SỔ tay hưỚng dẫn phòng ngừa lây nhiễm VI rút corona gây hội chứng viêM ĐƯỜng hô HẤp vùng trung đÔng (mers-coV)


PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM TRONG XÉT NGHIỆM MERS-CoV



tải về 0.57 Mb.
trang14/17
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.57 Mb.
#30859
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM
TRONG XÉT NGHIỆM MERS-CoV


1. Mục đích

  • Phòng ngừa lây nhiễm MERS-CoV qua tiếp xúc từ các loại bệnh phẩm và những người tiếp xúc với người bệnh trong quá trình làm các xét nghiệm liên quan đến bệnh phẩm của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV.

  • Mọi nhân viên trong phòng xét nghiệm đều thực hiện đúng và nghiêm ngặt quy trình và quy định khi lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu của người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV.

  • Tránh phát tán nguồn bệnh, bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và môi trường.

Quy định này nhằm phòng ngừa lây nhiễm MERS-CoV qua tiếp xúc từ các loại bệnh phẩm và những người tiếp xúc với bệnh phẩm của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV khi làm xét nghiệm.

2. Nguyên tắc thực hiện

Phòng ngừa lây nhiễm do tiếp xúc là ưu tiên hàng đầu trong quá trình làm xét nghiệm cho người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV .



2.1. Yêu cầu về người làm xét nghiệm

  • Nhân viên phòng xét nghiệm khi tiến hành các xét nghiệm cho người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV phải có kinh nghiệm, thành thạo. Nên bố trí nhân viên chuyên biệt làm các xét nghiệm này.

  • Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn sinh học, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân thành thạo, đúng quy cách:

  • Yêu cầu về người làm xét nghiệm thường quy: phải mặc phương tiện phòng hộ cá nhân thông thường như đeo găng tay, áo chống thấm nước, tấm che kín mặt đầy đủ hoặc kính bảo hộ, mặt nạ.

  • Yêu cầu về người làm xét nghiệm chẩn đoán xác định MERS-CoV phải mặc phương tiện phòng hộ cá nhân và quần áo bảo hộ áp lực dương.

  • Người thực hiện các xét nghiệm cho người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV không được mặc phương tiện phòng hộ cá nhân từ phòng xét nghiệm MERS-CoV đến nơi khác.

  • Hiểu được nguy cơ nhiễm bệnh, có khả năng phát hiện và đánh giá nguy cơ cho cá nhân, có kiến thức kiểm soát sức khoẻ sau khi làm nhiệm vụ và tự xử lý theo đúng quy trình khi bị phơi nhiễm.

  • Tuyệt đối không tiếp xúc tay trần với bệnh phẩm và dụng cụ làm xét nghiệm cho người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV .

  • Khi thực hiện các xét nghiệm liên quan đến bệnh phẩm của người bệnh (+) MERS-CoV hay nghi ngờ cần thận trọng không đụng tay lên vùng mặt, mũi, miệng

2.2. Yêu cầu về nơi làm xét nghiệm

  • Các xét nghiệm thường quy: An toàn sinh học cấp II.

  • Các xét nghiệm chẩn đoán xác định MERS-CoV : An toàn sinh học cấp III hoặc an toàn sinh học cấp II, nồi hấp hai cửa, lọc khí cấp, khí thải.

3. Đối tượng và phương pháp áp dụng

  • Nhân viên phòng xét nghiệm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn sinh học, phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân thành thạo.

  • Dụng cụ lấy bệnh phẩm và bệnh phẩm của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV sau khi làm xong xét nghiệm phải được xử lý như chất thải y tế lây nhiễm nguy hiểm.

  • Khu vực sau lấy mẫu phải được xử lý như khu vực lây nhiễm nguy hiểm.

4. Phương tiện

4.1. Phương tiện phòng hộ cá nhân

  • Các xét nghiệm thường quy: Phương tiện phòng hộ cá nhân thông thường.

  • Các xétnghiệm chẩn đoán xác định MERS-CoV: Quần áo bảo hộ áp lực dương.

4.2. Trang thiết bị

  • Các xét nghiệm thường quy:Tủ an toàn sinh học cấp II.

  • Các xét nghiệm chẩn đoán xác định MERS-CoV : An toàn sinh học cấp III hoặc an toàn sinh học cấp II, nồi hấp hai cửa, lọc khí cấp, khí thải.

4.3. Bệnh phẩm

  • Bệnh phẩm đường hô hấp trên

  • Bệnh phẩm đường hô hấp dưới

  • Mẫu máu (có hoặc không có chất chống đông EDTA)

5. Chỉ định áp dụng

Chẩn đoán MERS-CoV ở người nhiễm giai đoạn đầu là khó khăn, bởi vì những các triệu chứng ban đầu thường không đặc hiệu,phải chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác. Tuy nhiên, những người từ vùng dịch về, kèm theo có triệu chứng sớm của bệnh MERS hoặc đã tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể từ người bệnh MERS, tiếp xúc với vật dụng nhiễm bẩn với máu và dịch của người bệnh MERS, hoặc tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh nên được cách ly và báo cáo với chuyên gia y tế.

5.1. Xét nghiệm các ca bệnh nghi ngờ

  • Huyết học:

  • Hóa sinh máu:

  • Xét nghiệm vi sinh:

  • Chẩn đoán phân biệt:

  • Cúm nặng

  • Viêm phổi không điển hình

  • Nhiễm khuẩn huyết gây suy thận và suy hô hấp

  • Bệnh tay chân miệng thể cấp có biến chứng suy hô hấp và suy thận

  • Các xét nghiệm thường quy khác.

  • Xét nghiệm X quang:

5.2. Xét nghiệm xác định MERS-CoV

Phát hiện MERS-CoV dương tính bằng kỹ thuật RT-PCR



6. Kiểm tra, giám sát

Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng các khoa liên quan có nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình, quy định an toàn sinh học khi thực hiện xét nghiệm người bệnh nghi ngờ hoặc nhiễm MERS-CoV.



  • Giám sát nhân viên y tế việc tuân thủ nghiêm ngặt khử khuẩn dụng cụ và khu vực lấy bệnh phẩm.

  • Giám sát nhân viên y tế việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn sinh học, sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân (PPE) thành thạo trong quá trình xét nghiệm.

  • Giám sát dụng cụ tái sử dụng sau khi làm xét nghiệm.

  • Giám sát xử lý chất thải y tế lây nhiễm nguy hiểm đối với bệnh phẩm sau khi làm xét nghiệm.

  • Giám sát xử lý môi trường phòng xét nghiệm như khu vực lây nhiễm nguy hiểm sau khi xét nghiệm.

Lưu ý: Tất cả trang phục phòng hộ (găng, áo choàng, khẩu trang...) khi loại bỏ lộn ngược mặt bẩn (bên ngoài) vào trong để hạn chế nguy cơ phát tán tác nhân lây nhiễm ra các vật dụng thu gom, vận chuyển.

Tay đi găng làm xét nghiệm liên quan đến bệnh phẩm người bệnh MERS-CoV không được đụng chạm lên bàn phím điều khiển máy móc thiết bị, nắm cửa, điện thoại, công tắc điện...





tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương