ĐẶt vấN ĐỀ I. TÍNh cấp thiết của dự ÁN


PHẦN III. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT



tải về 2.62 Mb.
trang11/20
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.62 Mb.
#30055
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   20

PHẦN III.

TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

I. TiÒm n¨ng ®Êt ®ai

1. Khái quát về tiềm năng:

Tiềm năng đất đai là khả năng tăng thêm diện tích các loại đất cho các mục đích sử dụng cả về thời gian và không gian; cũng như khả năng tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển mục đích sử dụng đất trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng đất đai cần phải có sự đầu tư vật chất trong một thời gian dài một cách khoa học và có kế hoạch. Trong thời kỳ quy hoạch từ nay đến năm 2020, theo yêu cầu của phát triển kinh tế của các ngành, tiềm năng đất đai của tỉnh sẽ được bố trí khai thác hiệu quả phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương.

Hiện nay tỉnh Thanh Hoá có 1.024.203,1 ha đất đã sử dụng vào các mục đích, chiếm 92% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất chưa sử dụng còn 88.990,71 ha, chiếm 8% tổng diện tích tự nhiên, bằng 8.69% đất đã sử dụng. Ngoài ra còn có 3.389,7 ha đất có mặt nước ven biển có thể khai thác vào nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ.

2. Tiềm năng cho phát triển nông nghiệp

Trong số đất đã sử dụng, nhóm đất nông nghiệp và phi nông nghiệp có thể tận dụng không gian, thời gian để bố trí sắp xếp lại việc sử dụng đất nhằm phát huy tiềm năng của chúng. Trong nhóm đất nông nghiệp có thể tăng thêm diện tích gieo trồng trên đất trồng cây hàng năm (nếu có thị trường tiêu thụ) thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí lại mùa vụ, kiến thiết đồng ruộng; có thể trồng cây hàng năm, cây công nghiệp dài ngày hoặc cây ăn quả, thay thế dần rừng sản xuất, đất trồng lúa có năng suất thấp, có thể sử dụng tối đa mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản và xen cá vào lúa đồng sâu. Đây là biện pháp ít tốn kém, có hiệu quả kinh tế và tính khả thi cao.

Đối với đất chưa sử dụng và đất có mặt nước ven biển, có thể khai thác để trồng cây hàng năm, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả hoặc nông - lâm kết hợp, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, nuôi trồng thuỷ sản trên phần lớn diện tích. Núi đá nằm trong rừng phòng hộ, đặc dụng có thể khoanh nuôi phát triển rừng núi đá. Ngoài ra, có thể để khai thác vật liệu xây dựng.

Tiềm năng của đất sẽ được nhân lên qua việc tạo lập các trang trại hướng đến nền sản xuất hàng hoá hoặc hoán đổi vị trí của chúng cho nhau, nâng cao giá trị của đất trong quá trình phát triển.

- Lúa nước: Khả năng mở rộng tối đa toàn tỉnh khoảng 5.000 ha, trong đó đa phần là đất thích hợp và ít thích hợp. Tuy nhiên, khó khăn trong việc mở rộng diện tích trồng lúa nước đó là quy mô nhỏ, phân tán và manh mún và yêu cầu phải có đầu tư cao, đặc biệt là xây dựng các công trình thủy lợi.

- Hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Khả năng mở rộng khoảng 5.600 ha, trong đó đất thích hợp chiếm diện tích lớn nhất (2.400 ha), còn lại là đất rất thích hợp (2.000 ha) và đất ít thích hợp (1.200 ha). Nhìn chung đây là các vùng đất bằng, ít dốc nhưng có hạn chế về tầng đất mỏng và độ phì thấp. Trước mắt khai thác mở rộng diện tích này trồng màu để đảm bảo đời sống, về lâu dài nên sử dụng trồng cây dài ngày hoặc sản xuất nông-lâm kết hợp.

- Mía: Mía được coi là cây trồng có thế mạnh của tỉnh. Khí hậu nóng, số giờ nắng cao, mưa nhiều, mía sinh trưởng tốt và có hàm lượng đường cao.

Khả năng khai thác đất chưa sử dụng vào trồng mía khoảng 10.500 ha, trong đó đất ít thích hợp chiếm diện tích lớn nhất (4.500 ha), còn lại là đất thích hợp (3.300 ha) và đất rất thích hợp (2.700 ha). Diện tích mở rộng trồng mía được xác định trên địa bàn các vùng nguyên liệu của các nhà máy đường đóng trên địa bàn tỉnh (Nhà máy đường Lam Sơn: huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn, Ngọc Lạc, Thường Xuân. Nhà máy đường Nông Cống: huyện Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống; Nhà máy đường Việt Đài: huyện Thạch Thành, Hà Trung, Cẩm Thuỷ, TX. Bỉm Sơn). Vùng có quy mô tập trung là: 4.200 ha, thuộc huyện Cẩm Thủy: 2.000 ha, Thạch Thành: 900 ha, Như Xuân: 800 ha và Ngọc Lặc: 500 ha.

- Cao su: Cao su là cây công nghiệp dài ngày chiếm ưu thế trong tỉnh. Vì vậy khả năng mở rộng được xác định khoảng 10.300 ha. Trong đó đất thích hợp chiếm diện tích lớn nhất (4.200 ha), còn lại là đất rất thích hợp (1.800 ha) và đất ít thích hợp (4.300 ha).

Vùng có quy mô tập trung có diện tích 5.000 ha, thuộc huyện Như Xuân: 1.800 ha, Ngọc Lặc: 1.500 ha, Như Thanh: 1.000 ha và Thạch Thành: 700 ha.

- Đồng cỏ chăn nuôi: Loại sử dụng đất được đề xuất mở rộng để phát triển chăn nuôi bò đàn ở Thanh Hóa là: 6.900 ha. Trong đó đất ít thích hợp chiếm diện tích lớn nhất (3.400ha), còn lại là đất thích hợp (1.800 ha) và đất rất thích hợp (1.700 ha). Tập trung ở các huyện miền núi và trung du của tỉnh.

- Nông lâm kết hợp: Đây là phương thức sử dụng đất rất đa dạng, tận dụng được cả những vùng đất có nhiều hạn chế. Vì vậy diện tích đất xác định cho phương thức này rất lớn: 76.500 ha. Trong đó đất thích hợp chiếm diện tích lớn nhất (51.800 ha), còn lại là đất rất thích hợp (19.800 ha) và đất ít thích hợp (4.900 ha), tập trung ở các huyện đồi núi và trung du của tỉnh.

- Khả năng mở rộng đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là: 4.385 ha, khả năng nuôi trồng thủy sản của tỉnh được xác định khoảng 3.000 ha.

3. Tiềm năng phát triển công nghiệp

Chỉ tiêu để đánh giá tiềm năng cho phát triển công nghiệp gồm: vị trí địa lý, địa hình, địa chất, nguồn nguyên liệu, điều kiện cơ sở hạ tầng, thị trường, lao động và chính sách đầu tư phát triển.

Thanh Hoá có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối dồi dào, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản, vật liệu xây dựng khá phong phú, lại tập trung để hình thành các vùng công nghiệp tập trung. Ngoài ra có thể phát triển các cụm công nghiệp nhỏ khai thác chế biến khoáng sản, nông - lâm - thuỷ hải sản và phát triển làng nghề truyền thống. Lực lượng lao động của tỉnh khá dồi dào. Đây chính là tiềm năng phát triển công nghiệp của tỉnh.

Một thuận lợi lớn của tỉnh là đã có một số khu công nghiệp phát triển như khu CN Bỉm Sơn, các khu CN trong khu kinh tế Nghi Sơn, khu CN Đình Hương, KCN Tây bắc ga... sẽ làm động lực cho các khu CN khác phát triển.

Hiện nay trên cơ sở định hướng quy hoạch vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ đã được UBND tỉnh thỏa thuận thống nhất và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Sở Xây dựng nghiên cứu lập Quy hoạch vùng huyện Tĩnh Gia, nhằm xem xét định hướng tổng quan phát triển khu vực huyện Tĩnh Gia và ảnh hưởng của các huyện lân cận như Quảng Xương, Nông Cống, Như Thanh. Trên cơ sở nghiên cứu, để đề xuất với UBND tỉnh và Thủ tướng Chính Phủ cho mở rộng giới hạn khu kinh tế Nghi Sơn lên khoảng 30.000 ha chủ yếu về phía Bắc và phía Tây khu kinh tế hiện nay.

4. Tiềm năng cho phát triển du lịch.

Thanh Hoá có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, gồm cả tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch biển, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch sinh thái…

Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Thanh Hoá có bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp như Sầm Sơn, Nam Sầm Sơn, Hải Tiến-Hoằng Hóa, Hải Hoà-Tĩnh Gia,... Các bãi biển này đều có đặc điểm chung là dài, độ dốc thoải, cát trắng mịn, nước trong... rất phù hợp cho tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí. Bên cạnh những bãi tắm đẹp là những thắng cảnh như hòn Trống Mái, đền Độc Cước, đền Cô Tiên ở Sầm Sơn... Ngoài khơi có các đảo như Hòn Nẹ, Hòn Mê,... làm cho các tuyến du lịch ven biển thêm phần hấp dẫn. Hiện nay, bãi biển Sầm Sơn đã được khai thác với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Các bãi biển khác hầu như vẫn còn giữ nguyên vẻ hoang sơ với môi trường thoáng đãng, trong lành và đang được đầu tư xây dựng như: Nam Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa...Thanh Hoá còn có nhiều hang động đẹp gắn với các truyền thuyết như động Từ Thức (Nga Sơn), động Hồ Công (Vĩnh Lộc), động Tiên Sơn (TP. Thanh Hoá). Vườn quốc gia Bến En, các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, khu sinh thái Hàm Rồng, vườn cò Tiến Nông, suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ)... là những tài nguyên du lịch sinh thái quý giá.

Về tài nguyên du lịch nhân văn: Thanh Hoá là miền đất văn hoá rất lâu đời (núi Đọ, Đông Sơn). Các nền văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đa Bút, địa danh hang Con Moong mới phát hiện ở Thạch Thành… cùng với những địa danh gắn liền với những tên tuổi của các anh hùng hào kiệt, các danh nhân như: Triệu Thị Trinh, Lê Hoàn, Lê Lợi, Lê Văn Hưu, Đào Duy Từ... đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, trong đó, nhiều di tích đã được Nhà nước xếp hạng và đang được trùng tu, tôn tạo ở quy mô quốc gia như: Đền Bà Triệu, Lam Kinh, thành Nhà Hồ, thái miếu Nhà Lê… Đây là những tài sản vô cùng quý giá, không chỉ có ý nghĩa lịch sử, giáo dục mà còn có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.

Du khách đến Thanh Hoá không chỉ bởi cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú mà còn giầu chất nhân văn với những lễ hội được lưu giữ từ bao đời nay như lễ hội Lam Kinh - Thọ Xuân (từ ngày 21 - 23/8 âm lịch); Lễ hội bánh chưng bánh dày - Sầm Sơn (ngày 12/5 âm lịch); lễ hội Phủ Na - Như Thanh được tổ chức 2 lần trong năm (tháng 1 đến tháng 2 và ngày 15/8 âm lịch); Lễ hội Cửa Đặt - Thường Xuân (từ ngày 4 - 30/1âm lịch); Lễ hội Mai An Tiêm - Nga Sơn (từ ngày 12 - 14/3 âm lịch)…

Đặc biệt Thanh Hóa có một nền văn hóa đa dân tộc có ý nghĩa rất lớn đối với du lịch. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Những thiết chế văn hóa xã hội truyền thống của từng dân tộc như: Thiết chế Bản mường của người Thái, thiết chế Lang đạo của người Mường, thiết chế dòng họ của người H’Mông...; Những phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt và trong tín ngưỡng, hội hè…cùng với những món ăn đặc sản mang đậm nét của mỗi dân tộc là những tài nguyên du lịch rất hấp dẫn đối với du khách, nhất là khách quốc tế. Thêm vào đó, tinh thần mến khách và lòng nhiệt thành của con người Thanh Hóa cũng là nền tảng vững chắc cho ngành du lịch phát triển.

Bên cạnh các tiềm năng du lịch trong nội tỉnh, với vị trí địa lý khá đặc biệt, Thanh Hóa có thể mở rộng liên kết với các địa phương trong vùng và cả nước như các tỉnh vùng Tây Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên… đặc biệt là liên kết với cố đô Luông Prabang của Lào, với các tỉnh Bắc Lào và các nước trong khu vực để hình thành các tour du lịch hấp dẫn qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.

Với những tiềm năng và lợi thế trên, trong tương lai việc xây dựng các điểm, các tour du lịch hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ của từng địa danh trong tỉnh sẽ tạo cho ngành du lịch ở Thanh Hóa có cơ hội phát triển mạnh, trở thành điểm đến hấp dẫn và lý thú của nhiều du khách. Phấn đấu đến năm 2020 đưa Thanh Hóa vào địa bàn trọng điểm du lịch Quốc gia.

5. Tiềm năng cho phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn.

Tiềm năng đất đai để mở rộng phát triển, xây dựng mới các đô thị của tỉnh còn khá lớn với dân số trên 4 triệu người, mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 35% dân số đô thị. Nhu cầu đất phát triển đô thị là rất lớn. Ngoài ra, trong khu dân cư nông thôn hiện nay, khả năng tự điều chỉnh đất đai từ đất vườn phục vụ nhu cầu làm đất ở khoảng trên 10.000 ha. Tiềm năng đất cho phát triển thương mại, dịch vụ và các ngành khác cũng ở mức cao.

Hiện nay tỉnh Thanh Hoá đã lập các đề án quy hoạch chung: Thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Sầm Sơn, đô thị công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng; các KKT: Nghi Sơn, khu đô thị mới Ngọc Lặc, Vân Du, Triệu Lộc, Tào Xuyên, Nam Sầm Sơn, Tiên Trang, Na Mèo, Nưa, đô thị mới Bãi Trành (Như Xuân), Thạch Quảng (Thạch Thành) và 24 đô thị khác là trung tâm thị trấn huyện lỵ của các huyện. Hiện nay đang hoàn chỉnh hồ sơ trình duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Cửa Đặt (Thường Xuân) chuẩn bị cho bước hình thành và thành lập các đô thị.

Quy hoạch chi tiết đô thị:

Đến nay 80% diện tích quy hoạch chung thành phố Thanh Hóa; 100% diện tích quy hoạch chung thị xã Sầm Sơn, 60% đô thị mới Nghi Sơn (trước đây) đến nay đang lập quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch chi tiết các khu chức năng khu KT Nghi Sơn; khoảng 70% diện tích quy hoạch đô thị trung tâm miền núi phía Tây Thanh Hóa (Ngọc Lặc); khoảng 50% diện tích quy hoạch chung thị xã Bỉm Sơn, Lam Sơn – Sao Vàng; các thị trấn huyện lỵ cũ được nghiên cứu lập Quy hoạch chung kết hợp với quy hoạch chi tiết 1/2000 với 80-90% diện tích đô thị.

Như vậy, đến nay 100% các đô thị hiện có của tỉnh và các đô thị mới phát triển đều có quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết phần lớn các khu chức năng quan trọng thuộc đô thị đó được phờ duyệt, đây là cơ sở pháp lý để quản lý, đầu tư và phát triển đô thị.

5. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng

Tỉnh Thanh Hoá có diện tích tự nhiên là 1.113.193,81 ha, trong đó đất nông nghiệp 861.911,32 ha chiếm 77,43%, đất phi nông nghiệp 162.291,78ha, chiếm 14,57%, đất chưa sử dụng 88.990,71 ha, chiếm 8% diện tích tự nhiên. So với bình quân toàn quốc và các tỉnh thành trong cả nước thì Thanh Hoá có tỷ lệ đất phi nông nghiệp thấp (bình quân vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là 26,27%).

Trong tương lai, để phát triển thành phố Thanh Hoá thành đô thị loại I, là trung tâm kinh tế phát triển của vùng cần thiết phải thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng gia tăng đất đô thị, khu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng. Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp có thể thực hiện được ở tất cả các huyện trong tỉnh, tại các khu vực này, diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn khá lớn, nền địa chất ổn định, vị trí thuận lợi cho việc mở rộng đô thị, phát triển các khu dân cư nông thôn, xây dựng hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng khác. Ngoài ra, Thanh Hoá cũng có tiềm năng lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị thu nhập và hiệu quả trên 1 ha đất canh tác như: chuyển đổi đất lúa vùng trũng, đất một vụ lúa hiệu quả kinh tế thấp sang phát triển trang trại tổng hợp (lúa - cá - cây ăn quả - chăn nuôi); Chuyển đổi đất lúa, hoa màu sang phát triển rau, hoa, cây cảnh có hiệu quả kinh tế cao và sản phẩm hàng hóa lớn ở các huyện ven thành phố Thanh Hoá, các thị xã, các khu du lịch, khu công nghiệp tập trung như Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Sầm Sơn…; hình thành các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư để bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường ở hầu hết các huyện, thị, khu vực nông thôn.


Каталог: vi-vn -> TaiLieu
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> Ban quản lý DỰ Án thủy lợi thanh hoá KẾ hoạch quản lý MÔi trưỜng (emp) tiểu dự ÁN: SỬa chữA, NÂng cấp hệ thống thủy lợi nam sông mã TỈnh thanh hóA
TaiLieu -> Quyết định số 1421/QĐ-ubnd ngày 16 tháng 11 năm 2007 V/v quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm cn ttcn huyện, thị xã và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh thanh hoá Số: 769/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương