SỔ tay hưỚng dẫn phòng ngừa lây nhiễm VI rút corona gây hội chứng viêM ĐƯỜng hô HẤp vùng trung đÔng (mers-coV)



tải về 0.57 Mb.
trang2/17
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.57 Mb.
#30859
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17





MỤC LỤC


Lời nói đầu

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ MERS-CoV 10

NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM 14

TỔ CHỨC TIẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH


VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM MERS-CoV 19

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KHU CÁCH LY 28

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CÁ NHÂN 32

HƯỚNG DẪN VỆ SINH TAY 39

XỬ LÝ DỤNG CỤ 44

XỬ LÝ ĐỒ VẢI 49

XỬ LÝ DỤNG CỤ ĂN UỐNG 52

VỆ SINH KHỬ KHUẨN BỀ MẶT MÔI TRƯỜNG 54

HƯỚNG DẪN VỆ SINH PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN NGƯỜI NHIỄM HOẶC NGHI NGỜ NHIỄM MERS - CoV 59

XỬ LÝ CHẤT THẢI 62

LẤY, BẢO QUẢN, ĐÓNG GÓI
VÀ VẬN CHUYỂN BỆNH PHẨM 65

PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM


TRONG XÉT NGHIỆM MERS-CoV 73

XỬ LÝ THI HÀI NGƯỜI BỆNH NHIỄM


HOẶC NGHI NGỜ NHIỄM MERS-CoV 76

HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM MERS- COV


CHO NGƯỜI NHÀ VÀ KHÁCH THĂM 81

QUẢN LÝ NHÂN VIÊN Y TẾ PHƠI NHIỄM VỚI MÁU VÀ DỊCH CƠ THỂ CỦA NGƯỜI BỆNH NGHI NGỜ HOẶC NHIỄM MERS-COV 83

PHỤ LỤC 89

CÁC HOÁ CHẤT SỬ DỤNG TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH 91




GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Buồng đệm (Anteroom)

Là buồng nhỏ nằm giữa hành lang và buồng cách ly.



Nhân viên y tế (Health care worker)

Tất cả mọi nhân viên có liên quan đến chăm sóc người bệnh (bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên vật lý trị liệu, nhân viên xã hội, tâm lý, dược sĩ, nhân viên vệ sinh...)



Lây truyền qua tiếp xúc (Contact transmission)

Lây truyền qua tiếp xúc

Xảy ra do sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp giữa mô hoặc tổ chức của cơ thể (gồm cả da và niêm mạc) với da, niêm mạc hoặc các phương tiện, vật dụng bị ô nhiễm. Đây là đường lây truyền chủ yếu nhất làm lan truyền vi sinh vật từ người bệnh này qua người bệnh khác hay từ nhân viên y tế sang người bệnh và ngược lại. Tác nhân thường lây truyền qua đường này gồm những vi sinh vật đa kháng, các nhiễm trùng da và đường ruột như MRSA, Herpes Simplex, chốc, ghẻ, chấy rận, đậu mùa, zona, nhiễm cúm (kể cả H5N1), SARS, Ebola.

Nhân viên y tế là những nhân viên làm việc trong bệnh viện, sinh viên, bác sĩ, hộ lý, nhân viên vệ sinh, nhân viên y tế công cộng,… có những hoạt động tiếp xúc liên quan tới người bệnh, với máu hoặc dịch cơ thể từ người bệnh những người bệnh khác trong bệnh viện, phòng xét nghiệm.



Lây truyền qua giọt bắn (Droplet transmission)

Lây truyền qua giọt bắn xảy ra do hít phải những giọt phân tử có kích thước  5μm chứa các vi sinh vật gây bệnh tạo ra khi ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc khi thực hiện một số thủ thuật như hút rửa, nội soi khí, phế quản. Lây truyền qua giọt bắn khi có tiếp xúc gần khoảng cách < 1 mét giữa người có bệnh đường hô hấp và người tiếp xúc gần. Những giọt bắn chứa vi sinh vật thường đi vào kết mạc mắt, niêm mạc mũi, miệng của người tiếp xúc gần. Các tác nhân gây bệnh thường gặp lây truyền theo giọt bắn gồm: vi sinh vật gây viêm phổi, ho gà, bạch hầu, cúm, SARS, quai bị, Ebola ….



Lây truyền qua đường không khí (Airborne transmission)

Lây truyền qua đường không khí xảy ra do hít phải không khí có chứa tác nhân nhiễm khuẩn kích thước nhỏ hơn <5μm khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc khi thực hiện một số thủ thuật như hút rửa, nội soi khí, phế quản. Vi sinh vật lan truyền theo đường này có thể phân tán rộng, lơ lửng trong không khí trong một thời gian dài. Vì thế, bệnh lây truyền theo con đường này có thể làm lây nhiễm sang người khác trong cùng một phòng, trong cùng một khoa hoặc toàn bệnh viện. Những vi sinh vật lây truyền bằng đường không khí thường gặp gồm: Lao phổi, Sởi, Thủy đậu. Các vi rút như H5N1, H1N1, SARS và Ebola cũng có thể lây qua đường này khi thực hiện các thủ thuật có tạo khí dung. Việc khử khuẩn không khí và kiểm soát thông khí buồng bệnh là cần thiết để ngăn ngừa sự truyền bệnh.



Phơi nhiễm do nghề nghiệp (Occupational exposure)

Là phơi nhiễm của nhân viên y tế với các tác nhân gây bệnh trong môi trường làm việc. Trong quá trình tiếp xúc với người bệnh, nhân viên y tế có thể bị lây truyền các bệnh truyền nhiễm qua đường máu (HIV, viêm gan B và C) hoặc qua đường tiếp xúc (nấm da, H5N1, tả…) hoặc qua đường không khí (Lao, SARS, H5N1, H1N1..)



Phòng ngừa chuẩn (Standard precaution)

Là các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chéo qua máu, dịch tiết cơ thể, chất tiết (trừ mồ hôi) qua da không lành lặn và niêm mạc. Phòng ngừa chuẩn cần được áp dụng cho mọi người bệnh trong bệnh viện, không phụ thuộc vào chẩn đoán và tình trạng nhiễm trùng của người bệnh.



Phòng ngừa dựa trên đường lây truyền (Transmission-based precaution)

Là các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chéo qua 3 đường chính trong bệnh viện gồm lây truyền qua tiếp xúc, qua giọt bắn và qua không khí



Pơng tin phòng hộ cá nhân (Personal Protective Equypment) hay còn gọi là trang phục phòng hộ cá nhân

Là những phương tiện cần mang để bảo vệ nhân viên y tế khỏi bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần với người bệnh. Phương tiện phòng hộ cá nhân cũng có thể bảo vệ người bệnh không bị nhiễm các vi sinh vật thường trú và vãng lai của nhân viên y tế. Các phương tiện phòng hộ cá nhân thường được sử dụng gồm: găng tay, khẩu trang, áo choàng, mũ, kính bảo hộ, mạng che mặt và ủng hay bao giày.

Vệ sinh tay bao gồm các kỹ thuật vệ sinh tay với xà phòng có tính chất sát khuẩn với nước sạch và vệ sinh tay với các dung dịch có chứa cồn/dung dịch có chứa cồn và chất sát khuẩn.

Thủ thuật tạo khí dung

Là những th thut có nguy cơ làm gia tăng lây truyền đường không khí do làm cho các giọt bắn có thể tích lớn chuyển đổi thành các hạt khí dung có khả năng tồn tại trong môi trường không khi, bao gồm:



  • Đặt nội khí quản.

  • Cho thuốc qua khí dung

  • Nội soi phế quản.

  • Hút dịch ở đường thở.

  • Chăm sóc người bệnh mở khí quản.

  • Vật lý trị liệu lồng ngực.

  • Hút đờm dịch mũi hầu.

  • Thủ thuật trong răng hàm mặt như: chọc xoang, trám (hàn) răng, cấy ghép răng, phục hình răng, lấy cao răng.

  • Thông khí áp lực dương qua mask (BiPAP, CPAP).

  • Thông khí tần số cao dao động.

  • Những thủ thuật cấp cứu khác.

  • Phẫu tích bệnh phẩm nhu mô phổi sau tử vong.

ACH (Air change per hour): Số lượng khí thay đổi mỗi giờ

Ví dụ ACH=12 của một phòng có thể tích 30 m3 khi số lượng khí ra vào phòng trong một giờ là 30m3*12=360m3



Khẩu trang y tế (Medical mask): Khẩu trang sử dụng hàng ngày trong các cơ sở y tế, mang khi làm thủ thuật, phẫu thuật, hoặc khi tiếp xúc với người bệnh đường hô hấp, còn có thể gọi là khẩu trang ngoại khoa hay khẩu trang phẫu thuật

Khẩu trang hô hấp (respirators) hay khẩu trang có hiệu lực lọc cao là khẩu trang có thể lọc được các vi sinh vật lây truyền qua đường không khí.



tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương