SỔ tay hưỚng dẫn phòng ngừa lây nhiễm VI rút corona gây hội chứng viêM ĐƯỜng hô HẤp vùng trung đÔng (mers-coV)



tải về 0.57 Mb.
trang6/17
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.57 Mb.
#30859
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KHU CÁCH LY


MERS-CoV là bệnh lây truyền qua đường giọt bắn và tiếp xúc và có nguy cơ lây truyền qua đường không khí khi làm các thủ thuật có tạo khí dung trên đường hô hấp nên rất khó kiểm soát lây nhiễm. Việc cách ly sớm người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV là rất quan trọng. Để thực hiện tốt biện pháp cách ly, các cơ sở y tế cần luôn có sẵn khu vực và buồng cách ly với các phương tiện cách ly cần thiết:

  • Các cơ sở y tế cần thiết lập khu cách ly ngay tại nơi đón tiếp người bệnh, bao gồm các khu phân loại, buồng cách ly và các phương tiện phòng hộ, phục vụ quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh để thu dung người bệnh MERS- CoV khi có dịch.

  • Các khoa Khám bệnh, khoa Cấp cứu, khoa Truyền nhiễm cần dự liệu sẵn một buồng cách ly với đầy đủ phương tiện cần thiết để kịp thời cách ly người bệnh khi cần.

1. Mô hình khu cách ly

1.1. Mục đích

  • Hạn chế và kiểm soát lây truyền MERS-CoV trong môi trường bệnh viện và cho cộng đồng, nhất là nhân viên y tế, khách thăm.

  • Cô lập mầm bệnh trong khu vực cách ly để xử lý.

1.2. Nguyên tắc xây dựng khu cách ly

  • Nằm trong khoa truyền nhiễm, nơi ít người qua lại, cuối hướng gió chính.

Khu cách ly cần được chia thành 3 vùng khác nhau theo nguy cơ lây nhiễm:

  • Vùng có nguy cơ lây nhiễm thấp: Khu vực hành chính, nơi làm việc của nhân viên y tế. Khu vực này để biển báo màu xanh và không hạn chế người đi lại. Nhân viên y tế không phải mang phương tiện phòng hộ.

  • Vùng có nguy cơ lây nhiễm trung bình: Khu vực hành lang, buồng đệm để phương tiện chăm sóc và điều trị người bệnh. Khu vực này để biển báo màu vàng. Chỉ có nhân viên y tế có mặt ở khu vực này và phải mang phương tiện phòng hộ đầy đủ (áo choàng, bốt, mũ, kính che mặt, khẩu trang y tế).

  • Vùng có nguy cơ lây nhiễm cao: Buồng tiếp nhận, cấp cứu, điều trị người bệnh, nhà vệ sinh, buồng xử lý dụng cụ. Khu vực này để biển báo màu đỏ. Nhân viên y tế phải mang tối đa phương tiện phòng hộ (khẩu trang N95 nếu người bệnh có làm thủ thuật tạo khí dung) và đầy đủ các chất sát khuẩn tay nhanh chứa cồn.

  • Tùy theo từng vùng của khu cách ly mà phải có đầy đủ các buồng chức năng phù hợp cho chăm sóc, điều trị bệnh và đủ phương tiện thiết yếu cho phòng ngừa lây nhiễm: Bồn rửa tay, nhà vệ sinh, buồng xử lý dụng cụ bẩn, nhà tắm cho NVYT khi kết thúc công việc.

1.3. Thiết kế cụ thể

1.3.1. Thiết kế khu cách ly áp dụng cho bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố

  • Các buồng chức năng:

2. Buồng hành chính.

3. Buồng tiếp nhận người bệnh.

4. Buồng điều trị người bệnh.

5. Buồng người bệnh nhiễm MERS-CoV nặng cấp cứu (có đủ phương tiện cấp cứu, điều trị dùng riêng cho từng người bệnh)

6. Buồng người bệnh nghi ngờ nhiễm MERS-CoV.

7. Buồng xử lý dụng cụ có đủ phương tiện cho khử khuẩn ban đầu: như máy rửa dụng cụ, bồn rửa dụng cụ, tủ sấy khô và hoá chất khử khuẩn.

8. Buồng để vật dụng thiết yếu cho chăm sóc và điều trị người bệnh.

9. Buồng vệ sinh cho người bệnh có đủ bồn rửa tay, khăn lau tay sạch dùng 1 lần và xà phòng khử khuẩn.

10. Nhà tắm cho nhân viên y tế có xà phòng khử khuẩn.


  • Các buồng trong khu cách ly đều phải có bồn rửa tay, khăn lau tay, dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn, xà phòng rửa tay khử khuẩn. Bố trí đường di chuyển đi từ vùng có nguy cơ thấp đến vùng có nguy cơ cao.

  • Hệ thống thông khí

11. Tốt nhất là hệ thống khí áp lực âm tại các buồng cách ly. Trong trường hợp không có hệ thống thông khí áp lực âm, các buồng cách ly cần lắp đặt thiết bị thông khí mở tự nhiên hoặc hỗn hợp: gắn quạt hút khí ratheo hướng từ trong ra ngoài nơi ít người qua lại và cách mặt đất 20-30cm. Công suất quạt đủ để đạt được lưu lượng trao đổi khí tối thiểu 12 luồng trao đổi khí mỗi giờ (trên 12 ACH). Khí nên được khử khuần trước khi hút ra ngoài qua hệ thống lọc và khử khuẩn khí bằng HEPA và đèn cực tím công suất cao.

Bề mặt


12. Sàn nhà và tường (chiều cao từ sàn tối thiểu 2 m) cần gắn gạch men, dễ vệ sinh và khử khuẩn.

13. Góc nhà và bờ tường nên thiết kế góc tù, tránh góc cạnh để dễ vệ sinh, không đọng bẩn.

14. Cửa sổ làm bằng vật liệu dễ vệ sinh (kính, ít chi tiết, dễ chùi rửa).

1.3.2. Thiết kế buồng cách ly cho bệnh viện tuyến quận, huyện

15. Các bệnh viện trong vùng có nguy cơ xảy ra dịch cần luôn dành một khu vực tại khoa lây hoặc một khu vực riêng biệt trong nội viện để tiếp nhận người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV.

16. Buông cách ly cũng phải bố trí sao cho không gần nơi người bệnh khác nằm, nơi nhiều người qua lại.

17. Khu cách ly không cần đủ các buồng chức năng như các bệnh viện tuyến trên nhưng tối thiểu phải có các buồng chức năng sau:



  • Buồng khám, tiếp nhận người bệnh.

  • Buồng cách ly điều trị người bệnh nặng.

  • Buồng vệ sinh, xử lý dụng cụ (có thể nằm ngay trong buồng cách ly).

  • Khu cách ly cần có hệ thống thông khí cơ học hướng từ buồng cách ly ra vùng ít người qua lại, có cửa sổ thông thoáng với môi trường bên ngoài.

c) Mô hình buồng cách ly

group 2

A: Nơi khử khuẩn

B: Tủ đựng PTPHCN, đồ vải và dụng cụ sạch

C: Túi đựng phương tiện PHCN sau sử dụng, rác, đồ vải bẩn

D: Bồn rửa tay có xà phòng, dung dịch khử khuẩn tay chứa cồn

E: Cửa sổ mở ra ngoài, xa khu vực dân cư, ít người qua lại



Hình 1.1. Sơ đồ buồng cách ly người bệnh MERS- CoV

1.4. Sắp xếp giường bệnh trong buồng cách ly

Nếu có điều kiện, tốt nhất là mỗi người bệnh nhiễm MERS-CoV một buồng riêng.



Nếu không có điều kiện hoặc khi có quá nhiều người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV nhập viện thì bố trí người bệnh nghi ngờ vào cùng phòng, người bệnh nhiễm MERS-CoV vào cùng phòng. Khoảng cách giữa các giường tối thiểu là 1 mét để dự phòng lây truyền qua đường giọt bắn.

2. Danh mục các dụng cụ cần thiết phải tại khu/buồng cách ly:

  • Các phương tiện cần phải luôn có trong khu cách ly, buồng cách ly, được để trên xe hoặc tủ ngay trước buồng cách ly;

  • Các khoa phòng, đơn vị có liên quan đến chăm sóc và điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV cần phải dự trù cơ số phương tiện PHCN khác phù hợp với các hoạt động như vệ sinh môi trường, xử lý chất thải, vận chuyển người bệnh… (Ủng cao su, tạp dề, túi đựng thi hài, kính…).

Bảng 3.1. Phương tiện, dụng cụ cần luôn có sẵn tại khu/buồng cách ly

TT

Dụng cụ

Cơ số




Phương tiện phòng hộ cá nhân







Găng tay phẫu thuật các cỡ

150




Áo choàng các cỡ

30




Mũ kính che mặt

30




Mũ che đầu

50




Bốt bao giày

30




Khẩu trang N95

40




Khẩu trang y tế

50




Dụng cụ cần thiết khác







Quần áo người bệnh

05




Vải trải giường

05




Khăn lau tay dùng một lần

30




Thùng đựng khăn

01




Xà phòng rửa tay khử khuẩn và dung dịch cồn khử khuẩn tay

05




Giá để xà phòng và dung dịch khử khuẩn tay







Găng tay vệ sinh

10




Giẻ lau bề mặt và giấy thấm lau dịch vương vãi

05




Túi / thùng đựng chất thải các loại có in biểu tượng loại chất thải lây nhiễm

10/01




Túi đựng đồ vải bẩn

05




Thùng đựng đồ vải bẩn có nắp

01




Thùng đựng dụng cụ bẩn

01




Hóa chất khử khuẩn ban đầu và vệ sinh





tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương