ĐẶt vấN ĐỀ I. TÍNh cấp thiết của dự ÁN



tải về 2.62 Mb.
trang6/20
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.62 Mb.
#30055
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

* Nguồn: Niên giám Thống kê Thanh Hóa; Sở KH&ĐT, 2011
2.2.1.2. Lâm nghiệp

Những năm qua, tỉnh đã tập trung khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng phòng hộ, đồng thời chú trọng với phát triển rừng sản xuất, chỉ đạo triển khai tốt các chương trình trồng rừng như Chương trình 661; Chương trình trồng rừng ven đường Hồ Chí Minh; Dự án trồng rừng KFW4; Chương trình trồng rừng sản xuất, đặc biệt là vùng nguyên liệu giấy... nên diện tích rừng tăng nhanh, góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng. Năm 2010, diện tích rừng toàn tỉnh đạt 627.833,48 ha, tỷ lệ che phủ rừng 49%.

Trong đó:

- Rừng phòng hộ là : 191.031,16 ha;

- Rừng đặc dụng là : 81.357,00 ha;

- Rừng sản xuất là : 355.445,32 ha.

Công tác bảo vệ rừng. Cùng với việc trồng mới và khoanh nuôi tái sinh, công tác bảo vệ phòng chống cháy rừng cũng được các cấp các ngành trong tỉnh quan tâm chỉ đạo nên đã hạn chế tối thiểu các thiệt hại do cháy rừng. Rừng trồng được chăm sóc tốt nên tỷ lệ thành rừng cao. Rừng tự nhiên cũng được bảo vệ và quản lý khá tốt, tuy nhiên tình trạng khai thác trộm gỗ và lâm sản vẫn xảy ra tương đối phổ biến, nhất là ở những khu rừng gần khu dân cư, gần biên giới...

Công tác giao đất và khoán bảo vệ rừng. Đến nay tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp quyền sử dụng đất rừng cho các chủ rừng và các hộ gia đình với tổng diện tích là 629.100 ha, trong đó giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng 83.818, 6 ha; Ban quản lý rừng phòng hộ: 80.590,9 ha; cho các doanh nghiệp nhà nước: 11.472,6 ha; cho lực lượng vũ trang: 37.938,6 ha, cho các UBND xã 73.582,9 ha và cho các hộ gia đình 341.696,4 ha.

Khai thác lâm sản. Thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên của Chính phủ nhằm bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, thời gian qua sản lượng khai thác gỗ giảm mạnh từ 66 ngàn m3 (năm 1995) xuống 37,5 ngàn m3 (năm 2000) và 34 ngàn m3 (năm 2005); năm 2009 sản lượng gỗ khai thác đạt 54.350 m3.


Bảng 10: Một số sản phẩm lâm sản chính của tỉnh Thanh Hóa

TT

Loại sản phẩm


Đơn vị

2000

2005

2010

1

Gỗ tròn

1.000 m3

37,5

34

45,0

2

Tre luồng

1.000 cây

12.450

15.200

20.000

3

Nứa giấy

Tấn

34.500

38.000

43.000

* Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2011

Tóm lại: Kinh tế rừng và nghề rừng đã góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân dân miền núi, song vẫn chưa tạo được nhiều việc làm thường xuyên và thu nhập của những người làm nghề rừng hiện còn rất thấp. Rừng chưa thực sự đóng góp tích cực vào công tác xã đói giảm nghèo và tham gia vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh. Tỷ lệ che phủ của rừng tuy tăng nhanh nhưng vẫn chưa bảo đảm được chức năng phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn. Mức đóng góp của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế còn rất thấp 7 - 8 % giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

2.2.1.3. Thuỷ sản

Ngành thuỷ sản đã có bước phát triển nhanh và khá toàn diện trên các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng nhanh từ 401 tỷ đồng năm 2000 lên 676,2 tỷ đồng năm 2005 và năm 2009 đạt 920 tỷ ; đạt tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2005 là 11,0% ; 2006-2010 ước đạt 8%/năm. Tỷ trọng thủy sản trong GTSX ngành nông nghiệp tăng từ 10% năm 2005 và 12% năm 2009. Thủy sản đang dần khẳng định vai trò ngành trong nền kinh tế của tỉnh.

Về khai thác: Năm 2005 sản lượng thủy sản khai thác đạt 54.400 tấn, bằng 1,6 lần so với năm 2000, dự kiến năm 2010 đạt 60.000 tấn; GTSX đạt 778,7 tỷ đồng. Các huyện có sản lượng khai thác thuỷ sản cao là huyện Tĩnh Gia, Thị xã Sầm Sơn, huyện Hoằng Hoá, Quảng Xương, Hậu Lộc và Nga Sơn .


Bảng 11: Hiện trạng sản xuất thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá



Chỉ tiêu

Năm

2000

Năm

2005

Năm

2009

Tăng trưởng BQ

2001-2010

2001-2005

2006-2010

1

GTSX (giá 1994)

401

676.2

920

9,3

11,0

7,6

2

SL thuỷ sản (tấn)

48.968

73.544

98.075













- Sản lượng đánh bắt

36.520

54.401

70.213













- Sản l­ượng nuôi

12.448

19.143

27.862









* Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2011

Về nuôi trồng: Nuôi trồng thuỷ sản (gồm cả nuôi nước ngọt, nước lợ và nước mặn) có bước phát triển nhanh cả về diện tích và sản lượng, góp phần đáng kể vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Công tác nuôi trồng được chú trọng đầu tư và mở rộng diện tích, chuyển từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh với các đối tượng nuôi ngày càng đa dạng và các mô hình phong phú. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản được đẩy mạnh. Năm 2009, diện tích nuôi trồng toàn tỉnh đạt 13.613 ha; sản lượng đạt 27.862 tấn. Các huyện có diện tích và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn là Hoằng Hoá; Quảng Xương; Tĩnh Gia... Tiềm năng nuôi trồng biển ở Thanh Hóa rất lớn nhưng chưa có điều kiện đầu tư nên chưa phát triển.

Về chế biến và hậu cần dịch vụ nghề cá: Tỉnh đã chú trọng đầu tư nâng cấp mở rộng một số cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu, khuyến khích các cơ sở chế biến tư nhân phát triển; Năm 2009 giá trị xuất khẩu đạt 45,85 triệu USD. Một số cơ sở hạ tầng nghề cá như cảng cá Lạch Bạng, Lạch Hới... được đầu tư nâng cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển khai thác hải sản. Năng lực đánh bắt cũng tăng nhanh, trong những năm gần đây tỉnh đã đầu tư trang bị thêm nhiều phương tiện khai thác, nâng đội tàu có động cơ từ 3.637 chiếc năm 2000 lên 4.149 chiếc năm 2005; và trên 6.000 chiếc năm 2009.

Về sản xuất muối: Với tổng diện tích làm muối là 327,41 ha, năng suất bình quân chỉ đạt 80 tấn/ ha, hệ thống cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng và kỹ thuật sản xuất lạc hậu nên sản lượng và hiệu quả sản xuất thấp, đời sống người làm muối gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên hiện nay cũng đã có trên 40 ha sản xuất muối sạch, tạo tiền đề phát triển trong những năm tới.

2.2.1.4. Nhận xét chung

1. Những kết quả đạt được

- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển khá toàn diện, đạt tốc độ tăng trưởng cao, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, giải quyết tốt yêu cầu an ninh lương thực và đáp ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến.

- Các mô hình sản xuất có hiệu quả được xây dựng và nhân rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh như mô hình kinh tế trang trại, mô hình thâm canh lúa lai, ngô lai, thâm canh mía, nuôi trồng thủy sản...

- Nhờ cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, thủy sản được tăng cường và ứng dụng các kỹ thuật - công nghệ mới vào sản xuất, nhất là trong khâu giống và kỹ thuật canh tác... nên năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi tăng nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Công tác thú y, bảo vệ thực vật được chú trọng và hoạt động có hiệu quả, bảo đảm an toàn cho cả chăn nuôi và trồng trọt.

2. Những hạn chế cần khắc phục

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp đúng hướng, song chủng loại sản phẩm còn tương đối đơn điệu, chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế.

- Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đến với người dân chưa kịp thời, công tác thanh tra, kiểm tra thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây trồng chưa thực hiện thường xuyên và còn nhiều bất cập.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông lâm nghiệp tuy đã được cải thiện, song nhìn chung vẫn còn thiếu và yếu chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Hệ thống thủy lợi mới đảm bảo tưới cho lúa, chưa đáp ứng được nhu cầu tưới cho mầu và cây công nghiệp; tỷ lệ kiên cố hoá kênh mương thấp.

- Chưa phát huy tốt tiềm năng về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh, nhất là tiềm năng nuôi trồng thủy sản trên biển. Nghề khai thác thủy sản vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu. Một số nghề khai thác có tính chất huỷ diệt như khai thác bằng mìn, bằng xung điện.. vẫn còn xảy ra, làm cho nguồn lợi bị cạn kiệt.

2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng

Công nghiệp và xây dựng là khu vực sản xuất quan trọng, có tác động mạnh mẽ trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả tỉnh. Năm 2009, giá trị gia tăng ngành công nghiệp và xây dựng đạt 7.860,7tỷ đồng(giá 94), tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2005 đạt 15,1%/năm ; Thời kỳ 2006-2010 dự kiến đạt tốc độ tăng là 15,8 %/năm.

2.2.2.1. Công nghiệp

a) Tăng trưởng công nghiệp

Trong những năm qua, mặc dù có những khó khăn do biến động giá cả và sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường, nhưng sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, bình quân giai đoạn 2001-2005 GTSX tăng 16,9%/năm. Tính đến năm 2005, trên địa bàn Thanh Hoá có 53.450 cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng 6.362 cơ sở so với năm 2000, trong đó có 25 doanh nghiệp quốc doanh (Trung ương: 15 doanh nghiệp, địa phương: 10 doanh nghiệp) và 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong 2 năm 2006-2007, năng lực sản xuất công nghiệp được tăng lên đáng kể, một số cơ sở lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất như: Nhà máy bia Tây Bắc ga, công suất 10 triệu lít/năm; Dây chuyền 2 nhà máy gạch ceramic tại KCN Lễ Môn; Nhà máy xi măng Công Thanh; Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 đạt 7250 tỷ đồng (giá 94), đạt tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2006-2010 là 16,9%.

Nhiều cơ sở công nghiệp lớn tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất như Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy bia Thanh Hóa mở thêm dây truyền 2 tại khu công nghiệp Nghi Sơn, công suất 30 triệu lít/năm; nhà máy bao bì PP, công ty may Việt Thanh,... Các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với năm 2000. Một số cơ sở công nghiệp lớn đã khởi công xây dựng như nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy đóng mới và sửa chữa tầu biển Nghi Sơn... tạo tiền đề cho tăng trưởng nhanh hơn trong thời gian tới.

Sự phát triển của công nghiệp trong những năm gần đây đã thu hút được một lực lượng lao động khá lớn. Tính đến năm 2009, số lao động tham gia vào sản xuất công nghiệp trong tỉnh là 253,5 nghìn người, tăng 38,5 nghìn người so với năm 2005 và 62,6 nghìn người so với năm 2001, bình quân tăng gần 7.000 lao động/ năm. Các ngành thu hút nhiều lao động gồm: sản xuất sản phẩm gỗ, lâm sản(40.552 lao động), sản xuất thực phẩm và đồ uống (24.258 lao động), sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại (22.775 lao động)... Số lao động tăng thêm chủ yếu được chuyển sang từ nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong tỉnh.


Bảng 12: Hiện trạng phát triển công nghiệp

Đơn vị tỷ đồng, %




Chỉ tiêu

Năm

2000

Năm

2005

Năm

2010

Tăng trưởng BQ

2001-2010

2001-2005

2006-2010

I

GTGT (Giá 94)

1537,5

3.309

6.501,5

15,5

16,6

14,5

II

GTSX CN (giá CĐ)

3.379,6

8.249,2

17.538

16,5

16,9

16,3




Theo thành phần KT



















1

Quốc doanh

1701,9

3123,9

5.237,7

7,9

12,9

3,2

2

Ngoài quốc doanh

1342,6

3016,4

7.911,6

16,7

17,6

15,9

3

Khu vực có vốn ĐTNN

753,1

2108,9

4.388,8

21,4

22,9

20,0

* Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hóa; SKH&ĐT, 2011.

b) Cơ cấu công nghiệp

* Cơ cấu theo các phân ngành công nghiệp

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành một cơ cấu công nghiệp phù hợp với tiềm năng lợi thế của tỉnh gồm: công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất điện nước. Trong đó, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng ưu thế đến trên 90%; công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, hóa chất... đều đạt mức tăng trưởng khá cao. Bước đầu đã hình thành một số sản phẩm chủ lực chiếm tỷ trọng khá lớn trong công nghiệp của tỉnh và cả nước như: xi măng, đá xây dựng, đá ốp lát, hải sản đông lạnh... góp phần đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế và giải quyết việc làm cho xã hội.

* Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch ngày càng hợp lý hơn. Tỷ trọng công nghiệp quốc doanh trong giá trị gia tăng công nghiệp giảm mạnh từ 82,6% năm 1995 xuống còn 46,7% năm 2000; 31,1% năm 2005 và 27,1% năm 2009. Điều này cho thấy sản xuất công nghiệp của tỉnh đã có bước chuyển biến mạnh theo cơ chế thị trường, thu hút được các thành phần kinh tế phát triển. Công tác cổ phần hoá và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước được quan tâm chỉ đạo nên thực hiện có hiệu quả. Đến nay tỉnh đã cổ phần hoá được trên 100 doanh nghiệp, sắp xếp lại trên 50 doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đã đi vào ổn định và có những chuyển biến tích cực, hầu hết các doanh nghiệp làm ăn có lãi, thu nhập của người lao động được cải thiện rõ rệt.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh, đang từng bước khẳng định vai trò của mình trong hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh. Giá trị gia tăng đạt tốc độ 16,6%/năm giai đoạn 2001 - 2005 và 14,3%/năm giai đoạn 2006-2010; nâng tỷ trọng từ 17,1% năm 1995 lên 36,8% năm 2000; 48,6% năm 2005 và 41,3% năm 2010.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt tốc độ tăng trưởng khá trong giai đoạn 2006-2010. Đây sẽ là khu vực kinh tế quan trọng tạo điều kiện để ngành công nghiệp của tỉnh tiếp cận với công nghệ tiên tiến và sẽ đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong tương lai.


Bảng 13: Cơ cấu công nghiệp giai đoạn 2000-2010

Đơn vị: tỷ đồng, %.




Chỉ tiêu

2000

2005

2010

 

GTSX Công nghiệp (giá HH)

3.607,0

9.692,6

32.017,3




Cơ cấu (%)

100

100

100

1

Kinh tế trong nư­­ớc

83.4

79.7

80,6




- Quốc doanh

46.7

31.1

26




- Ngoài quốc doanh

36.8

48.6

54,6

2

Kinh tế n­­ước ngoài

16.6

20.3

19,4

* Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh thanh hóa đến 2010 và số liệu niên giám thống kê năm 2011.

c) Hiện trạng phát triển các KCN

Đến nay trên địa bàn Thanh Hoá đã hình thành 5 KCN , gồm:

- Khu công nghiệp tập trung Lễ Môn (Tp. Thanh Hóa): được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998 (Quyết định số 186/1998/QĐ-TTg, ngày 25/9/1998) với diện tích giai đoạn 1 là 62,6 ha. Cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp về cơ bản đã hoàn thiện, dịch vụ công nghiệp thuận tiện đảm bảo cung cấp cho các dự án lớn. Đến nay, đã thu hút 25 doanh nghiệp trong nước và 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện KCN đã lấp đầy và mở rộng thêm 25 ha đưa quy mô KCN lên 87,6 ha.

- Khu công nghiệp Đình Hương: diện tích 28 ha, hiện nay đang làm thủ tục để nhập cụm công nghiệp Tây Bắc ga vào KCN này.

- Khu công nghiệp Lam Sơn (huyện Thọ Xuân) quy mô 150 ha. Hiện nay đã có 6 nhà máy vào hoạt động gồm: nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy giấy Mục Sơn, nhà máy rượu cồn, nhà máy phân vi sinh, nhà máy phân bón Sao Vàng và nhà máy cơ giới vận tải giao thông thủy lợi.

- Khu công nghiệp Bỉm Sơn (nằm ở phía Bắc của tỉnh) với quy mô 540 ha. KCN có cơ sở hạ tầng thuận lợi, gần Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam. Hiện nay có 3 nhà máy gồm nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy gạch tuynen nhà máy bao bì và nhà máy lắp ráp ô tô công suất 25.000 xe/năm.

- Khu công nghiệp Nghi Sơn I: xây dựng tại khu kinh tế Nghi Sơn, diện tích150 ha, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 17/5/2001.

Đặc biệt trên địa bàn tỉnh có khu kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 102/2006/QĐ-TTg, ngày 15/5/2006 với diện tích 18.611 ha, trong đó có 3 khu công nghiệp và nhiều công trình công nghiệp lớn như: Khu liên hợp lọc hoá dầu, trung tâm nhiệt điện, nhà máy xi măng, nhà máy đóng tầu... Hiện nay khu kinh tế Nghi Sơn đang trong giai đoạn quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng. Thời gian tới khu kinh tế này sẽ trở thành khu vực động lực thúc đẩy mạnh mẽ ngành công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế của tỉnh phát triển.

Ngoài các khu công nghiệp lớn, Thanh Hoá còn có 24 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với tổng diện tích dự kiến quy hoạch 572 ha, đã cho thuê 312 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 55%.

d) Tác động của công nghiệp đối với nền kinh tế Thanh Hóa

Sự phát triển của công nghiệp có tác động mạnh đến sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp như vật liệu xây dựng, nguyên liệu từ ngành nông nghiệp…; hình thành các vùng chuyên canh, vùng cây nguyên liệu; xây dựng được mô hình liên kết sản xuất công - nông nghiệp… góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển với tốc độ cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo thêm việc làm, xoá đói giảm nghèo.

2.2.2.2. Xây dựng

Ngành xây dựng tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, đồng thời góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thời gian qua ngành xây dựng Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu nhất định. Năm 2005 giá trị gia tăng ngành xây dựng đạt 1.299 tỷ đồng (giá 94); Năm 2010, đạt 3.039,4 tỷ đồng; chiếm trên 14,9 % tổng GDP toàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2001-2009 nền kinh tế của tỉnh đã thu hút được một số lượng lớn vốn đầu tư (40.514 tỷ đồng), trong đó hơn 70% dành cho xây dựng cơ bản và do ngành xây dựng thực hiện. Với kết quả đó, ngành xây dựng đã có vai trò quan trọng trong việc làm tăng đáng kể năng lực sản xuất của các ngành, lĩnh vực. Nhiều cơ sở sản xuất mới được xây dựng và đi vào hoạt động, hệ thống kết cấu hạ tầng được nâng cấp, các công trình văn hoá xã hội được đầu tư mới và cải thiện đáng kể.

2.2.2.3. Nhận xét chung

* Những kết quả đạt được

- Sự phát triển công nghiệp những năm gần đây đã phát huy được các tiềm năng sẵn có của tỉnh như nguồn nguyên liệu vật liệu xây dựng, nguyên liệu nông lâm thuỷ sản, tiềm năng lao động… Đã hình thành một cơ cấu công nghiệp tương đối hợp lý nên có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế của tỉnh.

- Môi trường đầu tư phát triển công nghiệp ngày càng được cải thiện, tạo ra bước phát triển mạnh ở một số ngành như công nghiệp xi măng, chế biến nông, lâm, thủy sản; vật liệu xây dựng khác, bia, rượu.

- Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư đổi mới thiết bị, mở rộng sản xuất tạo tiền đề cho phát triển mạnh trong tương lai.

- Sự phân bố công nghiệp trên địa bàn ngày càng hợp lý hơn, đã hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trong những năm tới.

* Những hạn chế cần khắc phục

- Mặc dù công nghiệp phát triển nhanh nhưng tỷ trọng của ngành công nghiệp trong nền kinh tế chưa cao. Số cơ sở công nghiệp trên địa bàn nhiều, nhưng phần lớn quy mô nhỏ, khó khăn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới trang thiết bị, do vậy khả năng cạnh tranh thấp, hiệu quả chưa cao.

- Cơ cấu ngành tuy có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, hiệu quả đầu tư thấp. Trình độ công nghệ của phần lớn các cơ sở công nghiệp thấp, ngoại trừ một số cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Chưa hình thành và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp sạch cũng như các sản phẩm công nghiệp chủ lực, các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao.

- Một số khu công nghiệp đã hình thành và đi vào hoạt động nhưng hiệu quả chưa cao, giá trị tạo ra trên 1 ha đất công nghiệp còn thấp.

- Một số Doanh nghiệp xây dựng của tỉnh năng lực còn hạn chế.

2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ.

Khu vực dịch vụ có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, chất lượng, địa bàn và lĩnh vực hoạt động… thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững . Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ (theo giá so sánh) năm 2010 đạt 6.673,2 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2009 và gấp 1,8 lần so với năm 2005; tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2006-2010 là 12,3%.

2.2.3.1. Thương mại

Ngành thương mại có nhiều chuyển biến tích cực, mạng lưới thương mại được mở rộng, văn minh thương mại có chuyển biến rõ rệt, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về các loại vật tư phục vụ sản xuất, hàng hoá tiêu dùng và tiêu thụ nông sản cho nhân dân, nhất là ở các vùng cao, vùng xa. Hiện nay toàn tỉnh có gần 60.000 cơ sở kinh doanh thương mại, trong đó có 8 doanh nghiệp quốc doanh, thu hút trên 89.900 lao động. Các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, giầy dép, vật liệu xây dựng, thiết bị và đồ dùng gia đình, thép, xăng dầu... được lưu thông một cách thuận lợi theo cơ chế thị trường.

Doanh nghiệp quốc doanh vẫn thực hiện tốt chức năng điều tiết, ổn định thị trường, dự trữ và cung cấp các mặt hàng thiết yếu được trợ giá, trợ cước cho nhân dân ở các vùng cao, vùng xa….

Cơ sở vật chất ngành thương mại được cải thiện, hiện nay toàn tỉnh có 4 trung tâm thương mại, 9 siêu thị và mạng lưới chợ rộng khắp trên địa bàn. Tại trung tâm các huyện đều đã hình thành các chợ đầu mối để thu mua các loại nông, lâm sản hàng hoá, đồng thời cung ứng các vật tư phục vụ sản xuất và hàng tiêu dùng cho nhân dân.

* Tình hình xuất nhập khẩu

Về xuất khẩu. Xuất khẩu được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh nên được các cấp các ngành quan tâm và tập trung chỉ đạo. Công tác tổ chức sản xuất và xúc tiến thương mại có nhiều chuyển biến, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia nên giá trị xuất khẩu ngày càng tăng, thị trường cũng được mở rộng. Năm 2005, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn đạt 72,67 triệu USD, năm 2009 đạt 288 triệu USD và năm 2010 đạt 377 triệu USD.

Cơ cấu xuất khẩu của tỉnh hiện nay gồm: (1) xuất hàng hóa chiếm tỷ trọng 75,3% (hàng thuỷ sản, hàng công nghiệp và TTCN, hàng nông sản, khoáng sản và VLXD; (2) dịch vụ thu ngoại tệ: 24,7%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như lạc nhân, rau củ quả các loại, chiếu cói, súc sản, mây tre đan chất lượng cao, hàng thủ công mỹ nghệ, hải sản đông lạnh, đá ốp lát, quặng các loại… đều tăng qua các năm, trong đó một số mặt hàng đã phát triển tốt và ổn định như đá ốp lát, hải sản, quặng các loại...

Về nhập khẩu. Chính sách nhập khẩu của tỉnh đã hướng vào phục vụ phát triển sản xuất. Kim ngạch nhập khẩu bình quân hàng năm trên 50 triệu USD với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm các loại máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất và một số hàng tiêu dùng cao cấp như ôtô, thiết bị điện gia đình,...

2.2.3.2. Du lịch

Trong 5 năm (2006 -2010), toàn tỉnh đón được 10,695 triệu lượt khách, tăng bình quân trên 22%/năm, gấp 2,74 lần so với giai đoạn 2001 – 2005 (trong đó khách du lịch quốc tế là 98.537 lượt khách). Phục vụ 20,033 triệu ngày khách; doanh thu du lịch đạt 3.753 tỷ đồng, tăng bình quân trên 35%/năm, gấp 4,29 lần so với giai đoạn 2001-2005, nộp ngân sách nhà nước 213.850 triệu đồng. Công tác quy hoạch được triển khai thực hiện kịp thời tại các khu vực có tài nguyên du lịch có giá trị; chất lượng quy hoạch cũng được nâng lên rõ rệt góp phần tạo nên sự gắn kết giữa phát triển ngành và vùng lãnh thổ, là cơ sở để kêu gọi và triển khai thực hiện các dự án đầu tư về du lịch. Hạ tầng du lịch tại các khu du lịch trọng điểm đã được quan tâm đầu tư, với tổng kinh phí 167 tỷ đồng chủ yếu tập trung vào khu du lịch Sầm Sơn, góp phần làm thay đổi diện mạo các khu du lịch; cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng tăng nhanh về số lượng và chất lượng, tính đến nay có 485 cơ sở lưu trú du lịch với 10.580 phòng (trong đó: 47 khách sạn xếp hạng 1 – 4 sao với 2.366 phòng; 186 cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch với 4.355 phòng); 40 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao với 10.500 lao động, trong đó lao động đã qua đào tạo chiếm 68% trong tổng số; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế; xuất bản các ấn phẩm, vật phẩm; hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố lân cận; khảo sát, nghiên cứu thị trường các nước trong khu vực (ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…), tổ chức thành công nhiều sự kiện, lễ hội VHTT&DL, hội thi, hội thảo chuyên đề như: Lễ hội du lịch Sầm Sơn – 2007, Lễ hội Lam Kinh 2008, liên hoan “văn hóa ẩm thực các tỉnh phía Bắc”, hội thảo “giải pháp xây dựng điểm đến du lịch”, hội thi nhân viên khách sạn “giỏi nghiệp vụ, đẹp phong cách”, kỷ niệm 50 năm thành lập ngành du lịch, hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch “Việt Nam điểm đến của bạn”, xây dựng đề án tổ chức năm du lịch quốc gia 2015 tại Thanh Hóa…, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao hình ảnh và tính hấp dẫn của Du lịch Thanh Hóa.

2.2.3.3. Dịch vụ vận tải

Hoạt động vận tải (gồm cả vận tải đường bộ, đường thuỷ) phát triển nhanh và có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Năm 2005 toàn tỉnh có 7.959 phương tiện vận tải cơ giới đường bộ gồm 7.324 phương tiện vận tải hàng hoá với năng lực 44.717 tấn; 635 phương tiện vận tải hành khách với 14.554 ghế, trong đó chủ yếu tập trung ở các thành phố, thị xã và các trung tâm huyện để đón trả khách; 3 bến xe ở Tp. Thanh Hoá và 16 bến xe tạm thời ở các huyện lỵ. Phương tiện vận tải thuỷ hiện có 1.237 chiếc với tổng tải trọng 46.180 tấn, trong đó vận tải biển có 55 tầu với tổng trọng tải 25.712 tấn; vận tải sông gồm 25 xà lan, 297 thuyền gắn máy, còn lại là thuyền thủ công.

Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hoá đều tăng qua các năm. Tăng trung bình trên 20 %/năm giai đoạn 2006-2010. Đặc biệt vận tải thuỷ tăng mạnh, năm 2009 khối lượng hàng hoá thông qua cảng đạt hơn 2 triệu tấn. Bến số 1 và số 2 của cảng Nghi Sơn đi vào hoạt động đã mở ra cơ hội phát triển dịch vụ vận tải biển.

Đến nay hầu hết các huyện thị đều có tuyến xe đi đến trung tâm, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách trong địa bàn. Các tuyến xe liên tỉnh đường dài phần lớn đều xuất phát từ TP. Thanh Hoá, thuận tiện trong việc đi lại, giao lưu giữa Thanh Hóa với các tỉnh khác trong cả nước.

2.2.3.4. Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin

Ngành bưu chính viễn thông phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Các dịch vụ bưu chính viễn thông được mở rộng cả về loại hình và phạm vị hoạt động, chất lượng dịch vụ được cải thiện, về cơ bản đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin giữa các vùng miền trong tỉnh, với cả nước và quốc tế.

Trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp đã tích cực tham gia triển khai xây dựng hạ tầng cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 3 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ điện thoại cố định với 492 trạm chuyển mạch, dịch vụ thông tin di động đã có 7 doanh nghiệp tham gia thiết kế và cung cấp dịch vụ với 2.363 trạm thu, phát sóng BTS, mạng truyền dẫn được các doanh nghiệp xây dựng và phát triển chủ yếu là cáp quang được phân bổ đến tất cả các trung tâm huyện, thị xã, thành phố. Dịch vụ Bưu chính và chuyển phát được cung cấp bới Bưu điện tỉnh Thanh Hóa, ngoài ra còn có 8 doanh nghiệp tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ chuyển phát triên địa bàn thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn và Sầm Sơn và trung tâm các huyện thị đồng bằng. Các doanh nghiệp Bưu chính, viễn thông đã và đang tạo nên sự cạnh tranh sôi động, với hệ thống dịch vụ đa dạng, giá cả hợp lý góp phần không nhỏ tới đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Công nghệ thông tin đã được triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng và ứng dụng mạnh mẽ phục vụ sự chỉ đạo, điều hành tác nghiệp trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đảm bảo an ninh mạng và an toàn dữ liệu. Mạng truyền số dữ liệu chuyên dùng trong các cơ quan quản lý Nhà nước đã cơ bản hoàn thành từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Trong giai đoạn tới sẽ tiếp tục mở rộng đến cấp xã.

Doanh thu bưu chính viễn thông tăng nhanh từ 90,6 tỷ đồng năm 2000 lên 370,4 tỷ đồng năm 2005; năm 2009 đạt 1.301,5 tỷ đồng. Hiện nay toàn tỉnh có 661 điểm phục vụ, đạt bán kính bình quân là 2,32 km/1 điểm phục vụ, số dân bình quân được phục vụ là 5.173 người/1 điểm phục vụ. Số lượng thuê bao điện thoại cũng tăng mạnh. Toàn tỉnh có 1.830.288 thuê bao điện thoại; trong đó có trên 1 triệu thuê bao di động; đạt mật độ trên 65,91 máy/100 dân; 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh có điện thoại. Ngoài ra, dịch vụ Internet tốc độ cao ADSL đã triển khai cung cấp dịch vụ truy nhập tại 27/27 trung tâm huyện, thị, thành phố, với 610/637 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh đã cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của các ngành và phục vụ đời sống của nhân dân.

Sự phát triển mạnh mẽ của bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm quốc phòng-an ninh. Tuy đạt tốc độ tăng trưởng cao (30-50%/năm) nhưng mật độ điện thoại và tỷ lệ người sử dụng internet còn thấp so với trung bình cả nước… Dịch vụ bưu chính viễn thông chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.

2.2.3.5. Các dịch vụ khác

Các hoạt động dịch vụ khác như tài chính ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, tư vấn, việc làm… phát triển nhanh, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đặc biệt dịch vụ tài chính, ngân hàng tăng nhanh cả về quy mô và phạm vi hoạt động, đa dạng hoá các hình thức khai thác nguồn vốn, cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh. Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tăng bình quân 18 %/năm; doanh số cho vay tăng 17,3%/năm; tổng dư nợ tăng 17 %/năm...

Với phương châm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại dư nợ theo hướng mở rộng đối tượng cho vay, phát triển các dịch vụ ngân hàng đến tận cơ sở… thời gian qua dịch vụ tài chính ngân hàng đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo… thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tỉnh.


Каталог: vi-vn -> TaiLieu
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> Ban quản lý DỰ Án thủy lợi thanh hoá KẾ hoạch quản lý MÔi trưỜng (emp) tiểu dự ÁN: SỬa chữA, NÂng cấp hệ thống thủy lợi nam sông mã TỈnh thanh hóA
TaiLieu -> Quyết định số 1421/QĐ-ubnd ngày 16 tháng 11 năm 2007 V/v quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm cn ttcn huyện, thị xã và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh thanh hoá Số: 769/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương