ĐẤt bình đỊnh trong tiến trình lịch sử chữ quốc ngữ ThS. Nguyễn Văn Biểu



tải về 1.01 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.01 Mb.
#30041
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Tài liệu tham khảo

  1. Hoài Thanh, Hoài Chân : Thi nhân Việt Nam. Nxb Văn học, H, 1999.

  2. Hàn Mặc Tử: Đi tìm tác phẩm Lệ Thanh thi tập. Nxb Hồng Đức, 2015.

  3. Phan Cự Đệ (biên soạn): Về một cuộc cách mạng trong thi ca phong trào thơ mới. Nxb Giáo dục, H, 2007.

  4. Cao Xuân Hạo: Tiếng Việt và mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. Nxb Giáo dục, H, 2007.

  5. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, H, 1991.

  6. Trần Nhật Vy: Chữ quốc ngữ 130 năm thăng trầm. Nxb Văn hóa – Văn nghệ, 2013.


KHẢO SÁT MỤC TỪ KINH TẾ CỦA TỪ ĐIỂN VIỆT - BỒ - LA

TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ
Bạch Hồng Việt

TS. Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam
1. Bình Định - Một trong 5 tỉnh/thành của khu vực ven biển Nam Trung bộ, có vị trí địa - chính trị quan trọng trong nước cũng như mở rộng hợp tác giao thương với nước ngoài. Đây vốn là vùng đất hoang sơ, nơi cư trú của các dân tộc bản địa, trong quá trình khai sơn phá thạch, đấu tranh với thiên nhiên đã xây dựng nên một nền văn hóa rực rỡ với những quần thể tháp đôi, tháp ba và những thành quách kì vĩ. Từ xưa đến nay, Bình Định không chỉ được biết đến bởi cảnh đẹp tự nhiên, sự thân thiện của con người, mà còn được khẳng định thông qua bề dầy lịch sử của nền văn hóa Sa Huỳnh ở Việt Nam.  

Bàn về vai trò của tỉnh Bình Định trong việc hình thành và phát triển chữ quốc ngữ, nhiều tư liệu lịch sử cho thấy, thế kỷ XVI - XVII, các giáo sĩ phương Tây đã đến Việt Nam truyền đạo, sử dụng mẫu tự La tinh để xây dựng chữ viết tiếng Việt và dùng nó mô tả về đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của địa phương phục vụ công tác truyền giáo. Đó chính là cơ sở hình thành nên chữ quốc ngữ ngày nay.



Có thể khẳng định, sự phát triển của chữ quốc ngữ diễn ra trong một thời gian dài, mà ở đó ngoài sự đóng góp chủ yếu của các giáo sĩ và học giả nước ngoài, còn có sự đóng góp rất lớn của người Việt. Trong khuôn khổ Hội thảo “Bình Định với sự hình thành và phát triển chữ quốc ngữ”, báo cáo của chúng tôi tập trung khảo sát các mục từ kinh tế theo ngành trong Từ điển Việt - Bồ-La (tác giả Alexander de Rhodes, xuất bản năm 1651 tại Roma) dưới góc độ kinh tế, mà không đi sâu phân tích theo ngôn ngữ hoặc cách viết. Thông qua việc khảo sát các mục từ kinh tế trong từ điển, có thể rút ra một số nhận định khái quát về bức tranh kinh tế của Việt Nam trong thế kỳ XVI - XVII.

2. Nói đến sự hình thành và phát triển chữ quốc ngữ ở Việt Nam, đến nay nhiều nghiên cứu đã khẳng định, việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ ở thế kỷ XVI - XVII nhằm mục đích truyền giáo ở các giáo đường là chủ yếu. Điều đó đã được chứng minh, trong nhiều thế kỷ, chữ viết này chỉ lưu hành bên trong nhà thờ giáo đường, ít phổ biến rộng ra ngoài cộng đồng và xã hội (hơn 2 thế kỷ chữ quốc ngữ chỉ được phổ biến giữa các giáo sĩ và một số giáo dân). Cho đến thế kỷ XIX, sau khi Pháp chiếm ba tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa, chữ quốc ngữ mới bắt đầu được đưa vào dạy ở trường Thông ngôn (Collège des Interprètes) Sài Gòn (năm 1864). Theo đó, việc tuyên truyền, sử dụng chữ quốc ngữ được mở rộng ra trong cộng đồng và xã hội, với sự khẳng định của tờ báo "Gia Định báo". Đây là tờ báo quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, xuất bản ngày 15/4/1865.

Trở lại với cuốn Từ điển Việt - Bồ - La, chúng ta thấy, công trình được biên soạn nghiêm túc, công phu. Có thể coi công trình này là dấu mốc quan trọng cho sự hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ ở Việt Nam. Chữ viết trong từ điển được cấu tạo theo mẫu tự Latinh, dễ học, dễ sử dụng hơn so với các dạng chữ viết khác thời bấy giờ (chữ Nôm và chữ Nho). Từ điển Việt - Bồ - La (bản mềm pdf) dầy 521 trang, phần nội dung chính không đánh số trang, mà đánh số cột, mỗi trang 2 cột, tất cả có 900 cột, bắt đầu từ chữ A (cột 1) và kết thúc bằng chữ X (cột 900). Cuối sách có phụ lục đính chính lỗi, cùng với mục lục tra cứu chữ Latinh xếp theo vần A, B, C, bắt đầu từ AB và kết thúc là ZA. Toàn bộ nội dung của từ điển đã phản ánh khá rõ đời sống vật chất và tinh thần của người dân như: ăn, mặc, ở, tổ chức gia đình, hôn nhân, sinh đẻ, tử vong, kỹ thuật canh tác, công cụ sản xuất ... đến phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, nên hoạt động sản xuất kinh doanh của cư dân thời đó chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, với đặc trưng nổi bật là trồng lúa, do vậy các hoạt động kinh tế khác đều gắn với sản xuất nông nghiệp. Khảo sát và phân tích các mục từ của từ điển cho thấy, từ điển có khoảng 9.000 mục từ, trong đó gần 100 mục từ phản ánh về đời sống kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân. Số mục từ chuyên sâu về kinh tế không nhiều, chủ yếu liên quan đến đời sống sinh hoạt hơn là hoạt động sản xuất, kinh doanh. Xét theo ngành kinh tế (nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ), có khoảng 70 mục từ, trong đó trên 30 mục từ liên quan đến nông nghiệp, 23 mục từ phản ánh hoạt động tiểu thủ công nghiệp và 13 mục từ gắn với hoạt động thương mại và dịch vụ, cụ thể như sau:  

Về nông - lâm - thủy sản, có 02 mục từ phản ánh hoạt động kinh tế liên quan đến ngành lâm nghiệp là rừng rậm (cột 635), gỗ tạp (cột 725) và 02 mục từ liên quan đến hoạt động đánh bắt thủy sản tự nhiên là lưỡi câu (cột 433), mổ cá (cột 474). Điều này cho thấy sự chậm phát triển của mảng từ ngữ trong hoạt động kinh tế lâm nghiệp và thủy sản, ngay cả việc săn bắt, hái lượm cũng không được đề cập, mặc dù trên thực tế con người đã biết khai thác các sản phẩm tự nhiên từ lâm nghiệp và thủy sản để phục vụ đời sống. Có thể lý giải rằng, ở thời kỳ đó, với đặc thù "đất rộng, người thưa", chỉ cần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp là đảm bảo đủ nhu cầu về đời sống của người dân, do vậy hoạt động khai thác lâm nghiệp và thủy sản chưa phát triển. Các mục từ: cấy lúa (cột 433), ruộng nương (cột 577) đã mô tả về hoạt động sản xuất nông nghiệp với sản phẩm là thóc (cột 773). Tuy nhiên, mục từ tát nước (cột 727), máng nước (cột 453), đại hạn (cột 194) cho thấy con người phụ thuộc khá nhiều vào thiên nhiên để sản xuất nông nghiệp. Phân tích cơ cấu các loại lúa canh tác thời đó, trong từ điển không thấy xuất hiện mục từ “lúa tẻ”, nhưng lại có mục từ “lúa lếp” (cột 411), điều này khẳng định, thời đó con người đã cấy trồng cả hai loại lúa tẻ và lúa nếp. Có lẽ, lúa tẻ ở đây được người dân coi như một loại cây trồng phổ biến và vì thế không cần nhắc đến. Về hình thức canh tác trong nông nghiệp, mục từ "độc canh" (cột 86) cho thấy ngoài cây lúa các cây trồng khác chưa phát triển hoặc phát triển kém, chưa thấy có sự chuyên canh cây trồng hoặc mức độ chuyên canh chưa cao. Các mục từ: cấy lúa, gặt lúa, đập lúa, xay lúa (cột 428), lượm lúa (cột 433) đã mô tả và phản ánh hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính thủ công, dựa vào lao động giản đơn của con người, chưa có sự tham gia và hỗ trợ của khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, một số mục từ diễn tả quá trình sản xuất lúa theo mùa, như: mùa chiêm (cột 105), lúa muộn (cột 493) cho chúng ta thấy tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của người xưa, 02 vụ/năm (vụ mùa và vụ chiêm), và khẳng định người dân đã biết vận dụng linh hoạt về thời tiết trong sản xuất nông nghiệp (lúa sớm, lúa muộn) sao cho hiệu quả nhất để có kết quả sản xuất tốt.  

Đối với công cụ sản xuất, các công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp rất giản đơn và thô sơ, thể hiện qua mục từ cái cày (cột 80), lưỡi cày (cột 433), hái gặt lúa (cột 307), tát nước (cột 727). Hầu hết các nông cụ trong sản xuất nông nghiệp thời đó đều được làm một cách thủ công, thông qua các nghề thủ công như rèn, tiện …   

Về chăn nuôi, sự phát triển của ngành chăn nuôi theo như các mục từ trong từ điển chỉ dừng lại ở một vài loài động vật gần gũi với đời sống hàng ngày và phục vụ trực tiếp nhu cầu sinh hoạt của người dân như: nuôi lợn (cột 424) và nuôi gà (cột 253, 254, 446), không thấy xuất hiện các mục từ phản ánh việc chăn nuôi các động vật khác như: trâu, bò, dê, chó, mèo ... Tuy nhiên, với các mục từ như  cái cày, lưỡi cày đã biết con người thời đó có thể sử dụng trâu, bò hoặc loài động vật lớn nào đó để phục vụ việc làm đất và canh tác lúa. Với các mục từ máng ngựa, máng lừa (cột 453) có thể nhận định rằng, đã có sự chăn nuôi hai loại động vật trên để phục vụ việc vận chuyển hàng hóa và đi lại.

Bảng 1: Bảng mục từ ngành nông, lâm, thủy sản

(Xếp theo A, B, C)

TT

Mục từ ngành nông lâm, thủy sản

Cột trang

1

Canh, độc canh

86

2

Cây lúa

80

3

Cấy lúa, gặt lúa, đập lúa, xay lúa,

428

4

Cày, cái cày

80

5

Chiêm, mùa chiêm

105

6

Chưng, bánh chưng

122

7

Chuồng gà, mổ gà

253

8

Dâu, cân dâu

161

9

Đại hạn

194

10

Địa, đất

219

11

Gà ấp trứng

253

12

Gà mái

446

13

Gà mổ nhau

254

14

Hái gặt lúa

307

15

Hái rau, hái củi

307

16

Hồ tiêu

325

17

Hứng gạo, hứng nước

343

18

Lếp, lúa lếp

411

19

Lợn, cám lợn

424

20

Lúa, cây lúa

428

21

Lưỡi cày, lưỡi câu

433

22

Lượm lúa

433

23

Máng nước, máng ngựa, máng lừa

453

24

Mặt ruộng

458

25

Mổ gà, mổ cá

474

26

Muộn, lúa muộn

493

27

Nương, ruộng nương

577

28

Rậm, rừng rậm, rậm rạp

635

29

Rau, rau thươm, rau mùi, rau diếp, rau cải

643

30

Tạp, gỗ tạp

725

31

Tát nước, tát nước cho cạn

727

32

Thóc

773


Về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, hầu như không xuất hiện mục từ phản ánh quá trình sản xuất công nghiệp, nhưng các mục từ phản ánh hoạt động tiểu thủ công nghiệp khá rõ như: thợ rèn (cột 159), thợ tiện (cột 796), thợ bạc, thợ máy sắt (cột 772). Qua các mục từ về tiểu thủ công nghiệp cho thấy, người dân lúc đó đã phát triển khá nhiều nghề như mây tre đan (nan nứa, làm nan - cột 503), làm nón (làm nón - cột 570), trồng dâu, nuôi tằm dệt vải (dệt cửi - cột 773), may mặc (may mặc - cột 447), mía đường (mật mía - cột 459), nấu rượu (rượu - cột 657), xây dựng (xây dựng - cột 886), xẻ đá (cột 886), ... Thông qua các mục từ trên, một lần nữa có thể khẳng định, tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn này phát triển rất mạnh, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ mà còn phục vụ việc buôn bán, trao đổi hàng hóa.   

Bảng 2: Bảng mục từ ngành thương mai, dịch vụ

(Xếp theo A, B, C)


TT

Mục từ ngành thương mại, dịch vụ

Cột trang

1

Bán, buôn bán

24

2

Búa, đi chợ đi búa

57

3

Chịu nợ

109

4

Hàng, bán hàng

313

5

Họ, bán hàng bán họ

327

6

Lẻ, tiền lẻ

406

7

Tiền, một đấu tiền, hai đấu tiền, một quan tiền

793

8

Quan, một quan, mười quan

620

9

Nợ, có nợ, chịu nợ, đòi nợ

564

10

Đếm tiền

215

11

Nộp thuế

571

12

Tậu, mua, tậu thuyền

728

13

Thuyền, đi thuyền, buộc thuyền, tháo thuyền

784


Về thương mại, dịch vụ, từ điển cho thấy một số mục từ phản ánh hoạt động thương mại như: bán hàng, bán họ (cột 327), đi chợ đi búa (cột 57), bán hàng (cột 313), mua, tậu thuyền (cột 728), đếm tiền (cột 215), tiền lẻ (cột 406), một quan, mười quan (cột 620). Mặc dù số mục từ nói về thương mại, dịch vụ không nhiều, nhưng đã cho thấy sự tấp nập trong giao thương (ví dụ: đi chợ đi búa, bán hàng bán họ). Với những giao dịch nhỏ, người dân sử dụng tiền lẻ, tính bằng "quan tiền" để đếm, nhưng ở các giao dịch lớn, người dân đã sử dụng đơn vị đo đếm tiền lớn hơn "đấu tiền". Khi thương mại phát triển, các phương thức giao dịch và thanh toán sẽ đa dạng hơn. Ngoài việc sử dụng tiền trong giao dịch, thời kỳ này cũng cho thấy phần nào sự phức tạp về mặt xã hội, thông qua việc mua bán chịu, hình thành nên các nhóm chủ nợ, con nợ (có nợ, chịu nợ, đòi nợ - cột 564). Đây có thể là những cơ sở đầu tiên cho sự hình thành và phân biệt giai cấp, tầng lớp trong xã hội sau này.

Bảng 3: Bảng mục từ ngành công nghiệp và xây dựng

(Xếp theo A, B, C)


TT

Mục từ ngành công nghiệp và xây dựng

Cột trang

1

Bánh, bánh khô

26

2

Bồ, cái bồ

47

3

Chiêng, cái chiêng

106

4

Chum, cái chum

121

5

Đào ao, đào giếng

204

6

Hàn thau

751

7

Mật mía

459

8

Máy, thợ máy

449

9

May, thợ may, may áo, may mặc

447

10

Nan nứa, làm nan

503

11

Nón, cái nón, đội nón, quai nón, cất nón

570

12

Rượu

657

13

Thợ bạc, thợ rèn, thợ máy sắt

772

14

Thợ đào

159

15

Thợ máy sứ, thợ may áo

772

16

Thợ rèn

159

17

Thợ, làm thợ

772

18

Thoi dệt cửi, cái thoi

773 - 774

19

Tiện, thợ tiện

796

20

Xây đi, xây lại

886

21

Xây thành, xây gạch

886

22

Xẻ đá

886

23

Mái nhà, mái chèo

446


3. Từ điển Việt - Bồ - La của giáo sĩ Alexandre de Rhodes là một trong những tài liệu quan trọng góp phần hình thành và phát triển chữ quốc ngữ ở Việt Nam, đồng thời phản ánh khá rõ bức tranh kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVII.

Xét về mặt ngôn ngữ học, đây được coi là tài liệu quý về chữ quốc ngữ của Việt Nam, đặc biệt là các dấu tích của tiếng Việt cổ. Công trình Từ điển Việt - Bồ - La không chỉ cung cấp tài liệu về chữ quốc ngữ ở thế kỷ XVI - XVII, mà còn là cơ sở nghiên cứu để từ đó cho thấy được sự phát triển của tiếng Việt sau ba thế kỷ. Nhờ đó, chúng ta biết được sự phát triển và sự thay đổi ý nghĩa của tiếng Việt và chữ viết đến nay.  

Xét về kinh tế, ảnh hưởng của sự tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến cầm quyền: Mạc - Trịnh, Trịnh - Nguyễn (thế kỷ XVI-XVII và đầu thế kỷ XVIII), đã tác động mạnh đến phát triển kinh tế trong đó có sản xuất nông nghiệp (đặc trưng là nghề trồng lúa có rất sớm). Với ruộng đất phì nhiêu, bằng sức lao động cần cù và thông minh, người dân Bình Định hằng năm đã làm ra lúa không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh mà còn cung cấp cho các địa phương khác. Ngoài lúa là cây lương thực chủ yếu, các cây hoa màu, cây công nghiệp cũng rất phong phú như khoai, sắn, lạc, đậu, mía đường, dâu tằm …  Mặc dù ngành công nghiệp chưa phát triển và sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu theo hướng tự cung tự cấp, nhưng tiểu thủ công nghiệp và hoạt động thương mại khá phát triển đã cho thấy sự hội nhập của Việt Nam với thế giới lúc bấy giờ.  

Đối với nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes, có thể ông không phải là người đầu tiên sáng tạo ra chữ quốc ngữ, nhưng công lao của ông trong việc biên soạn, in ấn và phát hành cuốn Từ điển Việt - Bồ - La là rất lớn. Các mục từ về lĩnh vực kinh tế được thu thập và giải thích trong Từ điển Việt - Bồ - La đã phản ánh bức tranh kinh tế khá rõ thời đó, chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên và canh tác nông nghiệp. Sự phát triển của các ngành kinh tế khác sẽ dần phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người và sự giao lưu, trao đổi hàng hóa trong nước và quốc tế.
Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương