ĐẶt vấN ĐỀ I. TÍNh cấp thiết của dự ÁN


Dân số, lao động, việc làm và thu nhập



tải về 2.62 Mb.
trang7/20
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.62 Mb.
#30055
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20

2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.

2.3.1. Dân số

Ước tính năm 2010, dân số toàn tỉnh là 3.412.612 người, chiếm xấp xỉ 35% dân số vùng Bắc Trung Bộ và 4,41% dân số cả nước; mật độ dân số bình quân 307 người/km2; gấp 1,4 lần mật độ dân số trung bình của vùng (207 người/km2) và 1,2 lần mật độ dân số trung bình cả nước (255 người/km2). Dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, vùng đồng bằng và ven biển 814 người/km2; vùng trung du, miền núi 122 người/km2.

Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2001-2005 là 1,0%/năm, thấp hơn mức tăng dân số của vùng Bắc Trung Bộ (1,01%) và thấp hơn mức tăng dân số trung bình cả nước (1,37%). Những năm gần đây, do công tác DS và KHH gia đình trong tỉnh được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả, nhận thức của nhân dân ngày càng cao nên tốc độ tăng dân số của tỉnh có xu hướng giảm từ 1,17% (thời kỳ 1996 - 2000) xuống còn 1,00% (thời kỳ 2001-2005). Năm 2006, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh là 0.78% và năm 2007 là 0,76%, năm 2009 là 0,99%.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 7 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 84,75%, tiếp đến là dân tộc Mường chiếm 8,7%, dân tộc Thái chiếm 6%, còn lại là các dân tộc khác như H’Mông, Dao, Hoa... chiếm một tỷ trọng nhỏ. Các dân tộc ở Thanh Hóa có những nét văn hoá đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều lễ hội và phong tục truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc đang được phục hồi và phát triển theo hướng tiến bộ và trở thành một trong những nguồn lực phát triển quan trọng của tỉnh, nhất là phát triển du lịch.

Về chất lượng dân số: Thanh Hoá có cơ cấu dân số tương đối trẻ, sức khỏe tốt. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu sẽ được huy động vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 10 - 15 năm tới. Trình độ học vấn của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi; 473 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó 69 trường mầm non, 343 trường tiểu học, 56 trường THCS và 5 trường THPT. Tuy nhiên, tại một số huyện miền núi phía Tây, nhất là các huyện giáp biên do phần lớn dân cư là người dân tộc với nhiều tập tục lạc hậu, lại sống rải rác ở các khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, điều kiện đầu tư cho giáo dục khó khăn... nên trình độ dân trí và học vấn của dân cư còn thấp, tình trạng tái mù chữ còn tương đối phổ biến.

Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư ở Thanh Hóa rất không đều giữa các vùng, các khu vực. Hầu hết dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn, năm 2009 dân số nông thôn chiếm gần 89% dân số toàn tỉnh; dân số thành thị chỉ chiếm khoảng 11%, thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước (trung bình cả nước là 27%). Điều đó cho thấy mức độ đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Thanh Hóa trong những năm qua còn rất thấp.


Bảng 14: Dân số và lao động tỉnh Thanh Hóa 2000 - 2010

Chỉ tiêu

2000

2005

2010

1. Tổng dân số (1.000ng­ười)

3494,0

3436,4

3405,0

Dân số thành thị (%)

9,5

9,9

14,4

2. LĐ trong độ tuổi (1.000 ng.)

1908,0

1869,6

2029,4

- LĐ đang làm việc trong các ngành KTQD (1.000 người)

1503,1

1648,8

2025,2

- Sử dụng thời gian lao động ở nông thôn (%)

75,0

77,2

85

- Tỷ lệ LĐ được đào tạo so với số LĐ trong độ tuổi (%)

19,6

27,0

38,0

Nguồn : Niên giám Thống kê Thanh Hóa từ 2000-2010

Sự phân bố dân cư giữa các huyện và các vùng trong tỉnh cũng không đều. Huyện có số dân cao nhất là Quảng Xương với 258,9 người (chiếm 7,6% dân số toàn tỉnh). Huyện có dân số ít nhất là Mường Lát và Quan Sơn chỉ chiếm gần 0,9 % dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số cao nhất ở TP. Thanh Hóa (3.639 người/km2), thấp nhất là huyện Quan Sơn (38 người/km2) và huyện Mường Lát (41 người/km2).

Trong những năm qua, ngoài tình trạng di cư tự do trong nội bộ các huyện vùng cao biên giới của tỉnh, đồng bào người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc chuyển đến cũng khá đông, nẩy sinh những vấn đề phức tạp trong quản lý dân cư, an ninh chính trị và trật tự xã hội. Vài năm gần đây, mặc dù tình trạng di cư tự do đã giảm nhưng hiện tượng vượt biên trái phép, vi phạm Hiệp định biên giới vẫn còn xảy ra, đòi hỏi phải quy hoạch phân bố xắp xếp lại dân cư trên địa bàn để vừa thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vừa đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội cho các khu vực vùng biên.

2.3.2. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của Thanh Hóa khá dồi dào. Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2009 là 2068,56 ngàn người, chiếm 68% tổng dân số; số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 2.029,4 ngàn người, chiếm 97,0% lao động trong độ tuổi, trong đó phần lớn là lao động nông lâm nghiệp, chiếm tới 72% tổng số lao động xã hội; lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 12,0% và lao động khu vực dịch vụ là 16 %; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn trong tỉnh mới đạt 80,4%.

Cơ cấu lao động cũng đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng lao động nông lâm nghiệp giảm từ 81,3% năm 2000 xuống còn 72% năm 2009; tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng từ 8,6% năm 2000 lên 12% năm 2009; khu vực dịch vụ tăng từ 10,1% năm 2000 lên 16% năm 2009. Đây là kết quả đáng khích lệ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh. Mặc dù vậy, cho đến nay số lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, là lĩnh vực có năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 70%), số lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn ít nên năng suất lao động chung của tỉnh còn thấp.

Về chất lượng nguồn nhân lực: Những năm gần đây chất lượng lao động ở Thanh Hóa đã được cải thiện một bước, trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp THCS và THPT ngày càng tăng. Số lao động được đào tạo tăng đều qua các năm từ 19,6% năm 2000 lên 27% năm 2005; 31,5% năm 2007 và đạt 38% năm 2010. Tuy nhiên hầu hết số lao động đã qua đào tạo tập trung ở các thành phố, thị xã và các thị trấn huyện lỵ.


Bảng 15: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

Đơn vị: 1.000 người

 TT

 Chỉ tiêu

2000

2005

2010

I

Số LĐ đang làm việc

1.503,1

1.869,6

2029,4

1

LĐ trong ngành NLN và TS

1.222,4

1378,5

1470,3

2

LĐ trong ngành CN - XD

129,3

215,0

253,5

3

LĐ trong ngành dịch vụ

151,5

276,1

305,6

II

Cơ cấu (%)

100.0

100.0

100.0

1

LĐ trong ngành NLN và TS

81,3

74

72

2

LĐ trong ngành CN - XD

8,6

11

12

3

LĐ trong ngành dịch vụ

10,1

15

16

Nguồn: Niên giám Thống kê 2000-2010;

Tóm lại nguồn nhân lực của Thanh Hóa mặc dù đã được nâng cao đáng kể, song nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu, số lao động chưa có việc làm còn chiếm tỷ lệ lớn... Với tình trạng nguồn nhân lực như hiện nay cần phải đầu tư hơn nữa vào giáo dục và dạy nghề để đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh với tốc độ nhanh trong thời gian tới.

2.4.1. Tình hình sử dụng đất đô thị

Đất ở đô thị hiện có 2.002,97 ha. Bình quân đất ở đô thị trên địa bàn toàn tỉnh là 127 m2/hộ và 34 m2/người. Hiện trạng năm 2009 toàn tỉnh có 33 đô thị được xếp loại gồm: T.P Thanh Hoá loại II, 02 thị xã (Sầm Sơn, Bỉm Sơn) loại IV, 24 thị trấn huyện lị loại V, 06 Thị trấn công nghiệp dịch vụ khác loại V. Như vậy trong giai đoạn 2000- 2009 toàn tỉnh đã nâng cấp được thành phố Thanh Hoá từ loại III lên loại II, thành lập được 10 đô thị mới loại V gồm: 4 thị trấn huyện lị: Bến Sung (Như Thanh), Quan Sơn, Mường Lát, Vạn Hà (Thiệu Hoá) và 6 thị trấn công nghiệp- dịch vụ khác: Lam Sơn, Sao Vàng, Nhồi, Tào Xuyên, Vân Du, Thống Nhất.

Các khu đô thị hình thành trước đây trong cơ cấu sử dụng đất xây dựng thiếu đất xây dựng đường phố, vườn hoa, cây xanh theo quy chuẩn xây dựng hiện hành.

Nhu cầu sử dụng đất đô thị dựa vào quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được duyệt. Trong giai đoạn 2001-2005 đất được duyệt trong điều chỉnh quy hoạch chung tăng lên khoảng 17.000 ha trong đó có đất xây dựng đô thị mới Nghi Sơn và đô thị trung tâm vùng miền núi (Ngọc Lặc), tuy nhiên đất chuyển đổi từ nông, lâm nghiệp sang công nghiệp, giao thông, dịch vụ thương mại còn ở mức thấp (khoảng 3000 ha). Có 3 đô thị có tốc độ chuyển đổi tương đối khá là Nghi Sơn, T.P Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn. Các đô thị khác yêu cầu sử dụng đất cho đô thị chưa cao.

Thành phố Thanh Hoá giai đoạn 2001-2005 đã đảm đương là trung tâm chính trị, hành chính, văn hoá và phát triển kinh tế của toàn tỉnh, các đô thị Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Lam Sơn… đã đảm đương vai trò động lực trong phát triển kinh tế của từng khu vực; Góp phần tạo nên tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2001-2005 cao hơn giai đoạn 1996-2000, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo.

Các đô thị huyện lị trong tỉnh mới đảm nhiệm chức năng là trung tâm hành chính, chính trị, các chức năng trung tâm văn hoá, thương mại, phát triển kinh tế… còn thấp kém; Vì thế một số thị trấn sau 5 năm dân số đô thị tăng rất chậm chỉ bằng tỉ lệ tăng dân số tự nhiên như Vĩnh Lộc, Thạch Thành thậm chí có đô thị còn giảm dân số như Hậu Lộc.

Hầu hết các đô thị mới thành lập hoặc có tỉ lệ phát triển dân số đô thị cao như Tào Xuyên, Vạn Hà, Triệu Sơn, Quán Lào… đều nằm ở khu vực trung tâm các vùng đông dân cư và trên trục giao thông chính (quốc lộ). Việc xây dựng hoàn chỉnh giai đoạn một đường Hồ Chí Minh sẽ tạo thuận lợi mới cho sự phát triển đô thị của tỉnh ta. Phát triển không gian bên trong đô thị đã được triển khai theo các quy hoạch chi tiết của đô thị được duyệt bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng góp phần bảo đảm sự bền vững cho đô thị. Tuy nhiên đối với các đô thị loại V việc lập quy hoạch chi tiết chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng cuả nhân dân, việc quản lí xây dựng của tư nhân chưa làm chặt chẽ gây ra một số tồn tại về xây dựng hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường... khó khắc phục trong đô thị.

Hệ thống đô thị của Thanh Hoá những năm vừa qua có sự phát triển cả về số lượng và quy mô, nhưng vẫn chủ yếu làm chức năng trung tâm hành chính và thương mại, dịch vụ. Các đô thị công nghiệp dịch vụ còn ít. Những năm gần đây các đô thị hầu hết đã lập và điều chỉnh quy hoạch chung được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc quản lý xây dựng, quản lý đất tuân thủ theo quy hoạch đã hạn chế sự phát triển chồng chéo. Các khu chức năng được phân định cụ thể, rõ ràng. Kiến trúc hiện đại đã và đang tạo ra bộ mặt đô thị khang trang, hiện đại như thành phố Thanh Hoá, TX. Bỉm Sơn, TX. Sầm Sơn...Đặc biệt là thành phố Thanh Hoá đã và đang hình thành các khu đô thị mới có sự đầu tư lớn và đồng bộ.

Thành phố Thanh Hoá giai đoạn 2001-2009 đã được tập trung đầu tư nhiều dự án xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật lớn: Nâng cấp quốc lộ 1A qua thành phố, xây dựng cầu vượt đường sắt trên đại lộ Lê Lợi, dự án cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường Thanh Hoá - Sầm Sơn...; Đồng thời thành phố đã huy động nhân dân tham gia xây dựng vỉa hè, hệ thống thoát nước theo chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm cùng với những đầu tư tập trung của tỉnh, của Thành phố đã làm thay đổi bộ mặt đô thị tại Thành phố góp phần tích cực đưa Thành phố được công nhận là đô thị loại II.

Hai thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn cũng đã có những bước tiến rõ nét về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong giai đoạn 2001-2009.

Các thị trấn huyện lị đầu tư xây dựng hạ tầng còn thấp kém: Nhiều thị trấn chỉ nhờ vào các tuyến quốc lộ chạy qua để có được hai ba Km đường nhựa, các đường phố khác trong thị trấn không được đầu tư xây dựng nâng cấp, hệ thống thoát nước, công trình bảo đảm vệ sinh môi trường chưa được đầu tư.

2.4.2. Các khu dân cư nông thôn:

Hiện có 48.197,66 ha đất ở nông thôn, đa số là diện tích các khu dân cư nông thôn đã được hình thành từ lâu đời gắn liền với truyền thống văn hoá cộng đồng làng xã. Bình quân đất ở mỗi hộ nông thôn 250m2 (vùng đồng bằng ven biển 213m2, vùng trung du, miền núi 378 m2/hộ), nằm vào mức trung bình so với cả nước. Hàng năm việc san tách hộ được xen ghép vào đất ở cũ nên đã phần nào hạn chế sự mất đất nông nghiệp chuyển sang đất ở. Trong những năm tới đất ở tại nông thôn cần được quy hoạch bố trí gắn liền với việc quy hoạch cải tạo khu dân cư nông thôn với mục tiêu tạo ra bộ mặt nông thôn mới cùng với cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sống cho dân cư và bảo vệ môi trường. Đồng thời đất ở tại nông thôn cũng là nguồn bổ sung cho đất ở tại đô thị (các thị tứ, trung tâm cụm xã - tiền đô thị).

2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.

2.5.1. Hệ thống giao thông

2.5.1.1. Giao thông đường bộ

Mạng lưới giao thông đường bộ được đầu tư xây phát triển khá đồng bộ gồm quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị, đường giao thông nông thôn và đường chuyên dùng, với tổng chiều dài 20.149,15 km, đạt mật độ 1,81 km/km2, và 5917km/1000 dân, thuộc loại cao so với các địa phương khác và trung bình cả nước (0,77 km/km2 và 2.987km/1000 dân)

* Quốc lộ: Trên địa bàn Thanh Hoá có 8 tuyến quốc lộ đi qua với tổng chiều dài 793 km, đây là các tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh, gồm:

- Quốc lộ 1A từ Bỉm Sơn (Dốc Xây) đến Tĩnh Gia (Khe nước lạnh) dài 98 km hiện đạt đường cấp III;

- Quốc lộ 10 từ Nga Sơn đến Hoằng Hoá nối với đường quốc lộ 1A (tại Tào Xuyên) dài 45 km đạt cấp IV và cấp V.

- Quốc lộ 45 từ Thạch Thành đến Như Xuân (Yên Cát) dài 124,5 km đạt cấp III và IV

- Quốc lộ 47 từ Sầm Sơn đến Lam Sơn - Thọ Xuân dài 61 km đạt cấp III và IV.

- Quốc lộ 15A từ Quan Hoá (Vạn Mai) đến Ngọc Lặc (nối với đường Hồ Chí Minh); dài 86 km đạt cấp V.

- Quốc lộ 217 từ Hà Trung (Lèn, quốc lộ 1A) đến Quan Sơn (Cửa khẩu quốc tế Na Mèo) dài 190,5 km đạt cấp IV và cấp V.

- Đường Hồ Chí Minh từ Thạch Thành đến Như Xuân dài 130 km đạt cấp III.

- Đường cảng Nghi Sơn - Bãi Trành: Tổng chiều dài 54,5 km hiện đạt cấp II, III và IV.

Đến nay tất cả các đường quốc lộ đều đã được trải nhựa đi lại khá thuận lợi, tuy nhiên quy mô đường còn nhỏ hẹp, chủ yếu mới đạt đường cấp III và IV, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải ngày càng tăng trong thời gian tới.

* Đường tỉnh lộ. Trên địa bàn tỉnh có 40 tuyến, tổng chiều dài 999,29 km; được phân bố đều khắp trên địa bàn. Các tuyến đường tỉnh cùng phối hợp với hệ thống quốc lộ tạo thành các trục giao thông Bắc - Nam và trục ngang Đông - Tây thuận tiện trong việc lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng trên địa bàn. Tuy nhiên, đại bộ phận đường tỉnh lộ, chất lượng đường thấp, chủ yếu là đường cấp IV, V và VI; tỷ lệ rải nhựa đạt 86,6%.

* Giao thông nông thôn (gồm đường huyện, đường xã, thôn bản)

Toàn tỉnh hiện có 16.784 km đường giao thông nông thôn, trong đó 2.081,8 km đường huyện, 4.447,4 km đường xã và 9.989 km đường thôn, song nhìn chung chất lượng thấp. Hầu hết các đường liên huyện mới đạt tiêu chuẩn cấp V và cấp VI, đường liên xã, liên thôn thuộc loại A và B, mới có khoảng 22% đường giao thông nông thôn được rải nhựa hoặc rải bê tông , còn lại là đường cấp phối và đường đất, giao thông đi lại khó khăn. Mặt khác do nguồn kinh phí ít, công tác duy tu, bảo dưỡng chưa được thực hiện tốt và thường xuyên nên hầu hết các tuyến giao thông nông thôn có chất lượng xấu. Đặc biệt các tuyến giao thông đến các xã, bản vùng cao, vùng xa đều là đường đất, việc đi lại rất khó khăn. Đánh giá theo tiêu chí mới, đến năm 2009 vẫn còn nhiều xã thuộc các huyện miền núi chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, gây trở ngại lớn trong việc giao lưu và chỉ đạo sản xuất.

Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ hiện nay khá dầy đặc, song chất lượng còn thấp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như của vùng và cả nước. Nhiều tuyến đường cần được bảo dưỡng và nâng cấp để hoà chung vào mạng lưới giao thông quốc gia và quốc tế cho phù hợp với cả nước và khu vực.

2.6.1.2. Giao thông đường thuỷ.

* Hệ thống đường thuỷ nội tỉnh.

Thanh Hoá có hệ thống sông rạch khá dầy, tạo ra một mạng lưới giao thông đường thuỷ tương đối thuận lợi. Toàn Tỉnh có 4 hệ thống sông chính là sông Mã, sông Yên, sông Hoạt và sông Bạng cùng hệ thống kênh đào chạy dọc theo vùng đồng bằng ven biển với tổng chiều dài 1.889 km (1.609 km sông tự nhiên và 280 km kênh đào), trong đó khoảng 1.170 km có khả năng khai thác vận tải, chiếm 61,9%. Trong toàn bộ hệ thống sông ở Thanh Hóa thì sông Mã và sông Yên là hai hệ thống sông có vị trí quan trọng đối với phát triển giao thông đường thuỷ nội địa của tỉnh.

Hiện nay tỉnh đã đưa vào khai thác 487 km đường sông, trong đó Trung ương là 154 km và địa phương quản lý 333 km. Đã hình thành các tuyến chính như tuyến Thanh Hóa đi Ninh Bình- Hải Phòng; Tuyến vận tải sông liên huyện Nông Cống - Đông Sơn- Triệu Sơn- Quảng Xương.

* Hệ thống cảng sông, cảng Biển

Thanh Hoá có 102 km bờ biển, với 5 cửa lạch phân bố đồng đều ở các huyện ven biển tạo thành hệ thống giao thông đường thuỷ (đường sông và đường biển) rất thuận tiện. Các cảng biển chính ở Thanh Hóa gồm:

- Cảng Lễ Môn: Là cảng tổng hợp công suất 300.000 tấn/năm, cho phép tầu 1.000 tấn ra vào, luồng tầu dài 16 km.

- Cảng Nghi Sơn là cảng nước sâu lớn nhất ở khu vực Bắc Trung. Đây là cảng đa chức năng, bao gồm 3 khu cảng chính (i) Khu cảng của nhà máy lọc dầu; (ii) Khu cảng tổng hợp; (iii) Khu cảng chuyên dùng cho nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện và nhà máy đóng tàu. Hiện nay, ngoài cảng chuyên dùng cho nhà máy xi măng, bến số 1 và số 2 của khu cảng tổng hợp Nghi Sơn đã được xây dựng cho phép tiếp nhận tàu 30.000 tấn, đang xây dựng bến cho tầu 50.000 tấn, tạo tiền đề quan trọng để phát triển khu kinh tế Nghi Sơn cũng như kinh tế cả tỉnh.

Ngoài 02 cảng biển, Thanh Hoá còn có 104 bến sông, trong đó 39 bến có quy mô trên 3.000 tấn/năm. Một số bến có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh là bến Hàm Rồng (TP,Thanh Hóa), Vạn Hà (Thiệu Hóa), bến Hói Đào (Nga Sơn), đặc biệt cảng Đò Lèn đã được quy hoạch thành cảng chuyên dùng phục vụ nhà máy xi măng Bỉm Sơn, công suất 1,6 triệu tấn/năm.

Tóm lại. Mạng lưới giao thông đường thủy của Thanh Hóa khá dày, thuận lợi trong việc giao lưu giữa các địa phương trong tỉnh và các vùng miền trong cả nước. Tuy nhiên, hiện nay đang bị xuống cấp về luồng tuyến và bị thu hẹp về phạm vi khai thác, tỷ lệ khai thác vận tải không cao. Hầu hết các luồng trên sông là luồng lạch tự nhiên chưa được cải tạo, nạo vét, các cửa sông bị sa bồi, rất khó khăn cho các phương tiện ra vào.



2.6.1.3 Giao thông đường sắt

Trên địa bàn Thanh Hoá có tuyến đường sắt Thống Nhất chạy dọc tỉnh với chiều dài 92 km và 9 ga, trong đó 2 ga chính (ga Thanh Hoá và ga Bỉm Sơn) và 7 ga phụ (Đò Lèn, Nghĩa Trang, Yên Thái, Minh Khôi,Văn Trai, Khoa Trường và Trường Lâm). Năng lực thông qua trên tuyến là 30 đội tầu/ngày đêm. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho Thanh Hoá phát triển giao lưu với các tỉnh trong cả nước.

2.5.2. Mạng bưu chính viễn thông

Mạng bưu chính. Đến hết năm 2009 toàn tỉnh có 91 bưu cục (gồm 1 bưu cục trung tâm, 27 bưu cục cấp II tại các trung tâm huyện và 63 bưu cục cấp III tại các khu vực, các thị tứ), 565 điểm bưu điện văn hoá xã và 59 đại lý đa dịch vụ, đạt bán kính phục vụ bình quân là 2,24 km/điểm; 100% các xã có điểm phục vụ bưu chính. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 11 tuyến đường cung cấp thư cấp II, được thực hiện bằng ô tô chuyên dùng đảm bảo nhu cầu vận chuyển bưu chính đến tất cả các huyện thị và 127 tuyến đường cấp III với nhiều phương tiện đảm bảo nhu cầu vận chuyển bưu chính đến tất cả các xã.

Mạng viễn thông những năm gần đây đã được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện cho hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển. Phương thức truyền dẫn chủ yếu là cáp quang. Trên địa bàn tỉnh hiện có 05 mạng điện thoại di động, trong đó 03 mạng sử dụng công nghệ GSM và 02 mạng sử dụng công nghệ CDMA, với 2.363 trạm thu, phát sóng BTS, đã phủ sóng thông tin di động ổn định cho 600/637 xã, phường, thị trấn (đạt 94,19%) trên địa bàn tỉnh.

Mạng Internet trên địa bàn hiện có 4 đơn vị cung cấp dịch vụ, mạng Internet tốc độ cao ADSL đã triển khai cung cấp dịch vụ truy nhập tại 27/27 trung tâm huyện, thị, thành phố. Với 610/637 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Năm 2009 toàn tỉnh có 55.139 thuê bao Internet tốc độ cao (Dial-up, ADSL), mật độ thuê bao quy đổi đạt 1,6 máy/100 dân.

Tóm lại, mạng bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã được đầu tư phát triển nhanh, tiếp cận với các công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ ngày càng đa dạng với chất lượng cao của các ngành kinh tế và dân cư. Tuy nhiên, các dịch vụ cung cấp chưa đồng đều và mức độ dịch vụ còn chênh lệch lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị, đồng bằng và trung du miền núi. Đặc biệt tại các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện Quan Sơn, Mường Lát… chất lượng mạng chưa đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin của nhân dân. Trong tương lai ngành bưu chính viễn thông cần đầu tư phát triển cả về loại hình phục vụ, phạm vị hoạt động và chất lượng cung cấp dịch vụ.. nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH với tốc độ nhanh trên địa bàn.

2.5.3. Hệ thống cấp điện

a). Về nguồn điện.

Hiện nay tỉnh Thanh Hoá được cấp điện từ 3 nguồn chính là: hệ thống lưới điện quốc gia qua các trạm 220 KV Thanh Hoá (2 x 125 MVA) và Nghi Sơn (1 x 125 MVA); nhà máy nhiệt điện Ninh Bình (4 x 25 MVA) tuyến đường 110 KV mạch kép Ninh Bình- Bỉm Sơn và nguồn thuỷ điện Bàn Thạch (Thọ Xuân) công suất 3 x 320 KW và một số nguồn thủy điện nhỏ khác.


Bảng 16: Hệ thống các trạm biến áp ở Thanh Hoá đến năm 2009

TT

Loại trạm

Số trạm

Số máy

Tổng KVA

1

Trạm 220

2

3

375.000

2

Trạm 110

9

15

423.000

3

Trạm trung gian

38

62

167.000

4

Trạm phân phối

2410

2467

467.530

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa, 2010.

b) Về lưới điện

Mạng lưới phân phối điện được xây dựng khá đồng bộ gồm 265 km đường dây 220 KV, 365 km đường dây 110 KV; hơn 2.000 km đường dây từ 6 - 35 KV và gần 2.500 trạm biến áp các loại, gồm:

- Lưới điện 220KV có chiều dài 265,2 km bao gồm 4 tuyến : Nho Quan - Thanh Hoá (Thiệu Vận-Thiệu Hóa): 62 km; Ninh Bình-Thanh Hoá (60,2 km), Thanh Hoá- Nghi Sơn (70 km) và Nghi Sơn-Vinh (73 km).

- Lưới điện 110 KV dài 365,2 km bao gồm các tuyến chính: Ninh Bình-Bỉm Sơn (2 lộ; 171: 22,5km và 172: 24km); Thiệu Vận (Thiệu Hóa)-Nghi Sơn (2 x 64km), trên đó có các nhánh rẽ: Nông Cống, Nghi Sơn; Thiệu Vận (Thiệu Hóa)-TP.Thanh Hóa-Sầm Sơn (34,5 km); Thiệu Vận (Thiệu Hóa)-Thọ Xuân (32km); Thiệu Vận (Thiệu Hóa) - Yên Định: 22 km... Thiệu Vận (Thiệu Hóa) - Núi I: 10,7 km; Núi I -Hà Trung - Bỉm Sơn: 46 km; Núi I - Thành phố: 10,7 km và tuyến Yên Định-Bá Thước. Nhìn chung các tuyến đường dây 110 KV vận hành tốt đảm bảo điện cho các trạm.

- Lưới điện 35 KV dài 1843,5 km được xây dựng mới, tiết diện dây lớn, hợp lý tạo điều kiện cho việc vận hành lưới điện, nâng cao độ tin cậy.

- Lưới điện 22 KV dài 114,6 km, trong đó đường dây nội thị hầu hết là cáp ngầm hoặc bọc, đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.

- Lưới điện 6 KV dài 121,5 km, đường dây này đã vận hành từ lâu, chất lượng xuống cấp, nhiều đoạn chắp vá, tổn thất lớn và không bảo đảm an toàn khi vận hành.

Đến năm 2005, 92% số xã phường trong tỉnh có điện. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện đạt khoảng 90% .

2.5.4. Hệ thống cấp, thoát nước

a) Hệ thống cấp nước

Các công trình cấp nước đô thị ở Thanh Hóa hiện có gồm nhà máy nước Thanh Hóa công suất 50.000 m3/ngàyđêm, cấp nước sản xuất và nước sinh hoạt cho thành phố Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn; Nhà máy nước Bỉm Sơn 7.000 m3/ngày đêm; cấp nước cho thị xã Bỉm Sơn; Nhà máy nước Đồng Chùa công suất 30.000 m3/ngày.đêm cấp nước cho khu kinh tế mới Nghi Sơn; nhà máy nước Hàm Rồng, Mật Sơn cấp nước cho Thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, các khu dân cư lân cận (Đông Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương); nhà máy nước Hoằng Vinh cấp nước cho thị trấn Bút Sơn và khu dân cư tập trung thuộc huyện Hoằng Hóa và một số nhà máy nước khác cung cấp riêng cho các khu công nghiệp và các thị trấn huyện lỵ. Hầu hết khu vực nông thôn sử dụng nước mưa, giếng khơi và giếng khoan, chất lượng nước thấp. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh mới đạt 80%.

Tóm lại. Việc cấp nước của tỉnh trong những năm qua đã được cải thiện đáng kể, nhất là ở các đô thị, các khu công nghiệp... song vẫn còn nhiều hạn chế cả về nguồn cung cấp, hệ thống ống dẫn và chất lượng nước. Các nhà máy nước ở 3 khu vực đô thị là Thanh Hoá, Bỉm Sơn và Sầm Sơn được xây dựng từ lâu và đang xuống cấp. Một số thị trấn, khu công nghiệp đã khoan giếng cấp nước nhưng mang tính chất cục bộ, chắp vá và hầu hết nước chưa được xử lý nên chất lượng thấp. Hệ thống đường ống ở các khu đô thị đều được xây dựng từ lâu, xuống cấp và tổn thất quá lớn. Tiêu chuẩn cấp nước bình quân đầu người ở các khu vực đô thị thấp, chỉ từ 60 - 100 lít/ngày.đêm, chất lượng nước không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh.

b) Hệ thống thoát nước:

Hầu hết các đô thị ở Thanh Hóa chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Tại một số đô thị lớn như TP.Thanh Hoá, TX.Bỉm Sơn, TX.Sầm Sơn và các thị trấn còn rất thiếu hệ thống thoát nước và các công trình thu gom, xử lý nước thải, do vậy nước thải sinh hoạt và nước mưa vẫn thải trực tiếp ra các sông, rạch, gây ô nhiễm môi trường. Ở các vùng nông thôn, toàn bộ nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp ra sông, hồ, kênh mương làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống nhân dân.

2.5.5. Hệ thống thủy lợi và hạ tầng thủy sản

Trong những năm qua, Thanh Hóa luôn luôn quan tâm đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản cũng như phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.

+ Hệ thống tưới: Bao gồm 2046 công trình, trong đó có 524 hồ chứa, 831 đập dâng và 505 trạm bơm điện (với 973 máy loại từ 500 m3/h đến 8000 m3/h)

Hiện đang tích cực thi công để đưa công trình thủy lợi - thủy điện Cửa Đặt vào hoạt động.

Công tác kiên cố hóa kênh mương triển khai tương đối tốt, đã làm được gần 4000km.

Vấn đề tưới cho lúa, cơ bản đã được giải quyết. Tuy nhiên tưới màu và một số diện tích ở ven biển (Nga Sơn, Hậu Lộc, Tĩnh Gia) và trung du - miền núi còn gặp khó khăn. Hệ thống tưới cũng góp phần tích cực trong công tác cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản cho các huyện, bước đầu hình thành các vùng trang trại kết hợp nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

+ Hệ thống tiêu: Đã xây dựng một số trạm bơm tiêu lớn như Thiệu Duy, Thiệu Thịnh, Yên Tôn... Hệ thống đầu mối nói trên kết hợp với việc nạo vét khơi thông dòng chảy đã góp phần rất lớn trong công tác tiêu úng, bảo vệ sản xuất vụ mùa,

+ Đê điều và phòng chống bão lụt:

Mặc dù được tỉnh và Trung ương quan tâm dành vốn đầu tư hàng năm nhưng đến nay vẫn là một vấn đề tiếp tục cần được quan tâm giải quyết.

Công trình đê hiện tại đã đủ sức chống với lũ lớn xảy ra nhưng so với quy phạm còn thấp. Đặc biệt hệ thống cống dưới đê cần được theo dõi, sửa chữa thường xuyên để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.

Hệ thống đê biển qua 3 năm (2006, 2007, 2008) đã được đầu tư tập trung với quy mô kiên cố. Những tuyến đê biển quan trọng trên địa bàn các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Sầm Sơn, Quảng Xương đã được triển khai thi công và cơ bản hoàn thành.

Hạ tầng ngành thủy sản đã tập trung đầu tư xây dựng các cảng cá Lạch Bạng, Lạch Hới, Hòa Lộc (Hậu Lộc), Hoằng Trường (Hoằng Hóa), Quảng Nham (Quảng Xương). Tỉnh cũng đang triển khai nghiên cứu để chuẩn bị các điều kiện đầu tư một số cảng cá ở Nga Sơn, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia.

Công trình âu trú bão Lạch Hới (quy mô 700 tàu) đã hoàn thành và hiện đang chuẩn bị đầu tư một số âu trú bão Lạch Bạng (Tĩnh Gia), Kênh De (Hậu Lộc).

Hệ thống các chợ cá đầu mối ở Hậu Lộc, Nga Sơn, Tĩnh Gia cũng đang được triển khai.

Về nuôi trồng thủy sản: Đã đầu tư một số dự án kết hợp trồng trọt, chăn nuôi với nuôi trồng thủy sản (Hà Trung, Nông Cống), nuôi tôm nước lợ (Quảng Chính - Quảng Xương)...

2.5.6. Mạng lưới y tế

- Mạng lưới y tế công lập: §Õn n¨m 2009 toµn tØnh cã 38 bÖnh viÖn đơn vị tuyến tỉnh vµ huyÖn; 27 trung tâm y tế dự phòng và 13 phßng kh¸m đa khoa huyện, thị thành phố với 5292 giường bệnh; 636 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Ngoài ra trên địa bàn còn có các bệnh viện trung ương khác như BV 71TW; bệnh viện điều dưỡng TW2.

- Mạng lưới y tế ngoài công lập: Năm 2001, toàn tỉnh mới chỉ có 187 cơ sở y tế tư nhân, tính đến năm 2009 con số này là 599 cơ sở, bao gồm 01 bệnh viện đa khoa, 02 bệnh viện chuyên khoa, 21 phòng khám đa khoa, 73 phòng khám nội, 09 phòng khám ngoại, 41 phòng khám răng hàm mặt, 01 phòng khám tai mũi họng, 16 phòng khám sản khoa, 04 phòng khám nhi, 16 phòng khám mắt, 10 phòng khám da liễu, 172 phòng chẩn trị y học cổ truyền. Ngoài ra còn có 69 phòng dịch y tế, 50 nhà thuốc tư nhân, 87 cơ sở kinh doanh thuốc y học cổ truyền và 30 công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực y tế.

b. Nhân lực y tế: Theo đánh giá của Sở Y tế, nhân lực y tế ở cả 03 tuyến đều có sự gia tăng đáng kể về số lượng và chất lượng cán bộ. Nhân lực tuyến tỉnh tăng từ 1.700 người vào năm 2001 lên 7058 người vào năm 2009, trong đó bác sĩ có 1708 người, y sĩ có 3277 người, y tá có 1541 người, hộ sinh 532m người. Số lượng cán bộ có trình độ tiến sỹ giảm trong khi các trình độ khác như thạc sỹ, chuyên khoa 2, chuyên khoa 1 có sự tăng đáng kể. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và sau đại học tăng từ 19,6% năm 2001 lên 20,3% năm 2009.



2.5.7. Văn hóa

Thanh Hoá là một vùng quần c­ư lâu đời, có nền văn hoá phát triển với vị thế là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích của các v­ương triều Tiền Lê, Hậu Lê, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, mà dấu ấn còn ghi lại ở các vùng quê với các đền đài, miếu mộ, lăng tẩm thành quách.

Cùng với sự đa dạng về tài nguyên, thổ nhưỡng, khí hậu, Thanh Hoá còn có một kho tàng di sản văn hoá vật thể vô cùng đồ sộ và phong phú với 1.535 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh với mật độ bình quân là 2 di tích/km2. Có 641 di tích được xếp hạng với nhiều địa danh nổi tiếng như: Núi Đọ, làng cổ Đông Sơn; Khu khảo cổ Đông Sơn; Thành nhà Hồ; Khu di tích Lam Kinh; Đền thờ Lê Hoàn; Ba Đình; Hàm Rồng… đang được trùng tu, tôn tạo và xây dựng mới.

2.5.8. Giáo dục.

- Giáo dục mầm non: Tính đến năm 2009 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 648 trường học mẫu giáo. Trong đó số trường công lập là 131 trường, trường ngoài công lập là 517 trường, với 4.804 lớp học và 6.509 giáo viên đáp ứng nhu cầu học tập của hơn 122.000 em học sinh.

- Giáo dục phổ thông: Theo thống kê năm 2009 trên địa bàn tỉnh có 1.480 trường học phổ thông, trong đó:

+ Tiểu học có 727 trường, 346 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 47,5% tổng số trường tiểu học.

+ Trung học cơ sở có 650 trường.

+ Trung học phổ thông có 103 trường (trong đó 72 trường là trường công lập và 31 trường là trường ngoài công lập)

Tổng số lớp có 20.060 lớp học, trong đó cấp tiểu học 10.328 lớp, trung học cơ sở 76701 lớp và trung học phổ thông 3.031 lớp .

- Giáo dục thường xuyên: Củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm GDTX, đẩy mạnh việc tổ chức dạy ngoại ngữ và tin học, nhằm thực hiện đủ các môn học quy định trong chương trình chính khóa, tổ chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên.

- Giáo dục chuyên nghiệp: Mở rộng quy mô trên cơ sở bền vững, duy trì những ngành nghề đào tạo đã ổn định, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển KT-XH của địa phương.

Các trường dạy nghề đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại thành các trường trung cấp và cao đẳng nghề theo hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và xã hội. Tính đến nay toàn tỉnh Thanh Hóa có một trường Đại học, 4 trường CĐ, 5 trường trung học (có 2 trường trung ương), và một trường Chính trị Tỉnh.

2.5.9. Thể dục thể thao:

Phong trào thể dục thể thao quần chúng được phát triển rộng khắp, nhất là ở các thành phố, thị xã, thị trấn… đã tạo thành hoạt động thường xuyên trong rèn luyện sức khỏe của mọi tầng lớp dân cư. Cơ sở vật chất TDTT từng bước được tăng cường. Tỉnh đã đầu tư xây dựng được một số công trình thể thao quan trọng như trường tập bắn Trần Oanh, Nhà thi đấu và tập luyện thể thao, nâng cấp bể bơi ngoài trời... góp phần thúc đẩy các hoạt động TDTT phát triển. Số người tập thể dục thường xuyên tăng nhanh từ 17% dân số năm 2000 lên 23% năm 2005 và trên 29% năm 2010. Tỉnh luôn duy trì hệ thống đào tạo vận động viên ở 4 tuyến.

2.5.10. Quốc phòng an ninh:

Trong những năm qua, các cấp các nghành của tỉnh đặc biệt quan tâm đến vấn đề quốc phòng, an ninh. An toàn xã hội và ổn định về chính trị đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Với phương châm kết hợp kinh tế với an ninh, quốc phòng, các dự án phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng, an ninh được triển khai mạnh mẽ, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong tỉnh, đặc biệt là những vùng khó khăn.

Tỉnh đã tập trung đầu tư nâng cấp các đồn trạm biên phòng, trạm quan sát phòng không, thành lập Ban chỉ đạo 138 để chỉ đạo đấu tranh phòng chống tội phạm, qua đó đã kiềm chế và đẩy lùi cơ bản các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia... Tỉnh cũng đã triển khai có hiệu quả một số chương trình như xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng các cụm dân cư biên giới...; làm tốt nhiệm vụ quốc phòng kết hợp với kinh tế, góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị tại địa bàn.


Каталог: vi-vn -> TaiLieu
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> Ban quản lý DỰ Án thủy lợi thanh hoá KẾ hoạch quản lý MÔi trưỜng (emp) tiểu dự ÁN: SỬa chữA, NÂng cấp hệ thống thủy lợi nam sông mã TỈnh thanh hóA
TaiLieu -> Quyết định số 1421/QĐ-ubnd ngày 16 tháng 11 năm 2007 V/v quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm cn ttcn huyện, thị xã và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh thanh hoá Số: 769/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương