ĐẤt bình đỊnh trong tiến trình lịch sử chữ quốc ngữ ThS. Nguyễn Văn Biểu


MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHỮ QUỐC NGỮ GIAI ĐOẠN ĐẦU



tải về 1.01 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.01 Mb.
#30041
1   2   3   4   5   6   7   8   9

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHỮ QUỐC NGỮ GIAI ĐOẠN ĐẦU

(Qua khảo sát tác phẩm Phép giảng Tám ngày)
TS. Tạ Thị Thanh Tâm
TÓM TẮT

Phép giảng tám ngày” (1651) của Alexandre de Rhodes là một tài liệu chữ quốc ngữ có giá trị về nhiều phương diện như văn hoá, ngôn ngữ, tôn giáo, lịch sử. Khảo sát các hình thức cấu tạo chữ viết trong lưỡng phân âm đầu và phần vần, bài viết nhận diện, miêu tả, phân loại các hình thức chữ viết, đặc biệt là so sánh, liên hệ với hệ thống chữ quốc ngữ hiện đại về phương diện giáo dục ngôn ngữ.



1. Những văn bản chữ quốc ngữ giai đoạn đầu là những tài liệu quý giá về nhiều phương diện. Riêng về mặt ngôn ngữ học, chúng đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả với một số bình diện ngôn ngữ như chữ viết, từ vựng và ngữ pháp đã được khảo sát. Tuy nhiên, có thể nói được rằng, tất cả chỉ mới đặt nền móng ban đầu, công việc khảo sát cần tiếp tục thực hiện bởi còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để, thậm chí còn chưa được chú ý, chẳng hạn, liên trong các ngữ cảnh sau đây:

(i) Song le hai Thầy hai Thầy ở bên này thì những chịu khó liên.

(ii) …. Thầy chịu khó từ Hải Nam cho đến Macao thì tôi đau đớn; mà ngờ là Thầy ở nghỉ Macao, chẳng hay ý Đức Chúa Trời cho Thầy chịu khó hơn nữa là trảy đi đằng xa khách trở, lòng tôi càng trông nhớ Thầy liên. (Nguồn (i, ii): Tài liệu viết tay năm 1659 của Igesico Văn Tín)

(iii) Rày thì có hai Thầy cả ở Kẻ Chợ, chẳng dám đâu, song le bổn đạo mọi nơi hằng có đến liên

(iv) Kẻ chịu đạo thì hằng có liên, chẳng có khi nơi nào mà chẳng chịu đi đạo. (Nguồn iii, iv: Tài liệu viết tay năm 1659 của Bento Thiện)

(v) Cho biết lự ếy tở tưãnh, thì phải dớ mlời đất An nam nấy nới liên. (Nguồn: Ngày thứ nhất, Phép giảng tám ngày)

Riêng về cấu tạo chữ quốc ngữ, Nguyễn Khắc Xuyên (1961) đã có một bài tổng quan trong đó có chữ viết. Theo để ý của chúng tôi, đây là những nhận xét chung trên cứ liệu nhiều văn bản, do vậy có một số chi tiết trong văn bản mà bài viết sẽ khảo sát chưa được đề cập tới. Bài viết này chỉ tập trung miêu tả, phân loại, nhận xét về phương diện chữ viết trong tác phẩm Phép giảng tám ngày (PGTN). Tài liệu chúng tôi khảo sát là dựa vào bản của Tủ sách Đại Kết 1993 do Nguyễn Khắc Xuyên công bố.

2. Có nhiều cứ liệu cho thấy rằng, âm tiết tiếng Việt có thể phân xuất thành những yếu tố nhỏ hơn, chẳng hạn như bậc phân chia ban đầu đã có âm đầu, thanh điệu và phần vần, trong phần vần lại tiếp tục phân xuất thành âm đệm, âm chính và âm cuối. Trong bài viết này, do định hướng có tính chất khái quát và cũng để tiện miêu tả, chúng tôi chỉ chú ý đến âm đầu và phần vần (phần vần ở đây là bao gồm cả thanh điệu). Cách nhận diện này rất gần với âm vận học Trung Quốc.

3. Theo nhận xét của nhiều thầy cô giáo, người Việt Nam học ngoại ngữ rất dễ dàng khi phát âm phụ âm kép bl, trong khi lại rất khó khăn, thậm chí là phát âm theo xu hướng âm tiết hóa các tổ hợp phụ âm sk, tr, pr, sl… Điều này có thể giải thích được, vì trong tiếng Việt cổ cũng có những phụ âm kép. Quan sát cách ghi các phụ âm trong PGTN, chúng ta có thể ghi nhận, bl trong Đức Chúa blời bên cạnh ml trong mlẽ, mlờitl trong tlên.

Khảo sát đối hệ âm đầu là một việc làm công phu nhưng bổ ích, nhưng trong giới hạn của một bài viết ngắn không thể dàn đều, ở đây chúng tôi chỉ tập trung vào một vài phụ âm mà cách ghi của Alexandre de Rhodes so với hiện đại có nhiểu điều cần biện giải.



3.1. Về con chữ phụ âm v

Ta thấy trong PGTN có hai cách ghi: , như ệy (vậy), ua (vua), ợ (vợ), ui ẻ (vui vẻ); v như vì (vì), và (và), viẹc (việc). Cách ghi không nhất quán này có thể phản ánh cách phát âm thời kỳ ấy. Hiện nay, sự chuyển đổi giữa b v vẫn còn tìm thấy ở Bình Định. Ví dụ:

Con quạ nó đứng bên sông,

Nó kêu bớ (huớ) mẹ có chồng bỏ con

Bù đi bù chạy (vừa đi vừa chạy) lon ton

Cảm thương từ mẫu bỏ con sao đành (Ca dao)

Ngay cả đối với Alexandre de Rhodes, cách viết của tác giả cũng cho thấy không có sự phân biệt rõ ràng, ví dụ vì vậy được tác giả viết như sau: ệy. Tổ hợp này xuất hiện rất nhiều trong văn bản. Theo để ý của chúng tôi, trong Ngày giảng thứ ba, vì ệy (vừa v vừa ) xuất hiện 10 lần, trong khi đó, ệy xuất hiện 57 lần, ngoại trừ có một vài biến thể là ềy thay cho ệy, nhìn chung dạng thức này tương đối nhất quán. Cần chú ý, vào được Alexandre de Rhodes viết là ẽaò, hình thức này một mặt cho thấy tính biến động về mặt ngữ âm thời bấy giờ, mặt khác cũng cung cấp một vài dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ của những người chế tác ra chữ quốc ngữ, có điều băn khoăn là, Alexandre de Rhodes là một người Pháp, nhưng cách ghi lại dựa vào chữ Bồ Đào Nha. Chi tiết có tính chất nhỏ nhặt này cũng mách bảo nhiều điều lý thú và bổ ích đối với người mò mẫm nghiên cứu về chữ quốc ngữ.

3.2. Về các con chữ phụ âm c, k, q

Nếu như trong các tài liệu không thuần chữ quốc ngữ, cụ thể là văn bản viết bằng tiếng Bồ Đào Nha, chữ quốc ngữ như một phương tiện điểm xuyết, sự phân bố của ba con chữ phụ âm không rõ ràng, ví dụ như Ke Cham (Kẻ Chàm), Ké Han (Cửa Hàn), thì trong tác phẩm đang khảo sát bắt đầu đã thấy có sự phân bố:

- viết c: có, cày

- viết k: kièm (kiếm), kẻ (kẻ)

- viết q: quê, quỉ, quan

Bên cạnh đó còn có hai hình thức xuất hiện với tần số rất thấp là coên (o có dấu ngắn) (quân), cuyẽn (quyền) (u có dấu ngắn). Điều này cho thấy hình thức chữ viết đang bàn với sự góp sức của nhiều người, tính quy luật như ngày nay đã bắt đầu hình thành. Nói cụ thể, xét về mặt âm vị học, ba con chữ bên trên chỉ thể hiện một âm vị /k/ theo nguyên tắc như sau:



/k/



  • Viết bằng chữ “k” khi đứng trước các nguyên âm dòng trước như kí, kể, kẻ, kiếp

  • Viết bằng con chữ “q” khi đứng trước các âm đệm như quân, qua, quyền

  • Viết bằng con chữ “c” trong các trường hợp còn lại, như cá, cua, cò, công

4. Tương tự như phụ âm, cách viết các vần trong PGTN cũng rất đa dạng và rất lý thú. Tại đây, bài viết chỉ xin minh họa một số trường hợp nổi trội.

4.1. Về vần kép oũ, aõ

Trong hầu hết các trường hợp, vần = ông; vần = ong, ví dụ như sóũ = sống, tlạõ = trọng.

Liên quan đến vấn đề đang bàn, dấu ngã trong một số trường hợp = ng, ví dụ như = dùng, = cùng / cũng, laõ = lòng, = song, tlõ = trong. Thoạt nhìn, dễ nhận ra các phụ âm mũi trong các ngôn ngữ châu Âu vốn là tiếng mẹ đẻ của những người sáng chế ra chữ quốc ngữ đều được thể hiện bằng dấu ngã. Thế nhưng, trong không ít trường hợp, các phụ âm mũi ở cuối âm tiết vẫn được viết là –ng như chưng (vì chưng), chảng có (chẳng có), càng (càng). Có lẽ, dấu ngã thay cho phụ âm mũi -ng còn liên quan đến các nguyên âm xuất hiện trước đó là âm chính trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Theo ghi nhận bước đầu của chúng tôi, có một thiên hướng là –ng đi sau các nguyên âm dòng sau như o, u được thay thế bằng dấu ngã. Đây có lẽ chỉ là một nhận định có tính chất gợi ý. Kết quả chính xác đến mức độ nào còn lệ thuộc vào việc biện giải với các số liệu thống kê.

4.2. Về vần đơn ê

Theo ghi nhận bước đầu của chúng tôi, đây là vần dơn tương đối phức tạp, bên cạnh trường hợp ghi con chữ ê như chữ quốc ngữ hiện đại như để, nghề, nên, trong hầu hết các trường hợp còn lại, ê được dùng để biểu thị cho â như êỵ (vậy), n (dân), đết (đất), đêý (đấy), lếy (lấy), nêý (nấy)… Trong khi đó, tuy không thật rõ ràng, trong một số trường hợp â được chuyển thành ư như một biến thể ngữ âm thường thấy ở phương ngữ miền Nam như ưng (vâng), rứt (rất).



5. Tạm kết

Một số trường hợp được nhận diện, miêu tả và biện luận bên trên chưa phải là tất cả những vấn đề của cấu tạo chữ quốc ngữ giai đoạn đầu. Có những trường hợp sự biến chuyển so với chữ quốc ngữ hiện đại diễn ra một cách đều đặn với một sự phân bố khá rộng, lại có những sự biến chuyển xảy ra tương đối đơn lẻ, không đều đặn, thậm chí không thể lược quy về một quy tắc nào. Hiển nhiên, chữ viết quốc ngữ ngay từ bản chất vốn xuất phát từ hệ thống tiểu âm vị nhưng lại được dùng để ghi hệ thống ngữ âm đại âm vị, vả lại chúng còn bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như hệ thống chữ cái Latinh, ngữ âm, chữ viết của tiếng mẹ đẻ và cả hệ thống ngữ âm của phương ngữ thời kỳ đó. Do vậy, cần phải tiếp tục khảo cứu sâu sắc hơn bằng những đợt điền giã, trong đó đáng chú ý, Bình Định là một trong những cái nôi sản sinh ra chữ quốc ngữ mà dấu ấn mạnh mẽ nhất là địa danh Nước Mặn.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Alexandre de Rhodes (1651), Phép giảng tám ngày, Cathechismus in octo dies divisus Catechisme divise en huit jours, (Nguyễn Khắc Xuyên giới thiệu và chú giải), Tủ sách Đại Kết 1993.

  2. Nguyễn Tài Cẩn (2001), Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.

  3. Đỗ Quang Chính (1972), Lịch sử chữ quốc ngữ, Tủ sách Ra Khơi, Sài Gòn.

  4. Cao Xuân Hạo (2001), Âm vị học và tuyến tính, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.

  5. Nguyễn Quang Hồng (2002), Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.

  6. Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm, Việt Nam văn phạm, in lần thứ năm, NXB. Tân Việt.

  7. Nguyễn Phú Phong (2005), Việt Nam – Chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

  8. Đoàn Thiện Thuật (1977), Ngữ âm tiếng Việt, NXB. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

  9. Viện Ngôn ngữ học và Trung tâm Từ điển học (2008), Hoàng Phê – Tuyển tập ngôn ngữ học, NXB. Đà Nẵng & Trung tâm Từ điển học.


------------------------------------------------------------------------

MỘT THỜI NƯỚC MẶN LÀ TRUNG TÂM KHỞI ĐẦU LA - TINH HÓA TIẾNG VIỆTVÀ SÁNG CHẾ RA CHỮ QUỐC NGỮ.

Nguyễn Xuân Nhân
Về tiếng La-tinh

Tiếng La-tinh thuộc họ ngôn ngữ Ấn-Âu, vốn là tiếng nói của các bộ lạc ở vùng Latium, nay là thủ đô Italia (Ý). Người Latium được gọi là người La-tinh và ngôn ngữ của họ được gọi là tiếng La-tinh.

Thời gian đầu, theo đà phát triển của nhà nước Rôma, tiếng La-tinh truyền rộng khắp Italia. Về sau, truyện rộng khắp các nước bị đế quốc Rôma thống trị ở Trung và Tây Âu và cả ở vùng Tiểu Á, Xyri và Lưỡng Hà, trở thành cơ sở của những ngôn ngữ khác nhau ở các nước: tiếng Rumani, tiếng Mônđavia, tiếng Pháp, tiếng Espanha, tiếng Bồ Đào Nha, v.v… mà ngôn ngữ học gọi là các ngôn ngữ dòng Roman.

Tiếng La-tinh là một ngôn ngữ biến hình, thuộc loại hình tổng hợp được chuẩn hóa vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên trong tác phẩm quan trọng bậc nhất của ngữ văn học Rôma cổ đại là “Về tiếng La-tinh”, gồm 25 quyển của nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Varô (116-24 trước Công Nguyên). Tiếng La-tinh từng là ngôn ngữ văn hóa của các nước Tây Âu thời trung cổ: nó không những được dùng trong giáo hội Thiên Chúa mà còn dùng cả trong khoa học, triết học và một phần trong văn học của các nước nói trên (1).



I. tiếng La-tinh lan truyền sang Phương Đông và nước ta.

Từ giữa thế kỷ thứ hai sau Công nguyên trở về sau, các sứ giả, thương nhân, nhà truyền giáo Phương Tây bắt đầu sang Phương Đông có tới nước ta và Champa, buổi đầu còn thưa thớt, về sau ngày càng nhiều. Để tường trình lên cấp trên khi về nước buộc họ phải phiên âm bằng chữ La-tinh tên các vùng đất, cửa biển, cảng thị, kinh đô của vương quốc họ đã đi qua hay ghé thăm.



1.1. Từ thế khỷ thứ II đến thế kỷ thứ XV.

Dựa vào thư tịch Trung Hoa mà ta biết được một ít người Phương Tây sớm sang Phương Đông có ghé qua nước ta từ những thế kỷ xa xưa thời trung cổ.

Năm 166 sau Công Nguyên, đã có sứ giả La Mã (Italia) nói là do Marco Aurelio Antonio sai đến cũng đã qua nước ta trước khi đến Trung Hoa.

Năm 266, lại có một thương nhân khác của La Mã tên là TS’in Lauen cũng đi qua Giao Chỉ lên Nam Kinh.

Đến khoảng năm 980 (Thế kỷ X có giáo sĩ người Chaldée thuộc giáo phái Nestorlanô có qua xứ Bắc lên Trung Hoa.

Mãi tới năm 1288, có một người Italia là Marco Polo ở Trung Hoa 17 năm, làm quan cho nhà Nguyên, nhân dịp đi sứ Chiêm Thành đã tới nước ta. Khi trở về, ông viết sách Đông Phương Kiến Văn Lục, nói về cái mỹ lệ phồn vinh của Châu Á, trong đó, có viết về nước ta.

Những người Phương Tây sớm sang Phương Đông và nước ta trên đây đều là người La Mã. Họ đến nước ta khi chữ La-tinh đã được chuẩn hóa từ lâu, nhưng đến nay, chúng ta chưa có tư liệu nghiên cứu để biết học đã La-tinh hóa các địa danh ở nước ta nhu thế nào?.

1.2. Từ thế kỷ thứ XVI trở về sau:

Tới thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha là nước theo đạo Thiên Chúa giàu mạnh ở Âu Châu đã chiếm được nhiều đất đai ở Phương Đông, lập nên một dãy thương điếm từ Âu sang Á (từ Lisbonne thủ đô Bồ đến Nagasaki, phía nam Nhật Bản). Đồng thời tướng Bồ là Alphonse Albuquerque cầm quân chặn đứng quân Hồi Giáo tràn qua Châu Âu và Bắc Phi như vũ bão, đánh bại quân Hồi giáo ở Thành Goa, chiếm lại Malacca và chiếm Colombo cứu nguy cho các nước theo đạo Thiên Chúa. Nhờ vậy, Giáo Hoàng mới ký sắc lệnh ban cho người Bồ nhiều đặc quyền về việc chiếm đất đai và truyền giáo phương Đông, là vùng họ phát hiện. Năm 1555, người Bồ lại thuê được đất Áo Môn (Macao) của Trung Hoa để làm trung tâm thương mại ở Viễn Đông. Cho nên, người Phương Tây nối tiếp đến nước ta buôn bán và truyền giáo, buổi đầu phần lớn là người Bồ từ Macao hay từ Malacca tới. Từ đây, ta mới biết đến quá trình truyền đạo Thiên Chúa và La-tinh hóa tiếng Việt ở nước ta.



II. La-tinh hóa tiếng Việt và sáng chế ra chữ Quốc Ngữ thời kỳ đầu.

Chữ viết của các nước theo dòng ngôn ngữ Rôman đều dựa theo bộ chữ cái của tiếng La-tinh đã được chuẩn hóa mà thêm bớt ít nhiều, thêm dấu giọng cho phù hợp với tiếng nói của dân tộc mình. Ở Phương Tây thuở xưa và ở nước ta về sau đều làm như vậy. Ngoại trừ thời cổ từ sau Công Nguyên cho đến hết thế kỷ thứ XV như đã nói trên, hiện nay, nhờ cố gắng sưu tầm của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài, chúng ta mới biết việc La-tinh hóa tiếng Việt và sáng chế ra chữ quốc ngữ được khởi đầu từ thế kỷ XVI trở về sau.



2.1. La-tinh hóa tiếng Việt từ đầu thế kỷ XVI đến khi các thừa sai Dòng Tên sang truyền giáo ở Đàng Trong (1615).

Những dấu tích để lại về La-tinh hóa tiếng Việt ở thời kỳ này còn quá ít. Tuy không phải là nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nhưng để giới thiệu vùng đất Đàng Trong cần tìm hiểu, Li Tana đã dựa và nhận định của Aurousseau và A.Lamb cho ta biết các địa danh nước ta đã được người Bồ La-tinh hóa thời kỳ đầu vào khoảng năm 1515 như: Cochinchina, Cauchy, Cauchy China, Cachao, Cacciam.

Linh mục Nguyễn Hồng khi viết về lịch sử truyền giáo Việt Nam cũng cho biết: trước khi các thừa sai Dòng Tên tới Đàng Trong truyền giáo (1615) đã có các thừa sai dòng Phanxicô người Tây Ban Nha tới Đàng Trong truyền giáo (1583). Vào cuối thế kỷ XVI lại có các thừa sai dòng Augustinô và Đa Minh người Bồ Đào Nha vào truyền giáo ở nước ta. Họ đã La-tinh hóa một số địa danh như: Picipuri, Quibenhu, Guanel.

Cũng trong giai đoạn này và cả về sau, Cù Lao Xanh ở Bình Định là một núi đảo cách đất liền vài chục cây số đường biển, khi chưa có hải đăng, được xem là ngọn tiêu phong (2) trên đường hàng hải của tàu thuyền Phương Đông và Phương Tây qua lại trên Biển Đông thuở xưa có nhiều tên gọi và cách ghi âm bằng chữ La-tinh khác nhau.

Trên bản đồ hàng hải của người Bồ sang Phương Đông có đến 5 cách gọi và cách ghi âm tên múi đảo này bằng chữ La-tinh: Bartholomieu Telho (1560); ghi là Pulo Cabe; Fernão và Pourdo (1590) ghi là P.Gambir; B.Lasso (1592) ghi là Polu Canbi; João Teixna (1630) ghi là Pulo Cabir; một bản đồ nữa không rõ tên người vẽ (1669) ghi là Poulo Coubir (3). Bản đồ Việt Nam do Alexandre de Rhodes vẽ (1651) ghi là Pulu Cambi; Sứ giả người Anh Chapman tới Cù Lao Xanh năm 1778 ghi tên đảo này là Pullo Gambi. Còn trong Hòa ước Quý Mùi giữa Chính phủ Pháp và triều đình nhà Nguyễn ký ngày 25-02-1883 ghi ở điều 8 về Cù Lao Xanh là Poulo Ce’sir.

Có 8 tên gọi và cách ghi bằng chữ La-tinh khác nhau về Cù Lao Xanh là vì mỗi nước, mỗi người ghi theo chữ viết và cách ghi âm riêng của mình. Và cũng là vì việc La-tinh hóa tiếng Việt vào thời kỳ này chưa được chuẩn hóa.

Nhìn chung, ở thời kỳ này, thương nhân và các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đến nước ta còn thưa thớt, lẻ tẻ. Việc gặp gỡ, giao tiếp giữa người Phương Tây với đồng bào ta là giữa hai nền văn hóa xa lạ, khác nhau quả như là một đối thoại giữa những người điếc (4). Cho nên, kết quả La-tinh hóa tiếng Việt giai đoạn này còn rất hạn chế. Chỉ trong phạm vi hẹp một số địa danh ở nước ta mà thôi, có khi có thể nhận ra, có khi gây tranh cãi, có khi lại không biết chỉ nơi nào? Chẳng hạn như Cochim China, Cauchy, Cauchychina để chỉ nước ta thì đã rõ, còn Cachao, A-Lamb cho là từ Giáo chỉ mà ra, Phạm Đình Khiêm lại cho là Cachao hay đúng hơn là Cacciam là Kẻ Chiêm (Thanh Chiêm) ở Quảng Nam. Các địa danh Picipuri, Quibenhu, Guanel thật không đoán ra được muốn chỉ nơi nào?

2.2. La-tinh hóa tiếng Việt và sáng chế ra chữ Quốc ngữ từ khi các thừa sai Dòng Tên tới Đàng Trong truyền giáo (1615) cho đến khi Alexander de Rhods tới Đàng Trong (1624).

Các thừa sai Dòng tên tới Đàng Trong đầu tiên là Francesco Buzomi năm 1615 Francisco de Pina năm 1616 và Christophoro Borri năm 1617. Đây là thời kỳ Nguyễn Phúc Nguyên đã lên làm chúa (1613 - 1635). Chúa Sãi quyết tâm xây dựng Đàng Trong giàu mạnh để chống lại Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Chúa chủ trương mở rộng buôn bán với người Bồ, trong dạng trí thức Phương Tây, khoan hồng và đối xử tử tế với các nhà truyền giáo.

Nhờ vậy, tuy trong ba năm (1615 đến 1617) vừa phải học tiếng vừa truyền giáo vừa làm quen với phong tục tập quá người Việt ở Đàng Trong, nhưng việc La-tinh hóa tiếng Việt vẫn được mở rộng trên nhiều lĩnh vực và phát triển mạnh hơn nhiều so với giai đoạn trước (thế kỷ XVI):

- Trước hết là mở rộng việc La-tinh hóa tên nước ngoài và các địa danh trong nước như: Ainam (Ai lao), Chiampa (Champa) Hoalaom (Hòa Lan), Anam, Cocincina, Cauchin, Cochinchina (chỉ Đàng Trong), Tunquin (Đông Kinh-Đoàng Ngoài), Sinnua (Thuận Hóa), Cacciam (Kẻ Chăm thuộc Quảng Nam), Quanguya (Quảng Ngãi), Quinguim (Quy Nhơn), Renran hay Raran (Phú Yên).

- La tinh hóa từ chỉ từng loại người như: bua (vua), onsai (ông sãi), ongne (ông nghè), congno (con nhỏ).

- La-tinh hóa các từ chỉ sự vật như: gnoo (quả nho), cabaia (cái áo bào), sayckim (sách kinh), saycchin (sách chữ), noecman (nước mắm).

- La-tinh hóa các từ chỉ sự việc như: scin (xin), an (ăn), dilay (đi lại), muon bau (muốn vào).

- La-tinh hóa các cụm từ như: da an hết (đã ăn hết), da ăn nưa (đã ăn một nữa), scin mo cay (xin một cái), on saij di lay (ông sãi đi lại).

- La-tinh hóa một câu như: con gno muon bau tlom laom Hoaluam chiam (con nhỏ muốn vào trong lòng Hoa lang chăng) hay: con gno muon bau mau chrietiam chiam (con nhỏ muốn vào đạo Chistiang chăng)

Những dẫn chứng nêu trên đây cho thấy trong ba năm đầu các thừa sai Dòng tên không những mở rộng việt La-tinh hóa tiếng Việt mà còn cải tiến cách ghi âm nên đã dễ nhận biết hơn trước.

Nhưng rồi, năm 1617 ở Quảng Nam bị hạn hán nặng, dân chúng nổi giận đổ lỗi cho các nhà truyền giáo Phương Tây khuyên giáo hữu bỏ thờ cúng ở đền chùa nên bị Thần Phật quở phạt. Để làm yên lòng dân, Chúa Sãi đành phải ra lệnh yêu cầu các thừa sai phải tạm rời khỏi Đàng Trong, thì may sao, lại được người em kết nghĩa của Chúa là quan Khám Lý Trần Đức Hòa, tri phủ Quy Nhơn đưa thuyền đón 3 thừa sai và một trợ sĩ người Bồ về địa hạt mình cai quản, giúp dựng nhà thờ ở Nước Mặn, chăm lo chu tất mọi mặt cuộc sống thường ngày, nên mới yên tâm truyền đạo và đủ điều kiện tổ chức La-tinh hóa tiếng Việt để ghi kinh giảng đạo bằng chữ Nôm và dạy tiếng Việt bằng chữ La-tinh cho người nước ngoài đến sau.

Khi viết Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam tập I (1959), Linh mục Nguyễn Hồng cho biết “Từ năm 1618 đến năm 1620, số thừa sai hoạt động truyền giáo ở xứ Nam có 4 vị: Ba cha Buzomi, DePina và Borri ở Nước Mặn với hai thầy Diaz và Agestinô, còn cha Pedre Maquez và hai thầy người Nhật ở Hội An”. Riêng ở Quy Nhơn, ông nêu lên một nhận định xác đáng”. Đã thông thạo tiếng nói, phong tục, lại thêm một số người có chữ nghĩa cộng tác vào, các cha nghĩ đến việc phát hành một cuốn sách bổn bằng chữ nôm “gồm tất cả các mầu nhiệm và lời răn của đạo Công giáo” (5). Bốn mươi năm sau (1999), trong cuốn lịch sử phát triển Côn giáo ở Việt Nam, khi viết về thành quả truyền giáo ở Quy Nhơn, linh mục Trương Bá Cần cũng có nhận định tương tự: “Trước hết họ (những giáo hữu tri thức và các tân tòng thông nho) đã giúp các thừa sai soạn một cuốn giáo lý bằng tiếng Việt, chắc chắn là bằng chữ nôm (vì chữ Quốc Ngữ lúc này chưa hình thành)…. Đây chắc chắn là một công trình tập thể, trong đó phải có sự đóng góp chủ yếu của các thừa sai Buzomi và Pina, nhưng nếu không có những giáo hữu thông Nho thì không làm sao có thể có được một cuốn giáo lý như vậy vào thời điểm sơ khai này” (6).

Gần đây, trên tạp chí Văn Hiến, Roland Jacques nhà ngôn ngữ học người Pháp cho ta biết rõ thêm “Những bản dịch các bản văn Kitô giáo đầu tiên ra tiếng Việt có từ năm 1618, phần thiết yếu là do công của Francisco de Pina”. Ông kể rõ có một giáo hữu trẻ, mới 16 tuổi, tên rửa tội là Phêro thông Nho, nổi tiếng hay chữ đã giúp linh mục Pina rất nhiều trong dịch kinh. Paster noster , Ave Maria, Credo và mười diều răn ra tiếng địa phương. Ba tu sĩ Dòng Tên bấy giờ có mặt tại cơ sở truyền giáo Pulo Cambi (có thể tương ứng với tên gọi Quy Nhơn ngày nay), lúc công trình này tiến hành là linh mục Buzomi, linh mục Pina và linh mục Borri. Chúng ta biết rằng “các công trình được thực hiện dưới sự giám sát của Buzomi nhưng tác nhân chính yếu thực hiện công trình này là linh mục Pina và chàng thanh niên cộng tác với ông”. Roland Jacques còn cho biết “Theo lời xác nhận của chính linh mục Pina, ngay từ năm 1622 (lúc này linh mục đã ra Quảng Nam) ông đã hoàn thành việc xây dựng một hệ thống chuyển mẫu tự La-tinh cho thích hợp với lối phát âm và thanh điệu tiếng Việt Nam. Ông đã làm được một tuyển tập và bắt đầu viết một bản văn phạm. Kết quả đó, Pina đã đạt được một cách vất vả, với sự trợ giúp của một số học sinh Việt Nam quy tụ xung quanh ông (7)”.

Thế nhưng, nhà chép sử Dòng Tên Bartoli cho rằng người có kiến thức ngữ học tuyệt vời đồng hương của ông là Buzomi đã sáng tác ra một hệ thống văn phạm và ngữ vựng tiếng Việt. Roland Jacques nghi ngờ Bartoli có sự lẫn lộn với Pina chăng?.

Chúng ta chưa đủ chứng lý để bàn việc hai nhận định trên đây ai đúng ai sai, nhưng tới đây có thể đi tới một nhận định tổng quát.

Từ năm 1615 đến khi Alexandre de Rhodes tới Đàng Trong, thì từ năm 1615 đến năm 1617, linh mục Buzomi mới tới được 3 năm, linh mục Pina mới tới được 2 năm, linh mục Borri mới được mấy tháng. Đây là thời gian các thừa sai vừa học tiếng Việt, làm quen với phong tục tập quán, truyền giáo bằng thông dịch và mở rộng việc La-tinh hoa Tiếng việt trên nhiều lĩnh việc như đã nói trên. Phải tới từ năm 1618 đến năm 1624, cả ba thừa sai vào Quy Nhơn được ông quan phủ tốt bụng tạo mọi điều kiện cho việc truyền giáo, ăn ở thuận tiện thì việc La-tinh hóa tiếng Việt để dịch các tác phẩm kinh điển của đạo Thiên chúa, viết kinh giảng đạo bằng chữ Nôm và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài mới được tiến hành. Khi Alexandre de Rhodes tới Đàng Trong thì công trình này đã hoàn thành.

Nhờ tự xác nhận của linh mục Pina, thừa sai Dòng tên người Bồ thành thạo tiếng Việt nhất giai đoạn này, mà chúng ba biết được công trình được tiến hành khởi đầu ở Quy Nhơn (nước Mặn) tiếp nối hoàn thành ở Quảng Nam (Thanh Chiêm). Cho nên ban tổ chức hội thảo cho thời kỳ phôi thai việc La-tinh hóa tiếng Việt và sáng chế ra chữ Quốc ngữ là tại Nước Mặn (Bình Định) và Thanh Chiêm (Quảng Nam) là hợp lý.

2.3. La-tinh hóa Tiếng Việt và sáng chế ra chữ Quốc ngữ từ năm 1624 đến năm 1651.

Gần cuối năm 1624, linh mục kinh lược Gabriel Mattos dẫn một đoàn thừa sai gồm có: Gaspar Luis, Antoni de Fontes, Emmamuel, Gonzale (người bồ), Jerona Majorica (người Ý), Michael Machi (người Nhật) và Alecxandre de Rhodes (người Pháp) đến Đàng Trong mở đầu một giai đoạn truyền giáo tiếp thì các thừa sai tiên khởi là Buzomi, Pina và Borri đã tiến hành La-tinh hóa tiếng Việt và viết cuốn sách kinh bằng chữ Nôm ở Nước Mặn năm 1621.

Alecxandre de Rhodes tới Đàng Trong vào tháng 10 năm 1624 và đã ở đây 18 tháng. Mới đầu ông nhận thấy nhờ thông thạo tiếng Việt mà cha Pina không dùng phiên dịch, trực tiếp giảng đạo bằng tiếng Việt nên bài giảng có tác dụng nhiều hơn. Vì thế, với trí thông minh và tinh thần quyết tâm học tiếng Việt với cha Pina, nên sau 4 tháng miệt mài học tập đã có khả năng ngồi tòa giải tội và sau 6 tháng đã giảng dạy bằng tiếng địa phương. Vì vậy, sau khi cha Pina gặp nạn trên biển qua đời (1625), thì Alecxandre de Rhodes là người thành thạo tiếng Việt nhất thời bấy giờ. Cha đã đi rao giảng khắp 6 tỉnh Đàng Trong cho đến ngày nhận lệnh ra truyền giáo Đàng Ngoài. Song để tránh nghi ngờ của Chúa Trịnh, cha phải sang Macao ít lâu rồi mới theo tàu buôn tới Cửa Bạng (Thanh Hóa) ngày 19 tháng 3 năm 1627. Được Chúa Trịnh trọng đãi, cha đã truyền giáo khá thuận lợi ở Đàng Ngoài trọn ba năm hai tháng. Tới tháng 5 năm 1930 mới bị trục xuất về Macao và làm việc ở chủng viện này 10 năm (1630 - 1640). Linh mục Alecxandre de Rhodes được xem như người sáng lập ra giáo hội Đàng Ngoài.

Linh mục Buzomi là thừa sai Dòng Tên kỳ cựu truyền giáo ở Đàng Trong qua đời năm 1639, tháng 2 năm 1640, Alecxandre de Rhodes lại được phái đến thay thế nhiệm vụ người thầy của mình. Ông trở lại hoạt động ở Đàng Trong 5 năm. Tới năm 1944, Alecxandre de Rhodes bị bắt ở Nước Mặn và năm 1645 bị trục xuất khỏi nước ta, mãi tới năm 1649 ông mới về tới Rôma.

Sau 30 năm truyền giáo ở Phương Đông, có 10 năm truyền giáo ở nước ta cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, khi về Rôma ông đã viết nhiều sách để lại nhiều tài liệu quý về tình hình chính trị, xã hội, văn hóa Việt Nam thời bấy giờ. Đặc biệt là cuốn Tự vi Việt-Bồ-La và cuốn sách bổn “Phép giảng tám ngày” viết bằng chữ Quốc ngữ. Tuy cũng nhằm mục đích truyền giáo, nhưng việc xuất bản hai cuốn sách này tại Rôma năm 1651 là một bước tiến rất quan trọng trong việc La-tinh hóa tiếng Việt và sáng chế ra chữ Quốc Ngữ. Những đóng góp quan trọng nhất về ngôn ngữ là ông đã sử dụng 23 mẫu tự La-tinh, và dùng các dấu để phiên âm tiếng Việt, dùng đến nhiều lối đọc của người Bồ, người Ý, người Do Thái và Hy Lạp để tìm ra cách đọc Tiếng Việt.

Khi soạn thảo hai cuốn sách trên, Alecxandre de Rhodes không thể không chịu ảnh hưởng cách La-tinh hóa tiếng Việt của các thừa sai Dòng Tên tới trước như Buzomi và Pina mà ông ca ngợi là bậc thầy của mình và cả thừa sai Borri, người viết xứ Đàng Trong năm 1621 đã phiên âm nhiều tiếng Việt bằng chữ La-tinh theo tiếng Ý. Và, cũng không thể không chịu ảnh hưởng cách viết cuốn Tự vi Việt-Bồ của thừa sai Gaspar d’ Amaral và cuốn Tự vi Bồ-Việt của thừa sai Anton Barbosa. Cả hai đều thông thạo tiếng Việt nhưng mới viết hai cuốn Tự vi này bằng chép tay, chưa được in ấn vì mất sớm. Chính vì vậy, trong bài tựa cuốn Tự vi Việt-Bồ-La, Alecxandre de Rhodes đã nhắc tới các thừa sai Francesco de Pina, Gaspar d’ Amarral và Anton Barbosa.

Đọc bài viết “Bồ Đào Nha và công trình sáng chế chữ Quốc ngữ phải chăng cần viết lại lịch sử?” của Roland Jacques, chúng tôi trân trọng trước cách nhìn nhận vấn đề thực sự khoa học, thực sự công bằng của ông. Ông là học giả người Pháp nhưng không theo khuynh hướng làm nổi bật sự hiện diện và ảnh hưởng của người Pháp đối với lịch sử truyền giáo tại Việt Nam cũng như đối với lịch sử tiếng Việt. Ông vẫn đánh giá cao công lao của Alecxandre de Rhodes trong La-tinh hóa tiếng Việt và sáng chế ra chữ Quốc Ngữ, nhưng ông cho xem nhẹ hay lãng quên công lao của các thừa sai Dòng Tên của người Bồ như Pina, Amaral, Barbosa, v.v… ở giai đoạn sơ khởi vào nữa đầu thế kỷ XVII là một sai lầm, Ông đặt câu hỏi “Đến mức độ nào Alecxandre de Rhodes là tác giả thật sự của cuốn Tụ vi Việt-Bồ-La? Bằng cách nào Alecxandre de Rhodes đã mượn lại những công trình của các vị đi trước mình, trong tư thế của một nhà sưu tầm hoặc người biên tập bản văn xuôi cuối cùng? (8)”

Để tự trả lời hai câu hỏi mình đặt ra, bản thân ông đã dày công tìm kiếm cho chúng ta biết nhiều thông tin mới về việc La-tinh hóa tiếng Việt để giảng đạo, viết kinh bằng chữ nôm và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài của các thừa sai Dòng Tên người Bồ hay do Bồ Đào Nha gửi đi tới Đàng Trong đã khởi đầu công trình ở nước Mặn như linh mục Nguyễn Hồng và linh mục Trương Bá Tần từng nhận định trong Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam. Đóng góp đáng quý của ông là nhờ tìm hiểu các báo cáo lên bề trên và thư từ trao đổi giữa các tu sĩ.

Ông góp phần làm sáng tỏ thêm nhận định của tác giả miền Nam thời chống Mỹ cách đây trên 40 năm trong công trình nghiên cứu “Nguyên nhân xa gần đưa đến việc Pháp đánh chiếm Việt Nam-Chương II việc truyền giáo”:

“Ông (Alecxandre de Rhodes)có công làm giáu cho chữ Quốc Ngữ của chúng ta, sau Francesco de Pina và Chictophore Borri là những người đã La Mã hóa cuốn kinh đầu tiên bằng Tiếng Việt vào năm 1621 - trước ngày Alecxandre de Rhodes đến nước ta 4 năm. Rất tiếc cuốn kinh nói trên hiện thất lạc chưa tìm ra, mà chỉ còn lại nhiều kinh sách của Alecxandre de Rhodes nên người ta cho rằng Alecxandre de Rhodes là “thủy tổ chữ quốc ngữ”, trong khi ông chỉ có công kế tục tu chỉnh và phong phú hóa chữ quốc ngữ mà thôi. Nhưng dầu sao chăng nữa, ông cũng là một trong số các giáo sĩ sáng tạo ra chữ quốc ngữ của ta. (9)”.

Việc La-tinh hóa tiếng Việt và sáng chế ra chữ Quốc ngữ không phải là công lao riêng của một hay vài ba người, mà công lao của một tập thể nhiều người, nhiều đời nối tiếp nhau. Buổi đầu bao gồm các nhà truyền giáo Phương Tây cộng tác với các giao hữu thông Nho người Việt, các thông dịch và cả dân chúng địa phương. Thế nhưng, công lao khởi đầu công trình để viết kinh giảng đạo và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thuộc về các nhà truyền giáo Dòng Tên Buzomi, Pina, Borri phối hợp với các giáo hữu thông nho thực hiện trong ba năm (1618 - 1620) ở Nước Mặn (Bình Định) trong hoàn cảnh có đủ điều kiện thuận lợi. Sau khi quan phủ Quy Nhơn qua đời, gặp nhiều khó khăn, thừa sai Pina ra Thanh Chiêm (Quảng Nam thì tuyển tập chuyển mẫu tự La-tinh cho thích hợp với lối phát âm và thanh điệu tiếng Việt đã hoàn thành, ông bắt đầu viết văn phạm tiếng Việt.

Về sau, còn nhiều giáo sĩ Dòng Tên tiếp nối soạn Tự vi Việt-Bồ, Bồ-Việt, viết sách về Việt Nam bằng chữ Nôm ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, làm cơ sở cho Alecxandre de Rhodes hoàn thành cuốn “Tự vị Việt-Bồ-La” và cuốn “Phép giảng tám ngày” được tòa thánh LA Mã cho in ấn phát hành ở Rôma năm 1651 đưa việc La-tinh hóa tiếng Việt và sáng chế ra chữ Quốc Ngữ tiến lên một bước rất quan trọng.

Ngày nay, chữ Quốc Ngữ, chữ viết của dân tộc ta qua bao lần chỉnh sửa đã đạt tới khả năng biểu đạt chính xác, sinh động, tế nhị mọi vẻ đẹp của trí tuệ, tâm hồn, tình cảm người Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khoa học, trên nhiều phương diện đời sống, nhất là trong giao tiếp thường ngày. Có được như vậy, uống nước nhớ nguồn, chúng ta không thể nào quên những người đã đặt viên gạch đầu tiên xây dựng lâu dài chữ Quốc Ngữ ở Nước Mặn như Francesco Buzomi, Francesco de Pina, Christophoro Borri đã cộng tác với nho sĩ Việt Nam thời ấy. Chúng ta không thể nào quên tấm lòng nhân hậu và tâm hồn phóng khoáng của quan Khám lý tri phủ Quy Nhơn Trần Đức Hòa đã biệ đãi các nhà truyền giáo Dòng Tên có trình độ văn hóa uyên thâm thời ấy, để dung hợp văn hóa Đông-Tây làm giáu cho vẻ đẹp văn hóa Quy Nhơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi đầu La-tinh hóa tiếng Việt sáng chế ra chữ Quốc Ngữ để viết kinh giảng đạo bằng chữ Nôm, và dạy tiếng Việt bằng chữ La-tinh cho người nước ngoài đến sau ở Nước Mặn.



N.X.N

Ghi chú:

1. Nguyễn Kim Thản. Lịch sử Ngôn ngữ họ tập I. NXB. ĐH THCN Hà Nội 1984.Tr.481.

2. Tiêu phong là chỏm núi chỉ đường cho tàu thuyền đi lại ven biển.

3. Đỗ Bang - Nguyễn Tấn Hiểu. Lịch sử Thành phố Quy Nhơn. NXB. Thuận Hóa. 1998. Tr.121.

4. Roland Jacques. Người Bồ Đào Nha và công trình sáng chế chữ Quốc Ngữ. Tạp chí Văn Hiến số 7+8 năm 2015. Tr.117.

5. Nguyễn Hồng. Lịch sử truyền giáo Việt Nam. Quyển I. Nhà in Phước Sơn năm 1959. Tr.283.

6. Trương Bá Cần. Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam. Nguyệt Ban Công giáo và dân tộc. Số 50, tháng 2-1999, Tr.410.

7. Roland Jacques. Bài viết đã dần. Tr.119.

8. Roland Jacques. Bài viết đã dần. Tr.122.

9. Nhiều tác giả. Nguyên nhân xa gần đưa đến việc Pháp đánh chiếm Việt Nam-Việc truyền giáo. Tr.26.
-----------------------------------------------------------------------------------------


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương