tỉnh.

- Phát triển giao thông bền vững, coi trọng công tác bảo trì, nâng cấp các công trình hiện có, đồng thời phát triển các công trình mới phù hợp mục tiêu phát triển, kết nối các trung tâm thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế, kết hợp đảm bảo an ninh quốc phòng.

* Mạng lưới đường bộ

Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông đường bộ, bảo đảm tính liên hoàn, liên kết trong vùng và giữa các địa phương trong tỉnh, kết nối với các trung tâm kinh tế trọng điểm đất nước, chú trọng mở các tuyến giao thông hướng nối với vùng Tây Bắc, vành đai Đông –Tây nối với Lào, Thái Lan, Mianma, tuyến đường ven biển với các vùng đồng bằng Bắc Bộ, xây dựng hiện đại hệ thống giao thông các vùng trọng điểm: Khu kinh tế Nghi Sơn, thành phố Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn, Sầm Sơn…, xây dựng mới một số tuyến đường có vai trò quan trọng về phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, nhất là các tuyến đường nối với các trục chính như:

Quốc lộ 1A: nâng cấp Quốc lộ 1A thành đường cấp III đồng bằng. Xây dựng các nút giao cắt đường sắt và các đường ngang có lưu lượng giao thông lớn, đường gom dân sinh ở các khu công nghiệp.

Đường Hồ Chí Minh: triển khai giai đoạn II. Đầu tư xây dựng tuyến đường ngang, nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A (Thạch Quảng – Bỉm Sơn) đạt tiêu chuẩn đường cấp III và các tuyến đường gom dân sinh dọc đường Hồ Chí Minh.

Đường cao tốc Bắc Nam đoạn ngang qua Thanh Hoá dài khoảng 100km.

Đường Nghi Sơn- Bãi Trành (dài 53km) nối cảng Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh toàn tuyến đạt cấp III, đoạn trong khu kinh tế Nghi Sơn đạt cấp II.

Đường Yên Cát – Bến Sung – Chuồng – Tân Dân.

Các quốc lộ khác: nâng cấp quốc lộ 47 đạt cấp III, quốc lộ 10, 45,15A, 217 đạt cấp IV. Kéo dài quốc lộ 10 từ Bút Sơn nối vào quốc lộ 1A (Bút Sơn - Đò Đại - Ngã ba Môi - Núi Chẹt), kéo dài quốc lộ 45 sang Nghệ An nối với quốc lộ 48 (theo đường Yên Cát - Thanh Quân), quốc lộ 47 qua cửa khẩu Khẹt sang Lào (theo đường tỉnh lộ Thường Xuân - Bát Mọt) trước năm 2010. Tiến tới nâng cấp toàn bộ các quốc lộ trên địa bàn đạt cấp III, một số đoạn quan trọng đạt cấp II. Kéo dài quốc lộ 217 đến quốc lộ 10; xây dựng quốc lộ 217 thành đường xuyên Á.

Hệ thống đường tỉnh: giai đoạn 2011 - 2020 tiếp tục nâng cấp hệ thống đường tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp III, cấp IV ở vùng đồng bằng và cấp III, IV, V ở miền núi; các đoạn đi qua thị trấn đạt tiêu chuẩn cấp II, cấp III. Xây dựng nút giao thông khác tại các giao cắt có lưu lượng lớn. Nâng cấp một số tuyến quan trọng thành quốc lộ.

Hệ thống đường ngang gồm: đường Vạn Mai - Mường Lát dài 70km, đường Lang Chánh - Yên Khương - Cửa khẩu Mèng dài 44km, đường Hồi Xuân - Tén Tằn - Mường Chanh (cửa khẩu Cang) dài 139km, đoạn Thường Xuân - Bát Mọt - cửa khẩu Khẹo dài 60,3km, đường Yên Cát - Thanh Quân - Bù Cẩm dài 64km, đường Mương Mìn - Na Mèo dài 21km và đường Yên Nhân - cửa khẩu Kham dài 22km, sau 2010 mở rộng một số đoạn quan trọng đạt cấp IV.

Đường đô thị (một số tuyến chính)

Thành phố Thanh Hoá: xây dựng quốc lộ 1A tránh thành phố Thanh Hoá, đại lộ Nam Sông Mã (Hàm Rồng - Sầm Sơn), đại lộ Lê Lợi kéo dài, đường vành đai phía Tây thành phố, quốc lộ 47 đoạn Sầm Sơn - thành phố Thanh Hoá vào năm 2010. Tiến hành cải tạo và xây dựng mới các cầu yếu, nhỏ hẹp như cầu Cốc, cầu Lai Thành, cầu Sâng, cầu Cao, cầu Hạc…

Các khu đô thị khác: xây dựng đồng bộ hệ thống đường giao thông nội thị ở thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn và các đô thị mới Nghi Sơn, Ngọc Lặc. Đến năm 2020, toàn bộ các đô thị lớn trong tỉnh có mạng lưới giao thông hoàn chỉnh và hiện đại.

Đường ven biển: xây dựng tuyến đường ven biển (dài khoảng 100km từ Điền Hộ, Nga Sơn đến đô thị Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia) cùng các tuyến đường ngang nối với các tuyến trục chính và các đô thị lớn. Đầu tư xây dựng một số cầu qua các cửa lạch và một số đường ngang nối với quốc lộ 1A, quốc lộ 10 và đường cao tốc Bắc Nam.

Đường tuần tra biên giới: tuyến đường tuần tra dọc biên giới dài 289km, đường ra biên giới, đến các mốc và các vị trí cần quan sát dài 49km, đường từ các đồn biên phòng, và từ trung tâm các xã ra đường tuần tra biên giới dài 317km. Đến năm 2015 đạt 60 – 70% và hoàn thành vào năm 2020.

Hệ thống giao thông nông thôn: đến năm 2012, 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã, tỷ lệ kiên cố hoá đạt 100% đối với đường huyện, 70% đối với đường xã ở vùng đồng bằng và 60% đường huyện, 50% đường xã ở vùng Trung du miền núi. Sau năm 2012 cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, trong đó các đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp V, cấp VI, nhựa hoá 100% đường xã, đường thôn đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A.

Đến năm 2020 về cơ bản ổn định hạ tầng giao thông, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.


Hoàn thành xây dựng hệ thống cầu qua một số sông lớn trước năm 2015 như cầu Thắm (Nga Sơn), cầu Bút Sơn (Hoằng Hoá), cầu Đò Đại (Hoằng Hoá), cầu Hoành (Yên Định), cầu Thiệu Khánh (Thiệu Hoá), cầu Hoằng Khánh (Hoằng Hoá), cầu Cẩm Vân (Cẩm Thuỷ), cầu Bến Kẹm (Bá Thước), cầu Nam Tiến (Quan Hoá), cầu Lát (Mường Lát), cầu Kim Tân (Thạch Thành) và hệ thống cầu treo ở các huyện miền núi.

- Đường thuỷ:

Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cụm cảng Nghi Sơn. Trước mắt xây dựng cảng tổng hợp Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu đến 30.000 tấn, chuẩn bị điều kiện để mở rộng nâng công suất cảng lên 50 triệu tấn/năm trước năm 2015. Nghiên cứu cảng trung chuyển nước sâu tại đảo Mê. Mở rộng cảng tổng hợp và xây dựng một số cảng chuyên dùng phục vụ Khu liên hợp Lọc hoá dầu, nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện thép, xi măng.

Nâng cấp, mở rộng các cảng sông: cảng Lễ Môn, cảng Lèn (1,6 – 2,5 triệu tấn/năm), cảng Lạch Hới, cảng du lịch Hàm Rồng. Triển khai xây dựng cảng Quảng Châu trước năm 2015, quy mô 5 bến tàu 1000DWT, công suất 1,5 triệu tấn/năm.

Phát triển giao thông đường thuỷ lên các tỉnh Đông Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình…).


- Đường sắt:

Phát triển mạng lưới đường sắt trong tỉnh kết nối với các khu vực có nhu cầu vận tải lớn, nhất là Khu Kinh tế Nghi Sơn. Sau năm 2010, nâng cấp hệ thống đường sắt hiện có và xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam. Đầu tư xây dựng một số cầu vượt đường sắt giao với quốc lộ và một số tỉnh lộ quan trọng.

Đường hàng không: phấn đấu triển khai xây dựng sân bay dân dụng tại huyện Tĩnh Gia trước năm 2015.


2.6.2. Đất cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, cấp thoát nước

- Thuỷ lợi.

Khởi công xây dựng hệ thống kênh Bắc hồ Cửa Đặt phục vụ tưới nước cho các huyện: Thường Xuân, Ngọc Lặc, Yên Định, Thiệu Hoá và một số địa phương khác.

Tập trung đầu tư các công trình thuỷ lợi quan trọng: đập Lèn, nâng cấp hệ thống tưới Hoằng Khánh, Xa Loan, Yên Tôn, hệ thống tưới cho các huyện bị hạn nặng và nhiễm mặn. Hoàn thành hệ thống cấp nước cho khu Kinh tế Nghi Sơn, hệ thống tiêu Động Thiệu Thị, trục tiêu Kênh Than, các trạm bơm tiêu thuộc hệ thống Bắc Sông Chu, Nam Sông Mã, vùng Phong Châu Lưu, vùng sông Hoằng, sông Nhơm.

Đầu tư xây dựng hệ thống đê sông, đặc biệt chú ý đê sông Con, xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các cống dưới đê biển đảm bảo ổn định cho đê, kiểm soát mặn tiêu thoát lũ úng. Đầu tư hoàn thành hệ thống đê biển (kể cả đê cửa sông) trước năm 2012.


Nghiên cứu chỉnh trị các các dòng sông Chu, sông Mã, sông Bưởi kết hợp với chương trình sống chung với lũ cho một số địa phương của huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc.

- Cấp thoát nước

Xây dựng đồng bộ hệ thống cấp thoát nước cho thành phố, thị xã, khu kinh tế khu công nghiệp lớn; nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới hệ thống cấp nước cho các thị trấn, các khu dân cư tập trung. Ưu tiên xây dựng các nhà máy nước cho thành phố Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn, Sầm Sơn, khu kinh tế Nghi Sơn và trung tâm huyện lỵ, bảo đảm cung cấp nước sạch đủ tiêu chuẩn ở các đô thị lớn với mức bình quân 180 – 200 lít/người ngày đêm vào năm 2020.

Đến năm 2015, xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước và các công trình thu gom, xử lý nước thải cho toàn thành phố Thanh Hoá và các khu thị xã, thị trấn, các khu công nghiệp, khu kinh tế. Đối với các khu công nghiệp tập trung, xây dựng hệ thống thoát nước thải và các trạm xử lý riêng cho từng khu, đảm bảo toàn bộ nước thải đều được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.

2.6.3. Đất cơ sở giáo dục đào tạo

Phát triển giáo dục, đào tạo theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, xây dựng xã hội học tập; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo nhằm huy động mọi nguồn lực vào phát triển giáo dục – đào tạo. Đến năm 2015, có 100% giáo viên ở các bậc học đều đạt chuẩn, trong đó 30 – 35% trên chuẩn; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia, đến năm 2020 tỷ lệ trường đạt chuẩn ở mầm non 65%, tiểu học 65%, trung học cơ sở 65% và trung học phổ thông 50%.

Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các xã miền núi cao, vùng đặc biệt khó khăn. Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường dân tộc nội trú huyện, tỉnh để đáp ứng yêu cầu vừa dạy văn hóa, vừa dạy nghề cho con em đồng bào các dân tộc, từng bước nâng cao mặt bằng dân trí giữa các vùng, miền trong tỉnh. Chú trọng công tác giáo dục đào tạo cho các vùng núi, biên giới và ven biển, tăng cơ hội cho người nghèo được hưởng thụ trong lĩnh vực giáo dục.


Hoµn thµnh ch­¬ng tr×nh kiªn cè hãa líp häc vµ x©y dùng nhµ c«ng vô cho gi¸o viªn vµo n¨m 2012, ®Õn n¨m 2015 tÊt c¶ c¸c tr­êng häc mÇm non vµ phæ th«ng cña tØnh ®­îc kiªn cè hãa; Duy trì và củng cố thành quả phổ cập trung học cơ sở và triển khai phổ cập trung học phổ thông, phấn đấu hoàn thành phổ cập trung học phổ thông trước năm 2020.

§Çu t­ x©y dùng c¬ së vËt chÊt vµ trang thiÕt bÞ cho hÖ thèng tr­êng häc c¸c cÊp, ®¸p øng nhu cÇu d¹y vµ häc. Cñng cè hoµn thiÖn hÖ thèng tr­êng líp hiÖn cã, ®Çu t­ x©y dùng thªm tr­êng míi ë nh÷ng ®Þa ph­¬ng cßn thiÕu ®Ó ®¶m b¶o cã ®ñ tr­êng líp theo nhu cÇu häc tËp cña häc sinh. Ph¸t triÓn hÖ thèng c¸c tr­êng mÇm non, tr­êng tiÓu häc t¹i c¸c b¶n vµ côm b¶n vïng cao, ®¶m b¶o mçi x· ®Òu cã hÖ thèng tr­êng hoµn chØnh tõ bËc mÇm non ®Õn THCS. Më réng quy m« vµ bËc häc ®èi víi hÖ thèng c¸c tr­êng phæ th«ng d©n téc néi tró. Ph¸t triÓn ®a d¹ng c¸c lo¹i h×nh tr­êng líp nh­: tr­êng phæ th«ng d©n téc néi tró, b¸n tró, tr­êng d©n lËp ë c¸c huyÖn, c¸c côm x·... ®Ó thu hót con em c¸c d©n téc Ýt ng­êi ®Õn häc.

Đa dạng hóa loại hình đào tạo nghề; chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; nâng tỷ lệ lao động được dào tạo lên 45% năm 2015 và 60% năm 2020. Tiếp tục xây dựng trường Đại học Hồng Đức thành Trung tâm đào tạo chất lượng cao. Xây dựng quy hoạch phát triển và mở rộng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, phù hợp với quy hoạch chung của cả nước.

2.6.4. Đất cơ sở Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Phát triển sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo hướng dự phòng tích cực và chủ động; Củng cố, nâng cấp toàn bộ hệ thống y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh, đáp ứng thuận tiện, nhanh chóng với chất lượng dịch vụ tốt, đảm bảo mọi người dân đều được khám, chữa bệnh ban đầu và cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản.

Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế từ tỉnh đến cơ sở nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hoạt động dân số kế hoạch hóa gia đình; đến năm 2015 đạt 85% số trạm y tế xã có bác sỹ và đạt chuẩn quốc gia về y tế. Phấn đấu tỷ lệ giường bệnh đạt 30 giường/1 vạn dân năm 2020. Hoàn thành nâng cấp, hiện đại hóa Bệnh viện Đa khoa Tỉnh, tăng cường trang thiết bị và mở rộng một số khoa chuyên sâu; hoàn thành xây dựng bệnh viện nhi, bệnh viện đa khoa Ngọc Lặc và một số bệnh viện tuyến huyện. Củng cố các bệnh viện chuyên khoa đạt tiêu chí bệnh viện hạng 2 trở lên.

Triển khai có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 20% năm 2015 và dưới 10% năm 2020; tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xuống dưới 15‰ năm 2020; giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,5‰ để giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 0,5% năm 2020.



2.6.5. Đất Văn hóa, thể dục, thể thao

Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thông tin và các phương tiện vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân. Tiếp tục đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trọng điểm. Hoàn thành dự án Lam Kinh, xây dựng di sản Thành Nhà Hồ, tượng đài Bà Triệu… nâng cấp, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa khác. Phấn đầu đến năm 2020 đạt 100% số làng, bản có nhà văn hóa, điểm vui chơi, hệ thống truyền thanh, tủ sách pháp luật.

Phát triển phong trào thể dục thể thao trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa. Đầu tư xây dựng Khu liên hiệp thể thao tỉnh và Trung tâm Đào tạo vận động viên Bắc Trung Bộ; các cơ sở luyện tập thể dục thể thao ở các huyện; Phấn đấu đến năm 2015 tất cả các huyện thị có trung tâm văn hoá thể thao, 50% có sân vận động, cơ sở luyện tập và thi đấu thể thao đạt tiêu chuẩn, 100% huyện thị đạt các chỉ tiêu này trước năm 2020;

Chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng các vận động viên năng khiếu để phát triển một số môn thể thao thành tích cao, phấn đấu đưa Thanh Hóa trở lại nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về thể dục thể thao.



Каталог: vi-vn -> TaiLieu
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> Ban quản lý DỰ Án thủy lợi thanh hoá KẾ hoạch quản lý MÔi trưỜng (emp) tiểu dự ÁN: SỬa chữA, NÂng cấp hệ thống thủy lợi nam sông mã TỈnh thanh hóA
TaiLieu -> Quyết định số 1421/QĐ-ubnd ngày 16 tháng 11 năm 2007 V/v quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm cn ttcn huyện, thị xã và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh thanh hoá Số: 769/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương