ĐẤt bình đỊnh trong tiến trình lịch sử chữ quốc ngữ ThS. Nguyễn Văn Biểu



tải về 1.01 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.01 Mb.
#30041
1   2   3   4   5   6   7   8   9

MỘT VÀI CHỈ DẤU CỦA PHƯƠNG NGỮ

BÌNH ĐỊNH - NAM TRUNG BỘ

TRONG TỪ ĐIỂN VIỆT - BỒ - LA CỦA ALEXANDRE DE RHODES

Th.s. Nguyễn Ngọc Oanh

PGS. TS.Nguyễn Công Đức

Chữ Quốc ngữ ra đời đã gần 400 năm. Chữ Quốc ngữ hình thành, tồn tại và phát huy công năng xã hội – văn hóa của mình qua thời gian và cùng với biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc. Tuy vậy, vẫn còn những vấn đề rất cần thiết làm sáng tỏ thêm nhằm làm cơ sở cho những hiệu chỉnh chữ viết Việt Nam hiện nay để nó phát huy hơn nữa trong việc thực hiện các chức năng xã hội, văn hóa, giáo dục của mình. Một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt ấy: xác định một / những vùng phương ngữ nào là đầu tiên làm cơ sở cho sự ra đời của chữ Quốc ngữ dù các cứ liệu khả chấp và khả tín nhiều hay ít. Việc này trước hết liên quan trực tiếp đến các hiệu chỉnh chữ viết Việt Nam hiện nay. Và lẽ nữa cũng là sự công bằng trong việc nhìn nhận công sức của những giáo sĩ người Âu Châu cũng như người Việt trong buổi sơ khai chế tác ra chữ Quốc ngữ. Bằng một vài cứ liệu ngữ âm và từ vựng thu thập được từ trong cuốn từ điển Việt - Bồ - La (1651) của Alexandre de Rhodes, bài viết này mong muốn được góp thêm những chỉ dấu của phương ngữ Bình Định thuộc vùng phương ngữ Trung Trung Bộ nhằm có thêm dữ liệu mà nhận diện và xác định phương ngữ đầu tiên trong sự manh nha ra đời và dần hình thành chữ Quốc ngữ từ buổi ban đầu.

1. Chữ Quốc ngữ khởi nguyên và cuốn Từ điển Việt – Bồ - La

1.1. Xuất phát từ yêu cầu của việc truyền giáo, các giáo sĩ Dòng Tên Thiên Chúa giáo Âu Châu đã đến Việt Nam từ những thập niên đầu thế kỷ thứ 17. Họ đã dùng mẫu tự La tinh để ghi âm một vài từ ngữ / ngữ đọan tiếng Việt mà họ nghe và ghi lại trong một số văn bản bằng tiếng Bồ Đào Nha / tiếng Ý,… để báo cáo cho Bề Trên ở Âu Châu. Có nên chăng coi đây là hình ảnh của chữ Quốc ngữ giai đọan sơ khai.

Theo linh mục (Lm) Đỗ Quang Chính, S.J. - tác giả sách Lịch sử chữ Quốc ngữ (1620-1659)[2], đầu thế kỷ thứ 17 các giáo sĩ Dòng Tên “Khi vừa đến Đàng Trong, nghe người Việt nói chuyện với nhau, nhất là giữa nữ giới, tôi có cảm tưởng như mình nghe chim hót và tôi đâm thất vọng vì nghĩ rằng không bao giờ học được tiếng Việt”, giáo sĩ Alexandre de Rhodes (gọi tên Việt là Đắc Lộ) kể lại khi những ngày đầu đến Hội An (Quảng Nam) và ở lại cư sở Thanh Chiêm (cách cảng thị Hội An chừng 7 km về hướng tây) vào cuối năm 1624 để truyền đạo. Một giáo sĩ ở cùng với ông đã nhờ người giúp việc đi chợ mua cá về dùng bữa nhưng vì cách phát âm của vị giáo sĩ không chuẩn, bà giúp việc thay vì mua cá lại mua về một thúng cà. Còn một vị giáo sĩ khác thì lại làm đám trẻ trong nhà mình hoảng sợ và bỏ chạy tán loạn khi ông nhờ người trong nhà mình đi chém (chặt, đốn) tre nhưng ông lại phát âm là đi chém trẻ! [2]

Lm Đỗ Quang Chính chia lịch sử buổi đầu hình thành chữ Quốc ngữ 1620-1648 thành hai giai đoạn: 1620-1626 và 1631-1648.

Từ năm 1620 đến 1626: các giáo sĩ Dòng Tên mới đặt chân đến đất Quảng Nam (thuộc xứ Đàng Trong) vào đầu năm 1615, trải nhiều lao đao trong việc lập cư sở truyền đạo. Họ đã chuyển di từ cư sở Hội An - 1615, rồi đến các cư sở Nước Mặn (tỉnh Bình Định) -1618 và ngược ra cư sở Thanh Chiêm (Quảng Nam) – 1623. Thời kỳ này, các giáo sĩ đã bắt đầu dùng chữ La Tinh để ghi một số từ ngữ tiếng Việt, trước hết là địa danh, nhân danh và một số từ ngữ / ngữ đọan của tiếng bản xứ.

Nhận thấy ý nghĩa và giá trị của hai quyển sách Tự điển Việt-Bồ-La, Ngữ pháp tiếng Việt và Phép giảng tám ngày cho sứ vụ truyền đạo ở một đất nước có vị trí to lớn trên bản đồ truyền giáo của giáo hội - đặc biệt là qua tường trình của giáo sĩ C. Borri hồi năm 1631, Tòa Thánh La Mã đã cho phép Bộ Truyền giáo - vốn mới được thành lập từ giữa năm 1622 - in ấn và xuất bản. Với gần 500 trang, Tự điển Việt-Bồ-La, lúc đầu giáo sĩ Đắc Lộ dung chữ viết của mình – chữ La tinh để biên soạn từ điển song ngữ : Việt và Bồ Đào Nha . Về sau, theo ý các vị bề trên ở La Mã, ông đã đưa them tiếng La tinh vào đối chiếu để tiện cho người Việt học tiếng La tinh.

Để tiện cho người Âu châu học tiếng Việt, Đắc Lộ đã dụng công viết riêng phần ngữ pháp tiếng Việt bằng tiếng La tinh đặt ở đầu sách. Đây là phần dẫn giải về chữ và vần, trọng âm và các thanh điệu, về danh từ, đại danh từ, động từ, đến cú pháp. Đây cũng là phần đã tốn nhiều công sức của vị giáo sĩ này. “Với Tự điển Việt-Bồ-La, Ngữ pháp tiếng Việt và Phép giảng tám ngày, chữ Quốc ngữ được điển chế và thí nghiệm trong phạm vi sáng tác. Một nền văn học công giáo bằng chữ Quốc ngữ chính thức bắt đầu với giáo sĩ Alexandre de Rhodes” - nhà nghiên cứu Võ Long Tê nhận định.

Với hai quyển sách Tự điển An Nam-Bồ Đào Nha-La tinh (gọi tắt Tự điển Việt-Bồ-La) và Phép giảng tám ngày bằng Quốc ngữ được Tòa Thánh La Mã cho xuất bản năm 1651, giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) từ lâu được coi là người có công lớn trong việc chế tác ra chữ Quốc ngữ.

Tuy nhiên, công lao tạo ra chữ Quốc ngữ không chỉ có A. de Rhodes mà của các giáo sĩ Dòng Tên. Năm 1955, trong cuốn sách về “Công trạng của nước Pháp ở Đông Dương” của mình, tác giả Pháp Georges Taboulet cũng đã đưa luận điểm như trên khi ông viết: “Việc phiên âm tiếng Việt bằng chữ La tinh điểm thêm các dấu quy ước, là một công lao tập thể mà sự đóng góp chủ yếu của các linh mục Francisco de Pina, Cristophoro Borri, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa, còn linh mục Alexandre de Rhodes thì có công hệ thống hóa, chỉnh lý và phổ biến văn tự này...”[1].



1.2. Lâu nay, một số nhà nghiên cứu băn khoăn về một trong hai nơi hay cả hai là chiếc nôi của chữ Quốc ngữ : Thanh Chiêm – Hội An và Nước Mặn (Bình Định). Đây là hai nơi mà các giáo sĩ đều đã đến và học tiếng Việt, ghi âm tiếng Việt.

Thanh Chiêm – Hội An là nơi các giáo sĩ đến đây sớm và có thời gian lưu lại đây khá lâu.

Tuy nhiên, Nước Mặn – Bình Định, qua nhiều chứng tích khả tín, lại là nơi mà các giáo sĩ lưu lại và nghiên cứu tiếng An Nam nhiều hơn vào thời kỳ đầu tiên.

Trích dẫn từ các tư liệu có được, Lm. Gioan Võ Đình Đệ - hiện ở tại Tòa Giám Mục Qui Nhơn - cho rằng cư sở Nước Mặn của các thừa sai dòng Tên chẳng những là một trung tâm truyền giáo mà còn là nơi các thừa sai Dòng Tên nghiên cứu và sáng chế chữ Quốc ngữ trong giai đoạn thô sơ nhất. “Theo linh mục Joaõ Roiz, năm 1620 đã có hai thừa sai nói thạo tiếng Việt đó là cha Francisco de Pina và cha Cristophoro Borri. Trong đó cha Borri chỉ làm việc tại Nước Mặn từ 1618 đến khi ra khỏi Đàng Trong vào năm 1622; cha Pina đến Hội An năm 1617 trong thời kỳ bị trục xuất, cha phải lén lút, cha chỉ tiếp xúc được với người Việt khi làm việc tự do tại Nước Mặn từ 1618-1620.

Trong khoảng thời gian từ 1620-1623, cha Pina đi về giữa Nước Mặn và Hội An, rồi năm 1623, cha lập cư sở tại Thanh Chiêm. Ngoài ra, cư sở Nước Mặn cũng là “Trường Quốc ngữ” đầu tiên cho các thừa sai đến sau như Lm Emmanuel Borges -1622, Lm Gaspar Luis, Lm Girolamo Majorica -1624…”. Hai học trò có công lớn kế tục sự nghiệp của cha Pina là giáo sĩ Gaspar d’Amaral và Antonio Barboso. Hai giáo sĩ này là người đầu tiên soạn thảo từ điển Việt – Bồ - La (Diccionário Annamita - Português-Latin) và Bồ-Việt (Diccionário Português - Annamita). Tuy nhiên 2 ông đều mất sớm để lại sự nghiệp còn dang dở tại nhà thờ San Pauli ở Macau. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes tiếp nhận và đưa về châu Âu. Đến năm 1651, quyển Từ điển Việt – Bồ - La chính thức ra đời. Đây là cuốn từ điển tiếng Việt đối chiếu đầu tiên xuất hiện.

Từ điển Việt - Bồ - La (tiếng La Tinh: Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) là một cuốn từ điển bằng ba ngôn ngữ: La Tinh–Bồ Đào Nha–Việt do giáo sĩ Công giáo và nhà từ điển học Alexandre de Rhodes biên soạn sau 12 năm hoạt động ở Việt Nam, và được Thánh bộ Truyền bá Đức Tin (Sacra Congregatio de Propaganda Fide nay là Congregatio pro Gentium Evangelizatione) ấn hành tại Roma năm 1651 lúc A. de Rhodes về lại Châu Âu. Nỗ lực của những giáo sĩ tiền nhiệm và đương nhiệm lúc bấy giờ đã cho ra kết quả là cuốn Từ điển Việt - Bồ - La mà Alexandre de Rhodes là người tu chỉnh, bổ sung lớn và hòan tất công trình này. Cuốn từ điển gồm 8.000 từ tiếng Việt được đối chiếu với tiếng Bồ Đào Nha và Latin.

Trong lời tựa cuốn từ điển của mình, chính giáo sĩ de Rhodes đã tri ân công lao và đóng góp của các giáo sĩ Dòng Tên khác, đặc biệt là cuốn từ điển Việt - Bồ - La (Diccionário anamita-português-latim) của Gaspar do Amaral và từ điển Bồ-Việt (Diccionário português-anamita) của Antonio Barbosa (hiện đều đã thất truyền).

Cuốn từ điển Việt–Bồ–La phần chính là phần từ vựng liệt kê 8.000 từ mục được viết bằng chữ Quốc ngữ. Bổ túc thêm là phần phụ lục tóm tắt ngữ pháp tiếng Việt (Brevis Declaratio) và cách thức phát âm tiếng Việt lúc bấy giờ.

Ngoài giá trị lịch sử, cuốn từ điển này là cái mốc quan trọng trong việc định chế chữ Quốc ngữ, tức cách viết tiếng Việt bằng chữ Latinh. Lối chữ này dần được hoàn chỉnh bởi các nhà truyền giáo kế tiếp.

2. Phương ngữ Bình Định - Nam Trung Bộ trong từ điển Việt - Bồ - La

Từ những cơ sở trên, chúng tôi khảo sát trong cuốn Từ điển Việt – Bồ - La mong tìm ra dấu hiệu phương ngữ của vùng Nam Trung Bộ, nơi các giáo sĩ tiếp xúc và nghiên cứu chữ Quốc ngữ.

Trong 8.000 mục từ tiếng Việt được đối chiếu tương đương với tiếng Bồ Đào Nha và Latinh, qua khảo sát, chúng tôi tìm thấy 190 từ có tính chất đặc trưng của phương ngữ Nam Trung Bộ, xét về mặt từ vựng và ngữ âm. Trong 190 từ trên, chúng tôi chia ra 2 loại:

+ Từ địa phương

+ Từ phát âm theo tiếng địa phương

2.1. Lớp từ ngữ thống nhất (trong đa dạng)

Sự có mặt của lớp từ ngữ địa phương Nam Trung Bộ, đặc biệt vùng phương ngữ Bình Định – Phú Yên là rất quan trọng trong quá trình ký âm bằng chữ La tinh của các giáo sĩ.

Nói về công lao của giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) trong việc hình thành chữ Quốc ngữ, linh mục (Lm) Đỗ Quang Chính, S.J. trong Lịch sử chữ Quốc ngữ (1620-1659) đã không quên nhắc lại quá trình học hỏi tiếng Việt của vị giáo sĩ mà thoạt đầu ông cứ ngỡ rằng mình sẽ không bao giờ học được thứ tiếng này.

Dường như là một chuẩn duyệt đầy ơn phước cho mình, ngay sau khi đáp tàu đến cư sở Hội An (12.1624) giáo sĩ Đắc Lộ được phân đến cư sở Thanh Chiêm mới được thành lập - nơi có giáo sĩ Francisco de Pina làm bề trên, là một người nói thạo tiếng Việt. Đến cư sở Hội An vào năm 1617, qua nỗ lực học tiếng Việt, đến năm 1620, giáo sĩ F. de Pina đã thông thạo tiếng Việt, trở thành là người thạo Việt ngữ nhất lúc bấy giờ trong số các giáo sĩ ở Đàng Trong (gồm các cư sở Hội An, Nước Mặn, Thanh Chiêm). Đến thời điểm 1624, để giảng đạo, một ít giáo sĩ ở các cư sở này vẫn còn nhờ đến thông ngôn. Nhưng những thông ngôn tiếng Việt lúc bấy giờ đa phần là những Nhật kiều thương nhân ở Hội An, vốn tiếng Việt của họ còn hết sức hạn chế.

Ngoài việc học với người thầy đồng môn - giáo sĩ Pina, Đắc Lộ còn học tiếng Việt với các tân tòng - người mới tòng đạo (Công giáo). Đắc Lộ kể, như thêm một may mắn nữa cho ông: một thiếu niên người địa phương 13 tuổi đã giúp ông nhanh học được tiếng Việt. Thật kỳ diệu, như lời ông kể lại, ấy là chỉ trong ba tuần cậu bé này đã giúp ông vượt qua được phần khó khăn trong phân biệt được các dấu thanh tiếng Việt và cách phát âm mỗi tiếng. Tuy hai người không biết tiếng nhau, nhưng vẫn hiểu nhau được, cũng trong ba tuần này, người thiếu niên thông minh hiểu được rất nhanh những gì ông nói, cả Pháp ngữ và La tinh ngữ. Theo ghi chép của Đắc Lộ, thiếu niên này sau được ông làm phép cho vào đạo, và vì yêu quý ông nên em đã lấy tên ông đặt kề tên thánh của mình, Raphael Rhodes.

Chưa có nhiều cở sở để khẳng định cậu bé dạy chữ cho A. Rhodes ở đâu nhưng phần lớn thời gian sống và làm việc chủ yếu của các giáo sĩ là ở vùng phương ngữ Nam Trung Bộ. Dấu tích vùng phương ngữ này ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình ghi âm tiếng Việt thời kỳ đầu.

Trong 8.000 mục từ trong từ điển Việt – Bồ - La, còn tồn tại một số từ có phụ âm đôi như ml, tl, bl… còn lại phần lớn ký âm bằng tự mẫu La tinh cho đến nay vẫn còn sử dụng như trong các từ điển hiện nay và cách dùng chúng trong nói năng như trong tiếng Việt hiện đại.

2.2. Những yếu tố đặc phương ngữ (dialectism) Bình Định, Phú Yên

2.2.1. Phương ngữ Bình Định – Phú Ỵên về mặt từ vựng

Nhiều từ ngữ trong từ điển mang đậm dấu ấn vùng miền, nơi các giáo sĩ có thời gian lưu lại, học tiếng Việt và kí âm bằng con chữ Latinh là Hội An (Quảng Nam) và Nước Mặn (Bình Định).

Trong 190 từ khảo sát trên, chúng tôi tìm ra 152 từ là phương ngữ Nam Trung Bộ, trong đó có nhiều từ ngữ đặc phương ngữ, chỉ có ở vùng Bình Định, Phú Yên là thường hay sử dụng.

Từ đàng đèo: đường trong rừng [1, tr.29] chủ yếu được sử dụng ở vùng nông thôn Nam Trung Bộ. Người dân ở đây ít dùng hình thức ngữ âm đường mà dùng nó với diện mạo cổ hơn là đàng.

Từ bấy lâu: lâu dường ấy [1, tr.34]. Từ này thường xuất hiện trong các câu hát bội ở Bình Định. Trong các tuồng hát bội, ít khi sử dụng từ trước đến nay hoặc lâu nay mà hay dùng bấy lâu. Thanh trắc trong từ bấy cũng phù hợp với chất giọng trong hát bội.



Biểu: bảo, nhắn nhủ [1, tr.36]. Từ Bình Định trở vào đến Nam Bộ chủ yếu sử dụng từ biểu chứ không dùng bảo. Chẳng hạn: Tối đến nhà chú biểu cái này.

Một số từ ngữ khác thuộc phương ngữ Nam Trung Bộ trở vào hay dùng như: Bày đồ bày đảng (bầy du đảng), mấy bận (mấy lần), bết (cuối cùng, sau cùng), bịch (cái bịch, cái sọt lớn), binh ai (Bênh vực, giúp đỡ. Binh lấy tôi cũ: xin hãy bênh vực tôi), bực (sự buồn), bực thang (bậc thang), chói lói tai (làm điếc tai), quăng (làm cho vật gì bể vỡ và tan ra từng mảnh), rình chết (gần chết. Rình ngả: gần ngã, gần té…), rún (cái rốn)…

Trong số các từ ngữ đặc phương ngữ, có lẽ khá rõ là đại từ qua. Đại từ qua có nghĩa là tôi. Từ điển giải thích: Khi người trên nói với người dưới. Mớ qua: Chúng tôi, khi nhiều người có địa vị hơn nói với người dưới, hay một người nói thay cho tất cả [1, tr.185]. Đây là từ xưng hô của người Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Qua là đại từ, ngôi thứ nhất, dùng riêng rẻ là từ xưng hô của người lớn tuổi với người nhỏ tuổi. Tuy từ qua được dùng như một từ xưng hô trên những vùng phương ngữ khá rộng, nhưng cách dùng lại mang dấu ấn đặc phương ngữ Bình Định – Phú Yên. Hiện nay, ngôn ngữ lứa tuổi già ở Bình Định vẫn còn dùng đại từ xưng hô qua khi họ xưng hô với người nhỏ tuổi hơn theo cách thức khá đặc thù.

Riêng từ bạu (bạn) có thể do cách phát âm của vùng phương ngữ Bắc Bình Định nên khi ký âm từ bạn thành bạu? Hoặc ghi âm từ từ bậu. Trung Bộ có câu Dẫu rằng tình bậu muốn thâu (thôi)/ Bậu gieo tiếng dữ cho rời bậu ra (ca dao)

2.2.2. Phương ngữ Bình Định – Phú Ỵên về mặt ngữ âm

Rất nhiều từ ngữ trong từ điển Việt – Bồ - La được ghi âm tiếng Việt bằng con chữ ABC (Latinh) có diện mạo ngữ âm của người địa phương vùng Nam Trung Bộ. Nhiều nhất là các tiếng mà chúng tôi khảo sát trong cuốn từ điển này là tác giả của nó đã sử dụng dấu ghi thanh hỏi thay cho dấu ghi thanh ngã. Đây là cách phát âm phổ biến ở của vùng phương ngữ này, chỉ có 5 thanh (không phân biệt thanh hỏi và ngã), đặc biệt là vùng Bình Định, Phú Yên.

- Nhiều từ được ghi bằng thanh hỏi thay cho thanh ngã như: bà lảo, bải biển, bẩy (cái bẫy), chuổi hột, chuổi hoa, cởi ngựa (cởi voi, cởi tlâu), diểu hành (đi chung quanh, đi giễu), đải gạo kẻo sỏi (lọc gạo khỏi đất và đá)… Khởi nguyên chữ Quốc ngữ sử dụng rất nhiều thanh hỏi thay cho thanh ngã, điều này gắn với cách phát âm của vùng phương ngữ Nam Trung Bộ hiện nay, nhất là cư dân vùng gần biển như Bình Định, Phú Yên.

- Một số cách biến thanh như chưa thành chửa theo nguyên tắc biến âm của vùng Nam Trung Bộ kéo dài đến Nam Bộ.

- Nhiều từ được ghi âm theo cách phát âm ở vùng Nam Trung Bộ, điển hình là động từ cổi (lột ra. Cổi áo ra: tự cởi áo ra. Cổi dêi ra: cởi dây ra) [1, tr.65].

- Các khuôn vần –ơi, -ơm khá đặc trưng của phương ngữ Bình Định. Chẳng hạn, những vần như: -ơi (phát âm gần khai độ của “a”cùng với bán âm kết thúc, cũng giống với cách thể hiện vần này như trong tiếng Thái Lan và tiếng Thái ở Việt Nam), thì phát âm nghe như thành -aơi, vần -ơm thì phát âm thành -ôm (cơm phát âm thành côm, phương ngữ Phú Yên cũng thể hiện như vậy, song vần –ôm như trong con tôm thì lại thể hiện thành con tơm, trong khi phương ngữ Bình Định vẫn thể hiện : con tôm). Cách phát âm những khuôn vần vừa nêu đã tạo nên một sự khu biệt khá rõ giữa vùng phương ngữ Bình Định với Phú Yên, mặc dù đây là hai phương ngữ có rất nhiều đặc điểm chung. Từ cổi (cởi) hiện người dân vùng biển dọc khu đông Bình Định như Tuy Phước, Phù Cát, Nhơn Lý, Nhơn Hải… vẫn còn phát âm cởi thành cổi / cẩu. Cách ghi âm kiểu phát âm này còn có một số từ như ăn mầng (ăn mừng), ánh gờng (nhánh gừng), gió bức (gió bấc), bạnh, tật bạnh (tại họa, bệnh dịch), Làm biấng (lười biếng), bợc (bậc, bực), buân (mua để bán),…

- Bên cạnh, qua khảo sát chúng tôi cũng tìm thấy những vần như -uy (chung thủy) được người địa phương cách phát âm thành -i lối phát âm này chỉ gặp ở Bình Định và Phú Yên: Vô thỉ vô chung (không bắt đầu, không cùng tận, tức là một mình Thiên Chúa)[1, tr.62] và nguiên thỉ (Trạng thái đầu tiên của loài người, nguồn gốc của trời và đất)[1, tr.166]. Thỉ ở đây dùng với nghĩa là bắt đầu (thủy) rất trùng hợp với các phát âm ở vùng Bình Định, Phú Yên. Các vần có bán âm đệm như -oa,- oe,- uê,- uy… thường được phát âm vắng âm đệm. Ví dụ: hoa -> wa, tròn xoe -> tròn xe, thủy ->thỉ… Theo chúng tôi, đây là một cứ liệu khá rõ của cách phát âm ở vùng Nam Trung Bộ trong từ điển Việt – Bồ - La.

Trong một nghiên cứu của mình, Đào Đức Chương cho rằng, Bình Định trước thế kỷ XV là kinh đô của Vijaya, thành Đồ Bàn của vương quốc Chămpa. Trong công cuộc thiên di về phương Nam, từ thời Hồng Đức, người Việt đã đi từ vùng Bắc Bộ vào sinh cư ở vùng đất này như một vùng đất mới. Sự xúc tiếp giữa những người Chăm còn lưu lại với người Việt di dân vào Bình Định (phủ Hoài Nhơn) cùng với chủ trương “an sáp”(di dân vào vùng đất mới) của thời Hậu Lê và với những yếu tố khác về địa lý, xã hội đã tạo cho Bình Định một giọng nói riêng, ít trầm bổng, nên cách thể hiện chất giọng Bình Định cũng ít chú ý đến sắc âm hơn, biên độ trầm bổng không nhiều nên giọng xơ cứng, nặng [4].

Phủ Hoài Nhơn lúc bấy giờ được coi như là địa vực của cộng đồng nói tiếng Việt ở cực Nam, đến cuối thế kỷ XVI chúa Nguyễn mới nghĩ đến việc mở rộng bờ cõi về phương Nam mà phủ Hoài Nhơn là điểm đầu của công cuộc thiên di. Vì vậy, các vùng đất phía Nam ít nhiều ảnh hưởng tiếng Bình Định, Phú Yên, nhất là Bình Thuận, Ninh Thuận, tuy nhiên càng vào Nam thì giọng càng nhẹ hơn.

Những dấu hiệu từ vựng và ngữ âm như trình bày trên đây hiện nay vẫn còn trong phương ngữ vùng Bình Định - Nam Trung Bộ, trong đó có những dữ kiện ngữ âm – từ vựng chỉ gặp ở riêng phương ngữ Bình Định và nó có mặt trong cuốn Từ điển Việt – Bồ - La theo cách ghi của A. de Rhodes.

Từ đó, nên chăng, với các cứ liệu ngôn ngữ cùng các chỉ dấu tìm được thuộc lĩnh vực lịch sử, văn hóa,…mà có thể nêu lên một nhận định khả chấp rằng, Bình Định là một / những vùng phương ngữ / thổ ngữ làm cơ sở đầu tiên cho việc ghi âm bằng chữ La tinh của các giáo sĩ người Âu Châu khi hành đạo ở Đàng Trong – Việt Nam.

Cùng với những cứ liệu lịch sử và văn hóa, tuy còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu thêm, song hòan tòan có thể xác quyết rằng, như một sự sắp xếp của lịch sử dân tộc : chữ Quốc ngữ hình thành, phát triển và phổ biến trên tòan lãnh thổ và tòan bộ cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã góp phần rất đáng kể vào quá trình “giải Hán hóa” (déchinois) của lịch sử dân tộc Việr Nam.


Bảng 1: Phương ngữ Nam Trung bộ trong từ điển Việt – Bồ - La

STT

TỪ

NGHĨA

TRANG



Đàng đèo

Đường trong rừng.

29



Ải

Mục nát.

29



Ăn lờ, ăn lãi

Được lời vượt quá tiền vốn do ăn lãi nặng.

30



Ánh gờng

Nhánh gừng.

31



Áo cọc

Áo lót, áo vắn, áo cộc.

31



Áo bực

Áo buồn thảm, áo tang.

31



Thịt ba rội

Thịt heo có xen kẽ mỡ.

33



Bà lảo

Người đàn bà già đáng kính

33



Bạ

Xức, bôi, trát, thiếp, mạ.

33



Bạ vàng

Mạ vàng

33



Bái

Cúi mình xuống mà không quì lạy

34



Ai bạ thì ley

Vật được coi là bỏ, là vật thuộc về người chiếm trước.

33



Gió bớc

Gió bấc

33



Bại mình

Tứ chi bất toại. Bại chên: Bị bại chân.

34



Bải

Bãi. Bải biển: Bãi biển. Bải cát: Bãi cát

34



Bải chên

Bị bại chân

34



Bày đàn bày đố

Bầy con nít.

34



Bày đồ bày đảng

Bầy du đãng.

34



Bẩy

Cái bẫy, cái cạm.

34



Bấy lâu

Lâu dường ấy

34



Ban hôm

Chiều tối

45



Mấy bận

Mấy lần, mấy bận.

35



Bàng

Bằng phẳng. Bàng nhau: Bằng nhau.

35



-Bàng an

-Bàng yên



Sự an nghỉ, sự bằng an, sự an toàn.

35



Bạnh, tật bạnh

Tai họa, bệnh dịch.

36



Bảo, biểu, bởu

Nhắn nhủ, bảo, biểu

36



Báp một mlát

Chặt chỉ một nhát

36



Bát

Sườn bên mặt của cầu tàu.

37



Bàu

Ao, bàu

37



Bạu

Bạn

37



Bắt đền

Bắt buộc bồi thường






Bẻ tiền bẻ đủa

Ly dị. Bởi vì việc bẻ đồng tiền và những chiếc đũa dùng để ăn là dấu hiệu sự tan vỡ của hôn nhân khiến cho người vợ từ lúc đó có thể lấy người chồng khác mà không có tội.

37



Bết

Cuối cùng. Đi rốt bết: đi sau hết.

38



Bí, đau bí, bí đái

Đau sạn, không tống nước tiểu ra ngoài được.

38



Lược bí

Lược để chải rận, chí.

38



Làm biấng

Lười biếng.

38



Bịch, cái bịch

Cái sọt lớn.

38



Biên

Ghi chép.

38



Biên đàng

Mép, bìa, bờ đường. Vô biên vô lạng: vô cùng tận.

38



Biều

Bệnh yết hầu, cái bướu.

38



Biểu

Bảo, dặn bảo

38



Binh ai

Bênh vực, giúp đỡ. Binh lấy tôi cũ: xin hãy bênh vực tôi.

38



Blẻ đàng

Rời bỏ con đường thẳng, con đường chung vì sự khó khăn, trẽ đàng, rẽ đàng. Tôi blẻ đàng này oũ đi đàng kia: tôi quẹo con đường này, ông hãy đi con đường kia.

38



Bồ nhin, mồ nhin

Những hình làm bằng rơm được các thầy phù thủy dùng để hại người khác.

41



Bồ

Cái thúng phần trên tròn, phầ ndưới vuông dùng để chứa gạo






Blớ blỉng

Cười để mà nói dối.

40



Bỏ

Vất đi, ném đi

41



Bỏ

Bù lại cho cân xứng với sự ác. Làm cho bỏ: làm khổ người khác xứng với việc nó làm, làm cho bõ.

42



Bớc

Bắc, bấc. Gió bớc: gió bấc.

42



Bợc

Bậc, bực

42



Bợc

Ôm, ẵm.

42



Chưởi bối

Buông lờihu ng dữ






Bóp

Sờ nắn






Bứ ngủ

Buồn ngủ.

43



Bửa củi

Bổ củi, chẻ củi.

43



Bửa

Một lần. Ăn 1 bửa, bửa cơm trưa…

(khác bữa, cách phát âm ở vùng biển)



43



Buân

Mua để bán. Buân bán. Cùng 1 nghĩa






Bức

Bấc đèn, tim đèn.

44



Bực

Sự buồn






Bực thang

Bậc thang.

44



Bủm miệng, bỏm miệng

Chụm miệng

44



Buóc, một buóc

Một nắm, một vốc.

44



Bưng tinh

Sớm tinh sương.

49



Mà cà mà cạp

Nói lắp, nói cà lăm.

51



Cà cuấng

Côn trùng giống như con ve người An Nam ăn 1 cách khoái trá

51



Cả gan

Hào hiệp.

51



Cải tên

Đổi tên. Cải chữ: thay thế chữ khác.

52



Cạy

Chuyển tay lái về phía bên trái.

52



Cạy cơm cháy

Tách cơm cháy nửa chừng ra khỏi nồi.

52



Cạy cửa

Lay cửa ra khỏi các chốt cửa.

52



Cắn dầu, cắn rượu

Những chất cặn của một chất lỏng nào đó như dầu, rượu, cặn dầu, cặn rượu.

53



Ranh càng

Đẻ non, tiếng rủa để rủa con nít.

53



Cạp chài

Cục chì của lưới.

54



Đàng cát

Đường cát.

54



Cắt ai đi

Sai phái ai đi. Cắt mình đi: tự mình đi, thân hành trẩy đi.

54



Câu liêm

Cái hái để cắt cỏ.

54



Cạu

Người anh em của mẹ.

(cách xưng hô của trung, nam bộ)



55



Chản

Đều nhau trong phép tính, chẵn. Ba ngày chản: trọn vẹn ba ngày.

56



Chảng

Không có gì hết. Có người nói: chả.

56



Chàng thuièn

Thừng, chão, dụng cụ ghe tàu.

56



Chạo

Đồ ăn mặn bằng cá ướp vừa phải, chạo.

56



Chặp

Đếm từng năm cái một. Một chặp: một lần năm cái.

56



Chạt

Cắt cái gì bằng việc bổ con dao xuống, hay vật gì khác, nhờ đó một vật được cắt ra.

57



Chạu

Cái chậu bằng đất.

57



Chép

Viết

57



Chẹt

Làm kẹp bàn tay hay vật gì khác mà không thể rút ra được.

57



Chè, bánh chè

Đầu gối

57



Phan chi

Nói ngược lại chứng gian.

58



Chiềng

Lời mở đầu thưa với người trang trọng.

58



Nhỏ chít

Nhỏ bé

59



Chỏ, cái chỏ

Một thứ bình, chõ.

59



Chở dậy

Chỗi dậy.

60



Chói lói tai

Làm điếc tai

60



Chọt

Đặt vào. Nếu được nối kết với những tiếng trong sạch thì đó là một từ trong sạch, nếu được nối kết với những tiếng dâm ô thì đó là một từ rất tục tĩu.

61



Chửa

Chưa.

61



Chừa

Sửa mình 1 phần. Chừa cới: Sửa mình hoàn toàn

62



Chun

Nhăn nheo. Chun áo: nếp nhăn của áo. Khan chun: khăn bị nhăn nheo. Chun lại: bị nhăn nheo.

62



Vô thỉ vô chung

Không bắt đầu, không cùng tận, tức là một mình Thiên Chúa.

62



Chúoc rượu

Rót rượu vào ly, vào chén






Chuổi hột

Tràng hạt.

63



Chuổi hoa

Tràng hoa.

63



Chút

1 ít, một chút

63



Cồ, gà cồ

Con gà mái loại cao lớn. Soũ gà cồ: con gà đực loại rất to lớn, loại gà rất thích hợp để chiến đấu. Gà chọi: cùng một nghĩa.

64



Cổi

Lột ra. Cổi áo ra: tự cởi áo ra. Cổi dêi ra: cởi dây ra.

65



Cởi ngựa

Cởi ngựa (cởi voi, cởi trâu (tlâu))

65



Cồm

Cùm bằng gỗ. Cầm cồm, đáõ cồm: đóng cùm, tra vào cùm.

65



Cơn do naò

Bởi đâu vậy, bởi cái gì mà sinh ra vậy?

66



Cót, cái cót

Một thứ phên đan bằng tre nứa.

66



Củ lang

Củ khoai lang

67



Dạ

Một lời lịch sự trả lời cho kẻ gọi mình.

71



Deạm

Đã thuần thục, trở nên quen thuộc, dạn. Nói về loài vật và những trẻ thơ không còn nhút nhát theo kiểu con nít.

74



Deạm

Dặm đường. Có người nói là dạm (tiếng Quảng)






Deọc đàng

Dọc đường.

75



Diểu quanh

Đi chung quanh, đi diễu. Diểu qua diểu lại: cùng một nghĩa.

76





Cái bẫy. Làm dò chim: dùng bẫy bắt chim.

76



Dở

Kéo ra. Dở lên: dỡ lên. Dở xuấng: dỡ xuống.

76



Dòm

Ngó nhìn kỹ, như nhìn qua lỗ nhỏ.






-Đải của lại

-Đải mời người ta

-Đải gạo kẻo sỏi


-Trả lại lễ vật bằng một lễ vật khác.

-Mời.


-Lọc gạo khỏi đất và đá.

81



Đạy

Đậy nắp nồi, chảo và những vật tương tự. Úp: cùng một nghĩa.

82



Đám đất

Khoảng đất, khoảng ruộng

82



Đàng

Đường đi.

83



Đàng cái

Đường nhà vua, đường thiên lý.

83



Đâu, cây thâu đâu

Cây có lá giống là cây mông hòe

85



Đầu lưởi

Đầu lưỡi

85



Đẩu, cái đẩu

Hộp tròn có cái đỡ, hay có chân

85



Địt

Tiếng nổ xuất phát từ bụng mà có hơi.

88



Đụt

Trú khỏi mưa gió.

93



Giâm

Gỗ vụn. Giâm củi: cùng một nghĩa.

103



Hạp nhau

Hợp nhau, giống nhau.

113



Hè nhà

Một phần của ngôi nhà không có mái che

114



Hẹ, hành hẹ

Một thứ hành, hẹ

114



Hể

Tiếng chỉ lòng độ lượng hay thương xót. Thương hể: đáng tương cho anh, đáng thương cho tôi.

114



Hèm rượu

Bã cơm đã cất rượu xong.

114



Hở

Tiếng để hỏi hay nài nỉ.

116



Hở là, ngờ là

Nghĩ là.

116



Hột

Hạt. Hột gióũ: hạt giống. Hột muối: hạt muối. Hột tlai: hạt trai.

119



Kể

Đánh giá cao, coi trọng ai. Chẳng kể sự ấy: coi sự ấy không ra gì

123



Khu

Mông, đít.

128



Lâu lác

Đã lâu.

131



Lải

Lấy lãi, lời nhuận.

132



Đi lang

Lang thang.

133



Cả nước ling lang

Vật gì bị nước bao phủ, nước lên láng.

133



Sáng láng

Sáng sủa. Nói về sự sáng sủa và ánh sáng thể chất cũng như linh thiêng.

133



Laỏ

Già. Bà lảo: bà già.

134



Lộn lạo

Lẫn lộn.

134



Leỏ, lạnh leỏ

Lạnh

136



Lìn lịt

Nhìn cách đáng sợ. lịt lịt, cùng 1 nghĩa

137



Lói, chói lói con mắt

Ánh sáng rực làm chói lòa con mắt. Chói lói tai: Làm chói tai

138



Lỏi

Lõi, phần bên trong. Lỏi gỗ: lõi gỗ.

139



Lòn qua

Cúi đầu đi qua, như qua cửa quá thấp.

139



Lọn

Bó, cuộn lụa hay vật gì khác.

139



Đi một lủ

Đoàn người cùng đi một đường.

140



Lút

Tới, đến. Nước lút đến gối: nước tới đầu gối.. Mlút: cùng một nghĩa.

142



Mầng

Vui mừng, chúc mừng.

145



Mắt

Vật trị giá cao, mắc, đắt.

146



Mền, áo mền

Áo giống như cái nệm, khâu bằng bông gòn hay bằng thứ gì tương tự. Chăn mền: chăn khâu theo kiểu cái nệm.

148



Mớ tôi

Chúng tôi, phụ từ chỉ số nhiều.

151



Mụt

Cây đâm chồi.

155



Nạnh (dấu á) nhau

ỷ lại vào sự giúp đỡ của kẻ khác

159



Nêm

Cái nêm, cái chêm, cái chốt.

160



Nẻo

Đường đi. Đi nẻo nào: đi đường nào?

160



Bò nẹt

Con sâu nhiều lông sinh ra ở trên lá tre.

161



Ngót xuống

Xẹp xuống, nhót xuống, ngót xuống.

165



Nguien thỉ

Trạng thái đầu tiên của loài người, nguồn gốc của trời và đất (theo thuyết của Thích Ca).

166



Nhúm

Dúm lửa

170



Ời

Phụ từ để trả lời nhau giữa những người quê mùa; người bề trên cũng trả lời người thuộc hạ như vậy. Giữa những người lịch sự thì dùng dạ.

177



Phay, deao phay

Dao lớn rộng để chặt thịt

179



Phen, một phen

Một lần, hai lần

181



Phỉnh

Dối gạt. Phỉnh phờ ai: những lời dua nịnh, nịnh hót

182



Qua

Tôi. Khi người trên nói với người dưới. Mớ qua: Chúng tôi, khi nhiều người có địa vị hơn nói với người dưới, hay một người nói thay cho tất cả

185



Quách, chém quách

Chém đầu, như trong chiến trận

195



Quảy, gánh

Dùng chiếc gậy để mang vật nặng trên vai, mà sức nặng được chia đều cả hai bên và được treo ở hai đầu của chiếc gậy.

186



Quăng

Làm cho vật gì bể vỡ và tan ra từng mảnh.

186



Rấm

Giữ trái cây cho chín.

190



Rịm

Mục, nát.

193



Rinh giúp

Giúp để khiêng một vật nặng.

193



Rình chết

Gần chết. Rình ngả: gần ngã, gần té…

193



Rún

Cái rốn

196



Sè, chim sè cành ra

Chim mở cánh ra.

203



Sém hết

Trở thành đen hoàn toàn, hay là cháy khét.

203



Sít

Vật gì bị giảm bớt như khi nấu cơm gạo mới.

204



Sơ cơm

Trộn lẫn cơm khi nấu chín.

204



Sơ thuốc

Thoa thuốc

204



Tè he

Để hở, mặc quần áo không chỉnh tề, vô phép.

213



Thặt

Chân lí, chân thực.

218



Trỡ

Bận việc, ngăn trở. Trỡ việc: bị ngăn trở bởi công việc.

337



Trợt

Trượt. tlợt: nghĩa giống nhau.

238



Xắt

Cắt, chặt hay chia vật gì thành từng miếng nhỏ như thịt, rau cỏ… Xắt bí: cắt bí ra thành từng miếng.

250



Xới cơm

Đảo cơm để khỏi đóng cục

252



Xức

Xức. Xức thuốc: bôi xức thuốc để chữa bệnh.

253


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương