SỔ tay hưỚng dẫn phòng ngừa lây nhiễm VI rút corona gây hội chứng viêM ĐƯỜng hô HẤp vùng trung đÔng (mers-coV)


VỆ SINH KHỬ KHUẨN BỀ MẶT MÔI TRƯỜNG



tải về 0.57 Mb.
trang11/17
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.57 Mb.
#30859
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17

VỆ SINH KHỬ KHUẨN BỀ MẶT MÔI TRƯỜNG


1. Mục đích

  • Nhân viên vệ sinh tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh môi trường khu vực tiếp nhận, điều trị NB nghi ngờ/nhiễm MERS- CoV.

  • Cắt đứt con đường lây truyền qua đường tiếp xúc của MERS-CoV.

  • Đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.

2. Nguyên tắc thực hiện

Bề mặt khu vực điều trị, cách ly người bệnh nghi ngờ nhiễm hoặc nhiễm MERS CoV phải được làm sạch, khử khuẩn theo một số nguyên tắc sau:



  • Mọi mặt tại khu vực sàng lọc, phân loại và điều trị nhìn rõ hay không nhìn rõ có dính máu, dịch tiết, chất thải từ người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS CoV đều phải được làm sạch và khử khuẩn.

  • Mọi bề mặt trong buồng bệnh cách ly người bệnh nhiễm/nghi ngờ MERS CoV, bao gồm cả bề mặt các thiết bị chăm sóc, phương tiện vận chuyển phải được làm sạch, khử khuẩn bằng các hoá chất khử khuẩn được Bộ Y tế cấp phép tối thiểu 2 lần/ngày và khi có yêu cầu. Phải được khử khuẩn ngay sau khi người bệnh tử vong hoặc xuất viện, chuyển viện.

  • Mọi bề mặt phương tiện, máy móc, thiết bị sau mỗi lần sử dụng vận chuyển ra ngoài buồng, khu vực cách ly phải được khử khuẩn ngay sau khi ra khỏi buồng cách ly.

  • Nhân viên y tế khi thực hiện làm sạch, khử khuẩn các bề mặt liên quan đến người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS CoV cần tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa lây nhiễm qua đường tiếp xúc và qua đường giọt bắn.

  • Nhân viên thực hiện làm sạch, khử khuẩn bề mặt môi trường khu vực điều trị, cách ly người bệnh nghi ngờ/nhiễm MERS CoV phải được tập huấn các quy trình làm sạch, khử khuẩn bề mặt và phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân khi thực hiện.

3. Đối tượng và phạm vi áp dụng

  • Tất cả NVYT làm công tác vệ sinh môi trường ở tất cả các khu vực có liên quan tới chăm sóc, điều trị người bệnh nghi ngờ/nhiễm MERS CoV.

  • Tất cả các bề mặt phương tiện y tế, đồ dùng liên quan đến người bệnh, giường, tủ bàn, ghế, nhà vệ sinh… trong khu vực sàng lọc, tiếp nhận, buồng bệnh cách ly, nơi giặt là, thu gom chất thải, nơi xử lý dụng cụ tái sử dụng, phương tiện vận chuyển người bệnh… có liên quan tới chăm sóc, điều trị người bệnh nghi ngờ/nhiễm MERS CoV.

4. Phương tiện

  • Bộ phương tiện phòng hộ cá nhân (xem bài sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân).

  • Xà phòng rửa tay.

  • Hoá chất khử khuẩn dạng phun sương cầm tay (VD: aniospray…).

  • Dung dịch khử khuẩn bề mặt có hoạt chất clo 0,05 đến 0,1% hoặc các hóa chất khử khuẩn khác được Bộ Y tế cấp phép (surphanios, presept…).

  • Giẻ lau sạch, cây lau nhà, xô chứa hóa chất và xô gom.

  • Máy phun hóa chất khử khuẩn bằng tay hoặc tự động (nếu có điều kiện).

5. Cách thực hiện

  • Bước 1: chuẩn bị đủ phương tiện làm sạch, khử khuẩn (chậu chứa dung dịch khử khuẩn, giẻ lau, cây lau sàn…) được sử dụng riêng cho mỗi khu vực (hành chính, buồng bệnh cách ly, khu vệ sinh, khu xử lý dụng cụ, đồ vải…).

  • Bước 2: Người thực hiện vệ sinh môi trường mang phương tiện PHCN theo đúng hướng dẫn trước khi vào khu vực cách ly và trong suốt quá trình thực hiện làm sạch, khử khuẩn bề mặt môi trường khu cách ly:

  • Khẩu trang y tế bảo vệ đường mũi, miệng.

  • Kính bảo hộ che mắt tránh văng bắn phơi nhiễm qua niêm mạc mắt.

  • Áo choàng chống thấm tránh phơi nhiễm với nước, dịch.

  • Tạp dề chống thấm.

  • Găng tay cao su dày.

  • Ủng/bao che giày chống thấm.

  • Bước 3: Lau ẩm và thu gom chất thải vào các thùng theo đúng quy định trước khi vệ sinh.

  • Bước 4: thực hiện lau khử khuẩn định kỳ bằng dung dịch khuẩn với nồng độ quy định ở tất cả các bề mặt trong khu vực cách ly tối thiểu 2 lần/ngày và khi có yêu cầu. Áp dụng đúng quy trình lau 2 xô (một xô nước sạch, một xô dung dịch khử khuẩn) và mỗi lần lau là một giẻ sạch, không giặt lại trong các xô. Khi lau cần phải chú ý:

  • Với các bề thường xuyên có tiếp xúc (xe tiêm, xe vận chuyển đồ vải dụng cụ, tay nắm cửa…) cần phun khử khuẩn ngay sau mỗi lần sử dụng hoặc có tiếp xúc.

  • Loại bỏ ngay và lau lại bằng dung dịch khử khuẩn 0,1% hoạt chất có chứa clo mỗi khi thấy bề mặt có dính máu, dịch tiết, phân, chất nôn của người bệnh. Thời gian hóa chất tiếp xúc với bề mặt môi trường ít nhất 10 phút.

  • Bước 5: thu gom các dụng cụ sau khi vệ sinh môi trường để làm sạch và khử khuẩn trước khi đưa chúng ra khỏi khu vực buồng bệnh cách ly. Bao gồm chất thải phải được cô lập (xem hướng dẫn xử lý chất thải), giẻ lau cho vào túi cô lập chuyển xuống nhà giặt. Dụng cụ đã được khử khuẩn.

  • Bước 6: Nhân viên y tế cởi bỏ trang phục PHCN và vệ sinh tay bằng dung dịch xà phòng có tính khử khuẩn ngay sau khi kết thúc công việc vệ sinh môi trường.

Lưu ý: bàn tay NVYT có tiếp xúc trực tiếp với máu, chất tiết, chất thải người bệnh và sau khi tháo PTPHCN phải được rửa tay với xà phòng khử khuẩn.

5.1. Vệ sinh khử khuẩn bề mặt hàng ngày

Quy trình thực hiện giống như trên và cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định:



  • Vệ sinh hai lần mỗi ngày và khi có yêu cầu. Nên có bảng theo dõi các bề mặt đã được khử khuẩn mỗi ngày.

  • Với mỗi lần vệ sinh, cần lau khử khuẩn các bề mặt bằng hóa chất khử khuẩn trước khi lau lại bằng dung dịch làm sạch. Cần thực hiện vệ sinh khử khuẩn từ khu vực ít ô nhiễm (khu vực hành chính) tới khu vực ô nhiễm nhiều (buồng cách ly), các bề mặt phương tiện thiết bị trước khi khử khuẩn và làm sạch sàn nhà.

  • Sử dụng hóa chất khử khuẩn diệt được MERS-CoV cho tất cả các bề mặt trong phòng và bảo đảm đúng thời gian tiếp xúc với hóa chất khử khuẩn. Ví dụ ít nhất 10 phút với các hợp chất Clo 0,5 - 1%.

5.2. Vệ sinh sau khi người bệnh ra viện/chuyển viện/tử vong

  • Chuyển người bệnh cách ly khác trong buồng bệnh (nếu có) sang buồng cách ly khác trước khi thực hiện vệ sinh khử khuẩn lần cuối.

  • Thu gom các dụng cụ bẩn, đồ vải vào các thùng/túi theo quy định về trung tâm tiệt khuẩn, giặt là để xử lý dùng lại. Thu gom và loại bỏ chất thải và các vật dụng cá nhân khác của người bệnh theo quy định thu gom và quản lý chất thải lây nhiễm.

  • Lau khử khuẩn các bề mặt bằng hóa chất khử khuẩn trước khi lau lại bằng dung dịch làm sạch. Cần thực hiện vệ sinh khử khuẩn từ khu vực ít ô nhiễm (khu vực hành chính) tới khu vực ô nhiễm nhiều (buồng cách ly), các bề mặt phương tiện thiết bị trước khi khử khuẩn và làm sạch sàn nhà.

  • Sử dụng hóa chất khử khuẩn diệt được MERS-CoV cho tất cả các bề mặt trong phòng và bảo đảm đúng thời gian tiếp xúc với hóa chất khử khuẩn. Ví dụ ít nhất 10 phút với các hợp chất Clo 0,5 - 1%.

  • Với các cơ sở y tế có máy phun khử khuẩn, tiến hành phun hóa chất khử khuẩn toàn bộ buồng bệnh. Sau 30 phút thì tiến hành lau sạch toàn bộ bề mặt bằng hóa chất làm sạch.

5.3. Vệ sinh khử khuẩn bề mặt đổ tràn máu hoặc dịch cơ thể

  • Cần thực hiện ngay khi xuất hiện hoặc ngay khi được phát hiện đám máu hoặc dịch cơ thể.

  • Mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân.

  • Loại bỏ đám máu hoặc dịch cơ thể theo trình tự: (1) Dùng khăn hoặc gạc tẩm dung dịch chứa 0,5% clo hoạt tính loại bỏ đám máu (nếu lượng máu tràn nhiều phải thực hiện nhiều lần đến khi loại bỏ hết máu trên bề mặt; (2) Loại bỏ khăn (gạc) đã thấm máu vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm; (3) Dùng khăn hoặc gạc tẩm dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính lau khử khuẩn bề mặt khu vực tràn máu; (4) Dùng khăn hoặc gạc tẩm dung dịch làm sạch lau lại bề mặt vừa khử khuẩn.

  • Cởi bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân và rửa tay khử khuẩn sau khi ra khỏi buồng bệnh cách ly.

5.4. Vệ sinh môi trường nhà đại thể và khu vực khâm liệm người bệnh MERS CoV

  • Mang đầy đủ phương tiện phòng hộ theo quy định đối với MERS-CoV.

  • Sau khi khâm liệm, phẫu thuật tử thi hoàn tất, tất cả dụng cụ, bề mặt bàn phẫu thuật, buồng phẫu thuật, phương tiện liên quan đến người bệnh phải được khử khuẩn ngay bằng dung dịch Clo 0,5% từ 30 phút đến 1 giờ.

  • Làm sạch và khử khuẩn phương tiện vệ sinh theo quy trình.

  • Cởi bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh tay sau khi kết thúc công việc.

5.5. Vệ sinh làm sạch dụng cụ vệ sinh

  • Dụng cụ vệ sinh bệnh viện phải được làm sạch sau mỗi ca làm việc, cuối mỗi ngày.

  • Các dụng cụ vệ sinh được xử lý bao gồm, cán cây lau nhà, xô/chậu đựng hóa chất, nước xả/ngâm khử khuẩn tấm lau được làm sạch, đánh chải với nước sạch và xà phòng để đúng nơi quy định, khô ráo.

  • Khử nhiễm các chậu/xô đựng dung dịch tẩy rửa, rửa lại với nước sạch úp trên giá bảo quản làm khô.

  • Thu dọn dụng cụ vệ sinh để đúng nơi quy định. Không sử dụng dụng cụ vệ sinh chưa được xử lý để làm vệ sinh hàng ngày.

6. Kiểm tra, giám sát

  • Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng các khoa liên quan có nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh khử khuẩn môi trường hàng ngày hoặc đột xuất.

  • Giám sát hàng này tuân thủ của nhân viên y tế về thực hiện quy trình khử khuẩn làm sạch bề mặt, khử khuẩn sự cố tràn máu, dịch tiết sinh học, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, vệ sinh khi làm việc trong khu vực cách ly điều trị người nhiễm, nghi ngờ nhiễm MERS-CoV.

  • Kết quả giám sát cần thông báo ngay cho người được giám sát và cho lãnh đạo khoa, lãnh đạo bệnh viện.


tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương