SỔ tay hưỚng dẫn phòng ngừa lây nhiễm VI rút corona gây hội chứng viêM ĐƯỜng hô HẤp vùng trung đÔng (mers-coV)



tải về 0.57 Mb.
trang10/17
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.57 Mb.
#30859
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17

XỬ LÝ ĐỒ VẢI


1. Mục đích

  • Hộ lý, nhân viên nhà giặt tuân thủ đúng quy trình xử lý đồ vải của NB nghi ngờ/nhiễm MERS- CoV

  • Bảo đảm an toàn cho NB, NVYT, thân nhân, khách thăm và môi trường xung quanh .

2. Các nguyên tắc và quy định chung

  • Không giũ, đổ, đếm đồ vải thu gom từ quá trình chăm sóc và điều trị người bệnh nghi ngờ/nhiễm MERS- CoV.

  • Đồ vải sau khi thu gom phải được vận chuyển ngayxuống nhà giặt và phải được giặt ngay, không ngâm, không lưu đồ vải bẩn.

  • Đồ vải của NB Mers - CoV tại khu vực thăm khám, buồng bệnh, buồng cách ly sau khi sử dụng phải được thu gom vào túi màu vàng có dán hoặc ghi rõ đồ vải từ NB MERS-CoV.

  • Túi đựng đồ vải sau khi chuyển ra khỏi khu vực cách ly phải cho vào túi màu vàng khác trước khi chuyển xuống khu vực nhà chứa chất thải lây nhiễm

  • Túi đựng đồ vải phải không rách, không thủng và không thấm nước.

  • Nhân viên thu gom, vận chuyển và xử lý đồ vải bẩn phải tuân thủ việc mang và tháo bỏ phương tiện phòng hộ theo đúng hướng dẫn. Tuân thủ vệ sinh tay.

  • Giặt đồ vải bằng máy với chế độ nhiệt và hóa chất. Trong trường hợp không có máy giặt mới được ngâm hóa chất khử khuẩn trước khi giặt.

  • Giặt, sấy/phơi khô theo đúng quy định và quy trình xử lý đồ vải lây nhiễm.

3. Đối tượng và phạm vi áp dụng

3.1. Đối tượng áp dụng

  • Nhân viên nhà giặt, nhân viên thu gom vận chuyển đồ vải.

  • Nhân viên tại khu cách ly hoặc buồng cách ly, nơi tiếp nhận người bệnh.

3.2. Phạm vi áp dụng

  • Buồng bệnh/buồng cách ly

  • Nhà giặt.

  • Khu vực khác có liên quan đến đồ vải của người bệnh MERS-CoV.

4. Phương tiện

  • Máy giặt có chế độ giặt nhiệt độ 600C - 700C máy sấy khô nhiệt.

  • Túi màu vàng loại không thủng, có dây buộc và ký hiệu đồ vải lây nhiễm nguy cơ cao (Đồ vải người bệnh MERS-CoV), thùng màu vàng, xe chuyên chở đồ vải lây nhiễm riêng.

  • Phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên thu gom, vận chuyển và giặt.

  • Hóa chất giặt: Xà phòng, chất tẩy, chất khử khuẩn (Javel, Cloramin).

5. Thực hiện

5.1. Tại buồng bệnh/buồng cách ly

  • Nhân viên thu gom đồ vải bẩn phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định trước khi thực hiện và vệ sinh tay sau khi kết thúc công việc.

  • Đồ vải trong buồng bệnh/khu vực cách ly phải được thu gom vào túi màu vàng chống thấm đặt trong thùng có nắp đậy kín và buộc kín trước khi chuyển đến nhà giặt.

  • Đồ vải dùng một lần: Áo choàng, mũ, khẩu trang, bao giầy đều được bỏ vào túi màu vàng, và cho vào thùng có nắp đậy và buộc chặt miệng túi khi chuyển xuống nhà lưu giữ chất thải y tế lây nhiễm để thiêu hủy.

  • Tất cả túi đựng đồ vải khi chuyển ra ngoài phải cho vào một bao khác rồi chuyển nhà giặt, bao ghi nhãn đồ vải người bệnh MERS-CoV.

  • Nhân viên nhà giặt đến lấy theo giờ đã quy định.

5.2. Tại nhà giặt

  • Đồ vải sau khi thu gom về nhà giặt được cho ngay vào máy giặt ngay và giặt theo chế độ giặt hóa chất hoặc xà phòng với nhiệt độ 700C. Ngâm đồ vải MERS-CoV đã sử dụng vào dung dịch hóa chất chứa 0,5% Clo hoạt tính để trong 1-2 giờ trước khi giặt. Với những cơ sở giặt bằng máy giặt thì sử dụng luôn máy giặt để ngâm đồ vải.

  • Tốt nhất là sấy khô, nếu không có điều kiện có thể phơi quần áo tại nơi riêng, cao ráo, có nhiều ánh nắng.

  • Ðồ vải sau khi phơi đem vào phải được là phẳng để vào tủ kín, khô ráo.

Lưu ý: với những nơi không có máy giặt, đồ vải sau khi chuyển đến được đổ ngay vào bồn ngâm đồ vải đã có hóa chất khử khuẩn (Clo ở nồng độ 0,05%) trong thời gian tối thiểu là 20 phút, sau đó đem đi giặt và phơi giống như trên.

Nhân viên thực hiện quy trình giặt tay phải tuân thủ nghiêm ngặt mang trang phục PHCN trong suốt quá trình giặt và sau khi kết thúc tháo bỏ trang phục PHCN và rửa tay.



5.3. Bảo quản và cấp phát đồ vải

  • Đồ vải dùng cho NB nghi ngờ/nhiễm MERS-CoV phải được bảo quản trong tủ kín hoặc để vào kệ sạch trong kho, sử dụng theo số lượng và chủng loại nhu cầu.

  • Khu vực cách ly, buồng khám NB MERS-CoV phải lên danh mục, cơ số đồ vải và báo trước cho nhà giặt

  • Một cơ số đồ vải sạch (ít nhất là cơ số gấp 3) được bảo quản tại khu cách ly để tiện cho việc sử dụng hàng ngày.

6. Kiểm tra và giám sát

  • Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng các khoa liên quan có nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm túc quy trình thực hiện xử lý đồ vải bẩn (từ phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý).

  • Nội dung giám sát:

  • Phương tiện cho xử lý đồ vải bẩn (túi, thùng đựng, xe vận chuyển)

  • Quy trình hướng dẫn và kỹ thuật thực hiện xử lý đồ vải

  • Rửa tay và vệ sinh các dụng cụ sau khi kết thúc công việc

  • Hoá chất dùng trong xử lý đồ vải

  • Phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế

XỬ LÝ DỤNG CỤ ĂN UỐNG


1. Mục đích

Nhân viên khoa dinh dưỡng tuân thủ đúng quy trình cung cấp và xử lý dụng cụ ăn uống của NB nghi ngờ/nhiễm MERS-CoV.



Bảo đảm an toàn cho NB, NVYT, thân nhân, khách thăm và môi trường xung quanh.

2. Nguyên tắc thực hiện

  • Tất cả đồ dùng sau khi sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống và thức phảm dư thừa của người bệnh MERS- CoV đều có nguy cơ lây nhiễm cao cần phải xử lý như chất thải lây nhiễm. Tuyệt đối không được sử dụng vào mục đích khác (tưới cây, nuôi gia súc, gia cầm...).

  • Tốt nhất là sử dụng các dụng cụ dùng một lần rồi bỏ, và sau đó thu gom vận chuyển , tiêu hủy ngay sau khi sử dụng như chất thải y tế lây nhiễm.

  • Dụng cụ đựng thức ăn nước uống dùng riêng cho mỗi người bệnh, thu gom xử lý riêng cho từng người bệnh.

  • Trong trường hợp không có dụng cụ dùng một lần, việc tái sử dụng dụng cụ sử dụng cho người bệnh MERS-CoV phải tuân thủ nghiêm ngặt việc khử khuẩn các dụng cụ tái sử dụng giống như quy trình khử và tiệt khuẩn các dụng cụ dùng cho chăm sóc và điều trị người bệnh nghi ngờ/nhiễm MERS-CoV.

3. Đối tượng và phạm vi áp dụng

  • Dụng cụ sử dụng đựng thức ăn, nước uống sử dụng cho người bệnh hàng ngày tại khu vực cách ly điều trị MERS- CoV.

  • Người nhà, nhân viên y tế, nhân viên khoa dinh dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh MERS-CoV.

4. Phương tiện

  • Phương tiện phòng hộ cá nhân phòng lây nhiễm do tiếp xúc.

  • Chậu rửa/Lavabo, xà phòng.

  • Xô thùng đựng dung dịch khử khuẩn theo hướng dẫn, có nắp đậy chống bay hơi.

  • Hóa chất khử khuẩn pha đúng nồng độ hướng dẫn 0,5% - 1% hoạt chất Clo.

5. Cách thực hiện

5.1. Khi dùng dụng cụ dùng một lần rồi bỏ

  • Người bệnh sau khi ăn xong, dụng cụ và thực phẩm còn thừa không dùng nữa phải được bỏ vào trong thùng đựng chất thải lây nhiễm trong buồng, khu vực cách ly,…

  • Nhân viên vệ sinh thu gom chất thải lây nhiễm từ quá trình ăn uống của người bệnh đưa xuống nhà chứa chất thải y tế lây nhiễm.

5.2. Khi dùng những dụng cụ phải tái sử dụng

  • NVYT phải hướng dẫn NB và thân nhân NB phải bỏ các dụng cụ sau khi ăn xong vào thùng để dụng cụ tái sửa dụng, thức ăn thừa cho vào thùng đựng chất thải lây nhiễm.

  • NVYT thu gom dụng cụ tái sử dụng đặt vào trong thùng kín có dán dụng cụ ăn uống của NB MERS-CoV sau đó chuyển xuống khoa dinh dưỡng (hoặc khoa KSNK) và được xử lý đúng quy trình cho dụng cụ lây nhiễm nguy hiểm.

  • Khi thực hiện xử lý dụng cụ ăn uống sử dụng trang phục phòng hộ theo hướng dẫn.

  • Các chất lỏng từ thức ăn, nước uống còn thừa, thu gom như chất thải lây nhiễm của khu vực cách ly đúng quy định trước khi vận chuyển đến nơi xử lý.

  • Vận chuyển dụng cụ cần tái sử dụng đến nơi xử lý dụng cụ tập trung, đựng trong túi, thùng có nắp đậy kín an toàn. Không ôm vác trên tay, trên vai bằng tay trần.

  • Ngâm khử khuẩn dụng cụ đựng thức ăn, nước uống sau khi sử dụng trong dung dịch có hoạt chất Clo 0,05% - 0,1% hoạt tính trong 1 - 2 giờ. Lưu ý ngâm ngập hoàn toàn dụng cụ trong dung dịch khử khuẩn. Trong trường hợp không có hoá chất khử khuẩn có thể đun sôi 1giờ.

  • Khuyến khích sử dụng máy rửa dụng cụ tự động có cửa kín và chạy chu trình hóa chất và nhiệt độ sau đó sấy khô tự động cho các loại DC (bao gồm nhiều loại DC khác nhau) dùng cho người bệnh MERS- CoV.

  • Có thể tiệt khuẩn bằng Autoclave 1210C/20 phút với dụng cụ chịu nhiệt để đảm bảo an toàn cho NVYT và mọi người khi tiếp xúc với dụng cụ sau khi làm sạch.

6. Kiểm tra, giám sát

Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng các khoa liên quan có nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình:

Giám sát quy trình sử dụng phương tiện phòng hộ khi xử lý dụng cụ tái sử dụng.

Giám sát quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý, tái sử dụng.




tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương