SỔ tay hưỚng dẫn phòng ngừa lây nhiễm VI rút corona gây hội chứng viêM ĐƯỜng hô HẤp vùng trung đÔng (mers-coV)



tải về 0.57 Mb.
trang3/17
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.57 Mb.
#30859
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

ĐẠI CƯƠNG VỀ MERS-CoV


1. Đại cương

Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV: Middle East Respiratory Syndrome of Coronavirus) bệnh truyền nhiễm nhóm A, do một chủng MERS-CoV mới gây ra.



Người bệnh đầu tiên được ghi nhận vào tháng 4 năm 2012 tại Saudi Arabia nhập viện vì viêm phổi, tổn thương thận cấp tính và tử vong. Trong thời gian ngắn sau đó, xuất hiện nhiều người bệnh khác cũng có các triệu chứng tương tự và cùng tiền sử ở hoặc đi qua Saudi Arabia. Tác nhân gây bệnh được Trung tâm y tế Erasmus (Hà Lan) xác định là một chủng MERS-CoV hoàn toàn mới.

Tính đến ngày 23 tháng 6 năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo đã ghi nhận 1.348 trường hợp mắc, 479 trường hợp tử vong, tại 27 quốc gia, trong đó châu Á có: Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan. Các nước khu vực Trung Đông như Ả Rập Xê Út và Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất vẫn ghi nhận các trường hợp mắc mới. Tại khu vực Trung đông có 9 nước xảy ra dịch: Ả Rập Xê Út, Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Lebanon, Iran. Ca bệnh xâm nhập (27 nước): Anh, Pháp, Tunisia, Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ai Cập, Mỹ, Hà Lan, Algeria, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc...



Khu vực Trung Đông, bao gồm các quốc gia thuộc bán đảo Arab (Jordan, Kuwait, Lebanon, Oman, Qatar, Saudi Arabia, United Arab Emirates, và Yemen) là khu vực xuất hiện những ca bệnh tiên phát. Trong đó Arab Saudi là nước có tới trên 85% số ca mắc. Những quốc gia có ca bệnh xâm nhập là Algeria, Áo, Trung Quốc, Ai Cập, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iran, Ý, Hàn Quốc, Malaysia, Hà Lan, Philippines, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh, và Hoa Kỳ. Trong đó Hàn Quốc, Saudi Arabia, Anh, Pháp, Ý, và Tunisia và Trung quốc là những nơi có ca bệnh thứ phát do lây truyền từ người sang người.

Bệnh lây truyền từ người sang người chủ yếu trong nhóm người có tiếp xúc gần với người bệnh. Lạc đà có thể là ổ chứa vi rút và có khả năng lây nhiễm sang người. Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, viêm phổi nặng và nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp cấp, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng đặc biệt là suy thận, nguy cơ tử vong cao. Tỷ lệ tử vong lên tới 30%. Một số người nhiễm MERS-CoV có thể biểu hiện lâm sàng nhẹ không rõ triệu chứng gây khó khăn cho việc phát hiện, phòng ngừa. Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.



1.1. Đặc điểm sinh học của MERS-CoV

MERS-COV thuộc họ Coronaviridae, giống Betacoronavirus, trong đó dòng

B có vi rút Corona gây hội chứng hô hấp cấp nặng - SARS (Severe acute respiratory syndrome) và dòng C có MERS-CoV gây hội chứng hô hấp Trung Đông.



MERS-COV có cấu trúc hình cầu, là một vi rút ARN một sợi dương. Kích thước bộ gen khoảng 26-32 kilobase, thuộc hàng lớn nhất trong số các ARN vi rút. Trên kính hiển vi điện tử chúng có một quầng sáng bao quanh giống như vương miện (do các protein S tạo các gai trên bề mặt vi rút) nên có tên gọi là Coronavirus. Ngoài protein S còn có proten E (Envelope); M (membran); và N (Nucleocapsid).

Cổ điển, Coronavirus thường gây viêm đường hô hấp giống như cúm thông thường ở người và một số bệnh ở động vật. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, nhiều chủng Coronavirus mới đã được phát hiện, gây bệnh ở người hoặc truyền bệnh từ động vật sang người.

Coronavirus được chia thành 4 chi:

  • Chi Alphacoronavirus: có những chủng NL63, 229E gây bệnh giống như cúm thông thường ở người, ngoài ra còn một số chủng gây bệnh ở dơi, lợn.

  • Chi Betacoronavirus (Coronavirus chuột): Có những chủng HKU1, OC43 gây viêm đường hô hấp ở người, vi rút SARS gây bệnh ở cầy hương, chuột truyền sang người và MERS-CoV gây bệnh ở dơi, truyền sang lạc đà và người. Ngoài ra còn nhiều chủng gây bệnh ở gặm nhấm và dơi.

  • Chi Gammacoronavirus (Cororonavirus chim) có một số chủng gây bệnh ở chim, gia cầm, cá voi.

  • Chi Deltacoronavirus: Gây bệnh ở một số loài chim hoang dã.

1.2. Sinh bệnh học

Sau khi xâm nhập, các protein S của MERS-CoV gắn với thụ thể DPP4 (CD 26) trên bề mặt tế bào biểu mô phế quản của người, giúp chúng xâm nhập vào cơ thể vật chủ. Từ đó, vi rút xâm nhập vào các đại thực bào và bạch cầu đơn nhân, kích thích lympho bào giải phóng các cytokin (IL 12, TL 8, IFN-γ) và chemokine (IP-10/ CXCL-10, MCP-1/CCL-2, MIP-1α/CCL-3, RANTES/CCL-5) khởi phát quá trình viêm và gây tổn thương các phủ tạng. Do thụ thể DPP4 có mặt ở nhiều loại tế bào phế nang, thận, ruột, tế bào gan và cả tương bào nên ngoài đường hô hấp, MERS-CoV còn gây tổn thương nhiều tạng khác, đặc biệt là thận.

Ngoài các cytokine kể trên, còn có sự gia tăng của chemotactic protein-1 (MCP-1) và interferon- gamma- cảm ứng protein-10 (IP-10) ở các người bệnh MERS-CoV gây ức chế tăng sinh của các tế bào dòng tủy, dẫn đến giảm bạch cầu.

1.3. Triệu chứng lâm sàng của bệnh do MERS-CoV

  • Thời gian ủ bệnh: 2-14 ngày.

  • Triệu chứng khởi phát thường gặp là sốt, ho, ớn lạnh, đau họng, đau cơ-khớp. Sau đó người bệnh xuất hiện khó thở và tiến triển nhanh tới viêm phổi.

  • Khoảng 1/3 số người bệnh có các triệu chứng tiêu hóa như nôn và tiêu chảy.

  • Một nửa số người bệnh tiến triển thành viêm phổi và 10% sẽ tiến triển thành hội chứng hô hấp cấp tính (ARDS).

  • X quang ngực có hình ảnh phù hợp với viêm phổi do virus và ARDS.

  • Xét nghiệm công thức máu thường thấy giảm bạch cầu, đặc biệt là giảm bạch cầu lympho.

1.4. Chẩn đoán MERS-CoV

1.4.1. Ca bệnh nghi ngờ

  • Đến hoặc sống trong vùng dịch tễ hoặc sống trong vùng có dịch trong vòng 2 tuần.

  • Có tiếp xúc gần với ca bệnh xác định/có thể.

  • Có biểu hiện nhiễm trùng hô hấp cấp: sốt trên 38 độ C, ho, khó thở, X quang có viêm phổi với mức độ khác nhau.

  • Không lý giải được các căn nguyên gây viêm phổi khác.

1.4.2. Ca bệnh có thể

  • Có tiếp xúc gần với người bệnh (người chăm sóc…).

  • Có biểu hiện lâm sàng nhưng không lấy được bệnh phẩm xét nghiệm.

  • Không lý giải được các căn nguyên gây viêm phổi khác.

1.4.3. Ca bệnh xác định

  • Có bệnh cảnh lâm sàng và yếu tố dịch tễ.

  • Real time PCR dương tính với MERS-CoV.

1.5. Chẩn đoán phân biệt

  • Cúm nặng.

  • Viêm phổi không điển hình.

  • Nhiễm trùng huyết gây suy thận và suy hô hấp.

  • Bệnh tay chân miệng gây suy thận và suy hô hấp.

2. Cơ chế lây truyền

2.1. Nguồn lây

Dơi, lạc đà là nguồn lưu truyền coronavirus tự nhiên đã được xác nhận.

Nhiều tác giả cho rằng dơi là ổ chứa MERS-CoV trong tự nhiên. Người ta đã phát hiện ARN của Coronavirus có chất liệu di truyền gần gũi với MERS-CoV trong phân dơi ở cả châu Á, Âu, Phi và Trung Đông. Tuy vậy việc tiếp xúc trực tiếp giữa người với dơi ít xảy ra và đến nay vẫn chưa phát hiện được trường hợp nào truyền bệnh trực tiếp từ dơi sang người.

Hình ảnh minh họa

Người bị nhiễm bệnh

Đặc biệt chú ý lây truyền trong bệnh viện

2.2. Phương thức lây truyền

  • Lây truyên tiên phát: MERS-COV có thể được truyền từ dơi sang lạc đà, từ đó lây truyền sang người gây bệnh tiên phát.

Các xét nghiệm huyết thanh cho thấy 74% trong số 203 con lạc đà ở Saudi Arabia có kháng thể dương tính với MERS-CoV. Trong dịch mũi họng của lạc đà bị chảy mũi đã tìm thấy ARN của MERS-CoV và rất nhiều bằng chứng dịch tễ mạnh mẽ về việc lây truyền MERS-CoV từ lạc đà sang người thông qua tiếp xúc gần. 

  • Lây truyền thứ phát: từ người sang người qua các giọt bắn hoặc qua tiếp xúc trực tiếp.

Lây truyền giữa người với người: các chùm ca bệnh gia đình, lây truyền trong cơ sở y tế và quá trình lây nhiễm rộng dịch từ một ca bệnh xâm nhập tại Hàn Quốc là những bằng chứng khẳng định sự lây truyền từ người sang người của MERS-CoV. Lây truyền thông qua các giọt bắn dịch tiết đường hô hấp và tiếp xúc. Người ta nhận thấy các ca bệnh thứ phát có xu hướng nhẹ hơn ca bệnh tiên phát, nhiều trường hợp có vi rút không có triệu chứng.

MERS-CoV hiện diện ở cả dịch mũi họng và dịch tiết đường hô hấp dưới (đờm, dịch hút phế quản hay dịch rửa phế quản phế nang) của người bệnh trong vòng hai tuần kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Xét nghiệm PCR cũng đã phát hiện vi rút ở dịch tiết hô hấp một số nhân viên y tế không có triệu chứng và vi rút có thể còn dương tính tới 6 tuần. Điều này cảnh báo nguy cơ những người không có triệu chứng vẫn có thể là nguồn phát tán bệnh.



tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương