ĐẤt bình đỊnh trong tiến trình lịch sử chữ quốc ngữ ThS. Nguyễn Văn Biểu


----------------------------------------------------------------------------------



tải về 1.01 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.01 Mb.
#30041
1   2   3   4   5   6   7   8   9

----------------------------------------------------------------------------------

VAI TRÒ CỦA CHỮ QUỐC NGỮ

ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

Kiều Thanh Uyên (38)

Tóm tắt:

Chữ Quốc ngữ do các nhà truyền giáo Thiên chúa sáng tạo ra và được thực dân Pháp chọn làm ngôn ngữ hành chính nhằm cai trị vào cuối thế kỷ XIX. Sau đó, chữ Quốc ngữ được các nhà duy tân vận động sử dụng rộng rãi đầu thế kỷ XX. Cùng với chữ Quốc ngữ, văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã hiện đại hóa ở nhiều phương diện. Bài nghiên cứu này chủ yếu khảo sát và phân tích về vai trò của chữ Quốc ngữ đối với sự phát triển của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX ở phương diện ngôn ngữ, thể loại và đề tài.

Từ khóa: chữ Quốc ngữ, vai trò, sự phát triển, văn học Việt Nam, ngôn ngữ, thể loại, đề tài.

  1. Ngày 06/4/1878, thực dân Pháp ra Nghị định “về việc dùng tiếng An Nam bằng mẫu tự Latinh” có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1882. Có thể nói rằng, thực dân Pháp đã tạo nền tảng cho chữ Quốc ngữ được sử dụng rộng rãi, mặc dù chỉ sử dụng như một công cụ cai trị thuộc địa và truyền bá văn hóa phương Tây. Ở Nam kỳ, chữ Quốc ngữ đã được sớm sử dụng, thậm chí còn sớm hơn cả Nghị định năm 1878 của thực dân Pháp “về việc dùng tiếng An Nam bằng mẫu tự Latinh”. Năm 1865, tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên – Gia Định báo ra đời vào ngày 15/4 do Trương Vĩnh Ký làm chủ bút. Lịch sử sử dụng chữ Quốc ngữ ở Nam kỳ đi trước gần nửa thế kỷ so với cả nước nhưng vì những lý do khách quan và chủ quan mà sức ảnh hưởng chưa được mạnh mẽ. Sau đó, cuộc vận động duy tân trong đó có phong trào Duy Tân (1905), Đông Kinh Nghĩa Thục (1908) và Hội truyền bá chữ Quốc ngữ (1938) khuyến khích dùng chữ Quốc ngữ trong toàn thể quốc dân với mục đích, “Cần phải nói với quần chúng đông đảo nhưng đại đa số nhân dân không đọc được chữ Hán và chữ Nôm. Muốn thành công, cần phải giải quyết vấn đề cải cách văn tự, cải cách ngôn ngữ, nghệ thuật của văn học” [1, tr. 83]. Trong đề tài nghiên cứu lần này, chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu toàn bộ sự chuyển biến của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX mà chỉ nhấn mạnh sự tác động của chữ Quốc ngữ ở một số phương diện về mặt ngôn ngữ, thể loại và thể tài.

  2. Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX gặt hái nhiều thành tựu, đặc biệt là ở phương diện ngôn ngữ. Về thơ ca chữ Quốc ngữ trong buổi đầu phải nhắc đến những nhà duy tân như Phan Châu Trinh với những bài thơ đầy khí thế anh hùng như: Đập đá ở Côn lôn, Tỉnh quốc hồn ca (I, II), Phan Bội Châu với những tác phẩm tràn đầy nhiệt huyết như: Chơi xuân, Bài ca chúc tết thanh niên, Ái quốc, Ái chủng, Ái quần. Những tác phẩm của Phan Bội Châu cũng tiếp nhận những cách diễn đạt ngôn ngữ mới mẻ hơn với những lớp từ vựng: mưa Âu, gió Mỹ, cạnh tranh, doanh hoàn, dân sinh, dân chủ, chấn dân khí, hậu dân sinh, dân quyền bình đẳng, cạnh tranh, thắng ưu, bại liệt,… Ngoài ra, còn nhiều nhà duy tân khác cùng chí hướng đưa chữ Quốc ngữ làm ngôn ngữ chính thống bằng con đường thơ ca như Nguyễn Thượng Hiền với Thuật cảm; Trần Quý Cáp với Khuyên người nước học chữ Quốc ngữ hay Phen này cắt tóc đi tu, Kêu hồn nước của Nguyễn Quyền; Bài thơ lưu biệt của Huỳnh Thúc Kháng.

Đến những năm 1930, sự cách tân về phương diện ngôn ngữ của văn học Quốc ngữ mới rõ nét và nổi bật hơn. Những Khái Hưng, Nhất Linh của Tự Lực văn đoàn đã gây dựng một từ điển các thuật ngữ, khái niệm mới du nhập như: tự do, dân chủ, bình đẳng, bình quyền,… qua các tiểu thuyết Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đời mưa gió, Gánh hàng hoa. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn còn đưa đến một luận đề nhất quán và có ý nghĩa sâu sắc: Luận đề về con người cá nhân. Cái độc đáo của Tự Lực văn đoàn là đã định nghĩa những thuật ngữ này qua những tình huống truyện lôi cuốn người đọc và mang tính thời sự. Tuy nhiên, ngôn ngữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn phần lớn mang tính khoa học, triết học với những khái niệm du nhập từ phương Tây. Phải đến những nhà văn của trào lưu hiện thực thì chữ Quốc ngữ mới được vận dụng với những từ ngữ gần gũi, dễ hiểu nhất.

Trào lưu văn học hiện thực với các nhà văn Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng bổ sung hàng loạt những từ ngữ của mọi tầng lớp lao động trong xã hội như: nông dân, công nhân, bần cố nông, địa chủ, quan lại, công chức, lái buôn. Có thể nói, văn học tiếp nhận một khối lượng lớn các từ ngữ mới nhờ chữ Quốc ngữ mà trước đây với chữ Hán, chữ Nôm không thể có được. Vũ Trọng Phụng với Số đỏ là cả một kho từ ngữ của văn mình đô thị: văn minh, tennis, giáo sư, lưu manh, vỉa hè, cách tân, khoa học, công cuộc Âu hóa, trinh tiết, hợp đồng. Ngô Tất Tố là kho từ vựng về làng quê Việt Nam với Tắt đèn. Nam Cao thì dung hòa cả hai vốn từ vựng: từ nông thôn đến thành thị, nông dân đến trí thức đều được đưa vào tác phẩm một cách nhuần nhuyễn với Chí Phèo, Sống mòn. Và Nam Cao, cho đến hôm nay, vẫn được đánh giá là nhà văn có ngôn ngữ hiện đại và lời văn ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Thạch Lam là kho từ vựng đẹp đẽ, nhẹ nhàng của tâm hồn nhân vật với Dưới bóng hoàng lan, Hai đứa trẻ, Sợi tóc. Nguyên Hồng là kho từ vựng về thời ấu thơ với những nỗi cơ hàn trong Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu (hồi ký). Mỗi nhà văn đều để lại dấu ấn nhất định trong việc sử dụng ngôn ngữ.

Cùng với bài thơ Tình già (1932) của Phan Khôi (ở Bắc kỳ), những bài thơ cổ vũ phong trào thơ Mới của nữ sĩ Nguyễn Thị Kiêm (bút danh là Nguyễn Thị Manh Manh ở Nam kỳ) trên tờ Phụ nữ tân văn đã mở ra thời kỳ mới cho thơ ca chữ Quốc ngữ. Những nhà thơ Tản Đà, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Đông Hồ,…của phong trào thơ Mới tiếp tục sử dụng chữ Quốc ngữ một cách tinh tế để biểu đạt các cung bậc cảm xúc. Các nhà Thơ Mới còn sáng tạo và làm phong phú cho kho từ vựng của chữ Quốc ngữ. Cho đến nay, khó có nhà thơ nào có thể vượt qua tài năng biến hóa ngôn ngữ của những nhà thơ Mới với những lớp từ tạo hình tượng độc đáo: khúc nhạc thơm, khúc nhạc hường, màu yêu, màu thời gian, bến cô liêu, nắng xuống trời lên sâu chót vót, huy hoàng trăng rộng, nguy nga gió,... Chúng ta có thể bắt gặp những câu thơ diễn tả cảm xúc tinh tế đến từng rung động của tế bào, từng biến động nhỏ của vạn vật, thiên nhiên như:

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,



Chập chờn sống lại những ngày không.”

(Lưu Trọng Lư, Nắng mới)

Sương tinh rơi kín từ nguồn yêu thương

Phất phơ như hồn của bông hường.

(Xuân Diệu, Chiều)

Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu,

Đợi gió đông về để lả lơi…

(Hàn Mặc Tử, Bẽn lẽn)

Hương thời gian thanh thanh

Màu thời gian tím ngát

(Đoàn Phú Tứ, Màu thời gian)

Đọc thơ Mới, chúng ta ngập tràn trong những vẻ đẹp của tiếng Việt. Có thể nói, nhờ thơ Mới, mà chữ Quốc ngữ được phát huy hết nội lực và chứng minh khả năng tồn tại của nó.


  1. Từ những quan niệm mới, văn học chữ Quốc ngữ thay đổi từng bước và đạt được nhiều thành tựu trong nửa đầu thế kỷ XX, đặc biệt là ở phương diện thể loại. Chữ Quốc ngữ ra đời tạo nền tảng vững chắc cho sự du nhập và phát triển nhiều thể loại trên cơ sở kế thừa văn học trung đại. Với bề dày lịch sử, văn học trung đại gom góp và phát triển nhiều thể loại (cả ngoại sinh và nội sinh) từ thơ đến văn xuôi.

Về văn xuôi, lịch sử ghi nhận áng văn chữ Hán đầu tiên của vị vua Lý Công Uẩn - Thiên đô Chiếu (Chiếu dời đô). Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XIII đời Trần mới xuất hiện tiếp các áng văn kể những câu chuyện về thần linh, ma quái như Thiển Uyển tập anh (XIII), Tam Tổ thực lục (XIV), Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên (XIV), Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp (XV), Thánh Tông di thảo (XV), Truyền kỳ mạn lục (XV) rồi đến Hoàng Lê nhất thống chí (XVIII), Thượng kinh ký sự, Tang thương ngẫu lục, Vũ Trung tùy bút, Công dư tiệp ký, Trùng Quang tâm sử,… Nhà nghiên cứu Phong Lê trong bài nghiên cứu Thơ và văn xuôi trong chuyển động từ Trung đại đến Hiện đại cho rằng, văn xuôi thời trung đại ở Việt nam, kể cả chữ Hán và chữ Nôm là hệ thống các văn bản không phải là thơ nhưng vẫn chịu sự chi phối của nhiều luật lệ được gọi là hịch, cáo, biểu, bi, thư, tự, lục, khải, luận, bạt, chí, kỳ, ký,… Vì vậy, theo Phong Lê, “Cuộc hành trình từ sự hỗn hợp nhiều chức năng của các loại văn Hán và Nôm để đến với lời nói thường – của câu văn xuôi Quốc ngữ - phải cần đến 7, 8 trăm năm, tức là đến giữa thế kỷ XIX. Và từ giữa thế kỷ XIX đến này lại tiếp tục một hành trình đầy biến động của câu văn xuôi Quốc ngữ” [3, tr. 51 – 52]. Tức là, văn xuôi với các thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết chỉ thật sự xuất hiện cùng với sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ.

Về vấn đề thể loại, khi nhắc đến sự xuất hiện của truyện ngắn và tiểu thuyết có nhiều ý kiến cho rằng, trong văn học trung đại cũng đã xuất hiện truyện ngắn với những tác phẩm như Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Theo nhà nghiên cứu Phong Lê trong bài nghiên cứu Thơ và văn xuôi trong chuyển động từ trung đại đến hiện đại cho rằng: “Còn văn xuôi trong thời đại “văn sử bất phân”, đó là một khái niệm hỗn hợp gồm rất nhiều loại kể từ văn xuôi chức năng, văn xuôi quan phương chuyên dụng trong thế giới quan trường và học đường, rồi mới đến văn xuôi nghệ thuật. Trong tâm lý sáng tạo và tiếp nhận văn chương thời trung đại (kể cả Đông và Tây) lời nói thường, lời nôm na đều không được xem là văn chương” [3, tr. 51]. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, Truyền kỳ mạn lục là những truyện kể mang tính chất kỳ ảo của văn học trung đại như là một bước chuẩn bị cho truyện ngắn của văn học hiện đại. Hơn nữa, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Truyền kỳ mạn lục hay các áng văn truyền kỳ khác của văn học trung đại bị chi phối bởi bút pháp viết sử mang tinh thần “thực lục” (Thiền Uyển tập anh, Việt điện u linh, Thánh tông di thảo), vay mượn cốt truyện Trung Quốc (Mộc miên thụ truyện có cốt truyện giống Mẫu đơn đăng ký trong Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu, Từ thức lấy vợ tiên mô phỏng Đào hoa nguyên ký của Đào Uyên Minh) và thường được sáng tạo trên cơ sở phỏng lại những lời kể truyền miệng. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, truyện ngắn và tiểu thuyết theo quan niệm của lý luận văn học hiện đại và in đậm dấu ấn chủ thể sáng tạo với ngôn ngữ dân tộc, tinh thần dân tộc chỉ hoàn toàn xuất hiện trong văn học nửa đầu thế kỷ XX, tức là khi có chữ Quốc ngữ. Tác phẩm Truyện Thầy Lazaro Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản được xem là truyện ngắn đầu tiên cũng là mở đầu cho văn học Quốc ngữ, Hà Hương phong nguyệt truyện (1912) (39) của Lê Hoằng Mưu là tiểu thuyết đầu tiên. Còn truyện ngắn Sống chết mặc bây của Phạm Duy Tốn và tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách được xem là những tác phẩm mở màn cho sự hiện đại hóa văn xuôi của văn học Việt Nam. Sau này, với sự xuất hiện của Tự lực văn đoàn và trào lưu văn học hiện thực góp phần hiện đại hóa mạnh mẽ văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, ở Nam bộ, văn xuôi Quốc ngữ theo lối phương Tây được biết đến qua những nhà văn Hồ Biểu Chánh, Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toàn, Nguyễn Chánh Sắt, Phú Đức, Bửu Đình, Trần Thiên Trung, Tân Dân Tử, Nguyễn Trọng Quản. Nhà nghiên cứu John C. Shaffer và Thế Uyên trong Tiểu thuyết xuất hiện tại Nam kỳ trên tạp chí Văn học số 8, năm 1994 cho rằng:

“Họ đã đi từ thể loại truyện thơ từ chữ Nôm sang truyện dài văn xuôi Quốc ngữ, thay thế các nhân vật cổ điển bằng những nhân vật hiện đại với đầy đủ những ham mê dục vọng của con người, từ lòng tham tiền bạc, yêu thương và hận thù, cho đến cả vấn đề tình dục nữa. Họ cũng từ bỏ lối kể chuyện đường thẳng, thay thế bằng bút pháp gồm nhiều miêu tả cảnh vật và biến đổi tâm lý nhân vật” [5, tr. 6].

Văn xuôi Quốc ngữ Nam bộ đã đặt những viên gạch đầu tiên cho nền văn học hiện đại hóa nửa đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, văn xuôi Quốc ngữ Nam bộ vẫn chưa có những cách tân thật sự rõ nét và nổi bật như nhận xét của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Xuân, “Có thể ngày nay khi đọc lại những tiểu thuyết thơ ca ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX, chúng ta gần như bị ngập trong một thế giới của những tác phẩm tầm tầm, cũ kỹ so với những áng văn sáng chói, canh tân rõ rệt của miền Bắc” [6, tr. 3].

Lúc bấy giờ, Tự lực văn đoàn được xem như là một thương hiệu tiểu thuyết ăn khách nhất. Những Gánh hàng hoa, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Hồn bướm mơ tiên,… đã làm say mê nhiều thế hệ người đọc với bối cảnh xã hội Việt Nam, những số phận con người Việt Nam, đặc biệt là người phụ nữ, phản ánh những vấn đề thời sự lúc bấy giờ. Văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ còn ghi lại dấu ấn thành công của trào lưu văn học hiện thực với những tác gia như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Tô Hoài,... Những tác phẩm như Sống mòn, Số đỏ, Chí phèo,… được đánh giá là kiệt tác của văn học Việt Nam. Về mặt thể loại, văn học hiện thực Việt Nam có thể được so sánh với những tác phẩm của thế giới như: Những người khốn khổ (Victor Hugo), Tấn trò đời (Balzac) và truyện ngắn của Guy de Maupassant,… Có thể nói, văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 tiếp cận và bắt kịp xu thế về mặt thể loại.

Thơ ca trung đại gắn liền với chữ Hán theo khuôn mẫu Trung Quốc và chữ Nôm với thể thơ dân tộc – lục bát. Có thể nói, thơ ca trung đại phát triển ổn định trong lịch sử hàng nghìn năm. Cho đến những năm 30 của thế kỷ XX, thơ ca mới được các nhà thơ Mới phá bỏ triệt để các luật lệ, niêm luật, gieo vần của thơ ca trung đại. Tư duy thơ trong văn học trung đại dần dần được chuyển biến phù hợp với thời cuộc. Những bài thơ của những nhà Hán học như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu cũng không còn những từ ngữ mang tính tượng trưng, ước lệ, những hình ảnh điển cố, điển tích để nói chí anh hùng. Thơ yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh dễ hiểu, dễ thuộc với vần vè và từ ngữ gần gũi với đông đảo quần chúng. Bước sang thời đại mới với chữ Quốc ngữ, nền thơ Việt Nam đầu thế kỷ XX gặt hái nhiều thành tựu với phong trào thơ Mới. Thơ Mới không chỉ “mới” về hình thức với chữ Quốc ngữ, thể thơ mà còn “mới” ở nội dung với những cung bậc cảm xúc cá nhân về cuộc sống và con người. Thơ Mới như một thị trường văn học với sự đa dạng, phong phú các phong cách, cá tính nghệ thuật. Chúng ta bỡ ngỡ tiếp nhận từ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, đến Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính,… Những vần thơ đó, cho đến nay, vẫn còn sức hút đối với người đọc.


  1. Từ sự du nhập về thể loại, văn học Việt Nam cũng có sự phong phú và đa dạng về đề tài. Kể từ văn thơ yêu nước 1900 – 1930 đến văn học 1930 – 1945, văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã có những hiện đại hóa về phương diện nội dung nghệ thuật, nói cụ thể hơn là về đề tài. Đề tài văn học không chỉ gói gọn với văn học yêu nước, chí anh hùng trước thời buổi loạn lạc của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Với sự bùng nổ của ý thức cá nhân, văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 quan tâm nhiều đến con người ở mọi phương diện.

Về mặt đề tài, văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX bùng nổ một cách phong phú và đa dạng về các nội dung tư tưởng mới trong tiểu thuyết của các nhà văn Nam bộ, Tự lực văn đoàn, thơ Mới và các tác phẩm theo chủ nghĩa hiện thực. Với dung lượng có hạn, chúng tôi chỉ chọn một số hiện tượng văn học tiêu biểu để có cái nhìn về sự cách tân một cách rõ nét nhất.

Trong thơ Mới, con người hiện lên với đầy đủ những sắc thái tình cảm, cung bậc tình yêu và những ham muốn bản năng, “Với một cách diễn đạt uyển chuyển hơn, họ nói một nhu cầu lớn về tự do và phát huy bản ngã” [2, tr. 81]. Thơ Mới quan tâm con người ở cái tôi cá thể hóa trong thế giới tinh thần với những khát khao tự do, thoát ly thực tại, hay tâm trạng u uất, bế tắc. Những hồn thơ độc đáo Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính,… đưa đến cho nền văn học Việt Nam nhưng vần thơ giàu cảm xúc. Thơ Mới hiện đại ở nội dung với những khát vọng tự do, những khát khao sống, cung bậc tình cảm hay hoài niệm quá khứ, nỗi cô đơn, nỗi buồn đau, niềm u uất, sự lạc lõng… của con người thời đại. Với nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc và nội dung tư tưởng phong phú, thơ Mới đã đóng góp nhất định vào nguồn mạch văn học dân tộc.

Trong văn xuôi Tự lực văn đoàn, con người cá nhân đã được ý thức ở một cấp độ cao hơn do sự chi phối của hoàn cảnh xã hội đương thời. Ý thức cá nhân không chỉ là nhu cầu tinh thần mà trở thành một vấn đề xã hội mang tính triết lý nhân sinh. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn quan tâm đến ý thức cá nhân với quan niệm sống mới, khát khao thoát ly khỏi xã hội cũ và “Có thể nói, tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn là một đỉnh cao trên hành trình tự ý thức của con người cá nhân trong xã hội Việt Nam” [4, tr. 129]. Trong chừng mực nhất định, văn xuôi Tự lực văn đoàn đồng hành với thơ Mới chuẩn mực hóa xã hội và văn học. Trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, con người được khắc họa qua quyền lựa chọn cách sống, quyền bình đẳng, quyền được hưởng hạnh phúc, quyền được tự vệ khi bị xâm hại nhân phẩm. Ngoài ra, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn còn có một luận đề nhất quán và có ý nghĩa sâu sắc: “Luận đề về con người cá nhân”. Mai trong Nửa chừng xuân bản lĩnh, trọng nhân cách, dù bụng mang dạ chửa nhưng vẫn một mực chống lại bà Án – hiện thân của thế lực vô hình chà đạp quyền sống và nhân cách con người. Loan trong Đoạn tuyệt – cô gái thân học nhưng trở thành nạn nhân của sự ngược đãi của chế độ phong kiến lạc hậu, bảo thủ của bà Phán. Hay Nhung – một góa phụ trẻ vì sợ tai tiếng nên không tái giá mà giải quyết nhu cầu xác thịt qua những cuộc ái ân vụng trộm. Khái Hưng – Nhất Linh một lần nữa khẳng định quyền cá nhân của con người sau Tố Tâm nhưng sâu sắc và mạnh mẽ hơn. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thiên về quyền sống của các nhân bị chà đạp, bị vây hãm bởi những khuôn phép, lề lối của đạo lý truyền thống phong kiến.

Chủ nghĩa hiện thực được xem là một trong những khuynh hướng chính trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 bên cạnh chủ nghĩa lãng mạn. Theo trình tự vận động của thời gian, từ những năm 1930 – 1935, những tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan mở đầu trào lưu văn học hiện thực với sức mạnh phê phán, tố cáo. Đến thời kỳ Mặt trận dân chủ 1936 – 1939, những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng như ngòi nổ trong lòng xã hội lúc bấy giờ. Trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố hay Vũ Trọng Phụng, con người hiện lên qua những nhu cầu vật chất ở những ham muốn, tha hóa hay những nỗi cơ cực, vất vả. Dưới ngòi bút của Nguyễn Công Hoan, con người hiện lên với những hành động bản năng gần với con vật cùng sự thờ ơ, vô tâm trước nỗi đau của đồng loại tạo nên chất trào phúng sâu cay. Vũ Trọng Phụng với những kiệt tác xuất sắc về xã hội đảo điên, loạn luân, vật chất lên ngôi với những tiên tiểu thuyết Số đỏ, Giông tố, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình,… Thạch Lam lại nhẹ nhàng, tinh tế trong phân tích tâm lý con người trong xã hội. Nhân vật trong truyện ngắn của Thạch Lam thường tìm về lại quá khứ, về với cội nguồn, về với bản chất như Tân (Đứa con đầu lòng), Tâm (Trở về), Minh (Cái chân què), Sinh (Đói), Bảo (Người bạn trẻ), Thanh (Dưới bóng hoàng lan),… Nam Cao được nhắc đến như một tác gia lớn của văn học Việt Nam với những tác phẩm như Chí Phèo, Sống mòn,… Ông thấu hiểu con người đến tận chân tơ kẽ tóc, từ những suy tư vặt vãnh đến những khát vọng, hoài bão, những hành vi yếu hèn cho đến những tâm hồn cao đẹp.



  1. Chữ Quốc ngữ đã có những đóng góp quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Với chữ Quốc ngữ, văn học Việt Nam có những điều kiện cho việc du nhập và phát triển những thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn. Hơn nữa, văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX còn đa dạng và phong phú hơn về đề tài. Văn thơ trở thành thức ăn tinh thần của nhiều tầng lớp người đọc thời bấy giờ. Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX dần dần thoát khỏi hệ thống từ ngữ mang tính tượng trưng ước lệ của văn học trung đại. Bên cạnh đó, những tác giả văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX cũng đã làm phong phú hơn kho từ vựng của của tiếng Việt với việc vận dụng một cách sáng tạo chữ Quốc ngữ. Xét về mặt ngôn ngữ, thể loại và đề tài, văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX cùng với chữ Quốc ngữ đã có những nỗ lực đáng trân trọng trên nền tảng kế thừa truyền thống văn học trung đại.

----------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Phan Cự Đệ, Trần Định Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (1999), Văn học Việt Nam (1900 – 1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

  2. Phan Cự Đệ (1999), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 – 1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

  3. Phong Lê (2013), Phác thảo văn học Việt Nam hiện đại thế kỷ XX, Nxb Tri thức, Hà Nội.

  4. Lê Thị Dục Tú (2003), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

  5. John C. Shaffer, Thế Uyên (1994), Tiểu thuyết xuất hiện tại Nam kỳ, Tạp chí Văn học, số 8, Hà Nội.

  6. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2006), Chữ Quốc ngữ, báo chí, công chúng và văn học Nam bộ đầu thế kỷ XX, Kỷ yếu Hội thảo Đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trên đây là của riêng tôi và chưa được công bố trên bất cứ tạp chí nào. Những trích dẫn, tài liệu nghiên cứu khác đều được chú thích rõ ràng.

Lâm Đồng, tháng 12/2015

Thông tin tác giả: Tác giả bài viết

Thạc sĩ Kiều Thanh Uyên Khoa Ngữ văn và Văn hóa học –

Trường Đại học Đà Lạt

0946 971 376 – uyenkt@dlu.edu.vn Kiều Thanh Uyên


----------------------------------------------------------------------------

MẤY SUY NGHĨ VỀ VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT

VỚI CHỮ QUỐC NGỮ
Nhà văn Đỗ Kim Cuông

Phó Chủ tịch Thường trực

Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam
Ngày nhỏ đi học lớp “I tờ’, thầy giáo Châu – một thầy dạy lớp tiểu học cho bao thế hệ trẻ ở đất Thái Bình, bắt chúng tôi thuộc lòng bài “O tròn như quả trứng gà, Ô thời đội nón, ơ thời thêm râu, chữ a có cái móc câu…”. Không rõ người “chiến  sĩ bình dân học vụ” nào vào những ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào toàn dân học chữ quốc ngữ để “diệt giặc dốt” đã nghĩ ra bài về dạy cho dân ta, có tới 95% là người mù chữ, bắt đầu học chữ quốc ngữ…Câu ca giản đơn,  dễ thuộc, dễ nhớ. Đến mẹ tôi, bà ngoại tôi là người không biết chữ còn nhớ và thuộc làm lòng để đến khi tôi mới chỉ là đứa trẻ năm tuổi đến ngồi học lớp vỡ lòng ở nhà thầy giáo Châu học phân biệt những con chữ quốc ngữ đầu tiên để đi vào thế giới mênh mang của ngôn ngữ Việt được viết ra từ chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ bây giờ xem đơn giản thế thôi, nhưng chúng ta không khỏi giật mình khi nghe nhiều nhà văn, nhà báo, nhà giáo trong những cuộc trao đổi, đàm đạo, đặt câu hỏi: Nếu như Tiếng Việt không được các cha đạo đến Việt Nam từ vài ba trăm năm trước, la tinh hóa để chúng ta có được chữ Quốc ngữ sử dụng trên được trăm năm nay thì văn hóa, văn học, nghệ thuật Việt Nam sẽ ra sao nhỉ?

Tất nhiên, trước khi có chữ Quốc ngữ la tinh hoá như hiện nay, nước ta đã chính thức có Quốc ngữ từ thời vua Quang Trung: chữ Nôm. Chúng ta tự hào có chữ Nôm, thứ chữ của khát vọng độc lập tự do không gì khuất phục nổi khiến cả ngàn năm trước cha ông ta đã khai mở để phá thế độc tôn của chữ Hán. Sau vài thế kỷ phát triển, chữ Nôm cũng đã đạt điểm cực thịnh với hàng loạt tác phẩm văn học đỉnh cao của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, ĐoànThị Điểm, Nguyễn Đình Chiểu…Song so về sự tiện ích, chữ Nôm phải dựa vào chữ Nôm nên quá khó học, khó nhớ, khó phổ cập trong toàn dân. Chỉ đến khi chữ Quốc ngữ ra đời, chữ Việt mới dễ dàng được bung mở trong toàn dân.

Dù đã xuất hiện từ nửa đầu thế kỷ 17, nhưng chữ Quốc ngữ chỉ tồn tại trong các thư viện Công giáo thế giới và các nhà thờ Công giáo Việt Nam đến 200 năm. Phải đến khi các nhà cai trị thực dân Pháp tìm cách phổ biến nó như một thứ công cụ cai trị nhằm tách rời người Việt hiện tại với văn hoá truyền thống, kéo họ lại gần với văn hoá chính quốc. Chính lúc đó, các nhà yêu nước Việt Nam cũng nhận  ra chữ Quốc ngữ chính là một công cụ hữu hiệu khai dân trí, chấn dân khí, truyền bá tinh thần yêu nước, khát vọng giành độc lập tự do cho dân tộc, canh tân đất nước và thừa nhận đây chính là Quốc ngữ của dân tộc mình. Đảng và Bác Hồ của chúng ta bằng việc thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động công khai trước cách mạng tháng Tám và phát động phong trào Bình dân học vụ sau ngày đất nước giành được độc lập đã chính thức biến chữ Quốc ngữ trở thành Quốc ngữ của nước Việt Nam khichir trong một thời gian vài năm đã giúp trên 50% dân số biết đọc biết viết Quốc ngữ và con sỗ đó ngày nay là 95% của đất nước gần 100 triệu dân.

Cần phải nói là giới văn học nghệ thuật Việt Nam đã góp phần đặc biệt quan trọng trong việc truyền bá và phát triển chữ Quốc ngữ trong cộng đồng dân tộc và đưa nó đến những đỉnh cao chói lọi. Tiêu biểu là đóng góp ban đầu của các nhà văn Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của ở Nam Kỳ cuối thế kỷ 19, rồi của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh đầu thê nửa đầu thế kỷ 20, rồi của Tự lực văn đoàn, phong trào Thơ mới, thơ ca Cách mạng tiền khởi nghĩa. Ngôn ngữ Việt như thể được chắp cánh bay, tăng thêm sức sức mạnh của ngôn từ vốn từng bị câu thúc, bỏ buộc của văn tự nhờ sự giải phóng của các nhà văn, thi nhân vốn tiếp thu được tinh hoa văn hóa phương Tây. Những tiểu thuyết, truyện ngắn của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Lan Khai …của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Bùi Hưởng, Kim Lân…Các tác phẩm thi ca của Thế Lữ, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên …Và cả Tố Hữu, Xuân Thủy. Dù họ ở trường phái, khuynh hướng văn học nào? Hiện thực hay lãng mạn? Vi nhân sinh hay vị nghệ thuật…Nhưng tất cả những thi sĩ, văn sĩ ấy đều là người góp công làm chữ Quốc ngữ thêm hoàn thiện và trong sáng.

Ở một đất nước sống dưới chế độ phong kiến cả ngàn năm, đô hộ của thực dân Pháp cả trăm năm, với sự ra đởi của chữ quốc ngữ và từng bước trở thành thứ chữ phổ cập trong dân chúng, quả là một cách mạng trong ngôn ngữ Việt. Nói như cố nhà văn Hoài Thanh – Hoài Chân trong bài giới thiệu “Thi nhân Việt Nam”. Một thời đại trong thi ca, đại ý: mọi cung bậc của tình cảm con người: yêu ghét, vui buồn, hơn giận…đều được các thi nhân đưa vào trong thi ca một cách uyển chuyển, nhuần nhự, sâu sắc đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ.

Từ năm 1945 đến nay, khi thực sự đã có địa vị ngôn ngữ chính thống của Việt Nam độc lập, chữ Quốc ngữ đã có những bước phát triển mới trong đó có đóng góp quan trọng của văn học nghệ thuật Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại giành độc lập tự do thống nhất và trong sự nghiệp xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Chặng đường hơn 70 năm đấu tranh giành độc lập, thống nhất Tổ quốc của dân tộc ta ( 1945 – 2015) là cả một chặng đường dài với bao biến cố lịch sử quan trọng. Đấy cũng là quãng thời gian chữ Quốc ngữ phát triển mạnh mẽ song song với sự phát triển mạnh mẽ của tiếng nói Việt. Khi được tiếp xúc với nhiều loại tiếng nói, chữ viết của các dân tộc khác, chữ Quốc ngữ nói riêng, ngôn ngữ Việt nói chung không ngừng được mở rộng tiếp thu thêm nhiều từ ngữ mới, hiện đại, cập nhật với thông tin quốc tế. Tuy nhiên trong đời sống giao tiếp hàng ngày, cũng đã xuất hiện nhiều từ ngữ, trong ngôn ngữ nói và trong chữ viết sự lai tạp làm mất đi sự “sự trong sáng” của tiếng Việt, chữ Việt. Ví như sự pha tạp giữa chữa viết ta với chữ viết tây, những từ nói tắt tối nghĩa thậm chí ở một bộ phận người Việt ở lứa tuổi trẻ, những từ nói “lóng”, nói tắt, thiếu sự chuẩn mực dẫn đến tình trạng “tha hóa” trong ngôn ngữ giao tiếp, ảnh hưởng tới chuẩn mực của chữ Quốc ngữ.

Văn học nghệ thuật đã góp phần quan trọng tạo nên sự phát triển tốt đẹp của chữ Quốc ngữ và cũng là một trong những tác nhân có trách nhiệm chính trong những “tha hoá”” trên của chữ Quốc ngữ. Việc sử dụng chữ viết trong sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi phải có sự chuẩn mực, chính xác, phản ánh sâu sắc sự giàu có, phong phú của ngôn ngữ  Việt Nam, phải đảm bảo “sự trong sáng của tiếng Việt” như mong muốn của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các bậc tiền nhân.

Tôi nghĩ hội thảo về chữ Quốc ngữ trên mảnh đất Bình Định, quê hương của hoàng đế Quang Trung, người đã chọn chữ Nôm thay chữ Hán làm Quốc ngữ, nơi các nhà truyền giáo phương Tây và các trí thức Việt hợp tác phôi thai chữ Quốc ngữ, chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm của mình với Quốc ngữ của đất nước.
---------------------------------------------------------------------------


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương