SỔ tay hưỚng dẫn phòng ngừa lây nhiễm VI rút corona gây hội chứng viêM ĐƯỜng hô HẤp vùng trung đÔng (mers-coV)


TỔ CHỨC TIẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM MERS-CoV



tải về 0.57 Mb.
trang5/17
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.57 Mb.
#30859
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

TỔ CHỨC TIẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH
VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM MERS-CoV


Kiểm soát lây nhiễm MERS-CoV tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong công tác phòng, chống lây lan dịch bệnh ở người. Để bảo đảm tốt công tác kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh MERS-CoV trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh của Bộ Y tế.

Đối với các bệnh viện: Phát hiện sớm các trường hợp nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV để phân luồng, tổ chức cách ly và điều trị kịp thời nhằm cắt đứt đường lây truyền bệnh, ngăn chặn lây lan từ người bệnh sang nhân viên y tế, người nhà người bệnh, người bệnh khác, khách thăm và cộng đồng.

Đối với phòng khám đa khoa, chuyên khoa, trạm y tế: Phát hiện sớm các trường hợp nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV để phân luồng, cách ly tạm thời và nhanh chóng chuyển đến cơ sở điều trị theo quy định của Sở Y tế và Bộ Y tế.

Tăng cường các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn trong trường hợp dịch bùng phát thành đại dịch. Huy động nguồn lực cứu chữa người mắc bệnh, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong. Tham gia thiết lập các bệnh viện dã chiến tại vùng dịch, phối hợp với các lực lượng khác khoanh vùng ổ dịch, cấp cứu và cách ly điều trị người bệnh, xử lý môi trường ổ dịch.

Các cơ sở y tế cần chủ động chuẩn bị và thực hiện các hoạt động sau:

1. Tổ chức nhân lực

- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống MERS-CoV tại các bệnh viện, thành phần gồm: Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, khoa Khám bệnh, khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Nhiễm, khoa Nhi, khoa Hô hấp, phòng Hành chính Quản trị, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng Vật tư-Thiết bị y tế, khoa Dược, phòng Điều dưỡng, phòng Tổ chức cán bộ, Y tế cơ quan. Với các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh/thành phố, Ban chỉ đạo có thể có các tiểu ban điều trị và tiểu ban phòng ngừa lây nhiễm, tiểu ban cơ động chỉ đạo chống dịch tuyến trước.



  • Tùy theo điều kiện thực tế của từng bệnh viện, lãnh đạo bệnh viện quyết định khoa chịu trách nhiệm tiếp nhận điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV. Khoa chịu trách nhiệm tiếp nhận điều trị người bệnh phải có đủ điều kiện để cách ly theo quy chuẩn. Nhân sự làm việc tại khoa này phải được huấn luyện đầy đủ về kiểm soát nhiễm khuẩn, đặc biệt chú ý việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo hướng dẫn.

  • Phân vùng nguy cơ và phân luồng người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV sẽ di chuyển trong bệnh viện như sau:

  • Bệnh viện cần phân ra ba vùng nguy cơ: Vùng nguy cơ cao (màu đỏ) là những khoa chịu trách nhiệm thu dung điều trị người mắc bệnh; vùng nguy cơ trung bình (màu vàng) là những khoa tiếp nhận người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV đến khám (Ví dụ: khoa Khám bệnh, khoa Cấp cứu, khoa Hô hấp); vùng nguy cơ thấp (màu xanh) là những khoa ít có khả năng tiếp nhận khám và điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV (Ví dụ: khoa Ngoại, Sản…).

  • Việc phân vùng nguy cơ giúp bệnh viện có cơ sở phân công trách nhiệm, triển khai kế hoạch thu dung, điều trị và tập trung nguồn lực còn có hạn cho công tác phòng ngừa (phương tiện, nhân lực, tập huấn, giám sát) cho những vùng có nguy cơ cao.

Nhân sự tham gia hoạt động chuyên môn:

  • Trường hợp ca lẻ tẻ: khoa Truyền nhiễm, khoa Hồi sức cấp cứu và khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.

  • Trường hợp có dịch: Ban giám đốc quyết định nhân sự.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện vệ sinh tay

Có đầy đủ, dung dịch xà phòng vệ sinh tay và dung dịch vệ sinh tay chứa cồn ở mọi khu vực cần thiết.



2.2. Phòng hộ cá nhân

Áo choàng, tạp dề, mũ giấy, khẩu trang y tế, kính, ủng, bao giầy, găng y tế và găng lao động.



2.3. Thiết bị

  • Thông khí hỗ trợ và phương tiện hồi sức cấp cứu khác (máy đo độ bão hòa oxy cầm tay, máy monitor, máy chụp X quang tại giường), oxy và hệ thống tạo, cung cấp oxy, hệ thống hút đờm kín;

  • Máy phun khử khuẩn bề mặt buồng bệnh (bảo đảm an toàn, tránh phát tán mầm bệnh).

  • Máy lọc khử khuẩn không khí bằng HEPA và đèn UV công suất cao.

Để kiểm soát lây nhiễm MERS-CoV đạt hiệu quả cao, các phương tiện trên phải luôn sẵn sàng tại mỗi khu vực tiếp nhận và điều trị người bệnh cả khi có và chưa có dịch. Nhân viên y tế phải được huấn luyện, sử dụng thành thạo, hợp lý các phương tiện phòng hộ cá nhân và các quy định khác về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

2.4. Hoá chất khử khuẩn, khử khuẩn bề mặt, dụng cụ

Phải lập dự trù, mua sắm đầy đủ hóa chất, dụng cụ sẵn sàng cung ứng kịp

thời khi có dịch xảy ra.

2.5. Buồng cách ly

Các bệnh viện phải triển khai khu vực hoặc buồng cách ly đạt chuẩn theo quy định.



2.6. Thuốc

Thuốc cấp cứu, hồi sức, thuốc kháng vi rút, kháng sinh chống bội nhiễm, dịch truyền.



3. Huấn luyện

Phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc Trung tâm Đào tạo của bệnh viện chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo cho tất cả các nhân viên y tế trong bệnh viện về kiểm soát lây nhiễm MERS-CoV. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình, tài liệu, hướng dẫn chuyên môn về lý thuyết và thực hành cho nhân viên y tế theo tài liệu của Bộ Y tế.

Phòng Điều dưỡng phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn huấn luyện nhân viên y tế, đặc biệt là huấn luyện cho điều dưỡng viên, kỹ thuật viên xét nghiệm và các nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV về công tác kiểm soát lây nhiễm, quy trình chăm sóc và dinh dưỡng cho người bệnh.

4. Diễn tập

Ban chỉ đạo phòng chống MERS-CoV tại các bệnh viện tổ chức diễn tập nhằm kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm những nội dung còn hạn chế của đơn vị để bổ sung, khắc phục và hoàn thiện kế hoạch phòng chống dịch của đơn vị. Ban chỉ đạo phòng chống MERS-CoV tại các bệnh viện xây dựng phương án diễn tập đối phó bệnh dịch theo quy mô bệnh viện, tỉnh, khu vực, quốc gia.

Một số điểm lưu ý trong nội dung diễn tập liên quan đến kiểm soát lây nhiễm như sau:


  • Kiểm soát sớm: Sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán sớm, phân luồng, cách ly, người bệnh có triệu chứng nghi nhiễm hoặc nhiễm MERS-CoV tới khám và nhập viện. Thực hiện đúng các quy định liên quan đến vận chuyển người bệnh vào viện, chuyển khoa, chuyển viện.

  • Bảo đảm các điều kiện cần thiết cho tiếp nhận, điều trị và tổ chức phòng ngừa lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Triển khai diễn tập theo 3 tình huống Bộ Y tế hướng dẫn.

  • Sử dụng đúng phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế, chuẩn bị đủ cơ số phương tiện hiện có và các giải pháp khi nguồn cung cấp phương tiện phòng hộ cá nhân bị hạn chế.

  • Thực hành phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa bổ sung theo đường lây (qua giọt bắn, qua đường tiếp xúc và có thể qua không khí) của nhân viên y tế. Bảo đảm sự tuân thủ các quy định, quy trình vệ sinh tay, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế, vệ sinh khử khuẩn khu cách ly và vệ sinh môi trường bệnh viện.

  • Thực hành phòng lây nhiễm đối với nhân viên y tế, người nhà người bệnh, khách thăm về quản lý chất thải y tế, quản lý đồ vải, dụng cụ ăn uống của người bệnh tại khu vực cách ly, hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm khi người bệnh tử vong.

  • Lưu ý phòng ngừa các nhiễm khuẩn bệnh viện khác có liên quan tới chăm sóc người bệnh MERS-CoV (nhiễm khuẩn phối, nhiễm khuẩn máu…).

5. Kiểm tra, giám sát

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm chuyên môn trong kiểm tra giám sát thực hiện kiểm soát lây nhiễm MERS-CoV. Xây dựng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn áp dụng trong bệnh viện, quy trình giám sát thực hiện kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện thông qua Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, Ban Chỉ đạo chống dịch của bệnh viện trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức giám sát việc tuân thủ quy trình chẩn đoán điều trị, cách ly, hội chẩn nội viện, cơ động chỉ đạo chống dịch ngoại viện.

Phòng Kế hoạch Tổng hợp phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn giám sát, thống kê, thông báo kịp thời người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV, tổ chức và kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về kiểm soát lây nhiễm.

Phòng Điều dưỡng phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng Kế hoạch Tổng hợp và điều dưỡng trưởng các khoa lâm sàng, kỹ thuật viên trưởng các khoa cận lâm sàng kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về kiểm soát lây nhiễm.



6. Phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện

Ban Giám đốc, các khoa/phòng và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm cụ thể các nội dung hoạt động phòng lây nhiễm MERS-CoV tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Nội dung kiểm soát lây nhiễm phải được thể hiện trong kế hoạch phòng chống MERS-CoV của bệnh viện.

Giám đốc chịu trách nhiệm trang bị đủ cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, vật tư, hoá chất, phương tiện cần thiết phục vụ công tác phòng lây nhiễm. Bố trí khu vực cách ly tại địa điểm thích hợp. Có kế hoạch cải tạo, nâng cấp, xây mới khu cách ly theo đúng hướng dẫn.



7. Kinh phí

Kinh phí theo quy định của nhà nước về phòng chống dịch. Thực hiện mua sắm, chi tiêu theo quy định. Trong vụ dịch, khi Bộ Y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền công bố dịch, chi tiêu theo quy định phòng chống dịch khẩn cấp.

Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm bố trí ngân sách và nhân viên chuyên môn cho hoạt động thường xuyên về kiểm soát nhiễm khuẩn. Bệnh viện cần có ngân sách dự phòng cho phòng chống dịch.

SÀNG LỌC, TIẾP NHẬN VÀ CÁCH LY NGƯỜI NHIỄM
HOẶC NGHI NGỜ NHIỄM MERS-CoV

Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do MERS-CoV là bệnh lây truyền qua đường hô hấp có nguy cơ lây nhiễm và tử vong cao nên công tác phát hiện sớm, cách ly kịp thời là rất quan trọng. Người bệnh nghi ngờ nhiễm hoặc nhiễm MERS-CoV phải được cách ly ngay và áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây lây truyền qua đường giọt bắn và tiếp xúc. Hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh các biện pháp phòng ngừa cần áp dụng.



1. Sàng lọc, tiếp nhận và cách ly người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV

1.1. Mục đích

Sàng lọc người bệnh đến khám bệnh nghi ngờ nhiễm MERS-CoV nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm MERS-CoV có khả năng gây bệnh dịch nguy hiểm từ người bệnh đến nhân viên y tế và môi trường bệnh viện.



1.2. Nguyên tắc thực hiện

  • Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần xây dựng hệ thống nhận biết và phản ứng nhanh khi có người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV có khả năng gây dịch.

  • Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần xây dựng kế hoạch sàng lọc, phân loại và quản lý người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV ngay khi đến khám bệnh.

  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt (phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa bổ sung) theo hướng dẫn số 2002/QĐ-BYT ngày 06/6/2014 của Bộ Y tế.

  • Khi phát hiện người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV cần phải khám và cách ly kịp thời (căn cứ vào dấu hiệu bệnh và yếu tố dịch tễ chỉ điểm).

  • Thực hiện khai báo, thông tin, báo cáo ca bệnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế.

1.3. Phạm vi áp dụng

Mọi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm MERS-CoV..



1.4. Phương tiện

  • Khu vực phòng khám, phòng đợi, phòng nhận bệnh

  • Buồng/ khu vực cách ly (Xem phần Hướng dẫn xây dựng khu cách ly)

  • Phương tiện phòng hộ cá nhân (Xem phần Hướng dẫn sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân).

  • Các phương tiện, dụng cụ, thiết bị và hóa chất khử khuẩn thiết yếu.

1.5. Các bước thực hiện

Mỗi bệnh viện cần có một phòng khám cách ly các trường hợp ho sốt chưa rõ nguyên nhân đến khám bệnh. Người làm nhiệm vụ phân loại người bệnh phải hướng dẫn cho họ các biện pháp phòng ngừa cách ly ngay khi vào khám bệnh.

* Tiến hành chẩn đoán sớm người bệnh nghi nhiễm MERS-CoV như sau:


  • Có yếu tố dịch tễ trong vòng 3 tuần trước khi khởi phát triệu chứng:

  • Người bệnh từ nơi có dịch MERS-CoV lưu hành (Trung Đông, Hàn Quốc và các nước lân cận) trở về Việt Nam.

  • Tiếp xúc với máu hay dịch cơ thể của người bệnh được xác định hoặc nghi nhiễm MERS-CoV tại vùng dịch lưu hành;

  • Đã sống hay đi tới vùng dịch MERS-CoV đang lưu hành trong vòng 10 ngày;

  • Trực tiếp xử lý động vật, tiếp xúc với lạc đà từ các vùng dịch tễ.

  • Có biểu hiện lâm sàng của bệnh:

  • Sốt cao đột ngột >38OC; có thể có đau đầu, đau mỏi cơ;

  • Ho và khó thở

  • Có biểu hiện viêm phổi hoặc suy hô hấp cấp tính (Xem phần hướng dẫn chẩn đoán nghi ngờ nhiễm MERS-CoV của Bộ Y tế

  • Khi có những triệu chứng và tiền sử như trên, người bệnh cần được cách ly khỏi các người bệnh khác càng sớm càng tốt theo các bước trong Sơ đồ.

  • Trong thời gian có dịch, cần treo những bảng hướng dẫn ngay khu vực ra vào và phòng khám để hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh để họ báo cáo các triệu chứng bệnh lý ngay khi vào viện.

  • Khu vực phòng đợi, phòng khám, phòng làm thủ thuật (thở khí dung) phải đảm bảo thông khí tốt, ít nhất nên có trên 12 lượng khí trao đổi mỗi giờ. Có thể thực hiện bằng cách mở toàn bộ cửa sổ, của ra vào. Nếu bệnh viện sử dụng điều hòa trung tâm thì phải tăng cường số ACH ở các khu vực này.

  • Gia đình đi kèm với người bệnh nghi nhiễm MERS-CoV có khả năng gây dịch cần phải được xem như là có phơi nhiễm với MERS-CoV và cũng phải được tầm soát để chẩn đoán các bệnh MERS-CoV có khả năng gây dịch.

* Ca bệnh xác định:

Là ca bệnh nghi ngờ và được khẳng định bằng xét nghiệm PCR dương tính.



* Những lưu ý:

  • Đối với người tiếp xúc gần:

  • Người chăm sóc người bệnh phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân (khẩu trang ngoại khoa, kính đeo bảo hộ mắt, mũ, găng tay, bao giầy, quần áo) rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh (xem thêm phần mang phương tiện phòng hộ cá nhân).

  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh.

  • Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch khử khuẩn tay nhanh chứa cồn; sử dụng các thuốc khử khuẩn đường mũi họng.

  • Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV. Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

  • Phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở điều trị:

Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị người bệnh, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, trang bị phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế, người chăm sóc người bệnh và người bệnh khác tại các cơ sở điều trị người bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

  • Khử trùng xử lý môi trường và chất thải bệnh viện:

Tuân thủ quy trình về xử lý môi trường, chất thải theo quy định như đối với khu vực cách ly các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch khác.

1.6. Kiểm tra, giám sát

  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Phòng Điều dưỡng chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, huấn luyện việc thực hiện quy trình cách ly của nhân viên y tế.

  • Nội dung giám sát:

  • Buồng bệnh/khu vực có đạt tiêu chuẩn buồng cách ly.

  • Có đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định (quần áo, mũ, khẩu trang, kính, găng tay, ủng…).

  • Ý thức tuân thủ của nhân viên y tế về việc thực hiện cách ly theo từng giai đoạn chẩn đoán và điều trị.

  • Thực hiện giám sát bằng quan sát trực tiếp và ghi phiếu giám sát theo Phụ lục

Thời gian cách ly người bệnh nhiễm MERS-CoV

  • Cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế (ít nhất là 10 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh)

  • Sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân đúng để hạn chế lây truyền bệnh.

  • Hạn chế tiếp xúc, vận chuyển người bệnh, trong trường hợp cần vận chuyển phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân và xe chuyên dụng. Các vật dụng bị ô nhiễm, đồ thải bỏ và chất thải của người bệnh cần phải khử trùng và xử lý theo quy định.

  • Nếu người bệnh tử vong, tử thi phải được khâm liệm tại chỗ, phun khử khuẩn thi bằng chloramin 5% và cô lập trong túi không thấm nước. Xử lý tử thi theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng.

Thông báo trường hợp bệnh

  • Thông báo trong cơ sở y tế: Phòng khám/khoa cấpcứucó người bệnh nghi ngờ cần thông báo ngay cho các đối tượng sau:

  • Bản thân người bệnh và gia đình người bệnh.

  • Thành viên kíp trực (nếu trong giờ trực) hoặc mọi thành viên trong khoa (trong giờ hành chính).

  • Lãnh đạo bệnh viện và các phòng ban liên quan (Phòng Kế hoạch Tổng hợp, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Phòng Điều dưỡng…).

  • Thông báo ra ngoài cơ sở y tế: Cần thông báo bằng văn bản khẩn mọi trường hợp nghi ngờ hoặc xác định cho lãnh đạo y tế cấp trên và cho lãnh đạo cơ quan y tế dự phòng tương đương theo quy định về thông báo tình hình dịch bệnh, ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 2002/QĐ-BYT ngày 06 tháng 06 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Các yếu tố đảm bảo phát hiện, cách ly và quản lý người nhiễm MERS-CoV có khả năng gây dịch trong các cơ sở y tế khám, chữa bệnh.

  • Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch.

  • Có quy trình cụ thể, chi tiết về phát hiện và cách ly người bệnh nghi ngờ nhiễm MERS-CoV có khả năng gây dịch.

  • Mọi nhân viên y tế được tập huấn về triệu chứng lâm sàng, phương thức lây truyền và quy trình cách ly trong bệnh viện.

  • Có đủ phương tiện bảo đảm cách ly nghiêm ngặt.

  • Kiểm tra, đánh giá tính sẵn sàng khi chưa có dịch.





tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương