ĐẤt bình đỊnh trong tiến trình lịch sử chữ quốc ngữ ThS. Nguyễn Văn Biểu



tải về 1.01 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.01 Mb.
#30041
1   2   3   4   5   6   7   8   9

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Philipphee Bỉnh, Sách sổ sang chép các việc. Nxb Viện Đại học Đà Lạt, 1968.

  2. Christophoro Borri, Tường trình về Khu Truyền giáo Đàng Trong - 1631. NXB Thăng Long. (Bản dịch của Nguyễn Khắc Xuyên).

  3. Đỗ Quang Chính, Sống trong xã hội con Rồng cháu Tiên 1615 - 1773.

  4. Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620 -1659. In lại nguyên văn theo ấn bản của Tủ sách Ra Khơi – Sài Gòn 1972.

  5. Giáo hội Công giáo ở Việt Nam (Bản in roneo)

  6. Nguyễn Xuân Nhân, Cảng thị Nước Mặn và văn hóa cổ truyền. Nxb KHXH, 2010.

  7. Nguyễn Thanh Quang – Lê Vân. Quan trấn thủ Quy Nhơn – Trần Đức Hòa qua tư liệu truyền giáo Đàng Trong. Bình Định Online. Ngày 26/4/2012.

  8. Võ Long Tê, Lịch sử văn học Công giáo Việt Nam (cuốn 1). NXB Tư duy, Sài Gòn 1965.

  9. Đoàn Thiện Thuật, Chữ Quốc ngữ thế kỉ XVIII. NXB Giáo dục, 2008.

  10. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ - NXB Văn hóa – Viện Văn học, 1961.

PGS.TS. Võ Xuân Hào, khoa Ngữ văn, Trường Đại học Quy Nhơn

Địa chỉ liên hệ: 2/35 An Dương Vương, Tp Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Số ĐT: 0914039270. Email: xuanhaovo@yahoo.com


-----------------------------------------------------------------------------------------------


GIÁ TRỊ CHỮ QUỐC NGỮ TRONG SÁNG TÁC

NHÓM THƠ BÌNH ĐỊNH ĐẦU THẾ KỶ XX

Nguyễn Huy Bỉnh*
Chữ quốc ngữ đã được du nhập vào Bình Định từ khá sớm, nó trở thành thứ chữ có vai trò quan trọng trong việc ghi chép các văn bản và được phát triển mạnh mẽ trong những năm đầu thế kỷ XX. Có thể nói, trong giai đoạn giao thời cổ – kim ở nước ta, chữ quốc ngữ đã góp phần đưa quốc gia dân tộc từ đêm trường trung cổ đến ánh sáng văn minh. Chính sự xuất hiện chữ quốc ngữ đã đem lại những thay đổi kinh ngạc trong đời sống xã hội và trong nền học vấn Việt Nam. Trong đó, việc chữ quốc ngữ được sử dụng vào việc sáng tạo văn chương nghệ thuật đã mang lại giá trị to lớn cho nền nghệ thuật dân tộc. Minh chứng rõ nhất là giá trị của nó trong sáng tác của nhóm thơ Bình Định đầu thế kỷ XX.

Nhóm thơ Bình Định còn có tên gọi là Trường thơ loạn gồm 4 thành viên là bốn nhà thơ lớn: Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn và Yến Lan. Nhóm này còn được người đương thời còn gọi là Bàn thành tứ hữu. Các nhà thơ thuộc nhóm thơ Bình Định đã có tuyên ngôn nghệ thuật riêng, độc đáo; họ sáng tác theo tuyên ngôn ấy và để lại rất nhiều bài thơ kiệt xuất của phong trào thơ Mới ở nước ta. Có thể nói, nằm trong mạch nguồn thơ đổi mới giai đoạn 1932-1945, trường thơ loạn Bình Định đã góp tiếng nói quan trọng trong việc cách tân thơ ca trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật thơ ca. Tất cả các bài thơ của họ viết ra đều được truyền tải bằng phương tiện là chữ quốc ngữ. Có thể nói, chính chữ quốc ngữ đã trở thành phương tiện nghệ thuật ngôn từ hữu hiệu và bộc lộ những khả năng ưu việt trong sáng tác của trường thơ loạn Bình Định, mặt khác cũng bắt nguồn từ các sáng tác thơ ca của họ đã góp phần đưa chữ quốc ngữ đạt đến đỉnh cao nghệ thuật đương thời.

Trước tiên là về mặt ngữ âm, với chữ quốc ngữ, sự linh hoạt của các kí tự latinh đã phát huy tối đa về mặt ngữ âm, các hình thức ngữ âm của tiếng Việt đã được phát triển lên mức cao nhất có thể qua chữ quốc ngữ. Ở chữ quốc ngữ, mọi lời nói, suy nghĩ và hành vi của con người đều được diễn đạt. Bằng cách sử dụng chữ quốc ngữ, âm thanh tiếng Việt đã lần đầu tiên được ghi chép như những gì mà bản thân nó tồn tại, góp phần tạo sự thống nhất chữ viết trong toàn lãnh thổ Việt Nam.

Trong sáng tác của nhóm thơ Bình Định đầu thế kỷ XX, các nhà thơ đã sử dụng chữ quốc ngữ một cách tài hoa và đạt đến đỉnh cao nghệ thuật trong lịch sử văn chương Việt Nam, riêng về mặt ngữ âm thì chữ quốc ngữ đã có đóng góp rất lớn trong sự phát huy vai trò của âm tố, âm tiết, âm vị trong cấu tạo ngữ âm tiếng Việt. Đây là cách diễn đạt của nhà thơ Quách Tấn: Chim mang về tổ bóng hoàng hôn/Vàng lửng lơ non biếc đọng cồn/Cành gió hương xao hoa tỷ muội/Đồi sương sóng lượn cỏ vương tôn/Khói mây quanh quẩn hồi chuông vọng/Trời biển nôn nao tiếng địch dồn/Thưởng cảnh ông câu tình tự quá/Thuyền con chở nguyệt đến cô thôn.(Chiều xuân). Bài thơ đã miêu tả lại cả không gian thiên nhiên buổi chiều ở nơi cô thôn thật đẹp, với “chim bay về”, “vàng lửng lơ”, “mây khói quẩn quanh”, “trời biển nôn nao”, “thuyền con chở nguyệt”… tất cả những suy tư và cảm nhận của nhà thơ đã được bộc lộ, có thể nói với việc sử dụng chữ quốc ngữ, ở bài thơ đã ghi chép lại một cách chân thực mọi âm tiết phát ra và nhằm biểu đạt trạng thái cảm xúc và khả năng nghệ thuật của Quách Tấn.

Các ngữ âm thuộc phương ngữ của vùng đất Bình Định cũng được các tác giả nhóm thơ Bình Định sử dụng phổ biến trong sáng tác. Đặc biệt là nhà thơ Hàn Mặc Tử - người thường xuyên dùng phương ngữ diễn đạt thơ ca, ông viết: Bốn vách tường nan sáng mập mờ./Một vài bức họa cảnh nên thơ./Rình nghe kinh – sữ hoa kề cữa./Trộm liếc văn nhơn nguyệt nép bờ. Các từ như “sữ”, “cữa”, “nhơn” là từ ngữ địa phương của vùng đất Bình Định. Trong số bài thơ của Hàn Mặc Tử mới được tìm thấy và công bố, thì có khá nhiều bài thơ ông đã sử dụng phương ngữ để truyền đạt thông điệp nghệ thuật của mình: Ai mua ta bán túi thơ đây/ Đỗi lấy tiền tiêu với tháng ngày./Vay mãi non sông coi bĩ mặt,/Mượn hoài trời đất củng quen tay/Xuân về bố thí dăm ba chữ,/Tết lại tiêu pha sáu bãy bài…(Ai mua không?). Trong bài thơ này, các từ như “bĩ”,“đỗi”, “bãy” là những từ vốn là phương ngữ của người Bình Định đã biểu đạt trạng thái tác giả muốn diễn đạt nhưng đồng thời cũng lưu giữ lại được từ ngữ của vùng đất mà ông gắn bó mật thiết.

Trong sáng tác của thơ ca nhóm thơ Bình Định nói riêng và thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung, việc sử dụng thể thơ tự do hình thức nghệ thuật đã góp phần làm thay đổi lớn các quy định chặt chẽ về liêm luật trong thơ ca truyền thống. So với các loại chữ viết trước đây thì ở thơ Mới đã có một cuộc cách tân lớn về mặt thanh điệu. Việc dùng các dấu hỏi, sắc, huyền, ngã, nặng trong chữ quốc ngữ đã mang lại hiệu quả nghệ thuật tối ưu so với các loại chữ viết tồn tại trước đó trong lịch sử dân tộc. Đây là sáng tác của nhà thơ Yến Lan:Nàng từ tuổi sách hoa./Không hay chồng đã hỏi./Chàng liền bữa đi qua/Yêu mà không dám nói./Trưa hào hoa mình lụa,/Thường trời ngơ ngẩn xanh./Từng nghe qua chuyến ngựa/Trên dải làng quanh quanh./Gặp thuở trời tháng bảy./Mưa ngâu dài trên sông,/Đường không xa gì mấy,/Lòng ơi cách chẳng cùng./Từ nàng ra bãi sậy,/Cỏ nghẹn sầu cố nhân./Cổng làng mù quạnh ấy,/Ngựa chàng đến mấy lần./Ừ, sao mà tương tư/Thương gì rêu vách giếng,/Nhớ gì góc sân thu,/Ngựa chàng sang hàng chuyến?/Đường vẫn nao dòng cũ/Ngựa lần bước chân xưa/Áo chàng xanh lam lũ,/Trời ơi,trời đừng mưa (Đường xưa).Trong sáng tác của mình, nhà thơ đã tạo sử dụng kho từ vựng tiếng Việt với rất nhiều thanh điệu, tạo ra nhịp thơ hài hòa, cân đối, diễn tả được mọi cảm xúc và suy nghĩ của mình. Cũng nằm trong mạch nguồn cảm xúc thơ ca và sử dụng chữ quốc ngữ, nhà thơ Quách Tấn lại gửi gắm tâm trạng của mình trong Đêm tình: Giấc thắm tình duyên non gối nước,/Mán sương để lọt ánh sao băng./Hồn hoa chợp mộng thơm hồn gió;/Tóc liễu dừng thơ đón tóc trăng./Muôn điệu tơ lòng run sẽ sẽ,/Nửa vời sóng nhạc giợn lâng lâng./Phòng hương thương kẻ ngồi nương triện/Tình gởi mây xa lệ ngập ngừng. Chính việc dùng thanh điệu của chữ quốc ngữ đã làm cho ngôn ngữ thơ mang đầy tính nghệ thuật, cách gieo vần, hiệp vần đã tạo nhạc điệu trong thơ. Các nhà nghiên cứu ngữ văn còn căn cứ vào thanh điệu để định dạng vần bằng, vần trắc trong câu thơ.



Với chữ quốc ngữ, hệ thống dấu câu trong tiếng Việt được biểu đạt một cách rành mạch, các dấu như: dấu chấm dùng để kết thức câu; dấu hỏi chấm dùng kết thúc câu nghi vấn; dấu chấm cảm dùng để kết thúc một câu cầu khiến hoặc một câu cảm thán; dấu phẩy dùng để đánh dấu chỗ ngắt giữa các thành phần câu; dấu chấm phẩy dùng đánh dấu chỗ ngắt quãng của các câu dài, giữa các vế câu, hoặc giữa các bộ phận liệt kê nội dung câu dài; dấu hai gạch ngang được dùng ở những đoạn liệt kê trình bày nội dung ngang hàng nhau…Tất cả góp phần làm sống động nhịp thơ, câu thơ. Chế Lan Viên viết: Này chiếc sọ người kia, mi hỡi!/Dưới làn xương mỏng mảnh của đầu mi/Mi nhớ gì, tưởng gì trong đêm tối?/Mi trông mong ao ước những điều chi?/Mi nhớ đến cảnh pháp trường ghê rợn/Sọ muôn người lần lượt đuổi nhau rơi?/Hay mi nhớ những đêm mờ rùng rợn/Hồn mi bay trong đốm lửa ma trơi?/Có tìm chăng, những chiều không tiếng gió/Của người mi thi thể rữa tan rồi?/Có tưởng lại mảnh hồn mi đau khổ/Đang lạc loài trong Cõi Chết xa xôi? (Cái sọ người). Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng hệ thống dấu câu một cách tài ba. Nó tạo cho nhịp thơ, vần thơ, câu thơ những điểm nhấn độc đáo, bộc lộ được những xúc cảm nội tâm của nhà thơ. Ở bài thơ Những sợi tơ lòng, Chế Lan Viên đã sử dụng dấu chấm than hết sức phổ biến, nó phổ biến đến mức là khó có thể tìm thấy bài thơ nào trong thơ ca Việt Nam lại có mật độ dấu chấm than nhiều đến như vậy: Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa/Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi/Xuân đừng về! Hè đừng gieo ánh lửa!/Thu thôi sang! Ðông thôi lại não lòng tôi!/Quả đất chuyển giây lòng tôi rung động /Nỗi sầu tư nhuần thấm cõi Hư Vô!/Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng /Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ!/Lửa hè đến! Nỗi căm hờn vang dậy! /Gió thu sang thấu lạnh cả hồn thơ!/Chiều đông tàn, như mai xuân lộng lẫy/Chỉ nói thêm sầu khổ với ưu tư!/Tạo hoá hỡi! Hãy trả tôi về Chiêm quốc!/Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian! /Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt!/Muôn vui tươi nhắc mãi vẻ điêu tàn!/Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh/Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!/Ðể nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh/Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo! (Chế Lan Viên). Trong bài thơ này, Chế Lan Viên đã 17 lần sử dụng dấu chấm than, trong một số câu thậm chí ông còn dùng đến hai dấu chấm than nhằm biểu đạt trạng thái, tình cảm của mình. Bên cạnh các nhà thơ Chế Lan Viên, Yến Lan, Quách Tấn thì Hàn Mặc Tử cũng nằm trong số tác gia sử dụng một cách hiệu quả công năng của hệ thống dấu câu trong chữ quốc ngữ: Lá nại - đông tơ gió đãi chiều/Bướm vườn hạnh áo xinh đem trẻ/Nhà quan nao cốt cách ra vẻ/Xuân vô ra không biết bao nhiêu/Pháo nhân duyên nổ đã hơi nhiều/Trầu lịch sự têm mời hai họ/Đường trai thẹn nên không dám ngó/Nói chi Nường là gái đông lân/Buồng không xa xiêm áo sượng sần/Ông mai mới cười như ngô nở/Người ta cưới cả xuân cả vợ/Nên ân tình nổi máu trên môi/Còn em sao chưa biết hổ ngươi/Để mai mốt anh đi lễ hỏi./Còn em nữa, lòng chưa biết nói/Đôi mắt còn nguyên vẹn mùa thơ/Đứng không xa, sao ngó hững hờ/Anh sốt ruột muốn kêu: Em, quá. (Cưới Xuân Cưới vợ). Các dấu câu như: gạch ngang, hai chấm, dấu chấm, dấu phẩy…đã tạo ra cho bài thơ âm hưởng du dương khá độc đáo. Có thể nói, nhóm thơ Bình Định đầu thế kỷ XX đã sử dụng dấu câu hết sức đa dạng, nó mang tính nghệ thuật đặc trưng của họ.

Với việc sử dụng hệ thống chữ quốc ngữ, nhiều từ mới trong tiếng Việt đã được ghi lại bằng kí hiệu là chữ viết. Chính chữ quốc ngữ đã giúp tạo ra những từ mới nhằm hỗ trợ việc diễn đạt tư duy trong chiều sâu của nó. Đặc biệt là các từ tượng thanh và tượng hình. Trong các sáng tác của nhóm thơ Bình Định đầu thế kỷ XX, các tác gia của nhóm thơ này đã vận dụng một cách tài tình các tượng thanh vốn vô cùng đa dạng trong tiếng Việt, đây là cách nói của Hàn Mặc Tử: Trong làn nắng ửng khói mơ tan/Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng/Sột soạt gió trêu tà áo biếc/Trên giàn thiên lý bóng xuân sang (Mùa xuân chín). Trong câu thơ “sột soạt gió trêu tà áo biếc”, với hai âm tiết “sột soạt” nhà thơ đã sử dụng hình thức âm thanh quen thuộc trong giao tiếp hàng ngày, làm tăng thêm sức sống động trong hình ảnh thơ. Sử dung các từ tượng thanh, Chế Lan Viên là người đã để lại dấu ấn đặc biệt: Có đứa trẻ thơ không biết khóc/ Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran (Xuân). Âm hưởng của câu thơ “tiếng cười ran” đã tạo lên cảm giác gần gũi với niềm vui của con người; hay câu thơ: Pháo đã nổ đưa xuân về vang động/Vườn đầy hoa ríu rít tiếng chim trong (Xuân về). Với câu thơ này, hình thức ngữ âm chữ quốc ngữ được bộc lộ hết sức độc đáo “xuân về vang động”, “ríu tít tiếng chim trong”. Để diễn tả nỗi buồn của mình Chế Lan Viên viết: Trời xuân vắng. Cỏ cây rên xào xạc (Đêm xuân sầu) hay Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than (Trên đường về). Có thể nói, việc sử dụng từ tượng thanh như “rên xào xạc”, “rỉ rên than” trong sáng tác đã mang lại cho thơ ca Việt Nam những “âm thanh lạ”, nó vừa diễn đạt được tâm trạng của nhà thơ, vừa đưa âm thanh của lời nói trong giao tiếp hàng ngày vào nghệ thuật thi ca một cách hiệu quả.



Bên cạnh việc sử dụng các từ tượng thanh, khi đọc các tác phẩm của nhóm thơ Bình Định, chúng ta còn bắt gặp kho tàng ngôn từ tượng hình được sử dụng hết sức tài ba. Nhà thơ Quách Tấn viết: Vườn thu óng ả nét thuỳ dương,/Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường./Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt,/Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương./Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá,/Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương./Say khướt hơi men thời Lý Bạch,/Non xa mây phới nếp nghê thường.(Đêm thu). Đọc bài thơ này chúng ta sẽ cảm nhận được bức tranh thiên nhiên được nhà thơ họa lại bằng ngôn từ hết sức độc đáo. Chính ý nghĩa biểu đạt của tiếng Việt và việc sử dụng chữ quốc ngữ tài hoa đã ghi lại được “vườn thu óng ả”, “lóng lánh vàng gieo”, “chim hồi hộp”, “cúc vẩn vơ”, “non xa mây phới”…Cũng nói về mùa thu, Quách Tấn lại có những câu thơ giàu tính tượng hình khác:Gầy úa rừng sương đeo giọt sầu/Ðây lòng ta đó một trời thu/Gió vàng cợt sóng, sông chau mặt,/Mây trắng vờn cây, núi bạc đầu./Dìu dặt tiếng ve còn vẳng đấy./Vội vàng cánh nhạn rủ về đâu ?!/Hỡi người chinh phụ nương rèm liễu,/Sùi sụt chi thêm bận vó câu!(Cảm thu). Các nhà thơ lãng mạn đầu thế kỷ XX thường dùng hình ảnh của mùa thơ để biểu lộ nỗi buồn của mình, cho nên những bài thơ về mùa thu đã chứa chất trong đó nỗi niềm riêng tư, buồn đau đến não nề. Nó khiến cho cả không gian, cảnh vật trong thơ mang một màu u ám.

Khác với Quách Tấn luôn miêu tả hình ảnh mùa thu để gửi gắm nỗi buồn, Chế Lan Viên đã họa không gian trong tâm trạng u sầu của ngày xuân, ông viết như sau: Trời xuân vắng./Cỏ cây rên xào xạc/Bóng đêm luôn hoảng hốt mãi không thôi/Gió xuân lạnh, ngàn sâu thôi ca hát/Trăng xuân sầu, sao héo, cũng thôi cười. (Đêm xuân sầu). Đúng là khi mang trong mình một nỗi buồn đau thì cả đất trời và vạn vật xung quanh cũng ủ rũ, đau buồn. Nhà thơ đã họa lại không gian buồn đến tang thương ấy với những từ tượng hình rất ấn tượng “trời xuân vắng”, “đêm đêm luôn hoảng hốt”, “ngàn sâu thôi ca hát”, “trăng xuân sầu” “sao héo”… Còn trong bài Đêm sầu muộn, Chế Lan Viên đã sử dụng các từ tượng hình một cách rõ ràng hơn: Trên đồi lạnh, tháp Chàm sao ủ rũ/Hay hận xưa muôn thuở vẫn chưa nguôi?/Hay lãnh đạm, Hời không về tháp cũ/Hay xuân sang. Chiêm nữ chẳng vui cười?/Bên tháp vắng, còn người thi sĩ hỡi/Sao không lên tiếng hát đi, người ơi?/Mà buồn bã, âu sầu trong đêm tối/ Người vẫn nằm há miệng đớp sao rơi?. Với những câu thơ giàu tính hình tượng như “tháp Chàm ủ rũ”, “Chiêm nữ chẳng vui cười”, “bên tháp vắng”, “âu sầu trong đêm tối”, “há miệng đớp sao rơi”…tác giả đã khắc họa được thiên nhiên và lòng người bằng một kho hình ảnh được vẽ bằng ngôn ngữ. Có thể nói, trong hầu hết các sáng tác của Chế Lan Viên những năm đầu thế kỷ XX mang theo nỗi u sầu, não nề đến bi thương.

Khi nói về mùa xuân, ngày xuân, nhà thơ Hàn Mặc Tử lại họa không gian vô cùng sống động, ông viết: Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời/Bao cô thôn nữ hát trên đồi;/ Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,/Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi./Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,/Hổn hển như lời của nước mây,/Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,/Nghe ra ý vị và thơ ngây./Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,/Cảnh trí bâng khuâng sực nhớ làng:/ "Chị ấy, năm nay còn gánh thóc/Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?"(Mùa xuân chín). Đọc những câu này, chúng ta như đang xem một thước phim về mùa xuân của Hàn Mặc Tử, đó là “sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”, trong không gian ấy những “cô thôn nữ hát trên đồi”…tất cả đã tạo cho một điểm nhấn hài hòa, đan bện vào nhau giữa thiên nhiên và con người trong ngày xuân.

Trong sáng tác của nhóm thơ Bình Định đầu thế kỷ XX, hệ thống từ láy được sử dụng hết sức phổ biến và mang lại hiệu quả nghệ cao: Đôi bướm lượn, cánh vương làn sương mỏng/Chập chờn bay đem phấn điểm muôn hoa hay trong câu thơ  Hàng dừa cao say sưa ôm bóng ngủ/Vài quả xanh khảm bạc hớ hênh phô… Đây tà áo chuối non bay phấp phới/Phơi màu xanh lấp loáng dưới sương mai/Đây, pháo đỏ lập lòe trong nắng chói/Đây hoa đào mỉm miệng đón xuân tươi (Xuân về - Chế Lan Viên). Ở đây, nhà thơ đã sử dụng các từ láy phụ âm đầu như “chập chờn”, “hớ hênh”, “phấp phới”, “lấp loáng”, “lập lòe” vốn là những từ được sử dụng phổ biến trong giao tiếp cuộc sống thường nhật, nhằm mang lại hiệu quả và ấn tượng nghệ thuật. Ngoài ra, các nhà thơ sử dụng biện pháp điệp ngữ khá nhiều, tiêu biểu nhất có lẽ phải kể đến Hàn Mặc Tử, trong bài Trăng vàng trăng ngọc ông viết đã dùng cách điệp từ hết sức độc đáo: Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng Trăng!/Ai mua trăng tôi bán trăng cho /Không bán đoàn viên, ước hẹn hò.../Bao giờ đậu trạng vinh quy đã /Anh lại đây tôi thối chữ thơ./Không, Không, Không! Tôi chẳng bán hồn Trăng. /Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng /Tôi nói thiệt, là anh dại quá:/Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang./Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!/Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi /Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi/Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi /Trăng mới là Trăng của Rạng Ngời /Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng! (Trăng vàng trăng ngọc – Hàn Mặc Tử). Trong bài thơ của mình, Hàn Mặc Từ đã 28 lần sử dụng từ “trăng”, trong số đó liên tục dùng biện pháp điệp ngữ. Khảo sát thơ của Hàn Mặc Tử, ta còn bắt gặp rất nhiều bài thơ dùng biện pháp nghệ thuật này, trong bài Những giọt lệ, ông viết: Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi?/Bao giờ tôi hết được yêu vì,/Bao giờ mặt nhật tan thành máu/Và khối lòng tôi cứng tựa si?/Họ đã xa rồi khôn níu lại,/Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa.../Người đi, một nửa hồn tôi mất,/Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ. Cách điệp từ được sử dụng trong những câu thơ trên mang hàm nghĩa khác nhau, tuy nhiên một ý nghĩa biểu đạt chung đó là sự nhấn mạnh những yếu tố về thời gian “bao giờ”, yếu tố tâm hồn “một nửa hồn tôi”. Yến Lan trong bài Bến My Lăng có đoạn viết: Vì đìu hiu, đìu hiu, trời tĩnh mịch/ Trời võ vàng, trời thiếu những vì sao. Ở bài thơ này, cách điệp ngữ đã làm rõ được khung cảnh “đìu hiu” của đất trời.

Xét dưới góc độ nghệ thuật sử dụng chữ quốc ngữ, các nhà thơ thuộc nhóm thơ Bình Định đã để lại những bài thơ rất độc đáo trong việc sử dụng các câu hỏi tu từ. Hàn Mặc Tử viết: Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?/Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?/Sao bông phượng nở trong màu huyết,/Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?(Những giọt lệ) hay trong câu thơ: Sao anh không về chơi thôn Vỹ?/Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.../Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/Ai biết tình ai có đậm đà? (Đây thôn Vỹ Dạ). Chế Lan Viên cũng là một nhà thơ sử dụng phổ biến các câu hỏi tu từ: Tôi có chờ đâu, có đợi đâu /Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu?/(Xuân); Ai đâu trở lại mùa thu trước/Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?... Ai biết hồn tôi say mộng ảo/Ý thu góp lại cản tình xuân? (Xuân), Thu đến đây! Chừ, mới nói răng?/Chừ đây, buồn giận biết sao ngăn?/Tìm cho những cánh hoa đang rụng/Tôi kiếm trong hoa chút sắc tàn! (Thu I); Trống cầm canh xa vang nơi cõi thế/Hồn yêu tinh chợt thấy động tơ lòng? (Xương khô); Chiêm nương ơi, cười lên đi, em hỡi!/Cho lòng anh quên một phút buồn lo! /Nhìn chi em chân trời xa vòi vọi /Nhớ chi em sầu hận nước Chàm ta? (Đêm tàn) Cô không lụa? hãy cởi phăng mảnh áo!/Áo cũng không ? quăng tuốt cái làn da!(Vo lụa); Một cô hồn về đây, theo gió lộng/Trên mộ tàn, tìm lại dấu ngày qua?/Trống cầm canh xa vang nơi cõi thế/Hồn yêu tinh chợt thấy động tơ lòng?(Xương khô). Những câu hỏi tu từ này đã biểu đạt nỗi niềm của nhà thơ đồng thời mang lại cho thơ ca sự rung động và da diết.

Bên cạnh, việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật chữ quốc ngữ như so sánh, nhân hóa cũng được các nhà thơ trong nhóm thơ Bình Định đầu thế kỷ XX sử dụng thuần thục và trở thành những biện pháp nghệ thuật gây ấn tượng mạnh với người đọc. Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã so sánh “làn môi tươi” với “máu” trong câu: Làn môi mong mỏng tươi như máu. (Hàn Mặc Tử); hay “nỗi lòng” như “làn sóng” trong câu: Lòng ta dào dạt như làn sóng (Hàn Mặc Tử); Thơ hay như gái đẹp. (Chế Lan Viên); Anh cách em như đất liền xa cách bể.(Chế Lan Viên)… Các tác giả đã sử dụng phổ biến biện pháp nghệ thuật so sánh bằng với liên từ “như” để biểu hiện sự ví von và cách nhìn nghệ thuật của mình.

Đối với biện pháp nghệ thuật nhân hóa, chữ quốc ngữ đã được các nhà thơ thuộc nhóm thơ Bình Định đầu thế kỷ XX dùng phổ biến trong các bài thơ. Hàn Mặc Tử trong bài Bẽn lẽn viết:Trăng nằm sóng soải trên cành liễu/Đợi gió đông về để lả lơi/Hoa lá ngây tình không muốn động/Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi./Trong khóm vi vu rào rạt mãi/Tiếng lòng ai nói? Sao im đi?/Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm/Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe./Vô tình để gió hôn lên má/Bẽn lẻn làm sao lúc nửa đêm/Em sợ lang quân em biết được/Nghi ngờ tới cái tiết trinh em. Trong bài thơ này, ánh trăng được nhân hóa thành hình ảnh của cô gái. Trăng vốn là vật thể vô tri vô giác nhưng khi đi vào thơ Hàn thì sống động và đầy khao khát với các biểu hiện như “nằm sóng soãi trên cành liễu”, “đợi gió đông về để lả lơi”. Nhà thơ Quách Tấn cũng là người đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa khá độc đáo, trong bài Bên sông có những câu thơ mang đậm dấu ấn nghệ thuật ấy: Gió rủ canh đi ngàn liễu khóc,/Sông đưa lạnh tới bóng trăng run/Thuyền ai tiếng hát bên kia vẳng?/Ghé lại cho nhau gởi chút buồn; còn trong bài Lòng thuyền, Quách Tấn lại có câu thơ như: Anh buộc đời em, bến buộc thuyền/Nước trồi thuyền trở, bến nằm yên/Một mai anh thả thuyền lơi bến:/Mây nước lòng em lạnh ước nguyền.

Trên thực tế, chữ Quốc ngữ đã mang đến cho người dân Việt Nam những giá trị to lớn ở nhiều phương diện khác nhau. Đặc biệt trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn – những người luôn coi con chữ là lẽ sống của mình thì chữ viết này đã góp phần tạo lên một cuộc “cách mạng” thơ ca thực sự ở nước ta trong những năm nửa đầu thế kỷ XX. Việc sử dụng chữ quốc ngữ trong sáng tác thơ ca của nhóm thơ Bình Định đầu thế kỷ này đã đạt được giá trị nghệ thuật to lớn. Về đại thể, chữ quốc ngữ đã đóng góp cho sáng tác của nhóm thơ Bình Định trên ba phương diện chủ đạo: thứ nhất là về mặt ngữ âm, thứ hai là về mặt ngữ pháp, thứ ba là về mặt từ vựng. Chữ quốc ngữ đã giúp diễn đạt tư duy logic, thể hiện những tư tưởng cách trọn vẹn và hoàn hảo.  Nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc mở rộng chức năng của tiếng Việt, là cơ sở để tiếng Việt phát triển lên cao nhất khả năng vốn có của nó. 

Nhìn từ lịch sử sáng tác thơ ca ở nước ta, chúng ta có thể nhìn phân chia theo các giai đoạn sử dụng chữ viết khác nhau: Thứ nhất là giai đoạn chưa có chữ viết, ở giai đoạn này sáng tác thơ ca dân gian chiếm vị trí chủ đạo, các bài thơ đồng thời là các bài hát được sáng tác theo phương thức tập thể và được lưu truyền trong không gian và thời gian bằng hình thức truyền miệng; thứ hai là giai đoạn sáng tác thơ ca bằng chữ Hán; thứ ba là giai đoạn sáng tác thơ ca bằng chữ Nôm; thứ tư là giai đoạn sáng tác thơ ca bằng chữ Quốc ngữ. Trong suốt tiến trình lịch sử thơ ca, có thể nói ngôn ngữ dân gian và chữ quốc ngữ đã nói lên được tất cả các trạng thái cảm xúc khó bộc lộ nhất trong con người qua thơ ca. Việc các nhà thơ thuộc nhóm thơ Bình Định sáng tạo nghệ thuật của mình qua chữ quốc ngữ đã cho thấy rất rõ những ưu điểm tuyệt đối đó.



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương