SỔ tay hưỚng dẫn phòng ngừa lây nhiễm VI rút corona gây hội chứng viêM ĐƯỜng hô HẤp vùng trung đÔng (mers-coV)


HƯỚNG DẪN VỆ SINH PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN NGƯỜI NHIỄM HOẶC NGHI NGỜ NHIỄM MERS - CoV



tải về 0.57 Mb.
trang12/17
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.57 Mb.
#30859
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

HƯỚNG DẪN VỆ SINH PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN NGƯỜI NHIỄM HOẶC NGHI NGỜ NHIỄM MERS - CoV


Để phòng chống lây nhiễm MERS-CoV, yêu cầu các bệnh viện phải áp dụng một cách nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật và các nguyên tắc kiểm soát môi trường, kiểm soát thực hành an toàn trong làm việc và trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân.

1. Mục đích

  • Nhân viên y tế thực hành đúng và nghiêm ngặt quy định vệ sinh, khử khuẩn phương tiện vận chuyển người bệnh.

  • Phòng ngừa lây nhiễm MERS-CoV do tiếp xúc với bề mặt các phương tiện vận chuyển người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV.

  • Đảm bảo an toàn thân nhân đi kèm, cho nhân viên y tế vận chuyển và cộng đồng.

2. Nguyên tắc thực hiện

  • Các bề mặt phương tiện vân chuyển bao gồm: khoang xe vận chuyển người bệnh (băng ca, lan can, bảng điều khiển thiết bị y tế, sàn liền kề, tường, trần và bề mặt làm việc, tay nắm cửa, radio, bàn phím và điện thoại di động).

  • Người thực hiện xử lý phương tiện vận chuyển phải được huấn luyện và thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa chuẩn theo đường tiếp xúc trực tiếp với bề mặt và đường không khí.

  • Bệnh viện có quy định nơi xử lý phương tiện vận chuyển và trang bị đầy đủ phương tiện đảm bảo xử lý an toàn phương tiện.

  • Trên các phương tiện vận chuyển người bệnh phải có đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân, hoá chất, dụng cụ làm vệ sinh, khử khuẩn tiệt khuẩn, thu gom chất thải y tế.

  • Tất cả phương tiện vận chuyển người bệnh, dụng cụ can thiệp, chăm sóc người bệnh sau khi kết thúc sử dụng phải được xử lý ngay theo đúng quy trình.

3. Đối tượng và phạm vi áp dụng

  • Tất cả các phương tiện vận chuyển người bệnh trên đường đến bệnh viện, trong nội bộ bệnh viện.

  • Mọi nhân viên y tế tham gia vào vận chuyển người bệnh tại tất cả các khoa phòng có liên quan đến vận chuyển người bệnh MERS-CoV.

4. Phương tiện

  • Phương tiện phòng hộ cá nhân

  • Hóa chất làm sạch và khử khuẩn:

  • Xà phòng có chất khử khuẩn

  • Dung dịch khử khuẩn tay có chứa cồn.

  • Dung dịch khử khuẩn có hoạt chất Clo 0,05%

  • Phương tiện để xử lý: bình phun, giẻ lau, túi/bao đựng chất thải

  • Khu vực xử lý các xe vận chuyển riêng.

5. Cách thực hiện

Nhân viên y tế mang trang phục phòng hộ cá nhân đúng hướng dẫn và thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Pha hóa chất đúng quy định (dung dịch khử khuẩn 0,05 % hoạt chất Clo) và để vào trong các bình đựng hóa chất sẵn tại khu vực xử lý

Bước 2: Mang phương tiện phòng hộ cá nhân

Bước 3: Thu gom các dụng cụ và chất thải cho vào các bao/túi đúng quy định và cho vào thùng, hộp kín chuyển đến nơi xử lý tập trung.

Bước 4: Lau/phun hóa chất khử khuẩn lên tất cả bề mặt phương tiện vận chuyển, để ít nhất 10 phút sau đó lau lại với chất làm sạch (chất tẩy rửa hoặc nước sạch), lau khô. Khi có sự có đổ tràn máu hoặc tràn dịch cơ thể (VD: chất nôn, máu, dịch tiết sinh học…), trước tiên phải dùng khăn giấy thấm dùng một lần có tẩm clo 0,5% khu trú lại và loại bỏ, dùng khăn tẩm dụng dịch 0,5% hoạt chất Clo phủ lên khu vực đổ tràn để trong ít nhất 10 phút, sau đó lau sạch lại với dung dịch bằng dung dịch khử khuẩn clo 0,5%.

Bước 5: Sau khi kết thúc công việc, phương tiện bảo hộ cá nhân được cho vào túi hoặc thùng có nắp kín, chuyển tới nơi khử khuẩn hoặc tiêu hủy, rửa tay bằng xà phòng có chất khử khuẩn và vệ sinh cá nhân.

Chú ý: Đối với các phương tiện ô tô đi đến vùng dịch cần được phun hoá chất khử khuẩn, thân, lốp, gầm xe khi rời khỏi vùng dịch bằng dung dịch khử khuẩn có 0,05% Clo hoạt tính.

6. Kiểm tra, giám sát và trách nhiệm


  • Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng các khoa liên quan có nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh xe vận chuyển người bệnh nghi ngờ hoặc nhiễm MERS-CoV.

  • Phòng Kế hoạch tổng hợp cùng Khoa HSCC, kiểm tra phương tiện cấp cứu, xe cấp cứu và quy chế cấp cứu trong phòng chống dịch – thiên tai.

  • Phòng VTKT, khoa Dược (hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ cung cấp) có trách nhiệm cung cấp đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân và các hóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn trong danh mục Bộ Y tế cho phép.

  • Khoa KSNK thực hiện giám sát tuân thủ quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường.


XỬ LÝ CHẤT THẢI


1. Mục đích

  • Nhân viên, người bệnh, người nhà thực hiện đúng quy trình xử lý chất thải.

  • Ngăn ngừa phát tán MERS-CoV từ chất thải lây nhiễm ra môi trường bệnh viện và cộng đồng.

  • Bảo đảm an toàn cho người bệnh, người nhà, nhân viên y tế và cộng đồng.

2. Nguyên tắc

  • Mọi chất thải phải được thu gom xử lý ngay tại nơi phát sinh từ buồng bệnh/buồng cách ly của người bệnh MERS-CoV đều được coi là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, cần được thu gom trong túi nilon kín màu vàng có biểu tượng nguy hại sinh học.

  • Chất thải khi đưa ra ngoài phải cho vào một bao màu vàng trước khi chuyển xuống nhà chứa chất thải tập trung của bệnh viện.

  • Chất thải phải được xử lý, bảo quản an toàn cho tới khi tiêu hủy theo quy định

3. Phạm vi áp dụng

3.1. Con người

  • Nhân viên làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải người bệnh nghi ngời hoặc nhiễm MERS-CoV,

  • Mọi nhân viên y tế tham gia vào quá trình chăm sóc điều trị người bệnh nghi ngờ hoặc nhiễm MERS-CoV.

  • Người bệnh, thân nhân và khách thăm người bệnh nghi ngờ hoặc nhiễm MERS-CoV.

3.2. Khu vực

  • Tại buồng bệnh và khu vực cách ly người bệnh MERS-CoV,

  • Tại các khu vực có người bệnh MERS-CoV làm phát sinh chất thải,

  • Khu vực xử lý chất thải,

4. Phương tiện

  • Thùng và túi nylon dung cho thu gom chất thải y tế lây nhiễm cao theo

    đúng quy chế (màu vàng) được đặt trong buồng cách ly, buồng bệnh và buồng đệm.



  • Trên xe tiêm hoặc trong buồng cách ly được trang bị hộp thu gom chất thải sắc nhọn (màu vàng, kháng thủng, sử dụng một lần).

  • Phương tiện bảo hộ (mũ, khẩu trang, kính, quần áo, ủng/bôt)

5. Biện pháp thực hiện

  • Chất thải là bệnh phẩm của người bệnh MERS-CoV phải được xử lý an toàn theo hướng dẫn xử lý chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi đưa vào hệ thống xử lí tập trung.

  • Mọi chất thải rắn phát sinh trong khu vực buồng bệnh/buồng cách ly và khu vực có liên quan đến người bệnh MERS-CoV phải được thu gom ngay vào thùng, hộp hoặc túi thu gom chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao.

  • Nhân viên thu gom, vận chuyển chất thải mang phương tiện phòng hộ theo đúng quy định.

  • Chất thải phải được vận chuyển đến nơi tập trung chất thải của bệnh viện khi thùng chứa đầy 2/3 trở lên hoặc ít nhất 2 lần/ngày và khi có yêu cầu.

  • Trước khi vận chuyển tới nơi tập trung chất thải của bệnh viện, chất thải phải được gói kín trong túi nilon màu vàng ngay trong buồng cách ly và dán nhãn ”Chất thải người bệnh bệnh MERS-CoV ” sau đó đặt vào một túi thu gom khác bên ngoài buồng cách ly.

  • Khi đã chuyển chất thải tới nơi tập trung chất thải của bệnh viện, chất thải được xử lý tiêu huỷ tập trung như những chất thải lây nhiễm cao khác.

  • Chất thải lỏng như phân, nước tiểu phát sinh từ buồng cách ly hoặc khu vực cách ly cần được thu gom theo hệ thống thu gom và xử lý nước thải y tế chung của bệnh viện. Trường hợp cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, chất thải lỏng từ khu vực cách ly phải được thu gom và xử lý khử khuẩn bằng dung dịch hoá chất chứa 0,5% Clo hoạt tính trước khi thải ra môi trường.

  • Chất tiết đường hô hấp (đờm, rãi, dung dịch họng, dịch phế quản của người bệnh phải được xử lý triệt để bằng dung dịch hóa chất chứa 0,5% Clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 trong thời gian ít nhất 10 phút sau đó thu gom theo quy định của đơn vị điều trị.

  • Tại các đơn vị có lò hấp nhiệt độ cao chất thải rắn và bệnh phẩm được hấp ở nhiệt độ 1210C/20 phút trước khi thu gom và xử lý theo quy định.

6. Kiểm tra và giám sát

  • Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng các khoa liên quan có nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình xử lý chất thải người bệnh nghi ngờ hoặc nhiễm MERS-CoV. Nội dung giám sát:

  • Phương tiện thu gom vận chuyển

  • Thực hành phân loại, thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ.

  • Khối lượng chất thải phát sinh

  • Báo cáo ngay cho các trưởng khoa, điều dưỡng trưởng, Ban phòng chống dịch Mers - CoV và lãnh đạo bệnh viện - khi có sự cố hoặc bất kỳ vấn đề gì có liên quan đến phát tán nguồn nhiễm từ chất thải người bệnh.


tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương