ĐẤt bình đỊnh trong tiến trình lịch sử chữ quốc ngữ ThS. Nguyễn Văn Biểu



tải về 1.01 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.01 Mb.
#30041
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Tài liệu tham khảo

1. Alexandre de Rhodes, Từ điển Việt – Bồ - La (Dictionarivm Annamiticvm, Livsitanvm et Latinvm)

2. Đỗ Quang Chính, S.J. - Lịch sử chữ Quốc ngữ (1620-1659)

3. Đỗ Quang Chính, S.J. Sống trong xã hội con rồng cháu tiên 1615 – 1773.

4. Đào Đức Chương (2007), Hội Nghị Quốc Tế về Tiếng Việt: Lịch Sử và Giảng Dạy, Viện Việt Học, Westminster, California.

5. Võ Long Tê (1965), Lịch sử văn học Công giáo Việt Nam, NXB Tư Duy, Sài Gòn.

6. Trần Nhật Vy (2013), Chữ Quốc ngữ - 130 năm thăng trầm, NXB Văn hóa-Văn nghệ.

7. Danh xưng Quảng Nam (2001), Kỷ yếu hội thảo, Tam Kỳ.


---------------------------------------------------------------------------------
NHỮNG TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN TIÊU BIỂU

GÓP PHẦN TRUYỀN BÁ, PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ
                                                     PGS.TS. Hà Mạnh Khoa

Viện Sử học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
Chữ quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng là một trong những sản phẩm văn hóa được hình thành bởi sự kết hợp và phát triển giữa văn hoá phương Tây và văn hoá Việt Nam. Lịch sử hình thành của nó bắt đầu từ thế kỷ XVI, gắn với công cuộc truyền bá đạo Ki tô giáo vào Việt Nam của các giáo sĩ từ các nước Tây Âu. Trước hệ thống văn tự chữ Hán và chữ Nôm mà người Việt đang sử dụng là văn tự chính thức đã gây cho họ rất nhiều khó khăn trong quá trình truyền đạo, vì thế họ dùng các chữ cái la-tinh để ghi tiếng Việt, tạo ra hệ thống văn tự la-tinh cho tiếng Việt. Phương pháp này đã được các giáo sĩ áp dụng ở nhiều quốc gia khác, nhưng Việt Nam là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Đông Bắc Á có hệ thống văn tự la-tinh này.

Trên ý nghĩa một phương tiện, chữ quốc ngữ đã chứng tỏ sự thuận tiện và phù hợp với người Việt. Lợi thế của chữ quốc ngữ hơn hẳn chữ Hán và chữ Nôm  là dễ học, dễ nhớ, dễ đọc, dễ viết người học dù không biết chữ Hán và chữ Pháp đều dễ dàng tiếp nhận được những tri thức mới, những tư tưởng mới của văn minh, văn hóa Đông, Tây thông qua các bản dịch.

Cho đến đầu thế kỷ XX, sau khi nhận ra thất bại trong việc áp đặt tiếng Pháp ở Việt Nam, các nhà cầm quyền thực dân đã dùng chữ quốc ngữ song song với việc sử dụng tiếng Pháp và chữ Hán trong các văn bản mang tính hành chính, dân sự.

Ban đầu, đứng trước chủ trương phổ cập chữ quốc ngữ của chính quyền thực dân, một bộ phận dân cư Việt Nam, trước hết là giới nho sĩ, chống đối, cự tuyệt. Sự cự tuyệt này kéo dài cho tới thập niên đầu của thế kỷ XX. Sau đó, họ dần thay đổi thái độ do nhận ra lợi ích của chữ quốc ngữ, trước hết trong việc tuyên truyền vận động nhân dân chống lại thế lực ngoại xâm. Nhiều nhà Nho cấp tiến thấy được những lợi ích của chữ quốc ngữ với sự phát triển của dân tộc nên đã ra sức hô hào đồng bào mình học chữ quốc ngữ.

Do đó, vào đầu thế kỷ XX, với sự nổ lực của một số cá nhân và tổ chức, chữ quốc ngữ  dần dần trở thành một phương tiện để nâng cao dân trí, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp tiếp thu, truyền bá những tư tưởng mới của thời đại để giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp.

Nhưng để có sự phát triển đó có sự đóng góp rất to lớn trong quá trính truyền bá và phổ biến chữ quốc ngữ của một số tổ chức và cá nhân tiêu biểu.



1. Trương Vĩnh Ký

Những cây bút mở đầu phát triển và truyền bá nền văn học Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX hầu hết ở Nam Bộ như: Trương Vĩnh Ký, Lê Văn Đức, Pierre Lục, ở miền Trung đáng kể có Đặng Đức Tuấn (Hoài Nhơn, Bình Định), Bùi Văn Lăng (An Nhơn, Bình Định)… Đặng Đức Tuấn giỏi cả chữ Hán, chữ Nôm, chữ Latinh, Pháp văn. Trong đó tiêu biểu nhất là Trương Vĩnh Ký.

Trương Vĩnh Ký quê ở Vĩnh Thanh, Tân Minh, Vĩnh Long (nay thuộc Bến Tre), sinh năm 1837 tại Vĩnh Long và mất năm 1898 và thường gọi là Pétrus Ký.  

Trương Vĩnh Ký thiết tha với nền văn học quốc ngữ và  được coi là người  đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam. Ông sáng lập, là tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên (Gia Định báo), cũng là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác. Không những thế, Trương Vĩnh Ký còn được coi là người có công đầu trong việc phổ biến và truyền bá chữ Quốc ngữ, ông là người đầu tiên biên soạn giáo trình dạy chữ quốc ngữ

Trong cuốn Manuel des écoles primaires (Giáo trình cho các trường tiểu học, 1876), Trương Vĩnh Ký viết như : “Chữ quốc ngữ phải trở thành chữ viết của nước nhà. Cần phải nắm vững nó cho điều tốt đẹp và cho sự tiến bộ. Vì thế, chúng ta phải tìm mọi cách để phổ biến chữ viết này”. Ông cho rằng loại chữ viết đơn giản, dễ học này sẽ là phương tiện hiệu quả để tiếp thu những kiến thức mới vì ba lý do : Thứ nhất, do nạn mù chữ đại trà trong dân, tiếp theo là chữ Hán sẽ không còn có ích một khi người Pháp cai trị Nam Kỳ và cuối cùng, chỉ cần ba tháng là có thể biết đọc và viết chữ quốc ngữ.

Ngoài ra, Trương Vĩnh Ký còn khuyên nhủ người học như sau: “Sách nầy là sách rút tóm lại những đều đại cái người ta phải học, để cho con trẻ mới vô trường, học những đều đại lược mà phá ngu, cho đặng đến sau khi vào trường chung nghe dạy nghe giải rộng các đều ấy thì mau hiểu hơn là một ; hai nữa là để mà tập coi, tập đọc tập viết tiếng Annam trong chữ quốc-ngữ cho trúng tiếng, cho nhằm giọng, phân biệt ra cho rõ ràng”.

Một giáo trình khác được Trương Vĩnh Ký biên soạn năm 1887, nhằm chủ yếu vào giới quan lại địa phương khi có Nghị định bắt buộc dùng chữ quốc ngữ trong các văn bản hành chính là Vần quốc ngữ thông qua 13 bảng và các bài tập đọc, giúp các quan học loại chữ viết này trong một thời gian ngắn. Tám bảng đầu dạy học nguyên âm và phụ âm cùng với sáu thanh điệu và cách ghép vần. Các bảng còn lại gồm các bài tập đọc, từ đơn giản tới phức tạp.

Cho dù mục đích của việc truyền bá và phổ biến chữ Quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký Trương Vĩnh Ký phù hợp với ý định của chính quyền thực dân Pháp, nhưng không thể phủ nhận vai trò và những đóng góp to lớn của ông đã tìm mọi cách để loại chữ viết La tinh này được phổ biến rộng rãi tới các tầng lớp dân chúng.

 Vũ Ngọc Phan đã nhận định: “Hồi đó, ông (Trương Vĩnh Ký) cần phải xuất bản như thế, cốt dùng những chuyện phổ thông làm cái lợi khí cho chữ quốc ngữ được lan rộng trong nhân gian…”

2. Phong trào Duy Tân (1903-1907)

Cuối thế kỷ XIX, các phong trào vũ trang Cần vương hoàn toàn thất bại, thực dân Pháp đã thiết lập nền đô hộ trên toàn cõi Việt Nam, Nho học bước vào con đường suy tàn, không còn đáp ứng được những yêu cầu của đất nước. Trước tình đó, đầu thế kỷ XX phong trào Duy Tân do các cụ Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo với một đường lối chủ trương mới mẽ, tiến bộ, khởi lên từ Quảng Nam đã làm nô nức lòng người, khắp nơi một phong khí mới ào ào dâng lên. Mục tiêu "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" trở thành động lực thúc đẩy nhân dân tập hợp dưới bóng cờ của phong trào, trong đó mục tiêu khai dân trí được đặt lên hàng đầu. Các lãnh tụ của phong trào Duy Tân  xác định công cụ để tiến hành sứ mệnh đó không gì tiện dụng hơn chữ Quốc ngữ. Mặc dầu lúc bấy giờ chữ Quốc ngữ còn có nhiều nhược điểm, nhưng so với chữ nôm thì lại đơn giản, có tính khoa học hơn nhiều, do đó thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Duy tân và nâng cao dân trí, vì vậy các nhà lãnh đạo phong trào bèn ra sức hô hào học chữ Quốc ngữ. Trần Quý Cáp đã viết: “Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước, Phải đem ra tính trước dân ta” (Khuyến học). Nếu thực dân Pháp lại muốn dùng chữ Quốc ngữ như một công cụ để thống trị đất nước ta, nô dịch dân ta thì mục địch của Phong trào Duy Tân việc truyền bá Chữ Quốc ngữ để làm công cụ cứu nước. Họ xác định chữ Quốc ngữ là công cụ hữu hiệu để truyền bá chủ nghĩa Duy Tân: "Quyết đem học mới thay nô kiếp", là phương tiện để khai dân trí. Cùng một phương tiện nhưng dùng với hai mục đích trái ngược nhau, phải nói sao cho dân hiểu, dân làm, tránh hiểu sai, hiểu lầm, không để cho kẻ địch lợi dụng, quả là một trận chiến cam go. Việc dạy chữ Quốc ngữ trong các trường Duy Tân buổi đầu không dễ dàng vì gặp phải sự chống đối của lớp người bảo thủ. Nhiều người đã kiên quyết không cho con em đi học thứ chữ "của Tây,của cố đạo" nhưng nhờ lòng kiên trì, nhiệt tình yêu nước, các giáo viên tân học đã tạo được sự hiểu biết cũng như lòng tin vào tiền đồ của dân tộc, càng ngày số người theo học càng đông. Không chỉ dạy chữ Quốc ngữ cho dân ta, phong trào còn dùng chữ Quốc ngữ để dịch các sách của Pháp, Mỹ,Trung Quốc hầu phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật, triết học, kinh tế... để mở mang dân trí, ý thức dân quyền, đưa đồng bào tiến bước trên đường Duy Tân, cứu đất nước thoát khỏi vòng đô hộ của thực dân Pháp. Công cuộc phổ biến chữ Quốc ngữ của phong trào Duy Tân đã được triển khai bằng nhiều hoạt động mạnh mẽ nhất là từ năm 1906 trở đi. Năm 1906, nhân Nghị định của Toàn quyền Paul Beau bắt dân các xã lập trường dạy chữ Quốc ngữ, chữ Pháp, các nhà Duy Tân đã lợi dụng thời cơ đó để hợp pháp hoá chủ trương dạy chữ Quốc ngữ mà trước đây họ phải hoạt động một cách bí mật. Các cụ Phan Châu Trinh, Trần Quí Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, công khai tổ chức những buổi diễn thuyết cổ động cho tân học gây được những xúc động mạnh mẽ trong hàng ngũ thân hào, nhân sĩ, khiến họ tự nguyện góp công, góp của dựng lên những ngôi trường Duy Tân trong các xóm làng. Phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ bắt đầu từ Quảng Nam sau lan rộng ra cả Trung kỳ, Bắc kỳ. Năm 1907, cụ Phan Châu Trinh ra Hà Nội cùng các thân hào nhân sĩ đất Bắc như các cụ Lương văn Can, Nguyễn Quyền... thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục. Đây là một trường có quy mô tổ chức lớn, có nhiều giáo sư xuất sắc, vang danh khắp nước. Công cuộc Duy Tân đang được triển khai mạnh mẽ, quần chúng nhiệt tình hưởng ứng thì đến năm 1908 nhân cuộc biểu tình chống sưu thuế của nhân dân Quảng Nam và các tỉnh miền Trung, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt giam các lãnh tụ Duy Tân, các trường tân học bị đóng cửa. Nhưng với Phong trào Duy Tân và Quảng Nam là tổ chức đầu tiên và địa phương có vinh dự làm cái nôi khai sinh chữ Quốc ngữ cũng chính là nơi đầu tiên dấy lên phong trào học chữ Quốc ngữ mang tính đại chúng.

3. Huỳnh Thúc Kháng.

Huỳnh Thúc Kháng tự là Giới Thanh, hiệu là Minh Viên, sinh tháng 11 tại làng Thạnh Bình, phủ thăng Bình, tỉnh Quáng Nam (nay là xã Tiên Cách, huyện Tuy Phước). Huỳnh Thúc Kháng không chỉ là một trong 3 yếu nhân lãnh đạo phong trào Duy Tân mà còn là người có nhiều công lao trong việc phổ biến và truyền bá chữ Quốc ngữ. Vốn xuất thân từ khoa cử Nho học, nhưng Huỳnh Thúc Kháng không bảo thủ mà luôn cổ vũ động viên phát triển những tiên bộ mới trong văn hóa, nhất là học chữ Quốc ngữ. Bản thân Huỳnh Thúc Kháng cũng chủ động học chữ Quốc ngữ. Năm 1905, sau khi thi đỗ Tiến sỹ, ông đã bắt đầu học chữ Quốc ngữ và ông còn khuyên mọi người học cả chữ Pháp để tiếp cận văn hóa phương Tây. Trong bài thơ “Khuyên học chữ Quốc ngữ” viết năm 1906, ông đã thể hiện quan điểm của mình như sau:

                            “Chữ Quốc ngữ là hồn của nước

Phải đem ra tính trước dân ta

Sách Âu, Mỹ, sách Chi Na

Chữ kia, chữ nọ dịch ra tỏ tường…

Một người học, muôn người đều biết

Trí đã khôn, làm việc phải hay

Lợi quyền đã nắm trong tay

Có ngày tấn hóa, có ngày văn minh”

Đối tượng học chữ Quốc ngữ mà Huỳnh Thúc Kháng cổ động học không chỉ là tầng lớp sĩ phu mà còn sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là lớp trẻ:

Này khuyên hỡi đầu xanh các gã

Học phải lo nôn ná kịp thời

Dẫu mà ham việc chơi bời

Ngày mai khóc đại than trời đặng chi”  

Không chỉ hô hào động viên mọi người học chữ Quốc ngữ khi lãnh đạo phong trào Duy Tân mà sau này khi là Viện Trưởng Viện Dân biểu Trung kỳ và là Chủ bút báo Tiếng Dân, Huỳnh Thúc Kháng đã tận dụng lợi thế của mình để truyền bá và phổ biến chữ Quốc ngữ. Ông khuyên: “Học giới ta ngày nay và từ nay về sau mà không học Tây học và Quốc ngữ học thì học cái gì…và cố học Tây học, Quốc ngữ cho sâu rộng và căn kẽ để dich các sách giáo lý, khoa học phương Tây ra Quốc ngữ mà du nhập tư tưởng mới cho mình”.

Huỳnh Thúc Kháng không chỉ là một trong những người lãnh đạo phong trào Duy Tân mà còn là người có công rất lớn đến việc truyền bá và phổ biến chức quốc ngữ  ở Trung Kỳ và là người đầu tiên sử dụng chữ Quốc ngữ như là một vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.

4. Đông Kinh Nghĩa Thục.

Đầu thế kỷ XX, các nhà nho có tư tưởng tiến bộ như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền nhận thức được muốn đất nước phát triển, dân tộc được độc lập tự do và chứng kiến nước Nhật Bản duy tân và thất bại của cuộc cải cách của nhóm Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi khởi xướng ở Trung Quốc đã quyết định phải thay đổi tư tưởng, cách thức học tập trong nước nhằm mục đích tự cường hy vọng một cuộc đổi mới. Học theo mô hình Khánh Ứng nghĩa thục của Nhật Bản, các ông đã thàng lập Đông Kinh Nghĩa Thục và chính thức đi vào hoạt động từ  từ tháng 3 năm 1907 và chấm dứt vào tháng 11 năm 1907). Lương Văn Can được cử làm Thục trưởng (Hiệu trưởng). Nguyễn Quyền làm học giám. Trong đơn đăng ký gửi cho chính quyền thực dân, mục tiêu hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục chính nhằm: “mở rộng các lợi ích về thương mại, công nghiệp và khoa học thực tế; mở rộng và phổ cập hóa việc sử dụng chữ quốc ngữ như một phương tiện chính thức trong trao đổi văn bản; tăng cường niềm tự hào về lịch sử Việt Nam” .

Đây là một phong trào nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Phong trào có hai mục tiêu:

- Bỏ lối học từ chương, du nhập những tư tưởng mới, phát triển văn hoá, thúc đẩy sử dụng chữ quốc ngữ thông qua các hoạt động giáo dục (dịch, viết sách giáo khoa), báo chí, tuyên truyền, cổ động.

- Chấn hưng thực nghiệp. Mở tiệm buôn, phát triển công thương.

Trong 2 mục tiêu  đó, mục tiêu bỏ lối học cũ, thúc đấy sử dụng chữ quốc ngữ được đặt lên hang đầu.

Khai trí cho dân, phương tiện được hoạch định: mở những lớp dạy học không lấy tiền và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng cùng cổ động trong dân chúng.

Tháng 3 năm 1907, mặc dù chưa được giấy phép của chính quyền thuộc địa, trường vẫn tạm thời khai giảng tại gác nhà số 4, phố Hàng Đào, với 2 lớp chuyên dạy Quốc ngữ; với khoảng 70 học sinh, phần đông là con cháu hội viên. Đây vốn là căn nhà cụ Lương Văn Can cho mượn.

Đến tháng 5, Thống sứ Bắc Kỳ mới chính thức cấp giấy phép cho trường hoạt động. Trường phải mượn thêm căn nhà số 10 gần đó để mở rộng, nhằm đáp ứng sự phát triển của trường. Sau này trường chia các lớp thành ba ban: tiểu, trung và đại học. Tuy nhiên mặc dù được chia ra như vậy nhưng thực sự thì chương trình học không được chia ra rõ ràng. Đại loại, tiểu học để dạy những người mới học quốc ngữ, trung học và đại học dạy những người lớn đã thông chữ Hán hoặc muốn học chữ Pháp. Các môn học thì có sử ký, địa lý của nước nhà, toán học, vẽ, một chút khoa học. Không chia ra từng năm học như ngày nay, cứ tùy trình độ hiểu biết của học sinh mà sắp thành từng lớp, trong một lớp tuổi học sinh cũng không đều. Lối dạy của trường là cốt đào tạo những người có sáng kiến, có óc thực tế ngược hẳn với lối huấn hỗ, lối "Tử viết, Thi vân", bảo thủ của nhà Nho. Lối văn khoa cử bỏ hẳn, Tứ thư, Ngũ kinh vẫn còn giảng, nhưng giảng theo một tinh thần mới.

Với cương lĩnh hành động, Đông Kinh nghĩa thục đã viết trong sách Văn minh tân học: “Người trong nước đi học nên lấy chữ Quốc ngữ làm phương tiện đầu tiên để trong một vài tháng đàn bà, trẻ con đều biết chữ và người ta có thể dung chữ Quốc ngữ để ghi việc đời xưa, chép việc đời nay…Đó thực là bước đầu mở mang trí khôn vậy”. Và trong phương pháp dạy học “Cho phép học trò bàn bạc tha hồ, đối đáp tự do, không phải nề hà, không cần thể cách gì hết. Rồi them vào đó mấy bài toán pháp, về chữ Quốc ngữ để cho cái mà học sinh học và thi không trái ngược với thực tế họ làm”. Do đó việc dạy và học chữ quốc ngữ do Đông Kinh nghĩa thục khởi xướng đã nhanh chóng phát triển, Học sinh phần đông là con em những trí thức cấp tiến hoặc những gia đình giàu có. Số học sinh sau đó tăng nhanh và có lúc lên tới 2.000 người Học sinh đi học được cấp giấy bút, sách vở, những học trò nghèo được trường bố trí chỗ ở trong Ký túc xá của trường và lan tỏa đến Bắc Ninh, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương.

Có được thành công đó là do Đông Kinh Nghĩa Thục có một tập thể giảng viên có phẩm giá vô tiền khoáng hậu  Tập thể ấy đã có mặt với lịch sử dân tộc không chỉ với tư cách những nhà giáo mà cao hơn còn là những nhà tư tưởng, những nhà văn hóa, những nhà cách mạng hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cứu nước.  Mặc dù chỉ tồn tại trong 9 tháng (từ tháng 5 năm1907 đến tháng 1năm1908), nhưng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thực sự là một trong những đỉnh cao của việc truyền bá và phổ biến chữ quốc ngữ đầu thế kỷ XX.

5. Nguyễn Văn Vĩnh.

 Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1882 tại Hà Nội, mất năm 1936 tại Lào.  Là người thông minh, năm 14 tuổi Nguyễn Văn Vĩnh đỗ đầu khóa học và trở thành một thông dịch viên xuất sắc. Sau đó ông được bổ làm trợ lý cho công sứ Pháp tỉnh Bắc Ninh. Năm 1906, lúc ông 24 tuổi, Nguyễn Văn Vĩnh được Pháp sang dự triển lãm tại Marseilles.  

Trở về Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh từ bỏ nghiệp quan chức và bắt đầu làm báo tự do. Năm 1907 ông làm chủ bút tờ Đăng Cổ Tùng Báo - tờ báo đầu tiên in chữ quốc ngữ ở Bắc Kỳ. Năm 1913 ông ông làm chủ bút tờ Đông dương Tạp chí để dạy dân Việt viết văn bằng quốc ngữ. Ông là người đầu tiên dịch ra chữ quốc ngữ các tác phẩm của các đại văn hào Pháp và cũng là ngườiđầu tiên dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Pháp.

Bản dịch “Kiều” của Nguyễn Văn Vĩnh rất đặc sắc vì ông không chỉ dịch cả câu mà còn dịch nghĩa từng chữ và kể rõ các tích cổ gắn với nghĩa đó. Sự cố gắng và sức làm việc phi thường của Nguyễn Văn Vĩnh đã góp phần rất quan trọng trong việc truyền bá kiến thức và văn hoá phương Tây trong dân Việt, và góp phần đưa xã hội Việt Nam đi đến chỗ dần dần chấp nhận chữ quốc ngữ. Khai sáng nền báo chí và cổ động truyền bá chữ Quốc ngữ là sự nghiệp gắn liền cả đời Nguyễn Văn Vĩnh. Trong lời tựa cuốn Truyện Kiều xuất bản bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên (năm 1907), Nguyễn Văn Vĩnh ghi: “Nước Nam ta mai sau này hay hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ”, trở thành lời kêu gọi của các nhà truyền bá chữ Quốc ngữ, được in trên tất cả các bìa sách của nhà in Nguyễn Văn Vĩnh xuất bản. Ông nhận thấy sự tiện ích và phù hợp của chữ Quốc ngữ đối với nhân dân Việt Nam mà các nhà Duy tân Đông Kinh Nghĩa Thục đã nêu ra hồi đầu thế kỷ XX. Nguyễn Văn Vĩnh khẳng định sự cần thiết phải cổ vũ, truyền bá chữ Quốc ngữ đến với nhân dân: “Ngày nay chữ Quốc ngữ đã nghiễm nhiên thành thứ chữ viết, cái văn tự chung của dân tộc Việt Nam vậy. Học vừa dễ vừa mau, dùng vừa hay vừa tiện, thật là một cái lợi khí để truyền bá sự học trong quốc dân. Nay chúng ta được dùng cái chữ thần diệu đó…”. Cũng như Nguyễn Văn Vĩnh khẳng định: “Chữ Quốc ngữ nói sao viết vậy. Mà cách viết ấy học rất mau, chỉ sáu tháng một năm là biết được cả”. Nguyễn Văn Vĩnh xem chữ Quốc ngữ là một thứ chữ “mầu nhiệm” cho nhân dân Việt Nam mở mang dân trí và tin rằng vận mệnh chữ Quốc ngữ sẽ gắn chặt với tiếng Việt, với người Việt.



6. Hội truyền bá Quốc ngữ

Trong cao trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh (1930- 1931), phong trào học chữ quốc ngữ phát triển mạnh ở các vùng Xô Viết để chống nạn thất học gắn với nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng.

Năm 1937, báo chí tiến bộ bằng tiếng Việt và tiếng Pháp đã nhiều lần nêu lên sự cần thiết phải lập một Hội chống mù chữ, vừa để mang ánh sáng văn hóa, vừa để vận động giác ngộ quần chúng lao động. Các nhân sĩ trí thức bàn bạc việc thành lập một tổ chức công khai chống nạn thất học, nâng cao dân trí, dự thảo bản điều lệ Hội và đề cử một ban trị sự lâm thời.

Theo thống kê, năm 1938, toàn Việt nam chỉ có 287.037 học sinh từ tiểu học đến cao đẳng và dạy nghề, chiếm 1, 44% dân số cả nước và 95 % dân số không biết chữ.

Năm 1937, báo chí tiến bộ tiếng Việt và tiếng Pháp đã nhiều lần nêu lên sự cấp thiết phải thành lập một hội chống mù chữ. Năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương đấu tranh được hoạt động một phần công khai, nhiều sách báo bằng chữ quốc ngữ, truyền đơn, khẩu hiệu bằng tiếng Việt xuất hiện.

Đầu năm 1938, theo đề nghị của đồng chí Trường Chinh, Xứ ủy Bắc Kỳ quyết định vận động một tổ chức công khai chống nạn mù chữ và giao cho đồng chí Trần Huy Liệu, chủ bút báo Tin tức, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, giáo sư trường tư thục Thăng Long tập hợp một số tri thức tiêu biểu như: Bùi Kỷ, Hoàng Xuân Hãn, Quan Xuân Nam, Lê Thước... họp tại nhà ông Phan Thanh bàn bạc thành lập một tổ chức lấy tên là Hội Truyền bá học quốc ngữ (sau viết tắt TBQN) và nhất trí cử cụ Nguyễn Văn Tố làm Hội trưởng

Tối ngày 25-5-1938, một cuộc diễn thuyết lớn nhất cổ động cho Hội truyền bá quốc ngữ được tổ chức trọng thể tại Hội quán thể thao An Nam.

Theo đơn đề nghị của cụ Nguyễn Văn Tố ngày 8.4.1938, ngày 29.7.1938, Hội Truyền bá học Quốc ngữ chính thức được thành lập theo Quyết định số 3622-A của Thống sứ Bắc Kỳ. Hội được thành lập với mục đích truyền bá chữ Quốc ngữ để người dân biết đọc biết viết từ đó có thể dễ dàng tiếp cận các điều thường thức cần thiết cho cuộc sống hiện đại.  

Mục đích của hội như sau: Dạy cho người Việt Nam biết đọc chữ Quốc ngữ để học những điaeeuf thường thức sinh hoạt hàng ngày và biết viết chữ Quốc ngữ sao cho giống nhau và đúng. Trong đó mục tiêu biết đọc là quan trọng nhất.

Thành viên Ban Trị sự Hội năm 1938 gồm: Nguyễn Văn Tố (Hội trưởng) ; Bùi Kỷ và Tôn Thất Bình (Hội phó) ; Phan Thanh (thư ký), Phạm Hữu Chương và Quản Xuân Nam (phó thư ký), Đặng Thai Mai (thủ quỹ), Nguyễn Văn Lô và Võ Nguyên Giáp (phó thủ quỹ) ; các cố vấn Nguyễn Văn Huyên, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn và  Lê Thước.

Công việc quan trọng nhất của Hội là tổ chức các lớp học. Hội bắt đầu mở lớp vào ngày 9 tháng 7 năm 1938 tại Hội quán Tri trí và trường Thăng Long. Sau khoá học 4 tháng đầu tiên này, khoá thứ 2 tăng lên ở 4 khu trường và đến khoá 5 thì được tổ chức tại 12 khu trường. Khoá 6 (năm 1941) tăng lên ở 14 khu và khoá 7 tăng vọt lên ở 33 khu trường, gồm 68 lớp, tổng số học sinh lên đến hơn ba nghìn mỗi khoá.

 Phong trào lan rộng khắp mọi miền đất nước. Bước vào năm 1940 tại Trung kỳ, Hội Truyền bá Quốc ngữ được thành lập mà người đứng đầu giữ chức Hội trưởng là Thi bá Nguyễn Phúc Ưng Bình, bút hiệu Thúc Gia Thị. Tại Trung kỳ có 6 chi nhánh của Tổng Hội mà Huế là Chi hội đầu tiên, rồi lần lượt từ 1 đến 2 năm sau là các chi hội ở tại Quảng Nam, Vinh, Đồng Hới, Quy Nhơn và Khánh Hòa….

 Tại Nam kỳ: Phải đợi tới 5 năm sau, đầu năm 1944 thì Hội Truyền Bá Quốc ngữ tại Nam kỳ mới được hình thành trên nhượng địa Nam kỳ do ông Nguyễn Văn Vỹ (1895-1976) còn gọi là Michel Văn Vỹ có quốc tịch Pháp. Công việc chính của Hội không chỉ là truyền bá và dạy chữ quốc ngữ cho đồng bào thất học ở đất Sài Gòn, Gia Định mà còn bước đầu lan dần ra các tỉnh Nam kỳ.

Trong suốt thời gian ngắn chính thức sinh hoạt, kể từ năm 1939 cho đến 1944, mọi công việc đối nội và đối ngoại của Hội đều thuận lơi do phát huy tinh thần tự nguyện vì nghĩa lớn dân tộc, cho nên Hội đã sớm được nâng cấp Tổng Hội để đưa được từ 5 đến 7 vạn người thất học thoát khỏi nạn mù chữ. Đó là một kỳ tích của Hội cũng như thể hiện tinh thần hiếu học của các tầng lớp nhân dân và sự thắng lợi của chữ Quốc ngữ trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Chỉ 6 ngày độc lập sau Quốc Khánh 2/9, tức ngày 8/9/1945, Chính phủ ra sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ để tiêu diệt giặc dốt. “Trong toàn cõi Việt sẽ thiết lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối" (Sắc lệnh số 19). Hội truyền bá quốc ngữ đã giao toàn bộ sách và các học cụ cho tổ chức này.

Việc truyền bá học chữ quốc ngữ lúc bấy giờ của Hội truyền bá Quốc ngữ được xem như cái nền tảng vững chắc, những kinh nghiệm phong phú cho phong trào Bình dân học vụ do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công.

Từ những kết quả ban đầu phổ biến và truyền bá chữ quốc ngữ, do các tổ chức và cá nhân tiêu biểu khơi nguồn, trãi qua một quá trình đồng hành cùng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh thắng 2 đế quốc là Pháp và Mỹ, cả nước thống nhất cùng xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, chữ Quốc ngữ, tiếng Việt, người Việt đã không chỉ là nguồn sức mạnh đưa đất nước và dân tộc Việt Nam lan tỏa khắp thế giới mà trở thành sức hút hấp dẫn để bạn bè khắp năm châu đến với Việt Nam.


* Viện Sử học Việt Nam

1 Dòng Tên được thành lập năm 1534, được Tòa thánh công nhận năm 1540.

2 Các nguồn tiếng Pháp chép là “Qui Nhơn”, hay “Qui Nhon”.

3 Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tập 3, Nxb Thuận Hóa, 2006, tr. 6.

Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép “Thi Nại” ở địa giới hai thôn Hương Mai và Chánh Thành, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định bây giờ.



4 Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, Đại Việt sử ký toàn thư,tập II, Nxb Khoa học xã hội, tr.356-357.

5 Đại Việt sử ký toàn thư,tập II, Sđd, tr.440-441.

6 Đại Việt sử ký toàn thư,tập II, Sđd, tr.449.

7 Đại Việt sử ký toàn thư,tập II, Sđd, tr.452.

8 Đại Nam nhất thống chí, tập 3, Sđd, tr.6.

9 Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tập 3, Nxb Thuận Hóa, 2006, tr.388.

10 Đại Nam nhất thống chí, tập 3, Sđd, tr.7.

Theo Quách Tấn chép: Năm Ất Tỵ (1605) “Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đổi tên Hoài Nhơn làm Qui Nhơn” (Nước Non Bình Định, Nxb Thanh Niên, 1999, tr.6), có lẽ ở đây đã chép nhầm năm.

Sách


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương