SỔ tay hưỚng dẫn phòng ngừa lây nhiễm VI rút corona gây hội chứng viêM ĐƯỜng hô HẤp vùng trung đÔng (mers-coV)


LẤY, BẢO QUẢN, ĐÓNG GÓI VÀ VẬN CHUYỂN BỆNH PHẨM



tải về 0.57 Mb.
trang13/17
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.57 Mb.
#30859
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

LẤY, BẢO QUẢN, ĐÓNG GÓI
VÀ VẬN CHUYỂN BỆNH PHẨM


Mọi bệnh phẩm sinh học từ người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV đều là nguồn lây nhiễm tiềm tàng và nguy hiểm cho người lấy mẫu, thu thập, vận chuyển và xử lý. Việc tuân thủ nghiêm ngặt quy định về an toàn sinh học cấp độ 2-3 là bắt buộc khi có tiếp xúc, xử lý nguồn bệnh phẩm này.

1. Mục đích

  • Phòng ngừa lây nhiễm MERS-CoV qua tiếp xúc từ các loại bệnh phẩm và những người tiếp xúc với người bệnh trong quá trình lấy, bảo quản, đóng gói và vận chuyển, xử lý và làm các xét nghiệm liên quan đến bệnh phẩm của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV.

  • Mọi nhân viên lấy mẫu đều thực hiện đúng và nghiêm ngặt quy trình và quy định khi lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu của người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV.

  • Tránh phát tán nguồn bệnh, bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và môi trường.

2. Nguyên tắc thực hiện

Phòng ngừa lây nhiễm do tiếp xúc là ưu tiên hàng đầu trong quá trình lấy, bảo quản, đóng gói và vận chuyển, xử lý và làm các xét nghiệm liên quan đến bệnh phẩm của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV .



2.1. Yêu cầu về người lấy, bảo quản, đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV

Người lấy, bảo quản, đóng gói và vận chuyển, xử lý và làm các xét nghiệm liên quan đến bệnh phẩm của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV phải là nhân viên y tế đã được đào tạo, có kinh nghiệm và có kỹ năng thực hành thành thạo các hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm.



  • Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn sinh học trong thu thập, bảo quản, đóng gói và vận chuyển, xử lý và làm các xét nghiệm liên quan đến bệnh phẩm lây qua đường máu và đường tiếp xúc.

  • Sử dụng phương tiện phòng hộ cá thành thạo, đúng quy định.

  • Hiểu được nguy cơ nhiễm bệnh, có khả năng phát hiện và đánh giá nguy cơ cho cá nhân, có kiến thức kiểm soát sức khoẻ sau khi làm nhiệm vụ và tự xử lý được theo đúng quy trình khi bị phơi nhiễm.

  • Tốt nhất là các nhân viên y tế đang theo dõi và chăm sóc người bệnh nghi ngờ thực hiện lấy bệnh phẩm, hạn chế tối đa số người tiếp xúc với người bệnh.

2.2. Yêu cầu về dụng cụ

Tất cả các dụng cụ sử dụng để lấy, bảo quản, đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV đều là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, phải được xử lý như chất thải y tế lây nhiễm nguy hiểm.



  • Ưu tiên sử dụng các dụng cụ sử dụng một lần, tiêu huỷ ngay sau khi sử dụng như chất thải y tế lây nhiễm nguy hiểm.

  • Dụng cụ sử dụng có khả năng tái sử dụng lại phải được khử khuẩn, tiệt khuẩn đúng quy cách, phải có khu vực xử lý riêng tránh lây nhiễm sang dụng cụ của người bệnh khác.

  • Tất cả dụng cụ, bệnh phẩm thừa của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV đều có nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc cần được thu gom xử lý như là chất thải lây nhiễm nguy hiểm.

  • Dụng cụ dùng riêng cho mỗi người bệnh phải thu gom xử lý riêng.

2.3. Yêu cầu về khu vực lấy mẫu

  • Khu vực lấy mẫu phải là khu vực cách ly.

  • Khu vực sau lấy mẫu, làm các xét nghiệm liên quan phải được xử lý như khu vực lây nhiễm nguy hiểm.

3. Đối tượng và phương pháp áp dụng

  • Nhân viên y tế tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn sinh học, phải sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân thành thạo.

  • Người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV phải ở khu vực cách ly.

  • Dụng cụ lấy bệnh phẩm và bệnh phẩm của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV sau khi làm xong xét nghiệm phải được xử lý như chất thải y tế lây nhiễm nguy hiểm.

  • Khu vực sau lấy mẫu phải được xử lý như khu vực lây nhiễm nguy hiểm.

  • Mọi bệnh phẩm liên quan đến xét nghiệm người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV đều có nguy cơ lây nhiễm nguy hiểm, phải tuân thủ các quy định về quản lý và xử lý an toàn sinh học.

4. Phương tiện

4.1. Phương tiện phòng hộ cá nhân

  • Bộ quần áo chống dịch mặc một lần.

  • Tấm choàng không thấm nước.

  • Mũ trùm hoặc tấm choàng che kín đầu, cổ bằng chất liệu không thấm nước.

  • Khẩu trang có khả năng lọc cao (N95), hoặc khẩu trang có bộ phận lọc và hỗ trợ thở (tăng cường oxy thở).

  • Kính bảo hộ, tấm che mặt.

  • Găng tay hai lớp, lớp một (lớp bên trong) là găng tay y tế luôn giữ sạch, tránh không để tiếp xúc với dụng cụ bẩn.

  • Ủng cao su/giầy chống thấm cổ cao.

  • Dung dịch khử khuẩn tay nhanh/xà phòng có chất khử khuẩn.

4.2. Dụng cụ lấy bệnh phẩm

  • Tăm bông cán mềm và cán cứng vô trùng.

  • Đè lưỡi.

  • Ống ly tâm hình chóp 15ml, chứa 2-3ml môi trường vận chuyển.

  • Lọ nhựa (ống Falcon 50ml) hoặc túi nylon để đóng gói bệnh phẩm.

  • Băng, gạc có tẩm chất sát trùng.

  • Bơm tiêm 10 ml, vô trùng.

  • Ống nghiệm vô trùng đựng máu (có hoặc không có chất chống đông).

  • Dây garo

  • Bình lạnh bảo quản mẫu.

4.3. Thông tin trên ống chứa bệnh phẩm

  • Tên người bệnh (hoặc mã số bệnh phẩm).

  • Tuổi

  • Ngày thu thập mẫu

  • Loại bệnh phẩm

4.4. Phiếu yêu cầu xét nghiệm và phiếu điều tra dịch tễ

Điền đầy đủ thông tin.



5. Các bước thực hiện

5.1. Mang phương tiện phòng hộ cá nhân

Mang phương tiện phòng hộ cá nhân đúng quy định (xem phần phương tiện phòng hộ cá nhân). Chú ý mang khuẩn trang N95 và mang 2 găng tay khi lấy bệnh phẩm.



5.2. Quy định về lấy bệnh phẩm

5.2.1. Mẫu bệnh phẩm

Bệnh phẩm thu thập bao gồm ít nhất 2 mẫu bệnh phẩm gồm 01 mẫu bệnh phẩm đường hô hấp và 01 mẫu máu trong số các loại mẫu dưới đây:



  • Bệnh phẩm đường hô hấp trên:

  • Hỗn hợp dịch mũi họng;

  • Dịch súc họng;

  • Bệnh phẩm đường hô hấp dưới:

  • Dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi ...;

  • Tổ chức phổi, phế quản, phế nang.

  • Mẫu máu (3-5 ml máu tĩnh mạch có hoặc không có chất chống đông EDTA)

  • Mẫu máu giai đoạn cấp;

  • Mẫu máu giai đoạn hồi phục (sau 10-14 ngày sau khi khởi bệnh).

5.2.2. Thời điểm thu thập bệnh phẩm

Loại bệnh phẩm

Thời điểm thích hợp thu thập

Bệnh phẩm đường hô hấp trên (dịch mũi họng; dịch súc họng)

Tại ngày 0 đến ngày 7 sau khi khởi bệnh

Bệnh phẩm đường hô hấp dưới (dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi)

Tại ngày 0 đến ngày 14 sau khi khởi bệnh

Mẫu máu giai đoạn cấp

Tại ngày 0 đến ngày 7 sau khi khởi bệnh

Mẫu máu giai đoạn hồi phục

Tại ngày 14, 28 hoặc 3 tháng sau khi khởi bệnh

Tổ chức phổi, phế nang

Trong trường hợp có chỉ định

5.2.3. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm

a. Dịch mũi và họng (sử dụng 02 tăm bông cho 02 loại bệnh phẩm)



  • Đưa tăm bông vào vùng hầu họng để cho dịch họng thấm ướt đầu tăm bông, sau đó miết mạnh và xoay tròn tăm bông tại khu vực 2 amidan và thành sau họng để thu thập tế bào nhiễm.

  • Yêu cầu người bệnh ngửa mặt khoảng 45°. Đưa tăm bông vào dọc theo sàn mũi tới khoang mũi họng, để tăm bông cho thấm ướt dịch mũi sau đó xoay tròn, miết mạnh vào thành mũi và rút ra từ từ.

  • Sau khi ngoáy họng và ngoáy mũi, 2 tăm bông chứa bệnh phẩm được chuyển vào 01 tuýp chứa 2ml-3 ml môi trường bảo quản bệnh phẩm (đầu tăm bông phải nằm ngập trong môi trường vận chuyển).

b. Dịch súc họng

Người bệnh được súc họng với 10 ml dung dịch rửa (nước muối sinh lý). Dịch súc họng được thu thập vào cốc hoặc đĩa petri và pha loãng theo tỷ lệ 1:2 trong môi trường bảo quản vi rút.

c. Dịch nội khí quản

Người bệnh khi đang thở máy, đã được đặt nội khí quản. Dùng 1 ống hút dịch, đặt theo đường nội khí quản và dùng bơm tiêm hút dịch nội khí quản theo đường ống đã đặt. Cho dịch nội khí quản vào tuýp chứa môi trường bảo quản vi rút.

d. Lấy mẫu máu

Sử dụng bơm kim tiêm vô trùng lấy 3-5ml máu tĩnh mạch, chuyển vào tuýp chứa (có hoặc không có chất chống đông EDTA), bảo quản ở nhiệt độ 4°C trong vòng 24 giờ.



Lưu ý:

  • Ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, loại bệnh phẩm, ngày lấy mẫu trên tuýp đựng bệnh phẩm

  • Các loại bệnh phẩm thu thập tại đường hô hấp dưới (dịch nội khí quản, phế nang, màng phổi) phải được phối hợp với các bác sỹ lâm sàng trong quá trình thu thập mẫu bệnh phẩm.

5.2.4. Khử khuẩn dụng cụ và khu vực lấy mẫu

Dụng cụ lấy mẫu, phương tiện PHCN xử lý như chất thải lây nhiễm.

Khu vực lấy mẫu được khử khuẩn bề mặt như buồng cách ly.

5.3. Quy định về bảo quản bệnh phẩm

Bệnh phẩm sau khi thu thập được chuyển đến phòng xét nghiệm trong thời gian ngắn nhất:



  • Bệnh phẩm được bảo quản tại 2-8°C, và chuyển tới phòng xét nghiệm trong vòng 48 giờ sau khi thu thập.

  • Bệnh phẩm được bảo quản ngay tại -70°C trong trường hợp thời gian dự kiến chuyển đến phòng xét nghiệm chậm hơn 48 giờ sau khi thu thập.

  • Không bảo quản bệnh phẩm tại ngăn đá của tủ lạnh hoặc -20°C.

  • Bệnh phẩm là huyết thanh/huyết tương có thể bảo quản tại 4°C trong 1 tuần.

5.4. Quy định về đóng gói bệnh phẩm

Bệnh phẩm khi vận chuyển phải được đóng gói theo nguyên tắc 3 lớp để đảm bảo an toàn sinh học.



5.4.1. Đóng gói bệnh phẩm để vận chuyển trong bệnh viện làm xét nghiệm thường quy

  • Lớp trong cùng: lọ chứa mẫu bệnh phẩm theo đúng quy định của phòng xét nghiệm cung cấp. Không để bệnh phẩm bị tràn vãi ra ngoài.



Hình 13. Đóng gói bệnh phẩm (ba lớp) để vận chuyển trong bệnh viện
làm xét nghiệm thường quy

  • Lớp giữa: giá nhựa, giá xốp, hộp nhựa để giữ cho bệnh phẩm thẳng đứng.

  • Lớp ngoài cùng: hộp nhựa cứng, có nắp đậy và quai xách, trên hộp phải có dán nhãn nguy hiểm sinh học.

5.4.2. Đóng gói bệnh phẩm để vận chuyển đi xa làm xét nghiệm khẳng định MERS-CoV

Bệnh phẩm khi vận chuyển phải được đóng gói kỹ trong 3 lớp bảo vệ, theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới.



  • Siết chặt nắp tuýp bệnh phẩm, bọc ngoài bằng giấy parafin (nếu có), bọc từng tuýp bệnh phẩm bằng giấy thấm.

  • Đưa tuýp vào túi vận chuyển (hoặc lọ có nắp kín).

  • Bọc ra ngoài các túi bệnh phẩm bằng giấy thấm hoặc bông thấm nước có chứa chất tẩy trùng (cloramine B ...), đặt gói bệnh phẩm vào túi nylon thứ 2, buộc chặt.

  • Các phiếu thu thập bệnh phẩm được đóng gói chung vào túi nylon cuối cùng, buộc chặt, chuyển vào phích lạnh, bên ngoài có vẽ các logo quy định của Tổ chức Y tế thế giới (logo: bệnh phẩm sinh học, không được lộn ngược, tránh va đập) khi vận chuyển.

Hình 14. Đóng gói bệnh phẩm (ba lớp) để vận chuyển đi xa làm xét nghiệm
khẳng định MERS-CoV

Biểu tượng ghi chú



Hình 15. Mẫu biển báo nguy hiểm sinh học
(Ban hành kèm theo Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ)

5.5. Quy định về vận chuyển bệnh phẩm

  • Đơn vị tiếp nhận bệnh phẩm:

  • Phòng xét nghiệm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiếp nhận bệnh phẩm gửi đến từ các tỉnh từ Quảng Ngãi trở ra.

  • Phòng xét nghiệm Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh tiếp nhận bệnh phẩm gửi đến từ các tỉnh từ Bình Định trở vào.

Theo diễn biến của dịch bệnh MERS-CoV và năng lực xét nghiệm của các đơn vị, Bộ Y tế sẽ xem xét mở rộng các điểm tiếp nhận bệnh phẩm khi cần thiết.

  • Thông báo cho phòng xét nghiệm ngày gửi và thời gian dự định bệnh phẩm sẽ tới phòng xét nghiệm.

  • Bệnh phẩm được vận chuyển tới phòng xét nghiệm bằng đường bộ hoặc đường không càng sớm càng tốt.

  • Tuyệt đối tránh để tuýp bệnh phẩm bị đỗ, vỡ trong quá trình vận chuyển.

  • Nên bảo quản bệnh phẩm ở nhiệt độ 4°C khi vận chuyển tới phòng xét nghiệm, tránh quá trình đông tan băng nhiều lần, làm giảm chất lượng của bệnh phẩm.

6. Kiểm tra, giám sát

  • Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng các khoa liên quan có nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình, quy định về an toàn sinh học, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân thành thạo trong quá trình lấy, bảo quản, đóng gói và vận chuyển, xử lý và làm các xét nghiệm liên quan đến bệnh phẩm MERS-CoV.

  • Giám sát xử lý chất thải y tế lây nhiễm nguy hiểm đối với dụng cụ lấy bệnh phẩm và bệnh phẩm sau khi làm xét nghiệm.

  • Giám sát xử lý khu vực lây nhiễm nguy hiểm sau lấy bệnh phẩm, xử lý và làm các xét nghiệm liên quan đếnMERS-CoV.







tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương